Lời Nói Đầu Như chúng ta đã biết: Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao cho bên vay khách hàng một khoản vốn tiề
Trang 1Phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng
A Lời Nói Đầu
Như chúng ta đã biết: Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao cho bên vay (khách hàng) một khoản vốn tiền tệ, bên vay sẽ sử dụng khoản vốn tiền tệ đó trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ hoàn trả cho tổ chức tín dụng cả gốc và lãi theo hoả thuận và điều này được thể hiện dưới dạng bản hợp đồng gọi là hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ yếu là các ngân hàng Nhìn chung với hệ thống các quy định được thể hiện trong BLDS, Luật các TCTD và Quy chế Cho vay của TCTD đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành (hiện nay là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001), đã quy định khá cụ thể, chi tiết các điều kiện, điều khoản có trong một hợp đồng tín dụng Vậy những quy định cảu pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng như thế nào và thực tế áp dụng ra sao em xin được đề cập
trong bài tiểu luận: “phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng”
B Nội Dung
1 chủ thể tham gia giao dịch cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng
Trong giao dịch cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, chủ thể bao gồm bên cho vay ( tổ chức tín dụng) và bên đi vay ( tổ chưc cá nhân có đủ những điều kiện
do luật định) Các chủ thể này khi tham gia giao dịch cho vay cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do luật dự liệu Việc quy định các điều kiện chủ thể đối với bên vay và bên cho vay không chỉ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự đánh giá hiệu lực của hợp đồng tín dụng mà còn góp phần nâng cao kỹ năng giao kết hợp đồng tín dụng cũng như củng cố kỷ luật hợp đồng đối với các chủ thể khi tham gia giao dịch cho vay
Trang 21.1 Bên cho vay
Trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, bên cho vay thường
là các tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện do pháp luật quy định Ngoài ra, các
tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nếu được Ngân hàng nhà nước cho phép hoạt động tín dụng thì cũng có thể là bên cho vay và cũng phải thỏa mãn các điều kiện chủ thể giống như đối với bên cho vay là các tổ chức tín dụng
Theo quy định của pháp luât hiện hành, một tổ chức muốn trở thành chủ thể cho vay phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp
- Có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn y
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp
- Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng
Riêng đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, muốn trở thành chủ thể
cho vay thì chỉ cần thỏa mãn điều kiện như: có giấy phép hoạt động của ngân hàng,
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có người đại diện hợp pháp Trong giấy phép hoạt động của ngân hàng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức này phải ghi rõ hoạt động cho vay là hoạt động cho vay là hoạt động được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện
Việc pháp luật quy định những điều kiện này đối với bên cho vay không chỉ góp phần hạn chế, loại trừ những tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn kinh doanh trên thương trường, nhờ đó mà góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, mà còn là căn cứ cho các nhà luật gia hay các thẩm phán, trọng tài viên tiến hành thẩm định và đánh giá một cách khách quan vấn đề hiệu lực pháp lý của hợp đồng tín dụng
1.2 Bên vay
Bên vay là tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện vay vốn do pháp luật quy định
và những điều kiện khác do các bên thỏa thuận Thông thường các điều kiện chung
sẽ do pháp luật quy định và được áp dụng chung cho mọi khách hàng vay trong mọi trường hợp, không phân biệt họ là tổ chức hay cá nhân Còn những điều kiện riêng sẽ do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và bên vay chỉ phải bắt buộc thỏa mãn những điều kiện này khi chúng được ghi rõ ràng trong hợp đồng tín dụng như điều kiện để giao kết hợp đồng tín dụng
1.2.1 Các điều kiện chung
Trên nguyên tắc, các điều kiện này có tính chất bắt buộc chung đối với mọi chủ thể
Trang 3có nhu cầu vay vốn của tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Riêng đối với các tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác… còn phải có người đại diện hợp pháp
có đủ năng lực và thẩm quyền đại diện để ký kết hợp đồng tín dụng
Thứ hai, bên vay phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Đây cũng là điều kiện bắt buộc đối với mọi chủ thể có nhu cầu vay vốn của tổ chức tín dụng và điều kiện này phải được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng như một điều khoản chủ yếu của hợp đồng
1.2.2 Các điều kiện riêng
Ngoài những điều kiện chung có tính chất bắt buộc thỏa mãn đối với bên vay thì người vay còn phải thỏa mãn những điều kiện riêng khác nữa do tổ chức tín dụng yêu cầu theo từng hợp đồng tín dụng cụ thể Những điều kiện này chỉ có tính chất bắt buộc phải thỏa mãn đối với bên vay khi tổ chức tín dụng yêu cầu Theo quy định của pháp luật hiện hành, các điều kiện này bao gồm:
- Bên vay phải có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Bên vay có phương án sư dụng vốn khả thi và có hiệu quả
- Bên vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản của người thứ
ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh
Tóm lai, việc pháp luật quy định các điều kiện chủ thể đối với bên vay và bên cho vay trong hợp đồng tín dụng ngoài mục đích thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động tín dụng còn có ý nghĩa là giải pháp đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng
2 Hợp đồng tín dụng
2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng (bên vay, tổ chức, cá nhân) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đó tổ chức tín dụng (bên cho vay) chuyển giao một khoản vốn tiền tệ cho khách hàng (bên vay) sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện khách hàng sẽ hoàn trả khoản tiền đó (tiền gốc) và lãi vay sau một thời gian nhất định
Đặc điểm của hợp đồng tín dụng:
• Hợp đồng tín dụng phải được lập dưới hình thức bằng văn bản
• Nội dung hợp đồng thể hiện sự đồng ý giữa bên cho vay chấp nhận cho bên vay
sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả dựa trên sự tín nhiệm
Trang 4• Về chủ thể: bên cho vay bắt buộc phải là tổ chức tín dụng, có đủ điều kiện luật định, còn bên vay có thể là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện vay vốn do pháp luật quy định Đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền, bao gồm tiền mặt
và bút tệ
• Hợp đồng tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro cho quyền lợi của bên cho vay Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn
• Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: nghĩa vụ chuyển giao tiền vay của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước để làm cơ sở và tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay
2.2 Hình thức của hợp đồng tín dụng
Theo quy định tại Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng, mọi hợp đồng tín dụng đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì những bởi những lý do sau: Hợp đồng tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng; việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa những người lập ước để cho người thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lý, an toàn trong trường hợp cần thiết; việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan có trách nhiệm của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn
Theo quy định hiện hành, văn bản hợp đồng tín dụng được hiểu bao gồm văn bản viết và văn bản điện tử Hợp đồng tín dụng được xác lập thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản Các hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng viết và có giá trị chứng cứ trong quá trình giao dịch
2.3 Nội dung của hợp đồng tín dụng
Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phù hợp với pháp luật Các điều khoản này vừa thể hiện ý chí của các bên, đồng thời cũng làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mỗi bên tham gia hợp đồng tín dụng
Theo quy định tại điều 51 Luật các tổ chức tín dụng, nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm các điều khoản cơ bản sau đây:
- Điều khoản về điều kiện vay vốn Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi
rõ trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì
Trang 5hợp đồng tín dụng mới có hiệu lực.
- Điều khoản về đối tượng hợp đồng Trong điều khoản này, các bên phải thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn
- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày ký hợp đồng Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước về khả năng này trong hợp đồng tín dụng, còn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thỏa thuận sau trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng
- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay Đây là một điều khoản rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay Vì thế, các bên phải thỏa thuận rõ ràng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay
là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn Nếu khoản vay được thỏa thuận thanh toán theo từng kỳ hạn thì các bên cũng có thể dự liệu trước về khả năng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với khả năng tài chính của bên vay khi trả nợ
- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay Trong điều khoản này, các bên cần ghi
rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì Việc thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng tín dụng được xem như một giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tùy tiện vào mục đích phiêu lưu, mạo hiểm Mặt khác, để bảo đảm lợi ích của cả hai bên và đảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, pháp luật cũng cho phép trong thời gian sử dụng vốn, các bên có quyền thỏa thuận lại về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện sử dụng vốn đã thay đổi
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Đây là điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con ¬đường thương lượng, hòa giải hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điều khoản này, có nghĩa là các bên không thỏa thuận thì việc xác định thẩm
quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng
rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thành một hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính
Trang 62.4 Giao kết hợp đồng tín dụng
Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ pháp lý do các bên thực hiện theo một trình tự luật định Việc giao kết hợp đồng tín dụng bao gồm các giai đoạn chủ yếu sau đây:
- Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng: là hành vi pháp lý do một bên thực hiện dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dung thể hiện ý chí mong muốn được giao kết hợp đồng tín dụng
Thông thường, bên đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị chính là đơn xin vay, được gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ thể và khả năng tài chính hay phương án
sử dụng vốn vay Các tài liệu này do bên vay gửi cho tổ chức tín dụng để xem xét, thẩm định và được coi như bằng chứng đề nghị giao kết hợp đòng tín dụng
Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy, có nhiều trường hợp bên chủ động giao kết hợp đồng tín dụng lại chính là tổ chức tín dụng chứ không phải là khách hàng, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tín dụng Những tổ chức tín dụng đã từng đi tiên
phong trong việc lựa chọn phương thức này chính là các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Trong trường hợp này, văn bản đề nghị là thư chào mời được tổ chức tín dụng gửi cho tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính mạnh, có uy tín trên thương trường và có nhu cầu vay vốn thường xuyên (gọi là những khách hàng tiềm năng) mà tổ chức tín dụng lựa chọn là bên đối tác Trong thư chào mời, bên đề nghị (tổ chức tín dụng) thường đưa ra những điều kiện có tính chất tổng quát nhất kèm theo những ước khoản cụ thể để cho bên kia xem xét chấp nhận Tuy nhiên, do một thư chào mời có thể không nhất thiết phải là một văn bản dự thảo hợp đồng nên trong thực tế, nếu bên tiếp nhận thư chào mời có hành vi chấp nhận toàn bộ nội dung của thư chào mời đó thì không vì thế mà hợp đồng tín dụng được coi là đã hình thành
- Thẩm định hồ sơ tín dụng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng: Thẩm định hồ sơ tín dụng: là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ – pháp lý
do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay, trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không Do tính đặc biệt quan trọng của giai đoạn này trong cả quá trình từ cho vay đến thu nợ nên pháp luật đòi hỏi bên cho vay là tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay Sau khi đã thẩm định hồ sơ tín dụng của khách
Trang 7hàng, bên cho vay có toàn quyền quyết định việc chấp nhận hoặc từ chối cho vay Trong trường hợp từ chối cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản và phải nêu rõ lí do từ chối cho vay Việc từ chối cho vay không có căn cứ xác đáng có thể là lí do để khách hàng thực hiện hành vi đối kháng với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng: là hành vi pháp lý do bên nhận đề nghị thực hiện dưới hình thức một văn bản chính thức gửi cho bên kia với nội dung thể hiện sự đồng ý giao kết hợp đồng tín dụng Theo đó, hành vi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng chỉ có giá trị như một lời tuyên bố đồng ý ký kết hợp đồng chứ không thể thay thế cho việc giao kết hợp đồng giữa các bên Có nghĩa là việc giao kết hợp đồng tín dụng chỉ được xem là hoàn thành sau khi các bên đã trải qua giai đoạn thương lượng, đàm phán trực tiếp các điều khoản của hợp đồng (bao gồm các điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoản tùy nghi) và người đại diện có thẩm quyền của các bên đã trực tiếp ký tên vào bản hợp đồng tín dụng
- Đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng: Đây là giai đoạn cuối cùng, cũng là giai đoạn trọng tâm của quá trình giao kết hợp đồng tín dụng Trong giai đoạn này, các bên gặp nhau để đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng Giai đoạn này được coi là kết thúc khi đại diện của các bên đã chính thức ký tên vào văn bản hợp đồng tín dụng
2.5 Hiệu lực của hợp đồng tín dụng
Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng
Hiệu lực pháp lí của giao dịch nói chung và giao dịch thương mại TCTD nói riêng, thực chất là sự thừa nhận của Nhà nước về những hệ quả pháp lí phát sinh bởi hành
vi giao dịch của TCTD đối với khách hàng Việc thừa nhận hiệu lực của một giao dịch pháp lí được Nhà nước thực hiện bằng cách quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch và các nguyên tắc xác định hiệu lực của giao dịch đó Ở nước ta, các điều kiện này được quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 và đương nhiên chúng được áp dụng chung cho mọi giao dịch, trong đó HĐTD với tư cách là một loại hình giao dịch dân sự đặc thù chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, “chủ thể tham gia HĐTD có năng lực hành vi dân sự”
• Bên vay gồm cá nhân, tổ chức phải thỏa mãn điều kiện có đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự
• Bên cho vay: do tính chất đặc thù của hoạt động ngân hàng nên TCTD phải
thỏa mãn 2 điều kiện:
Trang 8Tư cách pháp nhân: được xác định dựa trên hai bằng chứng có ý nghĩa quyết định
là giấy phép thành lập – hoạt động ngân hàng và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp
Năng lực và thẩm quyền đại diện của người đại diện hợp pháp cho ngân hàng thương mại: từ điều kiện này có thể khẳng định nếu thể nhân là người đại diện hợp pháp cho ngân hàng thương mại không có năng lực tiếp nhận quyền và thực hiện các quyền đó thay cho và nhân danh ngân hàng thương mại thì coi như ngân hàng thương mại đã không có khả năng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật với chủ thể khác (nghĩa là không có năng lực hành) Mặt khác, cũng có thể xem như giao dịch thương mại của ngân hàng đã vi phạm điều kiện này khi có bằng chứng chứng minh rằng người xưng danh đại diện của ngân hàng thương mại không có thẩm quyền đại diện ngân hàng để xác lập và thực hiện giao dịch với khách hàng
Thứ hai, “mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội”
Đây là điều kiện được pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi công, xét trong mối quan hệ tương hỗ với quyền lợi tư của các bên giao dịch Đối với các giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại, mục đích và nội dung giao dịch không chỉ phản ánh lợi ích của các bên mà còn bị chi phối bởi chính các lợi ích đó Mục đích của giao dịch thương mại giữa ngân hàng và khách hàng sẽ bị coi là trái pháp luật
và đạo đức xã hội khi giao dịch đó được các bên xác lập nhằm vi phạm các quy tắc pháp lí đã được Nhà nước xây dựng để bảo vệ quyền lợi chung hoặc nhằm xâm hại các giá trị đạo đức đã được Nhà nước và xã hội thừa nhận
Ví dụ, nếu ngân hàng và khách hàng giao kết hợp đồng tài khoản tiền gửi là để giúp cho khách hàng thực hiện hành vi “rửa tiền” đối với nguồn thu nhập do phạm pháp mà có thì giao dịch này được xem là có mục đích trái pháp luật
Còn nội dung của giao dịch thương mại ngân hàng sẽ bị coi là trái pháp luật và đạo đức xã hội khi các điều khoản được cam kết bởi ngân hàng và khách hàng đã vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm các chuẩn mực đạo đức đã được Nhà nước thừa nhận
Ví dụ, Ngân hàng A kí kết hợp đồng tín dụng để cho vay đối với khách hàng là con
đẻ của Tổng giám đốc ngân hàng A Giao dịch này có nội dung vi phạm điểm c khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng nên về nguyên tắc giao dịch sẽ đương nhiên vô hiệu ngay từ khi xác lập
Thứ ba, “có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện,
Trang 9bình đẳng và tự do ý chí”.
Điều kiện này liên quan mật thiết với điều kiện về năng lực hành vi dân sự của chủ thể tham gia giao dịch Chỉ khi nào xác định rõ chủ thể giao dịch có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì việc xác định tính tự nguyện và tự do ý chí của chủ thể đó mới chính xác và khoa học Đối với chủ thể giao dịch là pháp nhân ngân hàng thương mại, việc xác định tính tự nguyện và tự do ý chí có phần khác biệt và phức tạp hơn so với chủ thể giao dịch là thể nhân Điều này thể hiện ở chỗ, ý chí của pháp nhân ngân hàng thương mại thực chất là ý chí tập thể của các thành viên pháp nhân và ý chí này thường được thể hiện thông qua các quyết định của tập thể thành viên pháp nhân hoặc thể hiện thông qua hành vi của những người đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại
Một HĐTD được coi là không có sự đồng thuận khi sự thỏa thuận đó giữa các bên
bị các khiếm khuyết như sự nhầm lẫn, sự lừa dối, lường gạt học sự ép buộc, cưỡng bức trong khi giao ¬kết hợp đồng Trên nguyên tắc, các khuyết tật này phải ảnh hưởng mang tính quyết định đến ý chí giao kết của các bên mới được coi là sự kiện pháp lý làm cho HĐTD vô hiệu
Thứ tư, “hình thức của giao dịch”
Đối với các giao dịch dân sự mang tính đặc thù như giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại, vấn đề hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ loại giao dịch này cần được pháp luật quy định chặt chẽ về mặt hình thức nhằm ngăn ngừa các rủi ro pháp lí cho các bên trong quá trình xác lập và thực hiện giao dịch nên pháp luật ngân hàng đòi hỏi hình thức của HĐTD phải được xem là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Xuất phát từ yêu cầu này của thực tiễn giao dịch ngân hàng, pháp luật đòi hỏi hầu hết các giao dịch loại này phải được xác lập dưới hình thức văn bản hay tài liệu giao dịch hợp thức và có giá trị chứng cứ chứng minh nội dung cam kết của các bên
Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD:
Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là điểm mốc thời gian mà kể từ đó quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia HĐTD bắt đầu phát sinh Trên thực tế, pháp luật của từng nước có những quy định rất khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD Còn ở Việt Nam, theo Đ405 BLDS 2005 ta có thể lý giải rằng thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản của hợp đồng và bên sau cùng đã ký tên vào văn bản HĐTD
Sự vô hiệu của HĐTD và các nguyên tắc xử lí hậu quả vô hiệu:
Trên nguyên tắc, khi một HĐTD không thoả mãn một trong số các điều kiện có
Trang 10hiệu lực do pháp luật quy định thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu và sự vô hiệu này,
về lí thuyết có thể được nhìn nhận là ở trạng thái tuyệt đối (đương nhiên vô hiệu) hoặc tương đối (có thể vô hiệu)
Trong khoa học pháp lí, việc xác định trạng thái vô hiệu (tuyệt đối hoặc tương đối) của các giao dịch pháp lí nói chung và giao dịch thương mại của ngân hàng nói riêng thường dựa vào nguyên tắc cơ bản là:
- Nếu giao dịch được xác lập nhưng vi phạm những quy tắc pháp lí có mục đích bảo vệ lợi ích công hay trật tự công thì hậu quả kéo theo là giao dịch đó đương nhiên vô hiệu ngay từ khi xác lập (vô hiệu tuyệt đối) và bất kì ai quan tâm đến lợi ích chung đều có thể yêu cầu toà án tuyên bố vô hiệu
- Ngược lại, nếu giao dịch được xác lập nhưng chỉ vi phạm các quy tắc pháp lí có mục đích bảo vệ lợi ích tư hay quyền lợi tư của các bên tham gia vào giao dịch thì hậu quả kéo theo là giao dịch đó có thể bị coi là vô hiệu (vô hiệu tương đối) và chỉ những người có quyền lợi bị xâm hại (bao gồm các bên của giao dịch hoặc người thứ ba không tham gia vào giao dịch nhưng có quyền lợi liên quan) mới có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình
2.6 Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng tín dụng
Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
- Nghĩa vụ chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng hạn và địa điểm cho khách hàng vay
sử dụng (nghĩa vụ giải ngân)
- Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay và trả nợ của khách hàng
- Quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay đúng thỏa thuận, kể cả tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có)
Quyền và nghĩa vụ của bên vay:
- Quyền từ chối các yêu cầu không hợp lý của tổ chức tín dụng khi ký kết, thực hiện và thanh lý hợp đồng tín dụng
- Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ hoặc các vi phạm hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng
- Quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Nghĩa vụ sử dụng tiền vay hiệu quả và đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, trả tiền phạt vi phạm hợp đồng tín dụng
và tiền bồi thường thiệt hại cho bên cho vay (nếu có)
2.7 Thực hiện hợp đồng tín dụng và trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín