Hoàn thiện hệ thống giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 90 - 96)

a. Xây dựng chuẩn mực giám sát phù hợp

Mô hình giám sát theo CAMELS hiện đang được nhiều quốc gia áp dụng để xếp loại các tổ chức tài chính và phát huy được hiệu quả. Nó rất phù hợp với BHTGVN hiện nay. Mô hình CAMELS đánh giá các tổ chức tài chính trên các mặt hoạt động và giúp phát hiện sớm rủi ro tiền ẩn.

Nội dung giám sát dựa trên mô hình CAMELS song phải nghiên cứu các chỉ tiêu xếp hạng phù hợp với tính chất, tình hình của Việt Nam cũng như chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN.

Trong quá trình giám sát, BHTGVN cần đối chiếu với giám sát của NHNN để nâng cao chất lượng giám sát.

Cần thiết có các mức kiểm tra, giám sát khác nhau đối với các tổ chức có tình hình an toàn khác nhau. Ví dụ: giám sát thông thường cho các tổ chức tham gia BHTG có vốn đảm bảo an toàn lành mạnh, giám sát tăng cường cho các ngân hàng tiềm ẩn khó khăn, giám sát đặc biệt cho các ngân hàng đang gặp khó khăn đe dọa tới khả năng hoạt động liên tục.

b. Tăng cường chức năng giám sát, đặc biệt là kiểm tra tại chỗ.

Kiểm tra tại chỗ là một nghiệp vụ quan trọng, nó được coi như là hoạt động hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động giám sát từ xa. Vì vậy muốn đạt được kết quả giám sát cao nhất thì BHTG phải thống nhất quy định của 2 nghiệp vụ này, tránh khập khiễng.

Hiện nay với quy định của luật BHTG chỉ cho phép tổ chức BHTG kiểm tra tại chỗ việc chấp hành quy định pháp luật về BHTG mà không cho phép tổ chức BHTG kiểm tra tại chỗ việc chấp hành an toàn hoạt động ngân hàng. Với những phân tích như ở chương 3 thì ta thấy quy định như vậy là còn nhiều hạn chế.

BHTGVN cần được trao quyền nhiều hơn trong nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ, phạm vi kiểm tra mở rộng hơn bao gồm kiểm tra phí, thứ tự hạng mục của các khoản tiền gửi ngân hàng, lãi suất, các khoản nợ xấu, các khoản được ghi lại, các ngân hàng gặp vấn đề về chất lượng tài sản và các vi phạm trong lĩnh vực tài chính… Tăng cường chức năng kiểm tra tại chỗ giúp tổ chức BHTG có đầy đủ thông tin, giám sát được hiệu quả hơn.

Hoạt động kiểm tra tại chỗ của BHTGVN cần được coi là độc lập, hỗ trợ cho giám sát từ xa đạt hiệu quả và phải được triển khai trên cả hai loại hình: kiểm tra

toàn diện và kiểm tra chuyên đề. Kiểm tra toàn diện các hoạt động, để đánh giá năng lực quản lý, xác định rõ tình hình tài chính của tổ chức; hoặc kiểm tra chuyên đề nhằm phản ứng với các vấn đề được phát hiện trong quá trình giám sát từ xa. Mục tiêu của hoạt động kiểm tra tại chỗ nhằm: bổ sung khía cạnh định tính vào phân tích định lượng được thực hiện từ xa; xác nhận mức độ tuân thủ đối với các quy định liên quan; thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo nộp lên phục vụ cho mục đích giám sát từ xa; đánh giá khả năng quản lý rủi ro của tổ chức, đặc biệt là khả năng nhận dạng, đo lường, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng đến tổ chức; xác nhận khả năng tồn tại và điều kiện về mặt tài chính của tổ chức; kiểm tra danh mục cho vay và tính lành mạnh trong quản lý danh mục cho vay; đánh giá hiệu quả của việc kiểm soát và kiểm toán nội bộ, khả năng phát hiện gian lận, lừa đảo trong hoạt động.

Xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp tiếp cận rủi ro trong hoạt động giám sát cũng như lựa chọn mô hình giám sát từ xa và phải đảm bảo có sự kết hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG. Tuy nhiên, để thực hiện vấn đề này, rất cần sự quan tâm của NHNN Việt Nam trong quá trình nghiên cứu ban hành các văn bản dưới Luật hướng dẫn hoạt động BHTG, nhất là đối với hoạt động giám sát (bao gồm giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ) để hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ, thực hiện tốt nhất mục tiêu hoạt động của BHTGVN theo Luật BHTG. Về phía BHTGVN, cần điều chỉnh mô hình giám sát phù hợp với các văn bản hiện hành về hoạt động của hệ thống QTDND, chú trọng theo phương pháp tiếp cận rủi ro.

Kiểm tra tại chỗ thực hiện 2 năm/lần đồng đều với tất cả các tổ chức tham gia BHTG như hiện nay là còn ít. BHTGVN nên tăng số lần kiểm tra tại chỗ hoặc kiểm

tra đột xuất các tổ chức tham gia BHTG có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu mất ổn định hệ thống.

Các nước trên thế giới, nói gần hơn là các nước trong Đông Nam Á có hệ thống BHTG phát triển thì trước đây họ cũng phải trải qua quá trình chưa hoàn thiện như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên hiện nay họ cũng đã xây dựng được mô hình hợp lí phối hợp hiệu quả giữa BHTG, NHNN và các tổ chức tài chính khác. Chúng ta có thể tham khảo mô hình giám sát, đánh giá rủi ro, mà nhóm nghiên cứu đưa ra dưới đây.

Mô hình giám sát hỗ trợ cảnh báo sớm này bao gồm nhiều hệ thống giám sát khác nhau và tuần suất phù hợp với từng loại hình giám sát.

Để đưa ra mô hình này, nhóm nghiên cứu có tham khảo mô hình cảnh bảo sớm của CDIC sau đó thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam

Bảng 3.1 Mô hình giám sát, đánh giá rủi ro

Khoản mục Hệ thống xếp hạng kiểm tra Hệ thống xếp hạng báo cáo Hệ thống giám sát qua Internet Hệ thống phân tích tài chính Mục đích chính Hệ thống phí theo rủi ro. Can thiệp sớm. Cơ sở cho kiểm tra. Quản trị giám sát. Hệ thống phí theo rủi ro Phát hiện sớm rủi ro. Đánh giá xu hướng Giám sát và can thiệp. Ngăn chặn rủi ro đạo đức. Đánh giá rủi ro bảo hiểm Phân tích tổng quan toàn hệ thống Nguồn dữ liệu Báo cáo từ các cơ quan kiểm tra khác như NHNN… Báo cáo từ các tổ chức tham gia BHTG Dữ liệu hàng ngày từ các tổ chức tham gia BHTG Tổng hợp tất cả các báo cáo và nguồn dữ liệu cập nhật. Tần suất báo cáo

6 tháng Quý Ngày, tuần,

tháng Tháng, quý hoặc năm phụ thuộc vào tình hình an toàn hệ thống.

Kết quả xếp hạng

A,B,C,D… A,B,C,D… Tín hiệu cảnh báo

Đánh giá rủi ro bảo hiểm

Mô hình CAMELS CAMELS Trung bình

chuyển động tuyến tính

Ước lượng rủi ro bảo hiểm. Chia sẻ thông tin Chỉ sẻ thông tin giữa BHTG, NHNN, và các tổ chức có liên quan Chia sẻ thông tin giữa BHTG và các tổ chức tham gia BHTG. Các tổ chức và các cơ quan giám sát liên quan Đầu ra Danh sách cảnh báo. Báo cáo 6 tháng. Danh sách cảnh báo. Báo cáo quý

Danh sách cảnh báo.

Báo cáo tình hình toàn hệ thống

c. Cho phép tổ chức BHTG được trực tiếp đưa ra khuyến nghị, cảnh báo với tổ chức tham gia BHTG.

Để tăng tính chủ động, trong dài hạn, tổ chức BHTGVN cần được trao quyền trực tiếp cảnh báo các tổ chức tham gia BHTG có dấu hiệu vi phạm, mất an toàn cho kịp thời. Để tránh lo ngại chồng chéo chức năng thì BHTGVN sẽ họp bàn với NHNN để đưa ra biện pháp chấn chỉnh sau đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Tăng cường năng lực của cán bộ giám sát, kiểm tra.

Cán bộ giám sát, kiểm tra cần được thường xuyên trau dồi và cập nhật các kiến thức mới để có khả năng tổng hợp, phân tích và dự báo tốt. Phát hiện rủi ro là một nhân tố quan trọng đem lại hiệu quả cho hoạt động giám sát.

BHTGVN có thể thuê nhân viên giám sát, nhân viên tư vấn hoặc nhờ sự hỗ trợ từ NHNN nếu thấy có nhiều khó khăn.

Còn nhiều ý kiến lo ngại rằng, “BHTGVN chỉ là một tổ chức tài chính do Nhà nước thành lập ra, không phải là một cơ quan quản lý nhà nước, do đó không có đủ các công cụ cần thiết để thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng”. Ý kiến đưa ra như vậy không phải là không có lý vì so với NHNN (cơ quan ngang bộ của Chính phủ) thì BHTGVN là cơ quan ra đời sau khá lâu, quyền hạn và năng lực có nhiều hạn chế, chức năng giám sát kiểm tra vẫn

còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên giám sát, kiểm tra là một hoạt động cốt lõi của BHTG, không thể thiếu. Nếu hoạt động này không làm tốt thì chức năng bảo vệ người gửi tiền của BHTG đã không được thực hiện.

Giám sát để phát hiện rủi ro rồi đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro nó cũng như “phòng bệnh” vậy, “phòng bệnh” thì bao giờ cũng hơn “chữa bệnh”. Chúng ta cần sử dụng kết hợp các nhiều biện pháp nâng cao vai trò giám sát để chức năng này của BHTGVN ngày một tốt hơn.

Kết hợp tất cả những giải pháp đưa ra bên trên, nhóm nghiên cứu có xây dựng một mô hình toàn diện. Mô hình BHTG xây dựng dưới đây là cái nhìn bao quát về một hệ thống BHTG phát triển, các bước từ giám sát tới can thiệp, có phối hợp giữa tổ chức BHTG và NHNN. Mô hình thể hiện sự phối hợp, trao đổi trong các nghiệp vụ khác nhau mà không lo bị chồng chéo trách nhiệm.

Để đưa ra được mô hình BHTG tổng thể như dưới đây, nhóm nghiêm cứu có tham khảo mô hình BHTG của các nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nhất là Malaysia; sau đó thay đổi và bổ sung cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Mô hình này khả giống với mô hình hiện tại của BHTGVN nhưng nó có được bổ sung một vài chức năng.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 90 - 96)