Khái quát về QTDND

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 84 - 85)

Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình TCTD hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.

Đây là kênh huy động vốn hiệu quả của Nhà nước, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, nơi người dân chưa có thói quen giao dịch với ngân hàng. Quy mô của QTDND thường rất nhỏ so với các ngân hàng thương mại và phân bố ở những khu dân cư xa thành phố.

Hệ thống quỹ tín dụng (QTD) đã ra đời từ rất lâu và là nguồn cung cấp tín dụng cho hàng triệu người dân ở nông thôn. Theo tác giả Vy (2014), hình thức quỹ này đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững kinh tế nông thôn, nhất là khi Việt Nam hiện có gần 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và khoảng 60% trong số này đang lấy nông nghiệp làm sinh kế chính.

Mô hình sở hữu của hệ thống QTDND là mô hình sở hữu tập thể. Mỗi quỹ là một TCTD hợp tác xã, do người dân trong cùng một địa phương góp vốn thành lập. Quỹ hoạt động với mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để có vốn sản xuất, kinh doanh. Những hộ nghèo trên địa bàn cũng được xét duyệt cho vay miễn là thỏa mãn điều kiện của quỹ.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 84 - 85)