Sự phối hợp giữa BHTGVN và Ủy ban Giám sát, NHNN và Bộ Tài chính trong việc giám sát thị trường tài chính

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 62 - 66)

chính trong việc giám sát thị trường tài chính

- Với mục đích hướng đến mô hình giảm thiểu rủi ro, BHTGVN cần phải hoạt động chặt chẽ với những cơ quan liên quan; bao gồm việc tiếp nhận thông tin từ các cơ quan cấp trên, đồng thời chia sẻ thông tin qua hoạt động giám sát, kiểm tra và cảnh báo sớm để đánh giá khách quan, toàn diện và chính xác về an toàn hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Nếu không có sự phối hợp với các bên liên quan chủ động

thi hành nghiệp vụ, BHTG sẽ không nắm bắt được thông tin của tổ chức tham gia BHTG, gây khó khăn trong việc bảo vệ người gửi tiền.

- Ngày 03/03/2008, Thủ tướng Chính phủ thành lập Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia theo Quyết định số 34/2008/QD-TTg (2008b) với chức năng chủ yếu là điều hành hoạt động giám sát chung và hoạt động giám sát chuyên ngành thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm). Theo đề nghị và yêu cầu của Ủy ban Giám sát Quốc gia, trong Quyết định số 34/2008/QD-TTg (2008b) và Công văn số 1900/TTg-KTHH (06/11/2008) của Thủ tướng chính phủ quy định Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN Việt Nam, BHTGVN và các tổ chức tài chính thực hiện việc cung cấp số liệu và các báo cáo; cung cấp định kỳ và đột xuất các thông tin liên quan về ngân hàng tài chính.

Theo quy định tại mục 7, Thông tư số 03/TT-NHNN (2006), quy định về việc phối hợp trao đổi thông tin và thanh tra, giám sát giữa BHTGVN và NHNN, cụ thể:

- Về phía tổ chức BHTGVN

BHTGVN có trách nhiệm cung cấp cho NHNN các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG:

+ Về việc các tổ chức tham gia BHTG chấp hành các quy định về BHTG và an toàn trong hoạt động ngân hàng định kỳ hàng quý.

+ Về việc hỗ trợ tài chính và việc chi trả tiền bảo hiểm đối với các tổ chức tham gia BHTG định kỳ 06 tháng.

Ngoài ra, BHTGVN có trách nhiệm cung cấp thông tin của kế hoạch kiểm tra, kết quả phân loại và đánh giá việc các tổ chức tham gia BHTG thực hiện các quy định của Chính phủ về BHTG theo định kỳ năm.

- Về phía NHNN cung cấp cho BHTGVN các thông tin liên quan đến các tổ chức tham gia BHTG, cụ thể:

- Thanh tra NHNN có trách nhiệm cung cấp kết quả thanh tra, giám sát các tổ chức tham gia BHTG:

+ Về việc vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo định kỳ quý + Về kết quả phân loại hàng năm của tổ chức tham gia BHTG

- Vụ Các Ngân hàng, Vụ Các TCTD hợp tác và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

có trách nhiệm cung cấp:

+ Thông báo về việc thành lập, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tham gia BHTG (trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định);

+ Thông báo về việc chấm dứt một phần hoặc toàn bộ nội dung hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG (trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định);

+ Thông báo về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và mua lại tổ chức tham gia BHTG.

+ Thông báo việc đặt tổ chức tham gia BHTG vào kiểm soát đặc biệt.

+ Cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức này bị NHNN thu hồi giấy phép hoạt động.

- Vụ Chính sách tiền tệ và Cục công nghệ tin học Ngân hàng:

+ Phối hợp cung cấp các số liệu về tình hình hoạt động của các TCTD trong phạm vi Thống đốc NHNN cho phép.

+ Phối hợp cung cấp các số liệu liên quan đến tổ chức tham gia BHTG bị đánh giá có nguy cơ mất khả năng chi trả.

Nếu xét thấy cần thiết, khi phát hiện tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc thất thoát lớn về vốn, tài sản, và có tác động xấu nghiêm trọng

đến TCTD khác, NHNN phải thông tin chậm nhất là 10 ngày sau khi có kết luận thanh tra và được thống đốc NHNN cho phép. Trong trường hợp đặc biệt, Thanh tra Ngân hàng sẽ phối hợp với BHTGVN thanh tra tại chỗ đối với tổ chức tham gia BHTG đó.

Có thể rút ra rằng, NHNN và BHTG có vai trò lớn trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, từ đó báo cáo tình hình của ngành lên Ủy Ban Giám sát tài chính quốc gia. Được trao quyền quản lý hoạt động giám sát thị trường tài chính – ngân hàng, Ủy Ban Giám sát tài chính quốc gia thông qua những báo cáo của các cơ quan Nhà nước kể trên trên phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống và nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia. Do sự biến động trong lĩnh vực ngân hàng tài chính nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung, đòi hỏi hệ thống các cơ quan quản lý, giám sát, bao gồm NHNN, BHTG, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia … phải có một cơ chế quy định rõ ràng hơn về cách phối hợp, trao đổi, xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời xử lý các tình huống xấu với chi phí thấp nhất, tránh trường hợp bị động với những tình huống bất ngờ, gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng dịch vụ tài chính.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 62 - 66)