1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại ở việt nam và thực tiễn áp dụng hợp đồng nhượng quyền thương mại (luận văn thạc sỹ luật)

74 26 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 153,27 KB

Nội dung

Trong bối cảnh hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanhthực phẩm và đồ uống, chuỗi nhà hàng F&B đầy tiềm năng và ngày càng phát triểnnên việc nghiên cứu về hoạt động n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG HOÀI THANH

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN

• • • • THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

• • • • HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

ĐẶNG HOÀI THANH

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN

• • • • THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

• • • • HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI.

Ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG ANH SƠN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 3

cứu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này kính đề nghị Trường Đại học Kinh tế - Luật xem xét

để tôi có thể bảo vệ luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

ĐẶNG HOÀI THANH

Trang 4

MỤC LỤC Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 6 1.1 Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 6

1.1.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại 6

1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới 6

1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 8

1.1.2 Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 9

1.1.2.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế 9

1.1.2.2 Khái niệm về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý 11

1.1.2.3 Đặc trưng cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại 14

1.1.3 Phân loại nhượng quyền thương mại 16 1.1.3.1 Phân loại nhượng quyền thương mại một số hình thức kinh doanh tương tự

16

Trang 5

1.1.4.1 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền 23

1.1.4.2 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với bên nhận nhượng quyền 25 1.1.4.3 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .25

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 27

2.1 Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại 27

2.2 Chủ thể của hợp đồng 29

2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhượng quyền 33

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền 35

2.3 Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại 37

2.4 Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại 38

2.5 Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại 39

2.6 Gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại 40

2.7 Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại 40

2.8 Giao kết hợp đồng 41

2.9 Vấn đề sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 43

2.9.1 Bảo hộ nhãn hiệu 44

2.9.2 Chuyển giao công nghệ 45

2.10 Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền 46 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG

Trang 6

3.2 Một số mô hình nhượng quyền thương mại tiêu biểu ở Việt Nam 49 3.3 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam 51

3.4 Một số vấn đề vướng mắc trong quá trình giao kết và triển khai hợp đồng nhượng quyền thương mại 53

3.4.1 Giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại 533.4.2 Một số vướng mắc trong quá trình triển khai hợp đồng nhượng quyền thươngmại 61

3.5 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật 64

3.5.1 Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng 643.5.2 Hoàn thiện quy định về chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại 663.5.3 Hoàn thiện quy định về sở hữu trí tuệ điều chỉnh hoạt động nhượng quyềnthương mại 66

KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh xuất hiện hơn 100năm nay và khá thành công trên thế giới Một số thương hiệu đã áp dụng mô hìnhnhượng quyền vào chiến lược kinh doanh và trở thành những thương hiệu toàn cầutiêu biểu như: McDonald's, KFC, 7_Eleven, Metro

Du nhập vào Việt Nam từ giữa những năm 90 thế kỷ 20, Nhượng quyềnthương mại được đánh giá là hình thức kinh doanh khá mới mẻ nhưng nhiều tiềmnăng và ổn định tại Việt Nam, khi mà môi trường kinh tế có sức hút đối với nhà đầu

tư nước ngoài bởi các cải cách mạnh mẽ về kinh tế, pháp luật song song với đó làquá trình hội nhập quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng của Việt Nam, nhất là saukhi Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại vào năm 1994 và Việt Nam gia nhập WTO

Những năm gần đây hoạt động Nhượng quyền thương mại có xu hướng pháttriển nhanh Hàng loạt các tên tuổi ở Việt Nam như: Trung Nguyên, Phở 24, Kinh

Đô, Thời trang Foci, đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, Cùng với tốc độtăng trưởng kinh tế, lại là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng của thế giới,

có thể thấy Việt Nam là mảnh đất màu mỡ của hoạt động nhượng quyền thương mại.Điều này đặt ra cho Việt Nam những thách thức to lớn trong việc hoàn thiện hànhlang pháp lý điều chỉnh hoạt động Nhượng quyền thương mại-điều kiện quan trọngcho sự thành công và phát triển phương thức kinh doanh này

Có thể thấy, việc gia nhập WTO khiến Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởngcho các nhà đầu tư nước ngoài, nền kinh tế phát triển đáng kinh ngạc, làm đổi mới bộmặt đất nước một cách toàn diện và có thay đổi đáng kể đời sống của nhân dân ta.Với lực lượng dân số trẻ, mức thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng lên, xuhướng tìm những sản phẩm mới do sự ảnh hưởng của nền văn hoá công nghiệpphương Tây trong quá trình hội nhập quốc tế, đã tạo điều kiện phát triển cho mộttrong lĩnh vực tiềm năng nhất hiện nay là kinh doanh thực phẩm và đồ uống, chuỗinhà hàng (F&B) và là lĩnh vực chưa bao giờ hết sôi động khi liên tục thu hút cácthương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài Không những thế Nhượng quyền thương

Trang 8

mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và đồ uống, chuỗi nhà hàng (F&B) cònđược các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá là thường thành công hơn vàgiảm thiểu nhiều rủi ro hơn so với Nhượng quyền thương mại trong các lĩnh vựckhác Trong bối cảnh hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanhthực phẩm và đồ uống, chuỗi nhà hàng (F&B) đầy tiềm năng và ngày càng phát triểnnên việc nghiên cứu về hoạt động nhượng quyền thương mại và xây dựng hành langpháp lý cho Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực này là vô cùng cầnthiết.

Hợp đồng Nhượng quyền thương mại là hình thức pháp lý thực hiện hoạtđộng nhượng quyền thương mại là căn cứ pháp luật quan trọng nhất và cũng là cơ sởhợp tác kinh doanh của các bên ký kết, được thể hiện qua các thoả thuận về quyền vànghĩa vụ các bên, đồng thời là căn cứ để giải quyết tranh chấp giữa các bên Thôngqua các hợp đồng Nhượng quyền thương mại, Nhà nước có thể quản lý hoạt độngnhượng quyền

Từ những thực tế đã nêu ở trên thiết nghĩ việc nghiên cứu: “Pháp luật về

hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng hợp đồng nhượng quyền thương mại” là vô cùng cần thiết và quan trọng trong việc

hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động Nhượng quyền thương mại

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt độngNhượng quyền thương mại (franchising) và pháp luật về hoạt động Nhượng quyềnthương mại cũng như việc áp dụng hợp đồng nhượng quyền thương mại trong thựctiễn

Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động nhượng quyền thươngmại cũng như hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, nhưngkhông đồng thời phân tích sâu đối với thực tiễn tại công ty cụ thể nào cả Đánh giánhững ưu điểm cũng như những mặt hạn chế đối với pháp luật hoạt động nhượngquyền thương mại

Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệuquả thực thi của các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện

Trang 9

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về không gian là hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam

có thể mở rộng phần nào đó ra hoạt động nhượng quyền ở nước ngoài, về phạm vithời gian luận văn phân tích, đánh giá sự phát triển của pháp luật về hoạt độngnhượng quyền thương mại trong giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập WTO - đượcxem như thời điểm nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào sân chơi “kinh tế thịtrường mở” Phạm vi về nội dung: tập trung thực trạng hoạt động nhượng quyềnthương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng

Đối tượng nghiên cứu mà tác giả muốn hướng tới trong đề tài trong một sốvấn đề lý luận của nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng quyềnthương mại nói riêng trong đó tập trung chủ yếu là về những nét cơ bản của hệ thốngpháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Xem xét việc áp dụng pháp luật đối với hoạt động nhượng quyền thương mạichủ yếu thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại Trên cơ sở đó đưa ra một sốđánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồngnhượng quyền thương mại từ thực tiễn áp dụng cũng như hoàn thiện hơn về khungpháp lý hoạt động nhượng quyền thương mại

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học pháp lý như:phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp liệtkê, các phương pháp được sử dụng đan xen lẫn nhau để có thể xem xét một cáchtoàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động nhượng quyền thương mại vàhợp đồng nhượng quyền thương mại

5 Tình hình nghiên cứu và đóng góp của đề tài

Do hình thức nhượng quyền thương mại đã được áp dụng thành công trên thếgiới từ những thập niên 60, 70 nên có nhiều đề tài nghiên cứu, sách báo, tạp chí vàcác tài liệu khác trên thế giới Ngoài ra hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều bài viết,công trình nghiên cứu về vấn đề này Trong đó có các vấn đề pháp lý về hợp đồngnhượng quyền thương mại cũng được đề cập cập tới thường xuyên Có thể kể đến

Trang 10

như bài viết: “Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại” của Tiến sỹ

Bùi Ngọc Cường đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8/2007; Bài viết

“Nhượng quyền thương mại-một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” của

Tiến sỹ Vũ Đặng Hải Yến đăng trên Tạp chí Luật học, số 3/2005

Các đóng góp của đề tài mà tác giả muốn hướng tới trong luận văn: nghiêncứu bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật trong điều chỉnh hợp đồng nhượngquyền thương mại cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, với tìnhhình kinh tế- xã hội đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả thựcthi pháp luật, đảm bảo quyền lợi các bên tham gia ký kết hợp đồng, các vấn đề vềcam kết bảo mật thông tin và cạnh tranh trong quá trình hoạt động nhượng quyềnthương mại, giữ gìn thương hiệu

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài các nội dung giới thiệu về đề tài; mục tiêu, phạm vi và phương phápnghiên cứu của đề tài; tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài thì luậnvăn của tác giả có kết cấu như sau:

Chương 1: Một số lý luận chung về nhượng quyền thương mại và pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Chương 2: Quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại Chương 3: Tổng quan hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Do trình độ hiểu biết, kinh nghiệm còn hạn chế, đồng thời đây cũng là côngtrình nghiên cứu khoa học đầu tay, nên luận văn khó tránh khỏi sự thiếu sót chủquan Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý giá của thầy cô và các bạnđộc giả để ngày càng hoàn thiện hơn

Chân thành cảm ơn!

Trang 11

1 Lý Quý Trung,Franchise Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, Nhà Xuất

bản Trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh; Tr.12

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI.

1.1 Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại

1.1.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại

1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới

Nhượng quyền thương mại, tiếng anh là franchise, là khái niệm xuất hiện từgiữa thế kỷ 19 tại Châu Âu Franchise có nguồn gốc tiếng Pháp “franc” có nghĩa là

tự do, tiếng Anh là “free”.1 Vào thời trung cổ, các lãnh chúa hay các quý tộc cóquyền cho phép người dân tổ chức buôn bán hay lập chợ giao thương, hoặc vận hànhchiếc phà đưa người qua sông hay cho phép săn bắn trên lãnh thổ đất đai của mình.Việc “cấp quyền” này không chỉ bó hẹp trong các lãnh địa mà tồn tại trong một quốcgia, nơi mà một vị vua có thể cấp quyền cho các thần dân của mình được thực hiệnbuôn bán thương mại hay ủ bia cho đến xây dựng đường xá Không những thế,những vị vua còn có thể trao độc quyền một lĩnh vực thương mại nào đó khi thấy cầnthiết Dần dần, “franchise” trở thành một phần của Luật dân sự Châu Âu (EuropeanCommon Law)

Sau nhiều thế kỷ, khái niệm nhượng quyền thương mại manh nha khởi đầu từnăm 1840 tại Đức, khi một nhà ủ bia đã giao quyền phân phối độc quyền cho một sốquán trọ các loại bia do mình sản xuất

Tuy nhiên, việc chính thức thừa nhận hoạt động nhượng quyền thương mại(franchise) lại có khởi nguồn và phát triển tại Hoa Kỳ, vào giữa thế kỷ 19, Công tySinger (chủ yếu sản xuất máy khâu) đã ký hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầutiên Theo đó, Công ty Singer đã trao quyền phân phối sản phẩm cho các đại lý muốnbán sản phẩm của mình tại những khu vực địa lý nhất định và có thu phí bản quyền

Trang 12

Những Hợp đồng của Công ty Singer soạn thảo được coi là những bản hợp đồng đầutiên trên thế giới, là nền tảng cơ bản cho các bản hợp đồng nhượng quyền hiện đạisau này.

Trong một khoảng thời gian dài sau đó của những năm đầu thế kỷ 20, cáccông ty lọc dầu, chế tạo ô tô đã liên tiếp bán các sản phẩm của mình đi khắp nơinhưng thời điểm bùng nổ franchise này chỉ dừng lại mức nhượng quyền phân phối vàbán các sản phẩm công nghiệp

Nhượng quyền thương mại thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau năm 1945 tạiHoa Kỳ, khi Thế Chiến II kết thúc, cùng với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhàhàng, khách sạn và hệ thống kinh doanh phân phối theo kiểu bản lẻ mà sự đồng nhất

về cơ sở hạ tầng thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệthống kinh doanh theo phương thức này Từ những năm 60, hình thức nhượng quyềnnày không những thịnh hành ở Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển như Anh,Pháp, Sự lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nướcChâu Âu trong lĩnh vực thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần truyền bá vàphát triển nhượng quyền thương mại trên khắp thế giới

Nhận thấy lợi ích từ phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã ban hànhnhiều chính sách khuyến khích phát triển nhượng quyền thương mại Hoa Kỳ là quốcgia đầu tiên luật hoá nhượng quyền thương mại và có nhiều chính sách ưu đãi chonhững cá nhân, tổ chức kinh doanh theo phương thức này Các nước như Anh,Pháp.cũng ra sức thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại, khuyếnkhích hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền thương mại ngoài lãnh thổquốc gia mình Nhiều trung tâm hỗ trợ, học thuật, nghiên cứu của chính phủ lẫn tưnhân ra đời, các trường đại học có các chuyên ngành về nhượng quyền thương mạinhằm đào tạo, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế

Không chỉ các nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp chú trọng đến hoạt động nhượngquyền thương mại, mà tại các nước Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, đã bắt đầunhận thấy sự tác động của nhượng quyền thương mại đối với sự phát triển nền kinh

Trang 13

tế quốc dân và là xu thế tất yếu của toàn cầu hoá Do đó, nhiều chính sách, giải phápphát triển kinh tế liên quan đến nhượng quyền thương mại được nghiên cứu, ứngdụng Năm 1992, Malaysia đã bắt đầu triển khai chương trình phát triển hoạt độngnhượng quyền thương mại (Franchise development Program) nhằm thúc đẩy gia tăng

số lượng doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức nhượng quyền không những trongnước mà còn ra nước ngoài Singapore cũng có nhiều chính sách đẩy mạnh hoạtđộng nhượng quyền trong nhiều lĩnh vực đào tạo, kinh tế, du lịch, khách sạn,

Có thể thấy cho đến tận ngày nay, nhượng quyền thương mại đã lan rộng racác châu lục trên thế giới như một xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hoá với

sự hiện diện trong nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh đa dạng phong phú

1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Nhượng quyền thương mại được du nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ như: Mobil,Exxon (Esso), Shell Vào những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, nhượngquyền thương mại xuất hiện trở lại tuy nhiên vẫn là một hoạt động kinh doanh mới

mẻ tại Việt Nam.2

Cùng với làn sóng mở cửa hội nhập kinh tế nhanh chóng, Việt Nam trở thànhthị trường được chú ý đối với các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực Hàng trămthương hiệu lớn quốc tế và khu vực trong lĩnh vực nhà hàng-ăn uống, giáo dục, chămsóc sức khoẻ đã không bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này mà tìm kiếm đối

Trang 14

tác nhượng quyền độc quyền tại Việt Nam điển hình như: McDonald's, KFC,Lotteria, Cirkle K, Baskin Robbins,

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách phát triển nhượngquyền thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu Việt Theo

số liệu của Bộ Công Thương thì số lượng doanh nghiệp Việt Nam được cấp phépnhượng quyền ở nước ngoài rất thấp Đầu tiên phải kể đến Trung Nguyên, nhà tiênphong trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam Ban đầu được thành lập năm 1996với quy mô chỉ là một xí nghiệp sản xuất cà phê nhỏ, sau gần mười năm thương hiệuTrung Nguyên đã nổi tiếng nhất Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế khôngnhững nhượng quyền ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan mà còn ở Hoa Kỳ SauTrung Nguyên là thương hiệu Phở 24h cũng là một doanh nghiệp biết tận dụng tối đanhượng quyền thương mại để vươn lên tầm để phát triển mô hình nhượng quyềnthương mại gồm các nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, thủ đôJakarta-Indonesia.Ngoài ra còn có thể kể đến Kinh Đô Bakery, Giày dép T&T, Thờitrang Ninomax

1.1.2 Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại

1.1.2.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế

Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong những năm gần đây đượcnghiên cứu rất nhiều, cũng như hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể đangdiễn ra sôi nổi không những trên thế giới mà còn ở Việt Nam Có thể thấy, ở góc độkinh doanh, hoạt động nhượng quyền thương mại là một sự kết hợp hiệu quả giữaxúc tiến thương mại và phân phối thương mại tạo ra lợi ích lớn cho bên nhượngquyền và bên nhận nhượng quyền Qua đó, thương nhân có thể phát triển công việckinh doanh của mình dưới một tên thương mại mà tên thương mại đấy, ban đầu đượcđầu tư, xúc tiến và tài sản của thương nhân khác và thương hiệu“thành công” và “nổitiếng” Mua, bán và sử dụng thương hiệu “thành công” và “nổi tiếng” là cách hiểuđơn giản đối với hoạt động nhượng quyền Tuy nhiên, đây không phải là mục đíchcuối cùng của mối quan hệ mua, bán thương hiệu này Khi quan hệ nhượng quyềnthương mại được thiết lập, các bên, dù một cách gián tiếp hay trực tiếp, đều hướng

Trang 15

tới việc tối đa lợi nhuận từ việc phân phối thành công khối lượng lớn hàng hoá dịch

vụ đặc thù dưới một tên thương mại chung

Ở đây, dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là một phương thức

mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hoá dịch vụ của các thương nhânthông việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu hoặc bí quyết kinh doanhcủa một thương nhân khác Hoạt động này được lập bởi ít nhất là hai bên chủ thể:Bên nhượng quyền thương mại (Franchisor) và Bên nhận chuyển nhượng(Franchisee)

Bên nhượng quyền thương mại (Franchisor)-hay là người bán franchise: làbên độc lập, muốn mở rộng sự phát triển, muốn kinh doanh bằng “quyền kinhdoanh” hoặc “quyền thương mại” của bên nhượng quyền, có thể là một doanh nghiệpcông nghiệp, một nhà sản xuất hay người cung cấp dịch vụ sở hữu quyền khai tháccác yếu tố như thương hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh

Bên nhận chuyển nhượng-Franchisee hay còn gọi là người mua franchise,được quyền sử dụng “quyền kinh doanh” của bên nhượng quyền để triển khai hoạtđộng kinh doanh nhưng phải tuân thủ các điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ratrong đó có việc triển khai hoạt động kinh doanh và theo mô hình của bên nhượngquyền

Cụ thể, Các bên đồng ý rằng, Bên nhượng quyền trao cho Bên nhận “quyềnkinh doanh” bao gồm quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch

vụ dưới tên thương mại hoặc nhãn hiệu hàng hoá của mình và Bên nhận “quyền kinhdoanh” phải một khoản phí cố định hay phần trăm doanh thu trong khoảng thời giannhất định Như vậy, dưới góc độ kinh tế, bản thân nhượng quyền thương mại khôngphải là cơ sở kinh doanh mà là một cách thức kinh doanh Thông qua cách thức kinhdoanh này, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều hướng tới những doanh thutrực tiếp do các hoạt động tương đối độc lập đem lại

1.1.2.2 Khái niệm về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý

Xét ở góc độ pháp lý, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thươngmại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của các thương nhân thông qua việc chia sẻ

Trang 16

quyền thương mại trên một tên thương mại, quy trình, bí quyết kinh doanh cho mộtthương nhân khác Quan hệ ràng buộc giữa các bên được tạo nên bởi một loạt cácthoả thuận pháp lý, trong đó, bên nhượng quyền dưới sự cho phép, giám sát của phápluật, đồng ý trao cho bên nhận quyền một quyền thương mại bao gồm quyền sửdụng, mô hình, kỹ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại củamình, đồng thời bên nhượng quyền nhận lại một khoản phí hay một phần trăm doanhthu trong thời gian nhất định Được sự chấp thuận của bên nhượng quyền, bên nhậnnhượng quyền được quyền sử dụng các dấu hiệu nhận biết thương hiệu hay sản phẩmcủa thương nhân do bên nhượng quyền làm chủ sở hữu để tiến hành hoạt động kinhdoanh nhưng phải đồng ý tuân thủ một số điều kiện do bên nhượng quyền đưa ra.

Một trong những khái niệm pháp lý sớm nhất về nhượng quyền thương mại

đó là một phần phán quyết của Toà án phúc thẩm Paris ngày 20/04/1978 như sau:

“Nhượng quyền thương mại được định nghĩa như một phương pháp hợp tác giữa hai hay nhiều doanh nghiệp, một bên là bên nhượng quyền, bên kia là bên được nhượng quyền, trong đó, bên nhượng quyền-chủ sở hữu của tên thương mại hoặc tên pháp lý quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt, trao cho người khác quyền sử dụng một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ nguyên gốc hoặc đặc biệt, để độc quyền khai thác chúng một cách bắt buộc và hoàn toàn theo cách thức thương mại

đã được thử nghiệm, được chỉnh sửa và hoàn thiện định kỳ, để có được ảnh hưởng tốt nhất đối với thị trường và để đạt được sự phát triển tăng tốc của hoạt động thương mại của doanh nghiệp liên quan để đổi lấy tiền bản quyền hoặc một lợi thế; theo hợp đồng, có thể có sự hỗ trợ về sản xuất, thương mại hoặc tài chính, để bên được nhượng quyền hội nhập vào hoạt động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhượng quyền có thể tiến hành kiểm soát đối với bên được nhượng quyền về việc thực hiện một phương pháp độc đáo hoặc một bí quyết đặc biệt để duy trì hình ảnh của nhãn hiệu dịch vụ hoặc sản phẩm bán ra và phát triển khách hàng với giá

rẻ nhất, với khả năng sinh lợi lớn nhất của hai bên, theo đó, hai bên vẫn độc lập hoàn toàn về pháp luật”.

Trang 17

Theo định nghĩa của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (TheInternational Franchise Association-IFA) về Nhượng quyền thương mại đây là mốiquan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuấthoặc duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnhnhư: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệuhàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát;

và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các

nguồn lực của mình 3

Như vậy, định nghĩa của IFA về bản chất của nhượng quyền thương mại khá

là đầy đủ và có cùng bản chất hoạt động nhượng quyền thương mại trong phán quyếtcủa Toà án phúc thẩm Pháp khi chỉ ra rằng nhượng quyền thương mại là hợp đồng,

là sự thoả thuận giữa franchisor và franchisee Theo đó, quyền và nghĩa vụ của cácbên được thể hiện cơ bản như dưới đây:

Thứ nhất, Bên nhận nhượng quyền có quyền kinh doanh sản phẩm hoặc dịch

vụ dưới nhãn hiệu của bên nhượng quyền,

Thứ hai, Bên nhận nhượng quyền có quyền sử dụng bí quyết kinh doanh,công thức kinh doanh của Bên nhượng quyền,

Thứ ba, Bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp phương thức kinh doanhcũng như hỗ trợ Bên nhận nhượng quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh,

Trang 18

Thứ tư, Bên nhận nhượng quyền thanh toán các khoản phí từ những quyền lợi

kể trên,

Tại Việt Nam, khái niệm nhượng quyền thương mại được thể hiện tại Điều

284 Luật Thương mại năm 2005 cụ thể:

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1 Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức

tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” 16

Có thể thấy, pháp luật Việt Nam coi nhượng quyền thương mại là một hoạtđộng thương mại, vì vậy, hoạt động này phải do thương nhân thực hiện và có mụcđích kinh doanh Không những thế, ở điều luật này còn chỉ ra mối quan hệ ràng buộc

giữa bên nhượng quyền thương mại và bên nhượng quyền ở việc “kiểm soát và hỗ

trợ cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Như vậy khái niệm về nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế và pháp

lý, với những đặc điểm đã phân tích ở trên có thể thấy nhượng quyền thương mại làmột hoạt động thương mại đặc thù Ở góc độ pháp lý, nhượng quyền thương mại làquan hệ pháp luật được thiết lập trên cơ sở hai bên cùng thoả thuận và ký kết hợpđồng, trong đó, bên nhượng quyền thương mại cho phép bên nhận nhượng quyềnđược sử dụng các quyền kinh doanh của mình chủ yếu là các quyền về đối tượng sởhữu trí tuệ để tiến hành kinh doanh với tư cách pháp lý độc lập Đổi lại, bên nhậnnhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền các phí nhượng quyền có thể baogồm: phí nhượng quyền ban đầu, phí nhượng quyền duy trì có thể là một khoản phí

16 Điều 284 Luật Thương mại năm 2005

Trang 19

cố định hoặc dựa trên phần trăm doanh thu hàng tháng, hàng năm của bên nhậnnhượng quyền Đồng thời, bên nhượng quyền thương mại có các điều kiện ràng buộcbên nhận nhượng quyền phải tuân thủ nhằm duy trì tính hệ thống thương hiệu hoặcmang tính chất kiểm soát hoạt động kinh doanh trên cơ hỗ trợ bên nhận nhượngquyền về mặt kỹ thuật, đào tạo nhân lực hay các chương trình xúc tiến thương mại.

1.1.2.3 Đặc trưng cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại

Nhìn chung, nhượng quyền thương mại cho dù được nhìn nhận dưới góc độnào, hay ở những khu vực khác nhau, có thể được gọi bằng những tên gọi khác nhautuy nhiên nhượng quyền thương mại luôn được xác định bằng những đặc trưng cơbản sau đây:

Một là, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền thươngmại và bên nhận nhượng quyền đều có tính chất độc lập với nhau rất rõ nét Cho dù,

sự kiểm soát và hỗ trợ qua lại giữa các bên nhưng mỗi bên đều có tính chất pháp lý

và trách nhiệm tài chính độc lập với nhau Qua đó, bên nhượng quyền đồng ý chobên nhận nhượng quyền được khai thác các nội dung chủ yếu của quyền thương mại

và thực hiện quyền kiểm soát đối với bên nhận quyền Ở đây, Bên nhượng quyền sẽthực hiện việc kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất công việc kinh doanh củaBên nhận quyền Việc kiểm tra sẽ giúp Bên nhượng quyền quản lý, bảo vệ thươnghiệu cũng như tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền Vì có thể, để tránh nhàmchán trong việc kinh doanh, Bên nhận quyền có thể sáng tạo thêm, bổ sung hoặc thayđổi một chút đối với công thức, màu sắc, ký tự, bộ nhận diện thương hiệu ở đây họthấy cần thiết để công việc kinh doanh tiến triển hơn, mới mẻ hơn Tuy nhiên, nhữngthay đổi được coi “nhỏ nhặt” này lại ảnh hưởng lớn tới tính ổn định, thống nhất củanhãn hiệu, hàng hoá, nhận diện thương hiệu mà Bên nhượng quyền đã đổ công sứcxây dựng thành công Do đó, việc kiểm soát là cần thiết để ổn định hệ thống nhượngquyền, mặt khác cũng là sự hỗ trợ cần thiết của Bên nhượng quyền khi bên nhậnnhượng quyền thiếu kinh nghiệm, gặp khó khăn trong quá trình vận hành, hoạt độngkinh doanh Vấn đề đặt ra ở đây khi việc kiểm soát sẽ khá khó khăn khi việc nhậnquyền thương mại ở nước ngoài, lúc này việc bảo vệ thương hiệu sẽ phụ thuộc vào ý

Trang 20

thức của bên nhận quyền.

Thứ hai, sự đồng nhất, đồng bộ về mặt hình thức biểu hiện qua cách thức tiếnhành hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận quyền, bao quát hơn

đó là trong cả hệ thống nhượng quyền thương mại là đặc trưng cơ bản không thểthiếu

Thứ ba, quyền sở hữu Bên nhượng quyền thương mại sở hữu thương hiệu,dịch vụ, ý tưởng, quy trình, bí mật sản xuất, sáng chế, một phần trang thiết bị đặcbiệt hoặc bí quyết công nghệ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh Quyền sở hữu thuộc

về bên nhượng quyền thương mại ban đầu (hay còn gọi là nhượng quyền sơ cấp).Trong trường hợp, Bên nhượng quyền thứ cấp thì không có quyền sở hữu mà chỉđược cấp quyền sử dụng và phải được phép của bên nhượng quyền ban đầu khi muốncấp phép lại cho bên thứ ba Quyền hạn của Bên nhận quyền về “quyền kinh doanh”

sẽ do Bên Nhượng quyền thương mại quyết định trong hợp đồng

Thứ tư, chuyển giao quyền Việc cấp quyền của chủ thương hiệu cho mộthoặc nhiều đối tượng xác định để khai thác thương hiệu, dịch vụ, ý tưởng kinhdoanh, quy trình sáng chế hay bí quyết công nghệ Các quyền mà Bên nhượng quyềnthương mại có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phụ thuộc vào từng đối tượng

dự kiến nhận quyền, khu vực hoạt động của Bên nhượng quyền thương mại

Thứ năm, giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại Có thể thấy đây làgiai đoạn đầu tiên để xác lập mối quan hệ nhượng quyền thương mại Trong đó, nộidung của hợp đồng thể hiện các quy định và quyền quản lý liên quan đến hoạt độngkinh doanh và quyền khai thác của Bên nhận quyền thương mại Hợp đồng sẽ do BênNhượng quyền soạn thảo để đảm bảo tính thống nhất của thương hiệu và hệ thốngkinh doanh Thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại, ”Bên nhượng

Trang 21

5 Khoản 1 Điều 3 Bộ Quy tắc về hoạt động nhượng quyền thương mại của Australia

quyền thương mại sẽ thiết lập lên một hệ thống nhượng quyền thương mại bao gồmmột hệ thống kinh doanh trong đó một bên nhượng quyền chuyển giao quyền thươngmại cho một bên nhận quyền” 5 Khi đã trở thành hệ thống kinh doanh, việc kinhdoanh của các đơn vị thành viên sẽ trở nên thuận lợi hơn nhiều khi mà có sự tương

hỗ lẫn nhau giữa các thành viên trong hệ thống đó Tuy nhiên, các bên cũng cần có

sự cân nhắc kỹ càng trước khi triển khai ký kết hợp đồng nhượng quyền Nếu hoạtđộng tốt sẽ sẽ giúp cho cả hai bên phát triển Bên nhượng quyền thương mại sẽ mởrộng được thị trường, tăng doanh thu Bên nhận quyền thương mại sẽ thu hồi vốnnhanh nhờ kinh doanh phương thức đã thành công, hay có thể được đồng ý được cấpquyền lại cho bên thứ ba có nhu cầu nhận quyền thương mại Tuy nhiên, ở chiềungược lại nếu việc kinh doanh không đúng theo kỳ vọng của đôi bên, rủi ro và hạnchế bởi những ràng buộc trong hợp đồng nhượng quyền sẽ không tạo được lợi íchcũng như hạn chế sự sáng tạo kinh doanh của Bên nhận quyền Vì vậy luật pháp quyđịnh sự rõ ràng về việc công khai thông tin trong hoạt động nhượng quyền thươngmại

Thứ sáu, bên nhận nhượng quyền chi trả các khoản phí nhượng quyền và tuânthủ các điều kiện cũng như sự giám sát mà bên nhượng quyền đưa ra để được kinhdoanh theo phương thức của bên nhượng quyền Các khoản phí này bao gồm nhiềuyếu tố về vị trí, quy mô kinh doanh của bên nhận quyền, sự thành công của thươnghiệu mục đích của các bên trong mối quan hệ nhượng quyền thương mại

1.1.3 Phân loại nhượng quyền thương mại

1.1.3.1 Phân loại nhượng quyền thương mại một số hình thức kinh doanh tương tự

a Hình thức kinh doanh đại lý

Theo Luật thương mại 2005, đại lý là hoạt động thương mại mà bên giao vàbên nhận đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua bán, hàng hoá

Trang 22

cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng đểhưởng thù lao Khác biệt giữa kinh doanh nhượng quyền thương mại và đại lý làhàng hoá, dịch vụ theo hình thức kinh doanh đại lý là thuộc sở hữu của bên giao đại

lý Còn kinh doanh nhượng quyền thương mại, dịch vụ và hàng hoá mà bên nhậnquyền thương mại kinh doanh là của bên nhận quyền Bên nhận quyền tự quyết địnhgiá cả cho từng sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầucủa bên nhượng quyền Bên nhận quyền thương mại tự phát triển, kinh doanh theoquyền thương mại đã nhận và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, bênnhận quyền hưởng được lợi nhuận nhiều khi bán được nhiều hàng hoá và dịch vụ.Còn thù lao đối với hoạt động đại lý tính theo phương thức hoa hồng hoặc chênhlệch giá Nếu bên đại lý ấn định giá mua, giá bán hoặc giá cung ứng dịch vụ thì bênnhận đại lý được hưởng hoa hồng theo lượng hàng hoá đã mua bán hoặc cung ứngdịch vụ

b Hình thức kinh doanh phân phối sản phẩm

Phân phối sản phẩm là chia cho nhiều người ở nhiều khu vực theo nhữngphần khác nhau Phân phối sản phẩm là việc bên sở hữu sản phẩm sẽ chia những sốlượng hàng hoá cho những người hoặc cửa hàng ở những khu vực khác nhau để bánsản phẩm Thông thường, các công ty lớn thường có hệ thống phân phối sản phẩmcủa mình tại các vị trí địa lý khác nhau nhằm đẩy mạnh việc đưa sản phẩm tới tận tayngười tiêu dùng nhằm mở rộng thị trường Hệ thống phân phối sản phẩm giống nhưcác hình thức kinh doanh bán lẻ cho người tiêu dùng Các nhà phân phối sản phẩmcũng là một “mắt xích” trong hệ thống bán lẻ Theo đó, tuỳ vào sức tiêu thụ và nhucầu của người tiêu dùng trong từng khu vực mà công ty quyết định phân phối sảnphẩm nhiều hay ít Các nhà nhận phân phối sản phẩm phải phụ thuộc vào công ty, làcửa hàng bách hoá của công ty Hình thức này gần giống với loại hình nhượng quyềnthương mại phân phối sản phẩm ở chỗ đề được sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm đểkinh doanh, điểm khác nhau là không có yếu tố hỗ trợ như nhượng quyền thươngmại Chủ sở hữu sản phẩm chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm được bán ra chứkhông quan tâm vị trí phân phối hay nhà phân phối phải hoạt động theo đúng môhình kinh doanh của mình Hình thức này tương tự hình thức kinh doanh đại lý Tuy

Trang 23

nhiên, nếu công ty có nhu cầu phân phối tới những vị trí quá xa so với trụ sở công tythì phải chịu chi phí quá cao cho việc này, từ thuê mặt bằng cửa hàng, chi phí vậnchuyển, nhân công, các chi phí duy trì kinh doanh khác do đó, đây là bất lợi nếucông ty muốn mở rộng thị trường ra quốc tế hơn so với phương thức nhượng quyềnthương mại.

c Chuyển giao công nghệ

Theo định nghĩa Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, Công nghệ là giảipháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiệndùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm Chuyển giao công nghệ là chuyển giaoquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyềnchuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ Chuyển giao công nghệ là chuyểngiao các bí quyết, kỹ thuật mà có thể biến nguồn lực thành sản phẩm, tức là cáchthức, quy trình tạo nên một hàng hoá, thường với ưu thế vượt trội hơn so với các sảnphẩm trên thị trường, hoặc sản phẩm có nhiều tính năng đa dạng và tiện dụng hơn.Đây chỉ là cách thức tạo ra nhiều sản phẩm hơn chứ không phải phương thức kinhdoanh giống nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại bao gồm cảchuyển giao công nghệ, vì công nghệ là một phần trong quy trình sản xuất sản phẩm,

nó gắn liền với phương thức kinh doanh nên không thể tách rời riêng nếu các bênchuyển nhượng quyền thương mại Điểm giống nhau giữa chuyển giao công nghệ vànhượng quyền thương mại đó bên chuyển giao phải đào tạo cho bên nhận chuyểngiao làm chủ và nắm vững được công nghệ, đồng thời cử chuyên gia tư vấn hỗ trợ đểcông nghệ được đưa vào sản xuất và ứng dụng với chất lượng công nghệ và sảnphẩm tương ứng với chỉ tiêu, tiến độ trong hợp đồng

Điểm khác biệt ở đây là bên chuyển giao công nghệ sau khi kết thúc nghĩa vụđào tạo theo hợp đồng thì không còn trách nhiệm, còn bên nhượng quyền thương mạivẫn được quyền áp đặt, hỗ trợ, thường xuyên trong quá trình hoạt động của bên nhậnquyền thương mại Quan hệ của hai bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại làmối quan hệ liên tục Bên chuyển giao còn được quyền nâng cấp, cải tiến công nghệ,còn bên nhận quyền thương mại thì không được và bắt buộc phải tuân theo các côngthức kinh doanh của bên nhượng quyền và không được thay đổi Hiện tại, việc

Trang 24

chuyển giao công nghệ được quy định trong luật riêng, do đó, khi các bên tham gianhượng quyền thương mại phải chú ý đến các điều kiện chuyển giao công nghệ phùhợp với luật chuyên ngành để tránh chồng chéo, lộn xộn dẫn đến vô hiệu hợp đồng.

1.1.3.2 Một số loại nhượng quyền thương mại trên thế giới

Nhượng quyền thương mại tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đờisống xã hội, việc phân loại theo từng tiêu chí khác nhau:

a Nhượng quyền phân phối sản phẩm-Product Distribution Franchise

Đây là hình thức nhượng quyền thương mại mà theo đó hệ thống nhượngquyền nhằm mục đích phân phối sản phẩm tạo nên cơ cấu trực tuyến cho phép đưasản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Phụ thuộc vào vị trí của bên chuyểnnhượng trong kênh phân phối là người sản xuất hay cũng là người phân phối mà hoạtđộng nhượng quyền phân phối sản phẩm có hình thức khác nhau Đây là hình thức

mà chủ thương hiệu quan tâm nhiều hơn đến việc phân phối sản phẩm hơn là sựgiám sát kinh doanh hay tiêu chuẩn hình thức của bên nhận nhượng quyền Có thểthấy đây là mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối, dễ thấy nhất là cáctrạm xăng dầu hay đại lý bán ô tô và các công ty nước giải khát như Pepsi, CocaCola

b Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh-Business Format Franchise

Đây là hình thức nhượng quyền thương mại chiếm đa số trong hoạt độngnhượng quyền thương mại, trong đó bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhậnnhượng quyền toàn bộ: bí quyết kinh doanh, công thức kỹ thuật, kế hoạch kỹ thuật,các tài liệu cũng như đào tạo nhân viên, cách điều hành quản lý Nhượng quyềncông thức kinh doanh bao gồm nhượng quyền thương mại trong sản xuất và dịch vụ

Trong hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh, hợp đồngnhượng quyền bao gồm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, cách thức điều hànhquản lý cũng như hỗ trợ tư vấn giám sát từ bên nhượng quyền Do đó, việc giữ đúngcác chuẩn mực mộ hình kinh doanh mẫu phải được tuân thủ một cách tuyệt đối Cóthể thấy mối quan hệ giữa các bên là vô cùng chặt chẽ và liên tục

Phí nhượng quyền mà bên nhận nhượng quyền trả cho bên nhượng quyền cóthể là phí trọn gói một lần (initial fee) hoặc khoản phí hàng tháng dựa trên doanh số

Trang 25

(royalty fee), hoặc cũng có thể tổng hợp hai khoản phí trên Điều này phụ thuộc vàomức độ nổi tiếng của thương hiệu hay sự thoả thuận cũng như chính sách bênnhượng quyền Đổi lại, bên nhận nhượng quyền nhận được gói nhượng quyền hoànthiện và được hỗ trợ để nhanh chóng có những lợi thế kinh doanh.

c Nhượng quyền thương mại riêng lẻ-Single Unit Franchise

Đây là hình thức nhượng quyền khá phổ biến khi bên nhận nhượng quyềntrực tiếp ký hợp đồng nhượng quyền, bê nhượng quyền có thể là chủ thương hiệuhoặc là đại lý độc quyền gọi là Master Franchise Bên nhận nhượng quyền có thể là

cá nhân hoặc doanh nghiệp được cấp quyền từ chủ thương hiệu hoặc đại lý độcquyền trong một khoảng thời gian nhất định Bên nhận nhượng quyền phải trả mộtkhoản phí gia hạn khi hợp đồng hết thời hạn Việc để thời hạn nhằm mục đích, bênnhượng quyền có thể rút lại thương hiệu trong trường hợp đối tác nhận quyền kinhdoanh kém, hoặc không tuân thủ các điều kiện đề ra gây ảnh hưởng tới hệ thốngthương hiệu

Các thương hiệu lớn trên thế giới như Pizza Hut, 7-Eleven, hay McDonald'sthường ít khi chọn single-unit franchise mà chỉ nhượng quyền thương hiệu độcquyền cho một khu vực hoặc một quốc gia (Master Franchise) Vì vậy, bên nhậnnhượng quyền thường lựa chọn nhận nhượng quyền gián tiếp thông qua đại lý độcquyền thương hiệu lớn hoặc nhận nhượng quyền trực tiếp những thương hiệu nhỏnhưng có tiềm năng lớn và mô hình kinh doanh phù hợp với khu vực mình nhắmđến

d Nhượng quyền thương mại độc quyền-Master Franchise

Đây là hình thức nhượng quyền mà chủ thương hiệu cấp phép cho bên nhậnnhượng quyền được độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình có phạm vi trongmột khu vực, thành phố, lãnh thổ hay quốc gia nào đó trong một khoảng thời giannhất định (thường lâu hơn so với Single Unit Franchise) Với hình thức này bên nhậnnhượng quyền Master Franchise có thể tự mở các cửa hàng trong khu vực mà mìnhkiểm soát hoặc nhượng quyền lại cho bên thứ ba dưới hình thức Single UnitFranchise hay hình thức phát triển khu vực-Area development Franchise

Bên nhận nhượng quyền Master Franchise có kinh nghiệm trong việc hoạt

Trang 26

động nhượng quyền thương hiệu, nguồn lực tài chính vững chắc, cách thức tổ chứcquản lý các cửa hàng trong hệ thống tại khu vực của mình đồng thời phải cam kết về

số lượng cửa hàng mở được đối với chủ thương hiệu Khoản phí nhận nhượng quyềncho hình thức này phụ thuộc vào khả năng đàm phán thuyết phục của của hai bên

e Nhượng quyền thương mại phát triển khu vực - Area Development Franchise

Đây là hình thức, bên nhận nhượng quyền được cấp độc quyền cho một khuvực hay một thành phố nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên khôngđược nhượng quyền thương hiệu cho bất kỳ bên thứ ba nào, Bên nhận nhượng quyềnhình thức này cũng chịu ràng buộc chỉ tiêu số lượng cửa hàng mở ra nếu không sẽ bịrút quyền và chấm dứt hợp đồng Sau một thời gian, nếu bên nhận nhượng quyềnAre Development Franchise kinh doanh tốt có thể chuyển đổi hình thức nhượngquyền thành Master-Franchise nếu muốn nhượng quyền cho bên thứ ba

Hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực tỏ ra khá hiệu quả khi mà cả bênmua và bên bán, nhìn chung đều được lợi khi tham gia Về phía bên bán, doanhnghiệp có thể giảm được chi phí tính trên một cửa hàng nhượng quyền khi giao chobên nhận quyền mờ nhiều đơn vị kinh doanh hơn Tuy nhiên, việc kiểm soát đối với

hệ thống nhượng quyền của chủ thương hiệu vẫn được đảm bảo nhờ những điềukhoản chặt chẽ trong hợp đồng Chủ thương hiệu có quyền rút khỏi hợp đồng, khônghoàn lại phí nếu bên mua không mờ đủ sỏ cửa hàng cam kết hoặc kinh doanh khôngđúng tiêu chuẩn, về phía bên mua, với vị thế độc quyền trong một khu vực, doanhnghiệp không phải lo lắng về việc chia sẻ thị trường với các doanh nghiệp nhậnnhượng quyền khác Ngoài ra, với khả năng kinh doanh nhiều cửa hàng một lúc,doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế về nguồn cung, về cơ cấu nhân sự và cắt giảmchi phí Tuy nhiên, người mua theo phương thức này không được phép nhượngquyền lại cho người khác

Phí nhượng quyền dưới hình thức này khá lớn để bên nhận nhượng quyền cóthể độc quyền mở cửa hàng trong một khu vực hoặc một thành phố Jolibee - thươnghiệu chuyên kinh doanh đồ ăn nhanh nổi tiếng của Phillipines đã được Công tyTNHH Tân Việt Hương mua với tư cách người mua nhượng quyền phát triển khu

Trang 27

vực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thẳng trực tiếp từ chủ thương hiệu ởPhillipines Sau đó, công ty đã phát triển thêm nhiều điểm bán hàng để tạo thành một

hệ thống các cửa hàng Jollibee trên cả nước

f Liên doanh- Joint-venture

Với hình thức này, Bên nhượng quyền hợp tác với một doanh nghiệp địaphương thành lập công ty liên doanh Công ty liên doanh này trở thành công ty thaymặt cho chủ thương hiệu toàn quyền kinh doanh tại một thành phố, một quốc gia haymột khu vực nào đó Đây là hình thức không mấy được ưu tiên do phải chấp nhận rủi

ro tài chính khi thất bại (do việc góp vốn phải bằng tiền mặt) Hình thức này chỉđược sử dụng khi chủ thương hiệu muốn xâm nhập thị trường một địa phương nào

mà không có đối tác nhận nhượng quyền

Ví dụ như thương hiệu KFC được nhượng quyền vào Việt Nam theo hìnhthức liên doanh giữa chủ thương hiệu là Tập đoàn YUM! Restaurants International

và một đối tác địa phương Vào ngày 2/2/1998, Công ty TNHH KFC Việt Nam đượcthành lập với thời hạn hoạt động là 25 năm Tỷ lệ góp vốn: nước ngoài 70%,

phía Việt Nam: 30% Theo đó, công ty KFC Việt Nam đóng vai trò của mộtđại lý Franchise độc quyền toàn lãnh thổ Việt Nam và chịu trách nhiệm đại diện tậpđoàn YUM giám sát, quản lý thị trường

1.1.4 Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng Việt Nam cũngkhông nằm ngoài xu thế đó Trong suốt thời gian qua, thị trường nhượng quyền trongnước chứng kiến sự tham gia của các doanh nghiệp ngoại và doanh nghiệp nội đầysôi động Thực tế, trong thời gian qua hàng loạt thương hiệu nổi tiếng thế giới ở cáclĩnh vực như đồ ăn nhanh, khách sạn, nhà hàng cho đến mỹ phẩm, quần áo đã vàđang nhanh chóng bước vào thị trường Việt Nam và ngày càng mở rộng quy mô.Những tên tuổi điển hình như: McDonald's, Baskin Robbins, Pizza Hut, KentuckyFried Chicken, Lotteria, Tous Les Jous,

Có thể thấy đây là một bức tranh vô cùng nhộn nhịp đối với thị trường củaViệt Nam thời điểm này đồng thời cho thấy nhượng quyền thương mại có một vai trò

và ý nghĩa rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam thời hội nhập quốc tế

Trang 28

1.1.4.1 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền

Việc phát triển kinh doanh theo hướng nhượng quyền giúp các doanh nghiệptận dụng được nguồn vốn cũng như nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh.Đồng thời gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền đểnâng cao giá trị thương hiệu, đặc biệt hơn là nâng tầm doanh nghiệp, mở rộng hệthống kinh doanh và có thêm lợi thế về quy mô

Thông qua hoạt động nhượng quyền, chi phí đầu tư xây dựng cửa hàng sẽ dobên nhận nhượng quyền bỏ ra, điều này giúp cho bên nhượng quyền không phải tốnchi phí mở rộng quy mô kinh doanh cũng như đầu tư về mặt tài chính

Các chi phí về tiếp thị quảng cáo sẽ được chia sẻ với chủ thương hiệu từ cácđối tác nhận nhượng quyền khác nhau, đồng thời, khi rủi ro xảy ra sẽ được chia sẻcho cả hệ thống giảm thiểu mức thiệt hại xuống mức nhỏ nhất

Tối ưu hoá doanh thu: khi áp dụng hệ thống nhượng quyền, chủ thương hiệu

sẽ nhận được các khoản tiền sau: đầu tiên phải kể đến là phí nhượng quyền ban đầu.Đây là khoản phí đào tạo, phí cấp quyền thương hiệu cũng như chuyển giao côngthức kinh doanh cho bên nhận quyền thương mại Thứ hai là phí duy trì thương hiệuhàng tháng Phí này do Bên nhận quyền chi trả cho việc duy trì quyền sử dụng nhãnhiệu, công thức kinh doanh Phí này phụ thuộc vào thoả thuận giữa hai bên cùngchính sách đặc thù của Bên nhượng quyền thương mại Cuối cùng là doanh thu từviệc bán nguyên vật liệu đặc thù Nhiều chủ thương hiệu yêu cầu các bên nhậnnhượng quyền phải mua nguyên liệu đặc thù do họ cung cấp

Thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất trong nhượng quyền thương mại Việckiểm soát chất lượng hệ thống, rủi ro giảm uy tín của thương hiệu là vô cùng quantrọng cũng như bên nhượng quyền phải bảo đảm tính thống nhất trên toàn hệ thốngđồng thời với việc xây dựng, duy trì được chuỗi các doanh nghiệp cùng nhận quyềnmột thương hiệu về chất lượng tiêu chuẩn Nếu chọn sai đối tác nhận quyền thươngmại, hay việc kiểm soát tính đồng bộ của hệ thống không được chú trọng và ổn địnhthì hậu quả rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hình ảnh của thương hiệu màbên nhượng quyền đã vất vả xây dựng

Có thể nói việc ràng buộc bởi hợp đồng nhượng quyền thương mại, nắm trong

Trang 29

tay những khoản lợi nhuận không nhỏ và rất ổn định cũng đồng nghĩa với việc bênnhượng quyền phải trao toàn bộ bí quyết, công thức cùng bí mật kinh doanh củamình cho một bên độc lập khác Khả năng bên nhận quyền thương mại có thể viphạm hợp đồng bất cứ lúc nào khi bên nhận quyền nhận thấy lợi nhuận thu được từviệc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền ít hơn so với các hoạtđộng vi phạm hợp đồng đó Nguy cơ bí mật kinh doanh bị tiết lộ luôn thường trựcxảy ra Trong tình thế này, giải pháp đưa ra cho bên nhượng quyền phải ràng buộcbên nhận quyền một cách chặt chẽ trong các điều khoản cấm trọng hợp đồng.

1.1.4.2 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với bên nhận nhượng quyền

Ngày nay, yếu tố thương hiệu là yếu tố quyết định lựa chọn sản phẩm đối vớingười tiêu dùng Đó là lý do mà các bên nhận nhượng quyền các thương hiệu nổitiếng có xác suất thành công cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp mới bắt đầukinh doanh những nhãn hiệu chưa được biết đến Đồng thời, bên nhận quyền sẽ tốn ítchi phí và thời gian hơn để xây dựng mô hình kinh doanh, đào tạo nhân lực, xâydựng cách thức quản lý và phát triển thương hiệu trên thị trường, họ có thể tiến vàokinh doanh ngay khi nhận nhượng quyền

Cơ hội kinh doanh của bên nhận nhượng quyền được tăng rất nhiều khi được

hỗ trợ từ bên nhượng quyền về mặt đào tạo nhân sự, kỹ thuật, quản lý và các hoạtđộng xúc tiến thương mại từ bên nhượng quyền Rủi ro cạnh tranh được giảm đáng

kể khi mô hình quản lý có sẵn, các loại hàng hoá dịch vụ có chỗ đứng trên thị trường.Bên nhận nhượng quyền khi tham gia hệ thống sẽ nhận được lợi ích từ hiệu ứng đámđông mang lại Thương hiệu càng nổi tiếng tỷ lệ thu với sự mở rộng của hệ thốngnhượng quyền thương mại, do đó, công việc kinh doanh của đôi bên trở nên dễ dànghơn Tựu chung, đối với nhà nhận nhượng quyền, sức hấp dẫn đối với họ về hoạtđộng nhượng quyền thương mại nằm ở chỗ: chi phí thấp và ít rủi ro

1.1.4.3 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đối với mọiquốc gia đó là khuynh hướng tất yếu, Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình hộinhập này Thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu kinh tế, sự đầu tư trực tiếp nước ngoài, số

Trang 30

lượng doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề tạo nên sự phong phú về hànghoá, dịch vụ, quảng cáo Hệ thống nhượng quyền thương mại của các công ty nướcngoài tại thị trường Việt Nam là biểu hiện rõ nét nhất của xu thế này Các hệ thốngnày hoạt động sôi nổi và mạnh mẽ trong suốt thời gian qua, đây cũng cũng là nguy

cơ đối với hệ thống phân phối nội địa của Việt Nam bị điều khiển bởi các công tyhoặc tập đoàn nước ngoài do sự non yếu của mình Do đó, nhượng quyền thương mại

là cách để tăng cường sức mạnh thương hiệu Việt cũng như là cách làm thông minhnhất để phát triển nội lực thương hiệu Việt Nam

Trong giai đoạn hiện tại, việc xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyềnthương mại của các doanh nghiệp Việt Nam là một cách thức phát triển thương hiệu,thâm nhập thị trường, bảo vệ và mở rộng thị phần tại thị trường nội địa cũng nhưnước ngoài Tạo nên mối liên kết chặt chẽ cho cả bên nhượng quyền và bên nhậnnhượng quyền thương mại để hai bên cùng đạt được lợi ích và quan trọng là các bên

có đủ sức cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực hoạt động

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại nước ngoài của các doanh nghiệpViệt Nam tính đến bây giờ là vô cùng khiêm tốn với những gương mặt quen thuộcnhư Trung Nguyên, Phở 24h, Kinh Đô Khó khăn trong việc nhượng quyền thươnghiệu tại nước ngoài so với trong nước nhiều hơn Ở đây thị hiếu tiêu dùng khác biệt,các doanh nghiệp phải đảm bảo được bản sắc của hàng hoá, dịch vụ phải và gâyđược thiện cảm với người tiêu dùng Vấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệmcho các cửa hàng thương hiệu Việt tại nước ngoài phải diễn ra thường xuyên để cáccửa hàng này hoạt động tốt mang đến cho khách hàng với chất lượng tương đươngchi nhánh chính thức của bên nhượng quyền, như vậy sẽ đảm bảo được uy tín và sựbền vững trong hoạt động Ngoài ra, vấn đề pháp lý của các nước sở tại là rất kỹcàng khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn Trong khi khungpháp lý về nhượng quyền thương mại của Việt Nam cần được xây dựng một cáchvững chắc để giải quyết các tranh chấp trong giai đoạn hiện tại là vô cùng cấp bách

Trang 31

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI.

2.1 Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Tại Việt Nam, pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể về hợp đồng nhượngquyền thương mại mà chỉ đưa ra định nghĩa về hoạt động nhượng quyền thương mạitại Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 và quy định hình thức hợp đồng nhượngquyền thương mại trong Điều 285 Luật này: “ Hợp đồng nhượng quyền thương mạiphải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tươngđương.” Như vậy, Luật Thương mại 2005 chỉ đưa ra hình thức hợp đồng chứ chưa đềcập tới bản chất của hợp đồng nhượng quyền thương mại Nghị định 35/2006/NĐ-

CP đã chỉ một số dạng cụ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:

“Hợp đồng phát triển quyền thương mại là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo

đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định” Theo đó, trên phương diện pháp luật,

hợp đồng nhượng quyền thương mại giống như các hợp đồng thông thường khácđược hiểu là các thoả thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mạiphát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động nhượngquyền và cũng chính là căn cứ, cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trongquá trình thực hiện hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự và đáp ứng đầy đủcác điều kiện mà pháp luật dân sự đặt ra dưới góc độ một loại giao dịch dân sự.Thêm vào đó nó phải thể hiện được bản chất của giao dịch nhượng quyền thươngmại như quy định tại Điều 284 Luật Thương Mại 2005

Đứng từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượngquyền thương mại, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về hợp đồng nhượngquyền thương mại như sau: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thoả thuận,giao kết của các bên, trong đó bên nhượng quyền thương mại đồng ý bên nhận quyềnđược quyền sử dụng các quyền thương mại và thực hiện quyền kiểm soát đối với bên

Trang 32

mại có chung bản chất là sự đồng thuận của các bên chủ thể hợp đồng Bên cạnh đó,mỗi loại hợp đồng tuy có những tên gọi khác nhau nhưng đều có một đặc thù nhấtđịnh để chủ thể kinh doanh xác định được nội dung chủ yếu của hợp đồng.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự phát triển đặc biệt của hoạt độngli-xăng gắn nhãn hiệu hàng hoá của bên li-xăng vào hàng hoá của bên nhận quyền sửdụng, để bên nhận nhượng quyền sử dụng vào mục đích kinh doanh trực tiếp, ngoàinhững nhãn hiệu hàng hoá ra còn có cả tên thương mại, quy trình kinh doanh và bíquyết kinh doanh của bên nhượng quyền thương mại Do đó, ở một góc độ nhất định,hợp đồng nhượng quyền thương mại một hợp dạng hợp đồng li-xăng Tuy vậy, vềbản chất của loại hợp đồng này vẫn mang những tính chất riêng biệt được đặc điểmriêng, đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại chứa đựng nhiều đặc điểm các hợp đồngkhác nhau Có thể thấy, hợp đồng này chứa đựng yếu tố li-xăng, hướng tới việc sửdụng một số đối tượng quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu, hànghoá, kiểu dáng công nghiệp Bên cạnh đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại cómột số đặc điểm của hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó, nội dung hợp đồngluôn xác định rõ việc bên nhượng quyền phải chuyển giao, cung cấp, hướng dẫn chobên nhận quyền các công nghệ, thiết bị đi kèm và các tài liệu, văn bản hướng dẫnvận hành thiết bị, công nghệ Thêm vào đó, hợp đồng cung ứng, hợp đồng đại lýphân phối cũng có bóng dáng hiện hữu trong hợp đồng nhượng quyền thương mạigây ra sự phức tạp cho việc nghiên cứu Sau đây là các đặc điểm thường thấy tronghợp đồng nhượng quyền thương mại

2.2 Chủ thể của hợp đồng

Về cơ bản, chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại là bên nhượngquyền thương mại và bên nhận quyền thương mại Hợp đồng nhượng quyền thươngmại là sự thoả thuận của hai chủ thể này về hoạt động nhượng quyền Do hoạt động

Trang 33

mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền Đây được coi là tính đặc trưng tronghợp đồng nhượng quyền thương mại khác biệt so với các loại hợp đồng khác Đặcbiệt, mối quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa bên nhượng quyền và bênnhận quyền thương mại, đôi khi, trong quan hệ này có thêm bên nhận quyền thứ hai.Theo đó, bên nhận quyền thứ hai là bên nhận lại quyền từ bên nhận quyền thứ nhất.Trong trường hợp này các bên phải có các thoả thuận ứng xử phù hợp với quyền vàlợi ích hợp pháp của tất cả các bên nhất là bên nhượng quyền Do đó, dưới góc độpháp lý, bên nhượng quyền thương mại là bên cấp quyền thương mại bao gồm: bênnhượng quyền thứ nhất và bên nhượng lại quyền Bên nhận quyền là bên nhận quyềnthương mại để khai thác kinh doanh bao gồm bên nhận quyền thứ nhất (bên nhậnquyền sơ cấp) và bên nhận quyền thứ hai (bên nhận quyền thứ cấp).

Pháp luật Việt nam cũng ghi nhận các đối tượng là chủ thể quan hệ nhượngquyền thương mại, bao gồm: bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhượng quyềnthứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp 6 Có thể thấy hoạt độngnhượng quyền thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức Ở hình thức cơ bảnnhất, tồn tại các bên nhượng quyền và bên nhận quyền Cao hơn, là hình thức cácbên nhận quyền sơ cấp được thực hiện nhượng quyền lại quyền thương mại cho cácbên nhận quyền thức cấp và trở thành bên nhượng quyền thứ cấp Quy định này cóthể được áp dụng linh hoạt trong nhiều biến thể mà hoạt động nhượng quyền thươngmại chứa đựng

Trang 34

Thực tiễn ở Trung Quốc đưa ra những yêu cầu khắt khe đối với bên nhượngquyền, hầu hết tập trung vào khả năng tài chính, thời gian hoạt động, số lượng cơ sởkinh doanh đã có để làm tiền đề cho việc nhượng quyền thương mại Mục đích đặt racác yêu cầu này để giúp cho bên nhận quyền ở chừng mực nào đó, tránh khỏi nguy

cơ đối mặt các rủi ro khi kinh doanh Dưới góc nhìn kinh tế, bên nhượng quyền bắtbuộc phải có một hệ thống và cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Hệ thống này được trải nghiệm trên thị trường đủ lâu để tạo ra một giá trị quyềnthương mại hợp lý và gây dựng được niềm tin cho đối tác nhận nhượng quyền Trongquan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền nhận được một khoản phí từbên nhận nhượng quyền chi trả, có thể coi đó là khoản phí bù đắp cho công sức củabên nhượng quyền xây dựng thương hiệu có được độ “nổi tiếng” và có sức cạnhtranh trong thị trường Theo đó, pháp luật thương mại phải có một hệ thống các điềukiện cơ bản doanh nghiệp nhượng quyền phải đáp ứng khi muốn kinh doanh theophương thức nhượng quyền thương mại Các yêu cầu đối với bên nhượng quyền nhưsau:

Thứ nhất pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới yêu cầu tư cách thươngnhân đối với chủ thể tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền Nghĩa là các chủ thểtrở thành bên nhượng quyền tham gia hợp đồng này không bị giới hạn ở hình thứctồn tại của thương nhân mà chỉ cần có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, được điều chỉnh bởipháp luật thương mại Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hànhkhông quy định các điều kiện về hình thức thương nhân đối với bên nhượng quyềnthương mại Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Trung Quốc bên nhượng quyền phải

là doanh nghiệp các hình thức tồn tại khác của thương nhân không có quyền thựchiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Thứ hai, thời gian của bên nhượng quyền trong lĩnh vực dự định sẽ nhượngquyền phải bảo đảm một khoảng thời gian theo luật định Độ dài ngắn khoảng thờigian này phụ thuộc vào cách nhìn của pháp luật từng nước đối với tính phức tạp, rủi

ro của hoạt động nhượng quyền thương mại Thời gian tối thiểu mà pháp luật cácnước quy định đối với hoạt động của bên nhượng quyền thông thường là một năm

Trang 35

trước khi được thực hiện nhượng quyền, đơn cử là ở Việt Nam, cũng có những quốcgia quy định thời gian lâu hơn, ba hoặc năm năm Tuy nhiên, quy định về thời gianthử thách này đối với bên nhượng quyền này hầu như ảnh hưởng rất ít tới mức độ rủi

ro hay thành công của hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền sau khi kýkết hợp đồng nhượng quyền Điều này chỉ mang tính chất chỉ dẫn, củng cố niềm tincho sự lựa chọn thông minh của bên nhận nhượng quyền Có thể thấy, quy định củapháp luật Việt Nam về “một năm” này dành cho bên nhận nhượng quyền là tươngđối ngắn Vì trong khoảng thời gian này, thương nhân chưa chắc đã đủ thời gian đểhình thành trọn vẹn được tên thương mại, công nghệ đặc trưng của mình Tuy vậy, ởthời điểm này lĩnh vực nhượng quyền thương mại hoàn toàn mới mẻ, do đó cần phảiđược tạo điều kiện tự do phát triển nhanh chóng Có thể nói đây là cách tiếp cận đầy

ý nghĩa của pháp luật thương mại Việt Nam

Bên nhận quyền là thương nhân độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tưđồng thời chấp nhận rủi ro đối với việc bỏ vốn để được tham gia vào hệ thốngnhượng quyền của bên nhượng quyền Khi tham gia hệ thống nhượng quyền, Bênnhận quyền phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinhdoanh, thậm chí là những chứng chỉ hành nghề Thông thường, các nước đều đặt ranhững yêu cầu nhất định đối với bên nhận nhượng quyền thương mại bao gồm:

Thứ nhất, bên nhận nhượng quyền phải có tên thương mại riêng, xác định tưcách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên nhượng quyền, mặc dù để bán hàng hoá vàcung ứng dịch vụ tới khách hàng, bên nhận quyền phải sử dụng các dấu hiệu tập hợpkhách hàng, nhân biết thương nhân bao gồm cả tên thương mại của bên nhượngquyền Xét về hợp đồng nhượng quyền thương mại, mỗi bên trực tiếp chịu rủi ro đốivới hoạt động kinh doanh của mình Như vậy, bên nhận nhượng quyền được xácđịnh dưới tư cách chủ thể pháp lý độc lập với bên nhượng quyền, chịu mọi rủi rotrong hoạt động kinh doanh của mình và không phụ thuộc bên nhượng quyền Khiđiều kiện được đáp ứng, sự lạm dụng hợp đồng nhượng quyền thương mại vào hoạtđộng mục đích khác của doanh nghiệp như thuê mướn lao động không ký hợp đồnglao động và trả tiền bảo hiểm sẽ bị ngăn chặn

Trang 36

Thứ hai, bên nhận quyền phải tồn tại dưới hình thức pháp lý nhất định, nhằmđảm bảo hệ thống nhượng quyền không bị phá vỡ bởi một trong các bên nhận quyền

đã ký hợp đồng nhượng quyền Pháp luật các nước quy định bên nhận quyền phải có

đủ năng lực chủ thể pháp lý (một trong những hình thức đó là doanh nghiệp) Suycho cùng, bên nhượng quyền có mức độ rủi ro khá cao khi ký hợp đồng nhượngquyền thương mại cụ thể là nguy cơ mất công nghệ, bí quyết kinh doanh, ngoài ra,còn phải hứng chịu những tổn thất do sự thất bại của bên nhận quyền duy nhất.Phápluật Việt Nam không quy định điều kiện bắt buộc về hình thức tồn tại cho bên nhậnquyền Điều này phần nào đó phù hợp với thực tế ở Việt Nam, hoạt động nhượngquyền thương mại chủ yếu được thiết lập dưới dạng nhà hàng, quán ăn nhanh quy

mô tương đối nhỏ được quản lý bởi hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân kinh doanh.Khác với Trung Quốc, quốc gia có sự khắt khe đối với chủ thể quan hệ nhượngquyền thương mại, pháp luật yêu cầu bên nhận quyền phải là doanh nghiệp tạo điềukiện cho các bên trong quan hệ nhượng quyền thành công

Nói chung, về chủ thể hợp đồng nhượng quyền thương mại là các bên tronghợp đồng có thể là thể nhân hoặc pháp nhân Trong thực tế, vì lý do tập trung vốncũng như tính liên tục hoạt động kinh doanh thì bên nhượng quyền thường là phápnhân Tuy nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp hay thủ công thì ho không phải

là thương nhân Số lượng các bên tham gia hợp đồng có thể là hai bên hoặc nhiềubên tham gia vào các hoạt động thương mại khác nhau, gồm:

Thứ nhất, hợp đồng nhượng quyền giữa hai bên: đây là loại hợp đồng theo đómột bên nhận quyền thường trong lĩnh vực thương mại sản xuất,

Thứ hai, hợp đồng nhượng quyền giữa nhiều bên, đây là loại hợp đồng được

sử dụng phổ biến cho nhiều bên nhận quyền, loại hợp đồng này tạo ra mạng lướikinh doanh

Chủ thể hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể là cá nhân, pháp nhân, cánhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài

2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhượng quyền

Một là, nhận tiền nhượng quyền Chi phí này dành cho việc cấp quyền của

Trang 37

bên nhượng quyền, cho phép bên nhận quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ vàcung cấp các hỗ trợ thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh.

Hai là, tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mạng và mạnglưới nhượng quyền thương mại

Ba là, kiểm tra, kiểm kê đột xuất hoạt động kinh doanh của bên nhận quyềnnhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền cũng như sự ổn định vềchất lượng hàng hoá, dịch vụ Về quyền kiểm soát, pháp luật Việt Nam chưa quyđịnh cụ thể, điều này gây ra một số hạn chế đối với hoạt động này, tuy nhiên lại có ýnghĩa đối với bên nhận nhượng quyền, vì nó cho phép họ bảo vệ được quyền lợitrong trường hợp bên nhượng quyền lạm dụng và lợi dụng việc kiểm soát gây khókhăn cho việc hoạt động kinh doanh

Một là, Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mạicho bên nhận quyền Trong các hệ thống nhượng quyền, một trong những yếu tố tiênquyết đó là hệ thống đã được quy định đảm bảo về chất lượng và sự đồng bộ trongsuốt hệ thống nhượng quyền Trong hầu hết các hệ thống nhượng quyền, những yếu

tố cơ bản này được xây dựng và tập hợp lại trong hoạt động của nơi đầu tiên của bênnhượng quyền Do đó, việc điều hành hệ thống cần có tài liệu hướng dẫn hoạt động(Operation Manual) đầy đủ, hiệu quả được cung cấp cho bên nhận quyền thườngxuyên Đây là tập hợp tất cả các phương pháp, quy trình, kỹ thuật, hệ thống hay tất

cả những vấn đề liên quan đến việc vận hành hệ thống nhượng quyền được bênnhượng quyền thiết kế và tập hợp lại để giao cho bên nhận quyền khi bắt đầu hoạtđộng kinh doanh Bên nhận quyền có nghĩa vụ tuân theo các tài liệu hướng dẫn hoạtđộng trong suốt thời gian kinh doanh của mình

Hai là, hỗ trợ đào tạo ban đầu và trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhânquyền Đào tạo là vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cả hai trong suốt thời gian hoạtđộng nhượng quyền Đối với bên nhượng quyền, có nghĩa vụ hỗ trợ đào tạo bên nhậnquyền đủ kiến thức để kinh doanh, nhưng cũng là quyền của Bên nhượng quyền khibắt buộc bên nhận quyền phải tham gia các khoá đào tạo ban đầu được mình tổ chứcnhằm hướng bên nhận quyền hoạt động kinh doanh theo đúng phương thức và tiêu

Ngày đăng: 12/07/2021, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w