Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đa thành phần, hội nhập quốc tế,đặc biệt trong bối cảnh đang khuyến khích xóa bỏ cơ chế hành chính, bao cấptrong quản lý Nhà nước, tiến tới quản lý thông qua pháp luật; hoạt động dịch
vụ kế toán, kiểm toán đã góp phần tích cực tăng cường hiệu quả quản lý tàichính của các đơn vị cơ sở, của các doanh nghiệp thông qua đó giúp Nhànước tăng cường một cách có hiệu quả công tác về thu, chi ngân sách Nhànước và tài sản công Có thể hình dung kết quả hoạt động của lĩnh vực dịch
vụ kế toán và kiểm toán như là sự tư vấn cho doanh nghiệp hiểu về luật pháp,giúp cho sự phổ cập pháp luật, hiểu và thực hiện theo pháp luật ngay cả đốivới người nước ngoài khi họ không hiểu được luật Việt Nam Hầu hết các đơn
vị, tổ chức được kiểm toán, được cung cấp dịch vụ tư vấn cho thấy việc tổchức quản lý và công tác kế toán tốt hơn trước rất nhiều; ít khi xảy ra các việctham nhũng, lãng phí
Kiểm toán độc lập là dịch vụ chuyên nghiệp, trình độ cao của nền kinh
tế thị trường, càng quan trọng hơn khi Nhà nước khuyến khích phát triển đathành phần kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, phát triểnthị trường chứng khoán, mở cửa hội nhập quốc tế Doanh nghiệp muốn pháttriển, phát hành cổ phiếu, thu hút vốn đầu tư thì không thể không công bố báocáo tài chính đã được kiểm toán Khi mà quy mô hoạt động của các doanhnghiệp ngày càng lớn mạnh, các chủ đầu tư thuê quản lý kinh doanh thì họluôn luôn yêu cầu sổ sách kế toán phải minh bạch, các rủi ro vi phạm phápluật phải được kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất Đây cũng là lý do màcác công ty này đòi hỏi phải sử dụng dịch vụ kiểm toán
Kinh tế thị trường cũng đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính phảidiễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai Thông tin kinh tế - tài
Trang 2chính do hạch toán kế toán cung cấp, phục vụ các quyết định kinh tế phải đảmbảo yêu cầu đầy đủ, trung thực, có độ tin cậy cao Muốn vậy,vấn đề đầu tiên
là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính của doanhnghiệp, của Nhà nước phải dựa trên các quy định của pháp luật, trước hết làluật pháp về kế toán, thống kê, về thông tin kinh tế; phải tuân thủ các chuẩnmực và nguyên tắc kế toán; phải dựa vào năng lực và sự tuân thủ pháp luậtcủa các nhà tài chính – kế toán.Trong hơn 15 năm qua, có thể nói hệ thốngvăn bản pháp luật quản lý lĩnh vực nghề nghiệp và dịch vụ kế toán – kiểmtoán đã cơ bản được xây dựng từ không đến có, đáp ứng đủ cơ sở pháp lý chohoạt động này Riêng lĩnh vực kiểm toán độc lập đã có 3 Nghị định được banhành, đầu tiên là Nghị định 07/CP; sau đó khi ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP còn có thêm Nghị định số 133/2005/NĐ-CP để bổ sung một số nộidung Trên cơ sở đó Bộ Tài chính và các ngành hữu quan cũng đã ban hànhkhá đầy đủ các văn bản hướng dẫn quản lý Nhà nước cho lĩnh vực dịch vụ kếtoán – kiểm toán hoạt động Luật kế toán cũng có những qui định về dịch vụ
kế toán, kiểm toán và một số văn bản khác cũng đề cập đến các nội dung liênquan Về mặt kỹ thuật, đã xây dựng và công bố 26 Chuẩn mực kế toán, 38Chuẩn mực kiểm toán, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các Thông tưhướng dẫn kế toán để thực hiện các Chuẩn mực kế toán đã góp phần làmtrong sạch và lành mạnh hoá tình hình tài chính của các doanh nghiệp nóichung, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới, hội nhập và pháttriển nền kinh tế đất nước đã góp phần cho hoạt động kế toán, kiểm toán củaViệt Nam phát triển sẽ theo kịp các nước có nền kinh tế thị trường Đồng thờitạo điều kiện về môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vựcASEAN Tuy nhiên, trong những năm tới, khi Việt Nam gia nhập WTO cũngnhư tiếp tục thực hiện chính sách hội nhập kinh tế ở mức độ cao hơn, ngành
kế toán, kiểm toán sẽ đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời phải đối
Trang 3mặt với nhiều thách thức, khó khăn Do đó, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổpháp lý về kế toán, kiểm toán là công việc hết sức cần thiết, góp phần tạo môitrường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát củaNhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán
Nhận thức được vai trò của hoạt động kế toán và kiểm toán trong giaiđoạn hiện nay và yêu cầu của việc điều chỉnh bằng pháp luật tôi xin chọn đềtài:
“Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam”
Kết cấu của đề tài như sau:
Chương I: Cơ sở pháp lý của hoạt động kế toán và kiểm toán
I Cơ sở pháp lý của hoạt động kế toán
II Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán
III Các mô hình tổ chức hoạt động của công ty
Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật vào hoạt động kế toán và kiểm toán ở Việt Nam và tại Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam
I.Tổng quan về các công ty tư vấn kế toán và kiểm toán hiện đang hoạtđộng tại Việt Nam
II.Thực tiễn áp dụng pháp luật tại công ty TNHH tư vấn kế toán vàkiểm toán Việt Nam
III Những cơ hội, thách thức phát triển thị trường dịch vụ kế toán,kiểm toán ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chương III Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vào hoạt động kế toán, kiểm toán tại công ty.
I Những vấn đề cần tiếp tục phải hoàn thiện trong khuôn khổ pháp lý
về kế toán, kiểm toán
Trang 4II Một số khuyến nghị về phía công ty kế toán, kiểm toán; kiểm toán
viên và phía các đối tượng được kiểm toán và được cung cấp dịch vụ.
III Một số khuyến nghị tại công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toánViệt Nam
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Văn Nam, TS Vũ TrọngLâm– khoa Luật Kinh Tế, trường ĐH Kinh tế quốc dân; Ông Lưu Quốc Thái– giám đốc công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam & nhânviên các phòng ban của công ty đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đềtốt nghiệp này
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG
KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
I Cơ sở pháp lý của hoạt động kế toán.
Cơ sở pháp lý của hoạt động kế toán là: Luật kế toán; Nghị định số128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhànước; Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng tronghoạt động kinh doanh,…
1 Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc kế toán.
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tinkinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trongnội bộ đơn vị kế toán
Trang 6Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải phápphục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc kế toán
Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốcxếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đếnkhi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Ðơn vị kế toán không được tựđiều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác
Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhấtquán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định vàphương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáotài chính
Ðơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực
tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phảiđược công khai theo quy định tại Ðiều 32 của Luật kế toán
Ðơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổcác khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạtđộng kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Ðiều
7 Luật kế toán còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước
2 Nội dung công tác kế toán
2.1 Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
Trang 7+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằngsố; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số vàbằng chữ;
+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liênquan đến chứng từ kế toán
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản
1 Ðiều 17 Luật kế toán, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung kháctheo từng loại chứng từ
2.2 Tài khoản kế toán và sổ kế toán
Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụkinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế
Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng Mỗiđơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán
Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Ngày, tháng ghi sổ;
+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
Trang 8+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tàikhoản kế toán;
+ Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ
Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
2.3 Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng
để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sáchnhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phíngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phíngân sách nhà nước gồm:
+ Bảng cân đối tài khoản;
+ Báo cáo thu, chi;
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
+Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:+Bảng cân đối kế toán;
+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bộ Tài chính quy định cụ thể về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vựchoạt động
Lập báo cáo tài chính
Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm;trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khácthì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó
Trang 9Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kếtoán Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báocáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trongcùng đơn vị kế toán cấp trên.
Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trìnhbày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bàykhác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do
Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đạidiện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký Người ký báo cáo tài chính phảichịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo
2.4 Kiểm tra kế toán
Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩmquyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm Việckiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật
Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
+ Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán;
+ Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
+ Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra
2.5 Kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Kiểm kê tài sản
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánhgiá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê đểkiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán
Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
Trang 10+ Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sảnhoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
+ Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
+ Xy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
+ Ðánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kếtquả kiểm kê Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với sốliệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phảiphản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáotài chính
Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tàisản Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm
về kết quả kiểm kê
Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàntrong quá trình sử dụng và lưu trữ
Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính Trường hợp tài liệu kế toán
bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xácnhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụphoặc xác nhận
Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể
từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chứcbảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Trang 11Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
+ Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điềuhành của đơn vị kế toán, gồm chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp đểghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
+ Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩaquan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng Chính phủ quy định cụ thể từngloại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưutrữ quy định tại khoản 5 Ðiều 40 Luật kế toán , nơi lưu trữ và thủ tục tiêu huỷtài liệu kế toán lưu trữ
2.6 Công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán
Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện cáccông việc sau đây:
+ Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lậpbáo cáo tài chính;
+ Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ
kế toán theo biên bản bàn giao;
+ Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toáncho các đơn vị kế toán mới
Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ
kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật kế toán
Trang 12Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán
Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mớiphải thực hiện các công việc sau đây:
+ Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;+ Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biênbản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
+ Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toáncho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kếtoán bị tách lưu trữ theo quy định tại Ðiều 40 của Luật kế toán
Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ
kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này
Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
Các đơn vị kế toán hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị
kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
+ Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lậpbáo cáo tài chính;
+ Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao
và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
+ Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất
Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây: + Căn cứ vào các biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán;
+ Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thànhbáo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất
Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
Đơn vị kế toán sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện cáccông việc sau đây:
Trang 13+ Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lậpbáo cáo tài chính;
+ Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao
và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
+ Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toántheo quy định của Luật này
Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu
Đơn vị kế toán chuyển đổi hình thức sở hữu phải thực hiện các côngviệc sau đây:
+ Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lậpbáo cáo tài chính;
+ Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao
và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
+ Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán có hình thức sởhữu mới
Đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới căn cứ vào biên bản bàn giao
mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này
Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện cáccông việc sau đây:
+ Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lậpbáo cáo tài chính;
+ Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đếngiải thể, chấm dứt hoạt động;
Trang 14+ Bàn giao tài liệu kế toán của đơn vị kế toán giải thể hoặc chấm dứthoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cánhân lưu trữ theo quy định tại Ðiều 40 của Luật kế toán.
Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phásản chỉ định người thực hiện công việc kế toán theo quy định tại khoản 1 Ðiều
47 Luật kế toán
II Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán.
Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán là Luật kiểm toán Nhà nước số37/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Nghị định số 105/2004/NĐ-CP của Chính phủngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập; Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày31/10/2005 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số105/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập; Thông
tư số 60/20006/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 28/6/2006 về tiêu chuẩn, điềukiện thành lập và hoạt động đối với các doanh nghiệp kiểm toán,…
1 Những vấn đề chung.
Một số khái niệm cơ bản:
Kiểm toán độc lập: Là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và
doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu
kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn
vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này
Kiểm toán viên: Là người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề
kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định105/2004/NĐ-CP
Kiểm toán viên hành nghề: Là kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề
tại một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luậtViệt Nam và được phép ký tên trên báo cáo kiểm toán
Trang 15Doanh nghiệp kiểm toán: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tạiViệt Nam và theo quy định Nghị định105/2004/NĐ-CP
Chuẩn mực kiểm toán: Là quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc
và thủ tục kiểm toán làm cơ sở để kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toánthực hiện kiểm toán và làm cơ sở kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
Báo cáo kiểm toán: Là báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên, doanh
nghiệp kiểm toán lập và công bố thể hiện ý kiến chính thức của mình về báocáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán
Giá trị của kết quả kiểm toán
Các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểmtoán sau khi được kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán kiểm tra, xácnhận là căn cứ tin cậy để:
+ Cơ quan nhà nước và đơn vị cấp trên sử dụng cho quản lý, điều hànhtheo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, liên kết,các khách hàng và tổ chức, cá nhân khác xử lý các mối quan hệ về quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị;
+ Giúp cho đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịpthời các sai sót có thể xảy ra trong hoạt động của đơn vị, góp phần thực hiệncông khai báo cáo tài chính, phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị, làmlành mạnh môi trường đầu tư
Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập
+ Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kếtquả kiểm toán
+ Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kiểm toán
Trang 16+ Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, lợi ích và tính trungthực, đúng pháp luật, khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập.
+ Bảo mật các thông tin của đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp đơn
vị được kiểm toán đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác
Quyền của đơn vị được kiểm toán
Đơn vị được kiểm toán có quyền chọn doanh nghiệp kiểm toán và chọnkiểm toán viên có đủ điều kiện hành nghề hợp pháp tại Việt Nam được quyđịnh tại Điều 23 Nghị định 105/2004/NĐ-CP để ký hợp đồng cung cấp dịch
vụ kiểm toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán
1 Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực mọi thông tin, tài liệu cầnthiết cho việc kiểm toán
2 Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên thực hiện kiểmtoán
3 Thanh toán đầy đủ, kịp thời phí kiểm toán theo thỏa thuận trong hợpđồng
4 Trường hợp ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán
từ 3 năm liên tục trở lên thì phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổikiểm toán viên hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán
Quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp
1 Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán được quyềntham gia các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán
2 Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán khi được giao trách nhiệm quản
lý việc hành nghề của kiểm toán viên thì phải thiết lập quy chế quản lý vàthực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật
Tổ chức kiểm toán nước ngoài hoạt động kiểm toán tại Việt Nam
Trang 17Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kiểm toán tại Việt Nam phảituân thủ theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và theo các quy định tạiNghị định này, trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Kiểm toán bắt buộc
Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đâybắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán :
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển;+ Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;
+ Riêng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có thamgia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểmtoán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán; nếu vay vốnngân hàng thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng
Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đâyphải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán theo quy định của Nghị định này:
+ Doanh nghiệp nhà nước;
+ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng của các dự án thuộc nhóm A.Các đối tượng khác mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Quyết định củaThủ tướng Chính phủ có quy định
Doanh nghiệp nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển và dự án đầu tư đã cótrong thông báo kế hoạch kiểm toán năm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước thìbáo cáo tài chính năm đó không bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toánkiểm toán
Các doanh nghiệp và tổ chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chínhtheo quy định tại Điều 10 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP thì phải ký hợp
Trang 18đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán chậm nhất là 30 ngày trước khikết thúc kỳ kế toán năm.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc chọn kiểm toánviên và doanh nghiệp kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán, trừ khi phápluật có quy định khác
2 Tiêu chuẩn và điều kiện của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thứcchấp hành pháp luật; Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7Điều 15 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP;
+ Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặcchuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính,
kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanhnghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên;
+ Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng và sử dụng thànhthạo máy vi tính;
+ Có Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp
Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán,kiểm toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toáncấp, được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận thì phải đạt kỳ thi sát hạch vềpháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính tổchức và được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên thì đượccông nhận là kiểm toán viên
Bộ Tài chính quy định nội dung thi, hội đồng thi tuyển, thủ tục cấp vàthu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên
Điều kiện của kiểm toán viên hành nghề
Người Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận làkiểm toán viên hành nghề và được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập:
Trang 19+ Có đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2Điều 13 Nghị định105/2004/NĐ-CP;
+ Có hợp đồng lao động làm việc trong một doanh nghiệp kiểm toánđược thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp phápluật Việt Nam quy định không phải áp dụng hợp đồng lao động
Người nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận làkiểm toán viên hành nghề và được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập ởViệt Nam:
+ Có đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2Điều 13 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP;
+ Được phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên;
+ Có hợp đồng lao động làm việc trong một doanh nghiệp kiểm toánđược thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
Tại một thời điểm nhất định, kiểm toán viên chỉ được đăng ký hànhnghề ở một doanh nghiệp kiểm toán Trường hợp kiểm toán viên đã đăng kýhành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề hoặc đồng thờihành nghề ở doanh nghiệp kiểm toán khác thì sẽ bị xóa tên trong danh sáchđăng ký hành nghề kiểm toán
Người đăng ký hành nghề kiểm toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêmđiều kiện tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quyđịnh của Bộ Tài chính
3 Doanh nghiệp kiểm toán
Trang 20+ Kiểm toán tuân thủ;
+ Kiểm toán nội bộ;
+ Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả báo cáotài chính hàng năm);
+ Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;
+ Kiểm toán thông tin tài chính;
+ Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ khác sau:+ Tư vấn tài chính;
+ Tư vấn thuế;
+Tư vấn nguồn nhân lực;
+ Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính
Doanh nghiệp kiểm toán không được đăng ký kinh doanh và kinhdoanh các ngành, nghề không liên quan với các dịch vụ quy định tại khoản 1,
2 Điều 22 Luật kế toán
Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất 3 kiểm toánviên có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trongnhững người quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên cóChứng chỉ hành nghề
Trang 21Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính việcthành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên đăng ký hànhnghề tại doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyênđảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề Sau 6 tháng liên tục doanhnghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch
vụ kiểm toán
Quyền của doanh nghiệp kiểm toán
Thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh; từ chối thực hiện dịch vụ khi xét thấy không
đủ điều kiện và năng lực hoặc vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
Thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện hợp đồng dịch
vụ hoặc hợp tác kiểm toán với các doanh nghiệp kiểm toán khác theo quyđịnh của pháp luật
Thành lập chi nhánh theo quy định tại Điều 21 Nghị
định105/2004/NĐ-CP, hoặc đặt cơ sở hoạt động ở nước ngoài theo quy định của pháp luật
Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; tham gia là thành viêncủa tổ chức kiểm toán quốc tế
Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kếtoán và các tài liệu, thông tin cần thiết khác có liên quan đến hợp đồng dịch vụ
Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn
vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị Đề nghị các đơn vị, cá nhân cóthẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết
Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp
Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán
Trang 22Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy phép đầu tưhoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thực hiện đúng những nội dung theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng.Bồi thường thiệt hại do lỗi mà kiểm toán viên của mình gây ra chokhách hàng trong khi thực hiện dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hoặc tríchlập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính để tạonguồn chi trả bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp gây ra cho kháchhàng Chi phí mua bảo hiểm hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệpđược tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính
Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện đơn vị được kiểm toán cóhiện tượng vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán thì doanh nghiệp kiểm toán
có nghĩa vụ thông báo với đơn vị được kiểm toán hoặc ghi ý kiến nhận xétvào báo cáo kiểm toán
Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơquan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
các trường hợp sau:Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong
Không thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán với
Bộ Tài chính;
Đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụkiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính hoặc đãthực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng
Thành viên Ban lãnh đạo của doanh nghiệp kiểm toán có quan hệ kinh
tế, tài chính với đơn vị được kiểm toán hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh,chị, em ruột với thành viên Ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị đượckiểm toán;
Trang 23Đơn vị được kiểm toán có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệphoặc trái với yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán hoặc trái với quy địnhcủa pháp luật;
Tổ chức kiểm toán nước ngoài
Tổ chức kiểm toán ở nước ngoài chưa thành lập chi nhánh tại Việt Namđược thực hiện kiểm toán tại Việt Nam trong các trường hợp dưới đây, trừ khi
có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam có tham gia ký kết hoặc gia nhập:
Sau khi kết nạp một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạtđộng theo pháp luật Việt Nam làm thành viên thì thực hiện kiểm toán dưới têncủa tổ chức nước ngoài và tổ chức thành viên
Hợp tác với một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt độngtheo pháp luật Việt Nam trong từng cuộc kiểm toán riêng lẻ thì báo cáo kiểmtoán phải có chữ ký của doanh nghiệp kiểm toán của Việt Nam
Nếu muốn thực hiện độc lập một cuộc kiểm toán ở Việt Nam và lưuhành báo cáo kiểm toán ở Việt Nam thì phải được Bộ Tài chính chấp thuậncho từng cuộc kiểm toán
III Các mô hình tổ chức hoạt động của công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán và kiểm toán.
Tính đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam các Công ty kiểm toán đangtồn tại hình thức sở hữu với 7 mô hình là:Công ty TNHH tư nhân, Công tyTNHH có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH có sở hữu của nhà nước,Công ty cổ phần tư nhân, Công ty cổ phần nhà nước, Công ty hợp danh vàCông ty nhà nước
Điều 20 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP và kiểm toán độc lập và Nghịđịnh 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105 do Chính phủ ban hành có quy
Trang 24định rõ các Công ty kiểm toán được thành lập và hoạt động một trong bốn
mô hình sau: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Công ty hợp danh; Doanhnghiệp tư nhân và Công ty TNHH Với quy định này, được hiểu là các Công
ty kiểm toán có sở hữu nước ngoài hoạt động theo mô hình TNHH theo LuậtĐầu tư Đồng thời sẽ không tồn tại mô hình Công ty kiểm toán là Công ty cổphần, Doanh nghiệp nhà nước Đối với Công ty cổ phần, Doanh nghiệp nhànước (bao gồm Công ty nhà nước và Công ty TNHH một thành viên) cần phảichuyển đổi xong trước ngày 21/4/2007
1 Công ty TNHH kiểm toán
1.1 Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty TNHH kiểm toán:
+ Công ty TNHH kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quyđịnh tại Điều 20, Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Điều 1 củaNghị định số 133/2005/NĐ-CP;
+ Thành viên của công ty TNHH kiểm toán có thể là cá nhân hoặc tổchức Số lượng thành viên không dưới hai và không vượt quá năm mươi;
+ Thành viên là cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quyđịnh của pháp luật và quy định của Thông tư 60/TT-BTC
+ Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện Người đạidiện theo pháp luật của thành viên là tổ chức phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiệntheo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư 60/TT-BTC Tổ chức
là doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ kiểm toán
và tổ chức theo quy định của pháp luật không được tham gia hoạt động kinhdoanh thì không được là thành viên của công ty TNHH kiểm toán;
+ Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty TNHH kiểm toánphải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc(hoặc Tổng Giám đốc)
Trang 251.2 Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên là cá nhân:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy địnhtại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Thành viên được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công typhải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế vềkiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên; phảigóp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điềuhành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác
+ Thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải
có Chứng chỉ kiểm toán viên Trường hợp công ty TNHH kiểm toán có đăng
ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉhành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản ) thì thành viên BanGiám đốc trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phùhợp theo quy định của pháp luật;
+ Có tham gia góp vốn vào công ty;
+ Thành viên là cá nhân thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghềtheo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty
1.3 Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy địnhtại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có giấy uỷ quyền của thành viên là tổ chức trong việc thay mặt thànhviên thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
+ Trường hợp người đại diện được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giámđốc) công ty thì phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian côngtác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểmtoán viên; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp
Trang 26đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác Tổ chức là thành viên phải góp ítnhất 10% vốn điều lệ;
+ Thành viên công ty TNHH kiểm toán không được chuyển nhượng,tặng, cho phần vốn góp của mình hoặc dùng vốn góp để trả nợ cho ngườikhông phải là thành viên mà không thỏa mãn đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đốivới thành viên quy định tại Thông tư 60/TT-BTC, trừ trường hợp Điều lệcông ty có quy định khác không trái với quy định của Thông tư 60/TT-BTC
+ Trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đãchết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó cóthể trở thành thành viên của công ty nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn, điều kiệnđối với thành viên theo quy định của pháp luật và quy định tạiThông tư60/TT-BTC, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác không trái vớiquy định tại Thông tư này Trường hợp người thừa kế không thỏa mãn tiêuchuẩn, điều kiện đối với thành viên công ty TNHH kiểm toán theo quy địnhthì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả số vốn góp theo quy định của pháp luật
2 Công ty Hợp danh kế toán.
2.1 Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty hợp danh kiểm toán
+ Công ty hợp danh kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theoquy định tại Điều 20, Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Điều 1của Nghị định số 133/2005/NĐ-CP;
+ Công ty hợp danh kiểm toán có thành viên hợp danh và thành viêngóp vốn Số lượng thành viên hợp danh ít nhất là hai người Thành viên hợpdanh phải là cá nhân Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân
+ Thành viên hợp danh phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quyđịnh của pháp luật và quy định tại Thông tư 60/TT-BTC
Trang 27+ Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh kiểmtoán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có mộtthành viên hợp danh là Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và ít nhất một thànhviên hợp danh khác.
Trang 282.2 Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tạichuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Thành viên hợp danh được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)công ty phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực
tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên,phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý,điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác
Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải cóChứng chỉ kiểm toán viên Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng
ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉhành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản ) thì thành viên hợpdanh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợptheo quy định của pháp luật;
Có tham gia góp vốn vào công ty;
Thành viên hợp danh, người thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hànhnghề theo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty
+ Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải có đủ cáctiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật vàquy định của Thông tư 60/TT-BTC và được Hội đồng thành viên chấp nhận
+ Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đãchết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó cóthể trở thành thành viên hợp danh của công ty nếu có đủ các tiêu chuẩn, điềukiện đối với thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật và quy định củaThông tư 60/TT-BTC và được Hội đồng thành viên chấp thuận Nếu không có
đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định cho thành viên hợp danh thì có thể trởthành thành viên góp vốn hoặc yêu cầu công ty hoàn trả số vốn góp theo quyđịnh của pháp luật
Trang 29+ Trường hợp thành viên góp vốn là cá nhân bị chết hoặc bị Tòa ántuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật củathành viên đó là thành viên góp vốn của công ty.
+ Một thành viên hợp danh sẽ bị khai trừ khỏi công ty, sau khi được sựđồng ý của tất cả các thành viên còn lại; hoặc nếu thành viên đó vi phạm phápluật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và bị Bộ Tài chính thuhồi Chứng chỉ kiểm toán viên
+ Khi thành viên hợp danh do già yếu hoặc do những nguyên nhân kháckhông thể tiếp tục hành nghề có thể cho phép người khác tiếp nhận quyền, nghĩa
vụ và trở thành thành viên hợp danh nếu người này có đủ các tiêu chuẩn, điềukiện đối với thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật và quy định củaThông tư 60/TT-BTC và được Hội đồng thành viên chấp thuận
+ Thành viên hợp danh có thể chuyển thành thành viên góp vốn nhưngvẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong thời gian là thànhviên hợp danh Thành viên góp vốn là cá nhân có thể chuyển thành thành viênhợp danh nếu tự nguyện, đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợpdanh theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư 60/TT-BTC vàđược Hội đồng thành viên chấp thuận
+ Điều lệ công ty phải quy định cụ thể nguyên tắc cử thành viên hợpdanh được đại diện cho công ty ký báo cáo kiểm toán (như thành viên hợpdanh được bổ nhiệm làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) hoặc người được
uỷ quyền) và kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán
3 Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán.
3.1 Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp tư nhân kiểm toán:
Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theoquy định tại Điều 20, Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Điều 1của Nghị định số 133/2005/NĐ-CP;
Trang 30Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tư nhân kiểmtoán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giámđốc (hoặc Tổng Giám đốc);
Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải làm Giám đốc (hoặc TổngGiám đốc) Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểmtoán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên
kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên Chủ doanh nghiệp tư nhânkhông được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao độngvới tổ chức, cơ quan khác
3 2 Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban Giám đốc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tạichuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Đối với doanh nghiệp tư nhân kiểm toán có đăng ký kinh doanh cácdịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (nhưdịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản ) thì thành viên Ban Giám đốc trựctiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quyđịnh của pháp luật
4 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài kiểm toán.
Các Công ty kiểm toán có sở hữu nước ngoài hoạt động theo mô hìnhTNHH theo Luật Đầu tư
Tổ chức kiểm toán ở nước ngoài chưa thành lập chi nhánh tại Việt Namđược thực hiện kiểm toán tại Việt Nam trong các trường hợp dưới đây, trừ khi
có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam có tham gia ký kết hoặc gia nhập:
Trang 31Sau khi kết nạp một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạtđộng theo pháp luật Việt Nam làm thành viên thì thực hiện kiểm toán dưới têncủa tổ chức nước ngoài và tổ chức thành viên.
Hợp tác với một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt độngtheo pháp luật Việt Nam trong từng cuộc kiểm toán riêng lẻ thì báo cáo kiểmtoán phải có chữ ký của doanh nghiệp kiểm toán của Việt Nam
Nếu muốn thực hiện độc lập một cuộc kiểm toán ở Việt Nam và lưuhành báo cáo kiểm toán ở Việt Nam thì phải được Bộ Tài chính chấp thuậncho từng cuộc kiểm toán
5 Chuyển đổi loại hình Công ty kiểm toán.
- Khi thực hiện chuyển đổi các doanh nghiệp kiểm toán thuộc sở hữuvốn của Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần được cổ phầnhóa từ doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH một thành viên) thành doanhnghiệp kiểm toán theo quy định tại Thông tư này phải lập phương án chuyểnđổi và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt từng trường hợp cụ thểtheo nguyên tắc sau:
+ Việc kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp phải thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
+ Việc chuyển đổi phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện thành lập vàhoạt động quy định của Thông tư 60/TT-BTC
+ Việc chuyển nhượng phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp kiểmtoán có vốn sở hữu Nhà nước được vận dụng hình thức đấu giá công khai theoquy định của pháp luật về sắp xếp, chuyển công ty nhà nước thành công ty cổphần
- Việc chuyển đổi công ty cổ phần kiểm toán thành lập trước ngày Nghịđịnh số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực thành công ty TNHH kiểm toán, công tyhợp danh kiểm toán hoặc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải đảm bảo các
Trang 32tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Thông tư này và quyết định của Đại hộiđồng cổ đông; hoặc theo nguyên tắc giải thể công ty cũ và đồng thời thành lậpcông ty mới.
- Công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán đã thành lậptrước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nếu xét thấy chưa đảm bảo cáctiêu chuẩn, điều kiện quy định phải cơ cấu lại tổ chức, đảm bảo các tiêuchuẩn, điều kiện quy định tại Thông tư này và đăng ký kinh doanh bổ sungtheo quy định hiện hành
- Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổphần kiểm toán thành công ty TNHH, công ty hợp danh kiểm toán hoặc doanhnghiệp tư nhân kiểm toán và việc cơ cấu lại tổ chức của công ty TNHH kiểmtoán, công ty hợp danh kiểm toán theo quy định của Thông tư 60/TT-BTCphải hoàn thành trước ngày 21/4/2007 theo quy định tại điểm 3 Điều 20 Nghịđịnh số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập
Trang 33CHƯƠNG II: THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
VIỆT NAM
I Tổng quan về các công ty tư vấn kế toán và kiểm toán hiện đang hoạt động tại Việt Nam.
1 Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
1.1 Giới thiệu sơ lược về quá trình thành lập
Mười lăm năm qua, hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã cóbước tiến dài Năm 1991, Bộ tài chính thành lập hai công ty là doanh nghiệpNhà nước làm kiểm toán, đó là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) vàCông ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) Sau khi cóluật Doanh nghiệp năm 1999, số lượng các công ty kiểm toán thành lập mớităng nhanh Năm 2001, dự kiến đến năm2010 có 100 công ty nhưng đến nay
cả nước đã có 128 công ty kiểm toán với trên 7000 người làm việc, trong đó 4công ty 100% vốn nước nước ngoài, 13 công ty của Việt Nam là thành viêncủa các hãng kiểm toán quốc tế, 1434 người được Bộ trưởng Bộ tài chính cấpchứng chỉ kiểm toán viên, trên 200 kiểm toán viên đạt trình độ quốc tế Năm
2005 đã cung cấp trên 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho 12000 khách hàng vớidoanh thu 662 tỷ đồng
Chất lượng kiểm toán phụ thuộc chất lượng kiểm toán viên Từ trướcđến nay, Bộ tài chính đều thực hiện quản lý trực tiếp, toàn diện đội ngũ kiểmtoán viên Gần đây, các tổ chức quốc tế đều yêu cầu Nhà nước chuyển giaocông việc quản lý ngành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp
Để tạo dựng Hội nghề nghiệp đảm trách chức năng quản lý hành nghề
kế toán, kiểm toán, theo đề nghị của Bộ Tài chính, được phép của Bộ Nội vụ,
Trang 34ngày 15/4/2005 Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA) đã đượcthành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006 Ngày14/07/2005 tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ tài chính đãchính thức chuyển giao chức năng quản lý ngành nghề kế toán, kiểm toán choVACPA Từ ngày 01/01/2007 VACPA đã triển khai toàn bộ chức năng đượcgiao Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu một giai đoạn mới cho nghềnghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam Kể từ đây, những người hành nghềkiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có một tổ chức nghề nghiệp độc lập, tự cânđối và tự quản lý riêng Hội sẽ hỗ trợ, đào tạo, cập nhật chuyên môn, kiểmsoát chất lượng dịch vụ, đào tạo nghề nghiệp, trao đổi vướng mắc, kinhnghiệm góp phần nâng cao chất lượng và uy tín Hội viên, duy trì và phát triểnnghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở Việt Nam sánh vai với bè bạn trong khu vực
+ Ban thường trực Hội
+ Các ban chuyên môn : Ban đào tạo, Ban Tư vấn, Ban Kiểm tra, BanĐối ngoại
+ Văn phòng Hội
Tôn chỉ, mục đích hoạt động.
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ( VACPA) là tổ chức nghềnghiệp của các cá nhân và doanh nghiệp hành nghề kiểm toán độc lập chuyênnghiệp ở Việt Nam
Hội hoạt động với mục đích tập hợp, đoàn kết các kiểm toán viên; duytrì, phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ và danh tiếng kiểm toán viên,
Trang 35nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ gìn phẩm chất đạo đứcnghề nghiệp nhằm góp phần tăng cường quản lý kinh tế, tài chính cho cácdoanh nghiệp và đất nước; mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chứcnghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2 Bộ máy quản lý
1.2.1 Đại hội đại biểu.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu
Nhiệm kỳ Đại hội là ba năm do Ban chấp hành triệu tập Ban chấp hành
có thể triệu tập Đại hội bất thường khi có 2/3 số Ủy viên Ban chấp hành hoặc1/2 tổng số Hội viên chính thức đề nghị
Nhiệm vụ củ Đại hội
+ Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trongnhiệm kỳ mới, quyết định mức thu hội phí theo từng loại Hôi viên
+ Thảo luận và thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của Hội ( nếucó)
+ Thông qua báo cáo thu, chi tài chính nhiệm kỳ mới, quyết định mứcthu hội phí theo từng loại Hội viên
+ Quyết định số lượng thành viên ban chấp hành Hội, bầu Ban chấphành Hội nhiệm kỳ mới
1.2.2 Ban chấp hành Hội.
Ban chấp hành Hội gồm 15 người có uy tín, tâm huyết với nghề nghiệp,
có trình độ chuyên môn, năng lực va giầu kinh nghiệm quản lý, điều hành, cóphẩm chất đạo đức tốt
Ban chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giữa hainhiệm kỳ Đại hội, Ban chấp hành họp mỗi năm từ 1 đến 2 lần hoặc họp bấtthường do Chủ tịch Hội triệu tập khi có quá 1/2 số thành viên Ban chấp hànhyêu cầu
Trang 36Giữa hai nhiệm kỳ Đại hội nếu thiểu hụt từ 4 Ủy viên Ban chấp hànhtrở lên thì được bầu bổ sung
Ban chấp hành Hội bầu chủ tịch và hai phó chủ tịch là thành viên Banlãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán hoặc là viên chức Nhà nước hoặc cơ quankhác không phải là doanh nghiệp kiểm toán
Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hội
+ Sau Đai hội, Ban chấp hành bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch, TổngThư ký và Ban kiểm tra
+ Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Hội nghị Banchấp hành hoặc các ký sinh hoạt hôi viên hàng năm
+ Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm và cả nhiệm kỳ; Tổ chứcthực hiện chương trình theo nghị quyết Đại hội
+ Soạn thảo Báo cáo tổng kết hàng năm, xây dựng mục tiêu, phươnghướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm sau
+ Chuẩn bị văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội, tổ chức các kỳ sinh hoạtHội viên hoặc Đại hội bất thường
+ Lãnh đạo thực hiện điều lệ Hội
1.2.3 Ban thường trực Hội.
Ban thường trực Hội là cơ quan thường trực của Ban chấp hành, cónhiệm vụ điều hành việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và Hội nghịBan chấp hành giữa hai kỳ họp
Ban thường trực có chủ tịch, các phó chủ tịch, tổng thư ký và các ủyviên Ban thường trực 6 tháng họp một lần và họp bất thường do chủ tịch triệutập hoặc khi có quá 1/2 số ủy viên ban thường trực yêu cầu
1.2.4 Ban kiểm tra của Hội.
Ban chấp hành bầu ra ban kiểm tra gồm:Trưởng ban, phó trưởng ban vàmột số ủy viên Trưởng ban kiểm tra phải là Ủy viên Ban chấp hành Hội
Trang 37Ban kiểm tra của hội có nhiệm vụ:
+ Kiểm tra việc thực hiện điều lệ của hội
+ Kiểm tra các hoạt động của ban chấp hành
+ Kiểm tra tài chính của hội
+ xem xét và giải quyết các đơn thư (nếu có)
Trưởng ban kiểm tra được mới tham dự hội nghị thường kì của banthường trưc Ban kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với banchấp hành và cóc quyền kiến nghịnhững biện pháp cần thiết, kể cả kiến nghịtriệu tập đại hội bất thường để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp báchphát sinh
1.2.5 văn phòng hội và các ban chuyên môn
Văn phòng hội và các ban chuyên môn do ban thường trực đề nghị chủtịch hội quyết định
Văn phòng hội và các ban chuyên môn là bộn phận giúp việc cho banthường trực và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch hội hoặc tổng thư kí theophân công của chủ tịch hội
2 Tình hình thực hiện và những phương hướng chủ yếu của hoạt động kế toán và kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.
Tình hình thực hiện của hoạt động kế toán , kiểm toán
Dịch vụ kế toán, kiểm toán ngày càng khẳng định vai trò quan trọngtrong việc tăng cường tính công khai minh bạch của nền kinh tế Tính đến đầunăm 2007, cả nước có 130 công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán,kiểm toán, trong đó 4 công ty kiểm toán nước ngoài; có 1.300 người có chứngchỉ hành nghề kiểm toán, trong đó 300 người có chứng chỉ hành nghề quốc tế.Phạm vị hoạt động của dịch vụ kế toán, kiểm toán ngày càng mở rộng Từ chỗchỉ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và các dự án đầu tư
sử dụng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, đến nay hoạt động kiểm toán đã
Trang 38được mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác như: kiểm toán các doanh nghiệp bảohiểm, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu, tư vấntái cơ cấu doanh nghiệp, tư vấn rủi ro kinh doanh và rủi ro đầu tư, tư vấn đầu
tư ra nước ngoài
Hệ thống các Chuẩn mực kế toán và kiểm toán được xây dựng và banhành trên nền tảng Chuẩn mực quốc tế và có tính đến tính đặc thù của nềnkinh tế Việt Nam Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 28/36 Chuẩn mực kếtoán và ban hành 38 Chuẩn mực kiểm toán, đáp ứng yêu cầu của thực tiễnViệt Nam Vai trò và chức năng của Hiệp Hội kế toán và Hiệp Hội kiểm toánđang từng bước được nâng cao Theo lộ trình đã đặt ra, từ đầu năm 2007,Hiệp Hội kiểm toán sẽ tiếp nhận một số chức năng quản lý từ Bộ Tài chínhtrong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
Hoạt động cạnh tranh trên thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán diễn
ra theo chiều hướng bình đẳng hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệpcung ứng dịch vụ thuộc nhiều thành phần sở hữu khác nhau Phạm vi cungứng dịch vụ được mở rộng, chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, giá
cả phù hợp với tiềm lực của khách hàng đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng củathị trường
Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng còn tồn tại là qui mô, nănglực của các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán còn khá nhỏ Sốlượng, chất lượng nguồn nhân lực lành nghề trong lĩnh vực còn thiếu, chưađáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường Tình trạng cạnh tranh khônglành mạnh vẫn diễn ra giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, dẫn đến suygiảm về chất lượng dịch vụ
Trong năm 2007 và những năm tới các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải tiếp tục: