Kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ giám sát

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 50 - 62)

1.5.2.1 Kinh nghiệm trong việc giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ

Để hệ thống giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ hoạt động hiệu quả thì việc trao thu nhận thông tin là bước đầu tiên và đóng vai trò quyết định tới tính chính xác của kết quả cuộc kiểm tra, giám sát vì thế trên thế giới, hoạt động thu thập thông tin hay trao đổi thông tin được các quốc gia chú trọng phát triển thực hiện rất tốt.

Tại Mỹ, Luật BHTG quy định rõ sự phối kết hợp và phân định rõ ràng quyền hạn trách nhiệm của 04 thành viên trong mạng an toàn với đầu mối để tiếp nhận và xử lý những ngân hàng có vấn đề là FDIC. Việc quy định rõ ràng nhiệm vụ giúp việc thực hiện và trao đổi được rõ ràng và nhịp nhàng.

Tại Đài Loan, theo luật BHTG của nước này, Tổ chức BHTG Đài Loan (CDIC) có quyền thu thập thông tin của các tổ chức tham gia BHTG thông qua cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền như là Ngân hàng Trung ương Đài Loan hay các tổ chức tài chính Trung ương. Nếu cần thiết, CDIC có thể yêu cầu các tổ chức tham gia BHTG bổ sung thông tin cần thiết ngay lập tức.

Tại Ba Lan, Quỹ bảo đảm ngân hàng Ba Lan (BFG) sử dụng thông tin nhận được từ NHNN Ba Lan, hiệp hội các ngân hàng Ba Lan để phân tích, cảnh báo sớm các khó khăn, giúp các tổ chức tránh được rủi ro.

Tại Indonesia, cơ chế chia sẻ thông tin tích hợp được xây dựng giữa cơ quan dịch vụ tài chính, NHTW và Tổ chức BHTG Indonesia (IDIC). Từng tổ chức có thể truy cập và lấy thông tin cần thiết một cách kịp thời. Những thông tin được chia sẻ là các thông tin chung hay cụ thể về ngân hàng như báo cáo tài chính, báo cáo kiểm tra hay những quy định bảo mật. Hệ thống chia sẻ thông tin này vừa giúp lấy thông tin dễ dàng khi cần thiết, vừa tránh các thông tin trái chiều, sai lệch. Ở nước này có diễn đàn phối hợp ổn định hệ thống tài chính (FSSCF). Tại diễn đàn này các thành

viên phối hợp và chia sẻ thông tin với nhau. Diễn đàn họp ít nhất 3 tháng/lần hoặc đột xuất nếu cần thiết.

Bên cạnh việc thu thập thông tin thì việc xây dựng một mô hình giám sát, kiểm tra sao cho hợp lý lại mang tính quyết định. Trên thế giới, hoạt động BHTG của các nước dành sự tập trung lớn vào giám sát các tổ chức tham gia BHTG ví dụ các nước Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Slovenia, Tanzania,... Giám sát có lẽ là một hoạt động không thể thiếu. Hơn thế nữa quy định về giám sát, kiểm tra của các nước có mô hình BHTG phát triển trên thế giới rất chặt chẽ.

Tại Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, vai trò của tổ chức BHTG ngày được nâng cao và tổ chức BHTG được gia tăng thêm quyền hạn. Nổi bật là việc tăng cường chức năng giám sát của FDIC và cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Tháng 7 năm 2010, Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và cải cách phố Wall được ban hành. Đạo luật này đề cập tới việc phải giám sát chặt chẽ hơn lĩnh vực ngân hàng, giảm thiểu rủi ro đạo đức trong quan điểm “ngân hàng quá lớn thì không thể đổ vỡ” (too big to fail).

Thêm nữa, theo điều 10b của luật BHTG Mỹ, FDIC có quyền kiểm tra thường xuyên các tổ chức tham gia BHTG, các ngân hàng đang lập hồ sơ tham gia BHTG và các ngân hàng bị vỡ nợ. Ban giám đốc của FDIC có quyền kiểm tra bất chợt bất kì tổ chức tham gia BHTG nào nếu thấy cần thiết. FDIC còn được quyền kiểm tra các bên liên quan để làm rõ các mối quan hệ, phục vụ cho việc lấy thông tin giám sát, kiểm tra.

Tại Indonesia, từ năm 2011, nhận thức rõ được ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và vai trò của BHTG nên tổng công ty BHTG Indonesia IDIC được tăng thêm thẩm quyền thanh tra ngân hàng.Theo luật năm 2004 thì IDIC chỉ được kiểm tra ngân hàng dưới sự kiểm soát của NHTW Indonesia (BI) nhưng đến năm 2011, nước này đã ban hành đạo luật mới và cho phép Tập đoàn BHTG Indonesia (LPS)

được trực tiếp và chủ động kiểm tra ngân hàng. LPS đã cũng với cơ quan dịch vụ tài chính (OJK) đã kiểm tra trực tiếp một phần hệ thống ngân hàng quốc gia. IDIC thường xuyên tăng cường hệ thống giám sát, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ giám sát, và chất lượng nguồn nhân lực giám sát. Để thực hiện kiểm tra tại chỗ, IDIC có thể thuê chuyên gia về lĩnh vực này.

Còn tại Đài Loan, CDIC tuy ra đời muộn hơn BHTG của các nước khác trên thế giới nhưng cũng đã khẳng định được vai trò của mình, nhất là vai trò giám sát, kiểm tra. CDIC cũng thường xuyên kiểm tra trực tiếp các tổ chức tham gia BHTG gồm kiểm tra toàn diện và kiểm tra đặc biệt. Kiểm tra toàn diện là kiểm tra tất cả các hoạt động của tổ chức và tập trung vào những thay đổi trong môi trường tài chính, còn kiểm tra đặc biêt là tập trung vào lĩnh vực cụ thể để ứng phó với những thay đổi trong môi trường tài chính. CDIC dùng các thông tin có được từ việc kiểm tra trực tiếp hay giám sát từ xa để phân tích quản trị rủi ro hay thành lập hệ thống cảnh báo sớm tình hình tài chính của các tổ chức tham gia BHTG. CDIC trực tiếp đề xuất kiến nghị với các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề một cách kịp thời.

Hay theo BHTG Hàn Quốc thì giám sát là hoạt động quan trọng để phát hiện và kiểm soát rủi ro. KDIC là một bộ phận trong cơ cấu giám sát tài chính quốc gia.

Nội dung giám sát chủ yếu là đánh giá việc nộp phí, đánh giá các chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng và phân loại xếp hạng tổ chức tài chính. Trên cơ sở giám sát, KDIC có quyền yêu cầu các tổ chức tham gia BHTG cung cấp thêm các tài liệu liên quan để làm rõ vấn đề nếu cần thiết, và có thể kiểm tra tại chỗ bằng các nghiệp vụ cụ thể.

Sơ đồ 1.2 Mô hình giám sát rủi ro của KDIC

Nguồn: BHTGVN

Sau khi phát hiện rủi ro, KDIC sẽ sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính để đánh giá và xếp loại rủi ro.

1.5.2.2 Kinh nghiệm trong việc giám sát qua công cụ phí BHTG

Trên thế giới, mức phí dựa trên cơ sở rủi ro đang được áp dụng rộng rãi ở những quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đặc biệt phải kể đến đó là Indonesia đang chuyển dần từ phí đồng hạng sang phí theo mức độ rủi ro. Hầu hết các quốc gia đều hướng đến mô hình tạo nên sự cạnh tranh và công bằng cao hơn, đó là mô hình tính phí theo mức độ rủi ro.

Trong “Một số vấn đề về BHTG” của Vụ công tác đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chỉ ra rằng, ở Mỹ, FDIC áp dụng phí đồng hạng từ năm 1933 đến năm 1991. Năm 1991 là một bước ngoặt khi Quốc hội Mỹ cho phép FDIC thu phí theo mức độ rủi ro. Từ rất sớm, các nhà lập pháp Mỹ đã nhận thấy cần đẩy nhanh tốc độ tích luỹ quỹ BHTG nhằm đảm bảo nguồn lực ứng phó tốt hơn với rủi ro tăng cao của hệ thống ngân hàng; đồng thời, hạn chế tình trạng tổ chức tài chính có rủi ro thấp phải tài trợ phần phí cho các tổ chức có rủi ro cao.

Năm 1993, hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro của FDIC được chính thức áp dụng. FDIC sử dụng hai nhóm chỉ tiêu chủ yếu xếp hạng các tổ chức tham gia BHTG. Đó là: i) các chỉ tiêu về vốn và ii) các thông tin giám sát khác. Kết quả xếp hạng và áp mức phí tương ứng dựa trên sự phối hợp đánh giá theo 2 nhóm chỉ tiêu, cụ thể như sau:

i) Đối với đánh giá các chỉ tiêu về nhóm vốn, tổ chức tham gia BHTG được xếp vào 3 nhóm chính: Nhóm 1: Vốn tốt (Chỉ tiêu mức đủ vốn tương đương hoặc lớn hơn 10% và một số tiêu chí bổ sung); Nhóm 2: Đủ vốn (Chỉ tiêu mức đủ vốn tương đương hoặc lớn hơn 8% và một số tiêu chí bổ sung); Nhóm 3: Không đủ vốn (Chỉ tiêu mức đủ vốn dưới 8%).

ii) Đối với đánh giá phân nhóm dựa trên kết quả giám sát của các cơ quan giám sát, tổ chức tham gia BHTG được chia làm ba nhóm chính, bao gồm Phân nhóm A, Phân nhóm B và Phân nhóm C (dựa chủ yếu theo CAMEL: Capital: vốn, Asset: Tài sản có, Management: Quản trị, Equity: vốn chủ sở hữu, Liquidity: khả năng thanh khoản).

Trong những năm qua, phương thức tính phí BHTG tại Mỹ tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với những thay đổi của hệ thống ngân hàng. FDIC đã có nhiều sự thay đổi linh hoạt, trong đó phải kể đến đó là vào giai đoạn 1997-2007 khi Quỹ mục tiêu của FDIC đạt mức theo Luật định (1.25%) thì FDIC đã giảm tỷ lệ phí, trong đó những ngân hàng có mức độ rủi ro thấp nhất không phải nộp phí.

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, FDIC đã áp dụng một loạt các biện pháp điều chỉnh hệ thống phí nhằm đảm bảo đủ nguồn lực xử lý ngân hàng đổ vỡ tại Mỹ. Các giải pháp cơ bản bao gồm: i) thay đổi cơ sở tính phí

BHTG từ tổng số tiền gửi được bảo hiểm sang tổng tài sản; ii) tăng tỷ lệ phí; iii) áp dụng hình thức thu trước 3 năm phí BHTG của các tổ chức tham gia BHTG.

Bảng 1.3 Sự thay đổi linh hoạt trong quá trình hình thành và phát triển mô hình thu phí của FDIC

Nguồn: BHTGVN

- Ở Indonesia, các thành viên đóng phí BHTG đồng hạng 6 tháng 1 lần là 0,1%/trên tổng số tiền gửi (0,2%/năm). Điều 15 của Luật BHTG Indonesia có quy định: Tỷ lệ phí cố định có thể được điều chỉnh sang hệ thống phí theo mức độ rủi ro. Trong trường hợp thiết lập hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro, chênh lệch giữa các hạng phí cao nhất không được vượt quá 0,5%. Tổ chức BHTG Indonesia

(IDIC) đã và đang nghiên cứu các vấn đề có liên quan để ứng dụng hệ thống phí trên cơ sở rủi ro.

- Ở Đài Loan, tổ chức BHTG Đài Loan (CDIC) áp dụng hệ thống phí đồng hạng từ năm 1985 đến năm 1999. Sau năm, CDIC triển khai hệ thống phí theo mức độ rủi ro. Về tổng thể, CDIC xếp hạng tổ chức thành viên bằng cách sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu chính là: i) tỷ lệ mức đủ vốn (CAR); và ii) điểm tổng hợp của hệ thống xếp hạng dữ liệu kiểm tra do hệ thống cảnh báo sớm tính toán.

Cụ thể: i) Đối với chỉ tiêu mức đủ vốn: tỷ lệ mức đủ vốn được chia làm ba nhóm chính tương đương với các tổ chức có tỷ lệ mức đủ vốn trên 12%, từ 8% đến 12%, và dưới 8%. ii) Đối với chỉ tiêu điểm tổng hợp xếp hạng: điểm xếp hạng cũng bao gồm 3 nhóm chính, bao gồm: trên 65 điểm; từ 50 điểm đến 65 điểm; và dưới 50 điểm. Tiêu chí điểm xếp hạng dựa chủ yếu vào các chỉ tiêu CAMEL (TTTT, 2012a).

Hệ thống phí theo mức độ rủi ro của CDIC sử dụng tổng hợp hai nhóm đánh giá trên để áp các mức phí phù hợp cho các nhóm tổ chức tương ứng. Trong giai đoạn 2000-2007, CDIC áp dụng phương pháp tính phí với 3 mức là 0,05%; 0,055% và 0,06% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Sau một thời gian áp dụng, CDIC đã rút ra kết luận: khoảng cách về tỷ lệ phí giữa các nhóm ngân hàng thấp đã không khuyến khích một cách có hiệu quả các ngân hàng hướng tới quản lý rủi ro tốt hơn và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, từ năm 2007, CDIC đã áp dụng phí năm với mức 0,03% - 0,04% - 0,05% - 0,06% - 0,07%. Như vậy, nhóm có rủi ro cao hơn nộp phí với tỷ lệ cao hơn gấp đôi so với nhóm có rủi ro thấp nhất. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa qua, với việc quỹ dự trữ BHTG bị âm 1,8 tỷ USD, Luật BHTG Đài Loan mới được áp dụng từ 01/1/2011 cho phép CDIC tăng phí BHTG lên các nhóm mức 0,05% - 0,06% - 0,08% - 0,11% - 0,15% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm (TTTT, 2012b).

-Trong bài viết “BHTG Malaysia – Kinh nghiệm từ việc thiết kế hệ thống”, (Hải, 2012), ở Malaysia, từ năm 2008, Tổ chức BHTG Malaysia (PIDM) đã áp dụng “Hệ thống tính phí khác biệt” thay cho mức phí đồng hạng 0,06% cho tất cả thành viên ở những năm trước đó. Hiện tại, các tỷ lệ phí được PIDM áp dụng: 0,03% - 0,06% - 0,12% - 0,24% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm.

Hệ thống tính phí khác biệt cho cách tổ chức thành viên tham gia BHTG được phản ánh qua bảng tiêu chuẩn đánh giá và chấm điểm sau:

Bảng 1.4 Tổng quan về “Hệ thống tính phí khác biệt” (DPS)

TIÊU CHUẨN ĐIỂM TỐI ĐA

Tiêu chuẩn định lượng 60

Tiêu chuẩn định lượng vốn: Tỷ lệ vốn điều chỉnh theo trọng số rủi ro Tỷ lệ vốn tự có 20 10 10

Các tiêu chuẩn định lượng khác

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh theo tài sản

Biến động lợi nhuận điều chỉnh trung bình

158 8

7

Hệ số hiệu quả 5

Chất lượng tài sản

Tỷ suất nợ xấu ròng trên vốn cổ phần Tỷ suất tổng nợ xấu và nợ chưa trả trên tổng số nợ 10 5 5 Tài sản tập trung 5

Tỷ lệ tài sản tập trung theo ngành và tỷ lệ tài sản tập trung của dân cư

5

Tăng trưởng tài sản 5

Tỷ lệ tổng tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro và tỷ suất

tăng trưởng tài sản 5

Tiêu chuẩn chất lượng 40

Hiệu suất giám sát 35

Các thông tin khác 5

TỔNG SỐ 100

Nguồn: BHTGVN

-Theo kết quả phản ánh trên bảng tính điểm trên hệ thống DPS, các tổ chức thành viên tham gia bảo hiểm sẽ được phân loại tuỳ theo mức độ rủi ro khác nhau và đóng các mức phí với tỷ lệ khác nhau tính trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Dưới đây là bảng tính phí trên mức độ rủi ro bằng Hệ thống DPS.

Bảng 1.5 Bảng tính phí trên mức độ rủi ro hệ thống DPS Xếp loại Tổng điểm Mức phí 1 ≥ 85 0,03% 2 ≥ 65 nhưng < 85 0,06% 3 ≥ 50 nhưng < 65 0,12% 4 < 50 0,24% Nguồn: BHTGVN

Có thể thấy rằng, hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng của Malaysia giúp phân loại các TCTD, từ đó xác định số phí BHTG phải nộp. Mức phí phân biệt nêu ở trên tạo sự công bằng 1 cách tương đối giữa các nhóm TCTD với nhau, giúp tránh khỏi tình trạng TCTD rủi ro trung bình hoặc rủi ro thấp phải nộp phí giống như TCTD có rủi ro cao.

1.5.2.3 Kinh nghiệm trong việc giám sát qua công cụ hạn mức chi trả

Theo thông lệ quốc tế, hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm dao động từ 1 đến 9 lần GDP/người. Ở châu Á mức chi trả bình quân là 4 lần thu nhập quốc nội bình quân đầu người một năm. Trong đợt khủng hoảng tài chính-ngân hàng vào nửa sau của năm 2008, hầu hết các quốc gia ở châu Âu đều tăng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Thậm chí một số quốc gia như Hà Lan, Phần Lan,… đã cam kết bảo hiểm 100% các khoản tiền gửi để tạo ra tâm lý yên tâm cho người gửi tiền nhằm tránh được những hoảng loạn về mặt xã hội.

Trong thực tế tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà mỗi quốc gia có cách xác định hạn mức chi trả khác nhau. Cụ thể là các quốc gia thường căn cứ điều kiện kinh tế- xã hội, bối cảnh hoạt động tài chính, ngân hàng để điều chỉnh hạn mức chi trảcho phù hợp. Hiện nay, trong khu vực Đông Nam Á, có 7 quốc gia có hệ thống BHTG

chính thức, công khai là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan,

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 50 - 62)