Nội dung hoạt động của BHTGVN

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 36 - 44)

1.4.3.1 Chính sách BHTG

1.4.3.1.1 Cơ chế tham gia BHTG

Hầu hết các tổ chức nhận tiền gửi (trừ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển, Tiết kiệm bưu điện) đều phải tham gia BHTG theo cơ chế bắt buộc.

1.4.3.1.2 Đối tượng tham gia BHTG

Hiện nay, đối tượng tham gia BHTG bao gồm TCTD và tổ chức không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

1.4.3.1.3 Loại tiền được bảo hiểm

Theo điều 18, mục 2, Luật BHTG 06/2012/QH13, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các TCTD.

Cũng trong mục 2, theo điều 19, tiền gửi không được bảo hiểm là:

1. Tiền gửi tại TCTD của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính TCTD đó.

2. Tiền gửi tại TCTD của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính TCTD đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia BHTG phát hành. 1.4.3.1.4 Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức BHTG có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ.

Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định của Chính Phủ (điều 25, mục 3, Luật BHTG 06/21012/QH13). Với trường hợp số tiền gửi của người được BHTG bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật (điều 27, mục 3, Luật BHTG 06/2012/QH13).

1.4.3.2 Hoạt động của BHTG 1.4.3.2.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của BHTGVN được hình thành từ những nguồn sau: Vốn điều lệ của tổ chức BHTG do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ phí BHTG, nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức BHTG, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (điều 30, Luật BHTG 06/2013/QH13)

Nguồn vốn hoạt động của BHTG được hình thành từ vốn do Nhà nước cấp và vốn đóng góp thường xuyên của các tổ chức tham gia BHTG.

Theo Quyết định số 13/QD-TTg (2008a) về quy chế quản lý tài chính, vốn hoạt động của BHTG bao gồm:

1. Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước cấp. 2. Vốn vay khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

3. Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có). 4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cấp (nếu có).

5. Vốn khác.

7. Các loại quỹ: Quỹ dự phòng nghiệp vụ; Quỹ dự phòng tài chính; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Quỹ đầu tư phát triển.

Nguyên tắc sử dụng vốn

1. Việc sử dụng vốn của BHTGVN phải đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.

2. BHTGVN được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình không vượt quá 15% vốn điều lệ.

3. BHTGVN được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN, gửi tiền tại Kho bạc Nhà nước và tại NHNN Việt Nam; gửi tiền, mua trái phiếu, tín phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước và các Ngân hàng TMCP được NHNN xếp loại A.

1.4.3.2.2 Phí BHTG

Cơ sở tính phí BHTG là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm của quý trước quý nộp phí BHTG. Theo điều 7, thông tư số 24/TT- NHNN (2014) thì phí BHTG mà tổ chức tham gia BHTG phải nộp cho mỗi quý theo công thức sau đây:

Trong đó:

- P là số phí BHTG phải nộp trong quý thu phí (quý hiện hành);

- So là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước quý thu phí BHTG;

- S1, S2, S3 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí BHTG;

- m: mức BHTG phải nộp

1.4.3.2.3 Các nghiệp vụ của BHTGVN -Nghiệp vụ kiểm tra

Nghiệp vụ kiểm tra là một trong những nghiệp vụ quan trọng của BHTGVN. Cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ này là nghị định số 89/CP (1999), nghị định số 109/CP (2005) và thông tư 03/NHNN (2006) và Quyết định số 1394/QĐ-TTg (13/8/2013) của Thủ tướng Chính phủ.

Kiểm tra tổ chức tham gia BHTG thực hiện các quy định về BHTG và quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng là 2 vấn đề hàng đầu của nghiệp vụ này. Nội dung kiểm tra chấp hành các quy định của BHTG, bao gồm: kiểm tra hồ sơ pháp lý đảm bảo là thành viên tham gia BHTG, kiểm tra việc niêm yết chứng nhận BHTG, kiểm tra tính đầy đủ trong nộp phí, chấp hành thời hạn nộp phí và nộp phạt (nếu có), kiểm tra việc cung cấp thông tin về tiền gửi bảo hiểm định kỳ hay đột xuất.

Kiểm tra việc tuân thủ hoạt động ngân hàng được tiến hành căn cứ vào các chỉ tiêu an toàn mà hệ thống Ngân hàng Việt Nam đề ra. Chủ yếu là các chỉ tiêu: tuân thủ quy định về chế độ hạch toán kế toán và chứng từ kế toán, quy định về giải ngân huy động vốn theo địa bàn, quy định về đảm bảo an toàn trong cho vay, quy định về tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, khả năng tạo lợi nhuận, trích lập quỹ, quy định về quản trị, kiểm soát và điều hành.

-Nghiệp vụ giám sát

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nghiệp vụ giám sát các tổ chức tham gia BHTG được tiến hành trên cơ sở thông tin thu thập được để nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Các nguồn tin mà BHTG có được bao gồm: các loại báo cáo từ khách hàng, thông tin truy cập từ NHNN, kết quả của công tác giám sát phản ánh tình hình nộp phí bảo hiểm, tình hình tuân thủ một số chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc

năm tài chính, tổ chức tham gia BHTG có trách nhiệm gửi cho BHTGVN các báo cáo tài chính.

Trong quá trình theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, nếu có xảy ra vi phạm tại các tổ chức tham gia BHTG, BHTG sẽ kiến nghị NHNN xử lý hành vi vi phạm quy định pháp luật về BHTG.

Cùng với đó, BHTG tiến hành tổng hợp phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát triền và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động Ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.

Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, BHTG tham gia kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN, tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.

-Nghiệp vụ xử lý ngân hàng

Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính

Mục đích chính của BHTGVN là đảm bảo sự phát triển an toàn hoạt động tài chính, ngân hàng mà không phải chỉ là thực hiện nghiệp vụ chi trả. Vì vậy, nghiệp vụ hỗ trợ tài chính là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Nhờ sự hỗ trợ này mà mà có những tổ chức tham gia BHTG đã vượt qua khó khăn và hoạt động bình thường, có thể kể đến như Quỹ tín dụng Nhân dân Quế Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang…

Theo quy định của pháp luật hiện hành, BHTGVN chỉ hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG sau khi NHNN có văn bằng xác định rằng việc giải thể phá sản của tổ chức tham gia BHTG có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sự an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. Từ đó, Hội đồng quản trị BHTGVN xem xét, quyết định hình thức hỗ trợ tài chính phù hợp, bao gồm: Cho

vay, bảo lãnh, mua lại các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức tham gia BHTG và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Khoản hỗ trợ tài chính của BHTGVN được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tham gia BHTG.

Nghiệp vụ chi trả tiền cho tiền gửi được bảo hiểm

Chi trả tiền gửi là biện pháp cuối cùng mà tổ chức BHTG thực hiện để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống. Theo quy định của pháp luật, khi tổ chức tham gia BHTG bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, trong vòng 60 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tham gia BHTG chấm dứt các giao dịch để tiến hành chi trả tiền gửi bảo hiểm cho người gửi tiền thay mặt tổ chức tham gia BHTG. Tính đến thời điểm này (2014), BHTGVN đã thực hiện chi trả cho 1.800 người gửi tiền tại 39 quỹ tín dụng nhân dân bị giải thể, phá sản. (Hiếu, 2014)

Nghiệp vụ thanh lý

Sau khi chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền tại các TCTD bị đổ vỡ, BHTGVN trở thành chủ nợ của các TCTD đó. BHTGVN được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản. BHTGVN được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.

1.4.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức BHTG (DIV)

Theo luật BHTG (2012), luật số QH 26/2012/QH13 thì nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức BHTG là như sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển BHTG để NHNN Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động BHTG.

- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG.

- Yêu cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm.

- Tính và thu phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Luật này.

- Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn BHTG.

- Chi trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG theo quy định của Luật này. - Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến BHTG của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức BHTG tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.

- Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về BHTG, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức BHTG.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w