Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 68 - 74)

Giám sát từ xa là quá trình thu thập, xử lí số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng của các TCTD thông qua các báo cáo, thông kê mà tổ chức BHTG thu thập được. Từ đó tổ chức BHTG có thể đưa ra các cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro. Hoạt động giám sát từ xa có tác dụng định hướng cho việc kiểm tra tại chỗ.

Việc giám sát từ xa thực hiện tại trụ sở của tổ chức BHTG, không phải thực hiện tại trụ sở của tổ chức tham gia BHTG.

Hoạt động giám sát từ xa được BHTGVN triển khai từ năm 2002 có nội dung là giám sát việc chấp hành quy định về BHTG và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn hoạt động. Nguồn thông tin đầu vào cho việc giám sát từ xa được cung cấp từ các tổ chức tham gia theo quy định của pháp luật.

“Tính tới tháng 6/2012, BHTGVN đã thực hiện giám sát định kì đới với 100% các tổ chức tham gia BHTG gồm 90 ngân hàng thương mại, 11 TCTD phi NH và 1128 QTDND với tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm là khoảng 1400 nghìn tỷ đồng”.(Vân, 2012).

Nguồn dữ liệu của việc giám sát từ xa được lấy chủ yếu từ các tổ chức tham gia BHTG. Cụ thể:

“Mỗi tháng TCTD gửi:

+ File thống kê ngày, dùng để đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng. + File thống kê 3 kỳ/ tháng báo cáo về tình hình lãi suất huy động, lãi suất cho vay của đồng VND và USD.

+ Bảng cân đối kế toán.

+ File thống kê theo thông tư 21/NHNN (trước tháng 12/2014) hoặc theo thông tư 31/NHNN (từ tháng 12/2014);

+ File thống kê theo BHTG (số dư tiền gửi được BHTG). Báo cáo quý:

+ Báo cáo tài chính quý. + File thống kê quý.

+ File DF01: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. => Báo cáo giám sát tình hình hoạt động của các TCTD”.

Nguồn: BHTGVN

Nội dung giám sát từ xa gồm:

- Giám sát về việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định của BHTGVN.

- Giám sát về các chỉ tiêu đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

+ Giám sát từng ngân hàng theo các tiêu chí khả năng về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, rủi ro khác. Ngoài ra các tiêu chí giám sát, phân tích, đánh giá còn dựa trên các khoản mục về tài sản nợ, tài sản có, vốn… so sánh với quý liền kề hoặc cùng kì năm trước. Ví dụ về kết quả của việc giám sát từng ngân hàng có thể xem ở bảng 1 phần phụ lục.

+ Giám sát nhóm ngân hàng: Các ngân hàng được chia theo nhóm và đánh số 1,2,2… Giám sát nhóm là đánh giá tình hình chung của 1 nhóm ngân hàng tương

đồng để nắm bắt được tình hình và đặc điểm. Dưới đây là ví dụ về các chỉ tiêu giám sát nhóm ngân hàng.

Bảng 2.1 Chỉ tiêu giám sát nhóm ngân hàng thương mại nhà nước năm 2007

S TT Các chỉ tiêu chung ĐV T Quý 1/2007 Quý 2/2007 Quý 3/200 7 Quý 4/2007 Khả năng về vốn 1 VHĐ thị trường 1/ Tổng nguồn vốn % 72.66 74.24 73.22 73.02 2 VHĐ thị trường 2/ Tổng nguồn vốn % 9.92 9.58 9.85 9.26 3 Tổng tài sản có/ vốn tự có lần 21.63 19.42 19.72 21.48 4 Tổng tài sản có/ vốn cấp 1 lần 29.04 23.36 23.49 24.00 5 Tỉ lệ đầu tư mua sắm tài sản cố

định % 19.63 13.90 13.78 16.63 6 Giới hạn góp vốn mua cổ phần % 11.55 9.91 13.32 14.55 Chất lượng tài sản có 1 Nợ xấu/ tổng dư nợ % 2.62 2.72 2.77 1.87 2 Nợ quá hạn/ tổng dư nợ % 12.47 10.92 10.32 9.84 3 Nợ quá hạn/ (vốn cấp 1+dự phòng rủi ro) % 181.62 180.8 0 206.62 118.74 4 Tài sản có sinh lời/ tổng tài sản

% 93.02 94.01 94.42 93.88 Khả năng sinh lời

1 ROA % NA 0.88 NA 0.66

2 ROE % NA 14.80 NA 11.50

3 Chi phí ngoài lãi/ (thu nhập thuần về lãi+thu nhập ngoài lãi)

% 56.94 60.51 74.92 85.54 4 Chi phí/ thu nhập % 86.49 88.96 93.09 95.88 Khả năng thanh khoản

1 Tiền gửi có kì hạn/ nguồn vốn huy động

% 58.89 58.55 59.13 55.86 2 Tổng tài sản có tính thanh khoản

cao/ tổng tài sản có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% 22.88 25.34 24.63 20.98 3 Tổng dư nợ cho vay trung và dài

hạn/ tổng dư nợ

% 32.85 33.18 33.37 34.02 Rủi ro khác

Nguồn: BHTGVN

+ Giám sát toàn hệ thống tín dụng: Phân tích các yếu tố tài chính nhằm đánh giá tình hình hoạt động của toàn hệ thống và đưa ra khuyến nghị. Ở đây BHTG có thể giám sát mức lãi suất chung, nợ xấu chung hay tỉ giá bình quân…

Biểu đồ 2.1 Theo dõi sự thay đổi các mức lãi suất

Nguồn: BHTGVN

- Giám sát về việc nộp phí BHTG: giám sát cách tính và việc nộp phí, thời hạn nộp phí.

Bảng 2.2 Tính phí một số ngân hàng thương mại nhà nước quý 4/2007

Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng Ngày lập bảng tính phí Ngày nhận bảng tính phí Bảng tính phí đã điều chỉnh S0 S1 S2 S3 Phí phải thu Nộp bổ sung phí thiếu Khấu trừ phí thừa Tổng số phí phải nộp Tổng số tiền phải nộp Công thương 12/10 22/10 4.065 43.9 44.17 44.29 16 0 0 16 16 Phát triển nhà ĐBSCL 17/10 24/10 4.08 4.25 4.454 4.627 1.6 0 0 1.6 1.6 Nguồn: BHTGVN

Việc giám sát từ xa là công việc thường xuyên hàng tháng, hàng quý.

Sau khi giám sát, theo dõi từ xa, BHTGVN sẽ đưa ra danh sách những ngân hàng có một số vấn đề cần lưu ý đựa vào các tiêu chuẩn và theo dõi. Ví dụ cụ thể là

theo báo cáo của BHTGVN tháng 10 năm 2014, BHTGVN chi nhánh Hà Nội đã đưa ra danh sách các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề cần lưu ý gồm:

Nhóm 1: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam; Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng liên doanh Việt Nga; Ngân hàng TMCP Tiên Phong; Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex; Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.

Nhóm 2: Ngân hàng Mizuho (chi nhánh Hà Nội).

Nhóm 3: Ngân hàng May Bank (chi nhánh Hà Nội), Ngân hàng ANZ.

Danh sách các ngân hàng cần lưu ý đưa ra dựa vào các tiêu chuẩn như sau: Chênh lệch thu nhập-chi phí < 0, lỗ lũy kế, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu < 9%, tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên, tỷ lệ nợ quá hạn từ 10% trở lên, giới hạn góp vốn mua cổ phần lớn hơn 40%, lỗ lũy kế/(vốn điều lệ + các quỹ dự trữ) >50% (BHTGVN, 2014).

Đi đôi cùng với hoạt động giám sát từ xa là kiểm tra tại chỗ. Kiểm tra tại chỗ được coi như hoạt động hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động giám sát từ xa.

Nội dung kiểm tra tại chỗ bao gồm: + Kiểm tra hồ sơ pháp lý.

+ Kiểm tra giấy chứng nhận BHTG.

+ Kiểm tra phí BHTG tính đúng đối tượng hay không. Thực hiện 2 năm 1 lần đối với mỗi TCTD.

Như vậy

• Qua nội dung kiểm tra tại chỗ của tổ chức BHTG với các TCTD (bên trên), ta thấy tổ chức BHTG chỉ kiểm tra đơn thuần về việc chấp hành quy định của pháp luật về BHTG. Luật BHTG quy định BHTGVN không được kiểm tra tại chỗ các chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng trong khi giám sát từ xa thì lại được giám sát nội dung đó. Như vậy kiểm tra tại chỗ không hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động giám sát từ xa. Đây là sự không đồng nhất giữa hai hoạt động cấu thành nên hoạt động giám sát rủi ro của BHTGVN.

• Thêm vào đó, theo quy định trước khi luật BHTG 2012 ra đời thì BHTGVN dựa vào kết quả giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ có quyền cảnh báo trực tiếp đối với các tổ chức tham gia BHTG nếu phát hiện những vi phạm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên theo luật BHTG 2012 thì tổ chức BHTG chỉ được phép thông báo, kiến nghị vi phạm ấy cho NHNN để NHNN cảnh báo tới TCTD vi phạm. Việc này đã ảnh hưởng, gây hạn chế tới tính chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền của tổ chức BHTG.

Từ kinh nghiệm của các nước có hệ thống BHTG phát triển đã trình bày ở chương 1 ta thấy các nước này đã xây dựng mô hình giám sát rủi ro và kiểm tra tại chỗ rất chặt chẽ và hợp lí. Nếu đem so sánh với mô hình kiểm tra và giám sát của Việt Nam thì thấy rằng mô hình giám sát của Việt Nam còn khá sơ sài, chưa linh động, nhất là chưa tập trung vào nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ mặc dù kiểm tra tại chỗ là một nghiệp vụ rất quan trọng.

Xu hướng chung của các nước trên thế giới là gia tăng vai trò giám sát cho tổ chức BHTG để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, tín dụng. Nhưng ở Việt Nam thì lại có tâm lý lo ngại chồng chéo trách nhiệm của NHNN và tổ chức BHTG nên vẫn chưa tăng cường vai trò này cho tổ chức BHTG, còn tồn tại sự khập khiễng trong quy định của pháp luật.

Một điều đáng chú ý là tính chủ động của tổ chức BHTGVN vẫn còn yếu. Như ví dụ về tổ chức BHTG tại Mỹ, Đài Loan hay Hàn Quốc thì các tổ chức BHTG đều có quyền trực tiếp cảnh báo các tổ chức tham gia BHTG nếu thấy có vấn đề. Như vậy rất chủ động và kịp thời, thể hiện đúng vai trò của BHTG trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Còn tại Việt Nam thì tổ chức BHTG chỉ được phép thông báo tổ chức có vấn đề cho NHNN, không được trực tiếp cảnh báo hay ra khuyến nghị.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 68 - 74)