1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện

136 1,2K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1 Đặc điểm tài sản cố định và hạch toán tài sản cố định 4

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định 4 1.1.2 Phân loại và tính giá tài sản cố định 7 1.1.3 Hạch toán tình hình biến động tài sản cố định 16

1.2 Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 18

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 18 1.2.2 Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán 20

1.3 Kinh nghiệm thực hiện kiểm toán tài sản cố định tại các công ty

kiểm toán 27

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN

KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 31

2.1 Đặc điểm chung của Công ty TNHH Tư vấn Kế toán – Kiểm toán Việt Nam và của khách hàng cùng mẫu chọn với kiểm toán tài sản cố định 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 31 2.1.2 Cơ cấu tổ chức hệ thống dịch vụ và hệ thống kinh doanh của Công ty 34

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 35 2.1.4 Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty 38

Trang 2

2.1.5 Đặc điểm của khách hàng cùng mẫu chọn nghiên cứu trong Khóa luận 60

Trang 3

2.2 Kiểm toán tài sản cố định do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán – Kiểm toán Việt Nam thực hiện 60

2.2.1 Khảo sát đánh giá khách hàng tiềm năng 60

2.2.2 Thỏa thuận cung cấp dịch vụ 61

2.2.3.Lập kế hoạch kiểm toán 61

2.2.4 Thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định 90

2.2.4 Kết thúc công việc kiểm toán 110 2.2.5 Tổng kết quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm

toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán – Kiểm toán Việt Nam thực hiện

113

PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VIỆT NAM

3.1 Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại Công ty 116

3.2 Tính tất yếu và phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán

TSCĐ tại Công ty 118

3.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty

120

3.4 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty 124

KẾT LUẬN 125

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

1 BCKT : Báo cáo kế toán

2 BCTC : Báo cáo tài chính

3 BGĐ : Ban giám đốc

4 GLV : Giấy làm việc

5 HĐQT : Hội đồng quản trị

6 HTKT : Hệ thống kế toán

7 HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ

8 KTV : Kiểm toán viên

9 SDCK : Số dư cuối kỳ

10 TSCĐ : Tài sản cố định

Trang 5

DANH MỤC HỒ SƠ BẢNG BIỂUA-BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Hệ số điều chỉnh khấu hao tài sản cố định 14

Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 21

Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định 43

Bảng 2.2 : Các thử nghiệm kiểm soát tài sản cố định 46

Bảng 2.3 : Các khảo sát chi tiết số dư trong trường hợp tăng tài sản cố định 49

Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu tài sản 66

Bảng 2.5:Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 67

Bảng 2.6: Các tỷ suất tài chính 69

Bảng 2.7: Các mục tiêu Kiểm toán tài sản cố định 72

Bảng 2.8: Trích GLV của KTV về đánh giá HTKSNB 73

Bảng 2.9: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ 75

Bảng 2.10: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện 77

Bảng 2.11: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục tài sản cố định 78

Bảng 2.12: Phân bổ tỉ lệ trọng yếu 81

Bảng 2.13: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ 81

Bảng 2.14: Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định 83

Bảng 2.15: Bảng đăng ký khấu hao 91

Bảng 2.16: Trích GLV của KTV về đánh giá HTKSNB với tài sản cố định 92

Bảng 2.17: Trích GLV của KTV về phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ 93

Bảng 2.18: Bảng phân tích các tỷ suất tài sản cố định 94

Bảng 2.19: Trích GLV: Kiểm tra tổng hợp số dư tài sản cố định Công ty XYZ 97

Trang 6

Bảng 2.20: Trích GLV của KTV - Tổng hợp số liệu TK 211 tại Công ty XYZ 98

Bảng 2.21: Trích GLV - Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ tại Công ty XYZ 99

Bảng 2.22 : Trích GLV:Kiểm tra tài TSCĐ do XDCB bàn giao tại Công ty XYZ

100

Bảng 2.23: Trích GLV của KTV - Kiểm tra TSCĐ thanh lý tại Công ty XYZ 101

Bảng 2.24 : Trích GLV của KTV - Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty XYZ 103

Bảng 2.25: Trích GLVcủa KTV - Kiểm tra khấu hao TSCĐ tăng trong năm tại Công ty XYZ 104

Bảng 2.26: Trích GLV của KTV - Kết luận kiểm toán TK 211 tại Công ty XYZ 105 Bảng 2.27: Trích GLV của KTV - Kết luận kiểm toán TK 214 tại Công ty XYZ 106 Bảng 2.28: Mô hình kiểm toán TSCĐ khái quát 110

Bảng 2.29: Chương trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ tổng hợp 112

Bảng 3.1: Mẫu bảng câu đánh giá kiểm soát nội bộ dưới dạng “mở” 120

B-SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ 17

Sơ đồ 1.2 : Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ 19

Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ 20

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của AVA 35

Sơ đồ 2.2 : Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục tài sản cố định44

Sơ đồ 2.3: Các công việc cụ thể trong quá trình lập kế hoạch Kiểm toán tổng thể vàchương trình kiểm toán 71

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

I Ý nghĩa của Đề tài

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày nay,nền kinh

tế đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ.Sự biến chuyển của nền kinh tếgắn liền với từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới Nền kinh tế ViệtNam đang nổi lên như một con hổ mới của Châu Á, cùng với đó là sự xuất hiệncủa nhiều các tập đoàn đa quốc gia và sự lớn mạnh của các công ty trong nước

cả về mặt quy mô nguồn vốn lẫn quy mô tài sản mà chủ yếu là tập trung vào cácngành nghề yêu cầu đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn trong đó có lĩnh vực sản xuất.TSCĐ và khấu hao TSCĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sảnxuất kinh doanh của một doanh nghiệp Vì vậy việc hạch toán TSCĐ cũng nhưviệc trích lập chi phí khấu hao cần phải được ghi chép đúng đắn và tính toánchính xác Hơn nữa khoản mục TSCĐ trên bảng cân đối kế toán thường chiếmmột tỷ trọng lớn nên sai sót đối với khoản mục này thường gây ảnh hưởng trọngyếu tới báo cáo tài chính của doanh nghiệp Do đó kiểm toán TSCĐ và khấu haoTSCĐ đóng một vai trò quan trọng trong kểm toán Báo cáo tài chính Nhân thứcđược điều này nên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn Kế toán –

Kiểm toán Việt Nam(AVA) Em đã lựa chọn Đề tài:“Hoàn thiện kiểm toán tài

sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán – Kiểm toán Việt Nam thực hiện”.

II Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty AVA giúp Em hiểuthêm được cách thức tiến hành, các sai phạm chủ yếu khi kiểm toán TSCĐ

Trang 8

Đồng thời qua đó tìm cách tư vấn cho khách hàng để hoàn thiện quy trìnhquản lý cũng như kế toán TSCĐ sao cho phù hợp với các quy định và chuẩn mực

kế toán hiện hành

III Nội dung của Khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì nội dung của Khóa luận bao gồm cácphần sau:

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH

TƯ VẦN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN

PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là kiểm toán tài sản cố định

- Phạm vi nghiên cứu: Số liệu trong Khóa luận được Em trích từ số liệu thu

thập được trong quá trình kiểm toán TSCĐ của công ty XYZ do Công ty kiểmtoán AVA tiến hành

V Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của Khóa luận dựa trên phương pháp duy vật biện chứng,nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập trong mối liên hệ với các hoạt động kinh

tế xã hội khác và trong điều kiện thực tế tại Việt Nam Bằng phương pháp thu

Trang 9

thập tài liệu, số liệu; phỏng vấn, quan sát trực tiếp, tổng hợp và phân tích, chuyên

đề tập trung nghiên cứu: cơ sở lý luận về TSCĐ và việc xây dựng quy trìnhkiểm toán TSCĐ ; Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán TSCĐ

ở AVA, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của một số hãng kiểm toán quốc tếlớn đang hoạt động tại Việt Nam về lĩnh vực này; Đưa ra một số phương hướng,giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán TSCĐ của AVA

VI Hướng đóng góp của Khóa luận

Tuy nhiên kiểm toán là một lĩnh vực còn rất mới mẻ ở Việt Nam, do cònnhiều hạn chế về kinh nghiệm và chuyên môn nên bài viết của Em còn có nhiềuthiếu sót do vậy Em mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của Emđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn, GS.TS Nguyễn Quang

Quynh, cùng Ban Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Kế toán-Kiểm toán Việt

Nam đã giúp đỡ Em hoàn thành Đề tài này

Trang 10

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1 Đặc điểm tài sản cố định và hạch toán tài sản cố định

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định

Tài sản cố định theo Chuẩn mực Kế Toán Việt Nam (Chuẩn mực Số Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Số 149/2001/QĐ-BTC ngày31/12/2001) là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để

03,04-sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận làtài sản cố định hữu hình Cụ thể các tài sản được ghi nhận làm tài sản cố địnhhữu hình phải thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau:

Một là chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài

sản đó.

Hai là nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Ba là thời gian sử dụng trên một năm.

Bốn là có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

Theo Điều 3 Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 của

Bộ tài chính quy định tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình phải có giá trị từ

10 triệu đồng trở lên (bắt đầu áp dụng cho năm tài chính 2004)

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 04, tài sản cố định vô hình là tài sản

không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắmgiữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượngkhác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 06 ban hành và công bố theo Quyết

định Số 165/2002 ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định

thuê tài chính là sự thoả thuận giữa hai bên cho thuê và bên thuê về việc bên

Trang 11

cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoản thờigian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hay nhiều lần.

Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi

ro và lợi ích gắn liềnvới quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sở hữu tài sản

có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê

Thuê hoạt động là thuê tài sản không phải là thuê tài chính

Theo Thông tư Số 105/2003/TT-BTC (Bắt đầu áp dụng cho năm tài chính2004), thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớnrủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho thuê Quyền sở hữu tài sản

có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê

Các trường hợp thuê tài sản sau đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính:

- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê khi kế thúc thờihạn thuê

- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chon mua lại tàisản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê

- Thời hạn thuê tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tàisản cho dù không có sự chuyển giao về quyền sở hữu

- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiềnthuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản

-Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụngkhông cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào

Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồngthuê thoả mãn ít nhất một trong ba trường hợp sau:

- Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việchuỷ hợp đồng cho bên cho thuê

Trang 12

- Thu nhập hoặc sự tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản còn lạicủa bên thuê gắn với bên thuê.

- Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng Thuêvới tiền thuê thấp hơn giá thị trường

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyêngiá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng củaTSCĐ

Vai trò của tài sản cố định trong doanh nghiệp

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thếgiới, các tập đoàn kinh tế lớn với tiềm lực kinh tế dồi dào đang từng bước thâmnhập thị trường Việt Nam Do vậy, sự cạnh tranh đang ngày một khốc liệt đòihỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng một cách hiệu quả từng đồng vốn.Việc sử dụng vốn đầu tư cho tài sản cố định càng đòi hỏi các doanh nghiệpphải tính toán và sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn nữa Do TSCĐ là loại TSCĐ cógiá trị lớn, tốc độ quay vòng vốn chậm Do vậy đầu tư TSCĐ luôn là khoản đầu

tư quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Trong mỗi doanh nghiệp, TSCĐ phảiphù hợp với cơ cấu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó Đối với cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng tỉ trọng cũng như mức

độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn hơn sovới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ và thương mại

Do vậy, các doanh nghiệp cần phải đầu tư TSCĐ một cách hợp lý với ngànhnghề kinh doanh của mình Việc quyết định đầu tư, thay mới TSCĐ còn phụthuộc vào khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp Do TSCĐ có giá trị lớn vàtốc độ thu hồi chậm nên doanh nghiệp phải đảm bảo việc mua TSCĐ không ảnhhưởng lớn đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

Trang 13

Mặc dù vậy, TSCĐ là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất laođộng, giảm giá thành sản suất, nâng cao khả năng cạnh tranh và đem lại lợi ích tolớn cho doanh nghiệp nếu được quản lý hợp lý và sử dụng hiệu quả Do vậy, cácdoanh nghiệp cần phải chú trọng trong quá trình quyết định đầu tư

1.1.2 Phân loại và tính giá tài sản cố định

Phân loại tài sản cố định

Trong mỗi doanh nghiệp, để quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ là rất cầnthiết Do vậy, doanh nghiệp cần phải phân loại TSCĐ một cách khoa học và hợp

lý Hiện nay, việc phân loại TSCĐ được tiến hành theo nhiều tiêu thức khácnhau Trong đó, những tiêu thức phân loại quan trọng bao gồm:

- Phân loại theo hình thái biểu hiện;

- Phân loại theo quyền sở hữu TSCĐ;

- Phân loại theo tình hình sử dụng TSCĐ

Thứ nhất: Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo hình thái biểu hiện TSCĐ được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vôhình

Tài sản cố định hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất TSCĐ hữu

hình có thể có kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ kết hợp vớinhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định,nếu thiếu bất kì bộ phận nào thì cả hệ thống đó không hoạt động được

TSCĐ vô hình: Là TSCĐ không có hình thái vật chất, nhưng xác định được

giá trị và do doanh nghiệp sở hữu, sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho thuê

Trang 14

Thứ hai: Phân loại theo quyền sở hữu

Tiêu thức phân loại này dựa trên cơ sở quyền sở hữu của doanh nghiệp đốivới TSCĐ Theo tiêu thức phân loại này TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐcủa doanh nghiệp và TSCĐ thuê ngoài:

Tài sản cố định của doanh nghiệp: Là những TSCĐ do doanh nghiệp mua

sắm, xây dựng, nhận biếu tặng, viện trợ…Đối với những TSCĐ này doanhnghiệp có quyền bán, thanh lý, sử dụng, cho thuê…theo các quy định hiện hànhcủa pháp luật

Tài sản cố định thuê ngoài: Là TSCĐ mà doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng

trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng thuê mà không có quyền sởhữu Theo phương thức cho thuê thì có hai loại cho thuê là: thuê hoạt động vàthuê tài chính Nhưng theo các tiêu chuẩn của TSCĐ cố định thì chỉ có thuê tàichính mới được coi là TSCĐ

Thứ ba: Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng

Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này được chia thành bốn loại:

- TSCĐ dùng cho kinh doanh;

- TSCĐ dùng cho hành chính;

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi;

- TSCĐ chờ xử lý

Tính giá tài sản cố định

Thứ nhất:Nguyên giá của TSCĐ

Việc xác định nguyên giá TSCĐ cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Trang 15

- Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng đối với TSCĐ hữu hình hay thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng theo

dự tính đối với TSCĐ vô hình

- Giá trị thực tế của TSCĐ phải dựa trên những căn cứ khách quan có thể kiểm soát được

- Giá trị thực tế của TSCĐ phải xác định dựa trên chi phí hợp lý dồn tíchtrong quá trình hình thành TSCĐ

- Các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ phát sinh sau khi TSCĐ được đưavào sử dụng sẽ được tính vào nguyên giá nếu chúng làm tăng giá trị hữu ích củaTSCĐ

Một số phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ:

Một là,đối với TSCĐ hữu hình:

Về nguyên giá của TSCĐ hữu hình được xác định trong từng trường hợpnhư sau:

- Tài sản cố định hữu hình loại mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua

sắm (kể cả mua mới), bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thươngmại, giảm giá); các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)

và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵnsàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, các chi phí vận chuyển và bốc dỡban đầu; các chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phếliệu do lắp đặt chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếpkhác

- TSCĐ hữu hình loại đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu:

Nguyên giá (cả tự làm và thuê ngoài) là giá quyết toán công trình đầu tư xâydựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)

Trang 16

- TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả

ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trảtiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ đi số chênh lệch

đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định trongChuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”

- TSCĐ hữu hình tự xây hoặc tự chế: Nguyên giá là giá thành thực tế của

TSCĐ tự xây hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Mọi khoản lãi nội

bộ và các khoản chi phí không hợp lý (như nguyên vật liệu lãng phí, lao độngkhác sử dụng vượt quá định mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tựchế không được tính vào nguyên giá

- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình

mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sảnkhác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trịhợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tươngđương tiền trả thêm hoặc thu về

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu mộttài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùnglĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không

có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyêngiá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi

- TSCĐ tăng từ các nguồn khác: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ,

được biếu tặng, được ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghinhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việcđưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Hai là, đối với TSCĐ thuê tài chính:

Trang 17

Nguyên giá là giá trị hợp lý (nếu giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiềnthuê tối thiểu nhỏ hơn giá trị hợp lý thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại củacác khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê và Nguyêngiá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn củahợp đồng thuê tài chính

Ba là,đối với TSCĐ vô hình:

TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giátrị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung ứngdịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận làTSCĐ vô hình Về mặt nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định như sau:

Quyền sử dụng đất: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên

quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chiphí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có)không bao gồm chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên mặt đất

Quyền phát hành: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã

chi ra để có quyền phát hành

Bản quyền, bằng phát minh sáng chế: Nguyên giá là các chi phí thực tế chi ra

để có bản quyền tác giả, bằng phát minh sáng chế

Nhãn hiệu hàng hoá: Nguyên giá là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới

việc mua nhãn hiệu hàng hoá

Phần mềm máy tính: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp

đã chi ra để có phần mềm máy tính

Giấy phép và Giấy nhượng quyền: Nguyên giá là các khản doanh nghiệp chi

ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy nhượng quyền thực hiện công việc

đó, như giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới

Trang 18

TSCĐ vô hình khác: Nguyên giá là các chi phí thực tế chi ra để có được các

- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ

- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu thoả mãn các điều kiện ghi tăngnguyên giá TSCĐ

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ cáccăn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kếtoán, sổ khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy địnhhiện hành

Thứ hai:Giá trị hao mòn và khấu hao tài sản cố định

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do

sự ăn mòn trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dotiến bộ khoa học kĩ thuật làm cho TSCĐ trở nên lỗi thời

Hao mòn TSCĐ có tính khách quan, do vậy, doanh nghiệp cần tính toán vàphân bổ hợp lý nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kì hạchtoán và gọi là khấu hao TSCĐ Việc phân bổ khấu hao vào chi phí không phảnánh đầy đủ mức độ hao mòn của TSCĐ trên thực tế Nhưng do việc xác định giá

Trang 19

trị hao mòn của TSCĐ rất khó khăn nên trong kế toán giá trị hao mòn được tínhbằng số khấu hao lũy kế đến thời điểm xác định.

Hiện nay, theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có thể tính khấuhao theo ba phương pháp:

Một là, khấu hao đường thẳng

Theo phương pháp này, mức khấu hao năm(Mkhn) của một TSCĐ được tínhtheo công thức sau:

Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao năm

Trong đó:

Số năm sử dụng dự kiến

Hai là,khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Thường áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thường xuyên đổimới công nghệ và TSCĐ thỏa mãn 2 điều kiện sau:

- Là TSCĐ đầu tư mới

- Là máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

Theo phương pháp này, mức khấu hao năm (Mkhn) của TSCĐ được xác địnhtheo công thức:

Mkhn = Giá trị còn lại × Tỷ lệ khấu hao nhanh

của TSCĐ

Trang 20

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định × H ệ s ố

điều chỉnhtheo phương pháp đường thẳng

Hệ số điều chỉnh xác định theo số năm sử dụng TSCĐ được tính trên bảngsau:

Bảng 1.1: Hệ số điều chỉnh khấu hao tài sản cố định

Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t≤ 6

Khi khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng hoặc thấphơn mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại củaTSCĐ thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐchia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

Ba là, khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các máy móc thiết bị đáp ứng các yêucầu sau:

- Trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm;

Trang 21

- Xác định được tổng số lượng khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suấtthiết kế của TSCĐ;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính lớn hơn hoặcbằng 50% công suất thiết kế của TSCĐ

Theo phương pháp này, mức khấu hao tháng của TSCĐ được tính theo côngthức:

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân

=

Nguyên giá của TSCĐ

tính cho một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất

thiết kếMức trích khấu hao năm của TSCĐ sẽ bằng tổng mức trích khấu hao của 12tháng trong năm đó

Thứ ba: Giá trị còn lại của tài sản cố định

Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhấtđịnh Giá trị còn lại của TSCĐ chỉ được xác định khi TSCĐ được đem ra bántrên thị trường Về phương diện kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác bằnghiệu số giữa nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế đến một thời điểm xác định

Do vậy, giá trị còn lại trên sổ kế toán mang tính chủ quan của doanh nghiệp.Mối quan hệ của ba chỉ tiêu giá của TSCĐ được thể hiện bởi công thức:

Trang 22

NG tài sản cố định = GTCL tài sản cố định + GTHM tài sản cố định

1.1.3 Hạch toán tình hình biến động tài sản cố định

Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán

Về chứng từ: Tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác hạch

toán ban đầu trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp theo một quytrình luôn chuyển chứng từ nhất định

Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán TSCĐ bao gồm:

- Hợp đồng mua TSCĐ

- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán

- Biên bản bàn giao TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ

- Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

- Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Quy trình hạch tán TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ 1.1

Về sổ sách: Để theo dõi kịp thời và đầy đủ các thông tin về TSCĐ, các doanh

nghiệp thường sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách như:

- Thẻ TSCĐ

Trang 23

- Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214.

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ

Tài khoản sử dụng

TK 211: TSCĐ cố định hữu hình

Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng trong kì

Bên có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm trong kì

TSCĐ được chi tiết thành các loại TSCĐ sau:

Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kì

Bên có: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm trong kì

Lập (huỷ) thẻ TSCĐ, ghi sổ TSCĐ

Trang 24

TK213: TSCĐ vô hình

Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kì

Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kì

TSCĐ vô hình được chi tiết thành các loại TSCĐ sau:

Quy trình hạch toán TSCĐ được khái quát hóa qua sơ đồ 1.2 và sơ đồ 1.3

1.2 Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán TSCĐ là một bộ phận của kiểm toán BCTC, do vậy, mục tiêukiểm toán của khoản mục TSCĐ cũng hướng đến mục tiêu chung của kiểm toánBCTC là giúp KTV và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp

lý của BCTC trên những khía cạnh trạnh trọng yếu, sự tuân thủ pháp luật liênquan và sự tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành Mục tiêu kiểm toán gồm 6mục tiêu chung, đối với khoản mục TSCĐ 6 mục tiêu chung này được cụ thể hóa

thành 6 mục tiêu đặc thù(Bảng 1.2)

Trang 25

Sơ đồ 1.2 : Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ

Trang 26

Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ

Trong đó: CL: chênh lệch đánh giá lại TSCĐ

1.2.2 Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán

Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC được thực hiện theo babước như trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung Nhưng kiểm toán khoảnmục TSCĐ được tiếp cận theo khoản mục Ba bước kiểm toán khoản mục TSCĐbao gồm:

- Chuẩn bị kiểm toán;

- Thực hiện kiểm toán;

Trang 27

Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ MỤC TIÊU

Tính đầy đủ Các nghiệp vụ tăng, giảm khấu hao phát sinh trong kỳ đều

được ghi sổChi phí và thu nhập từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐđều được ghi sổ đầy đủ

Quyền và

nghĩa vụ

Đơn vị thực sự sở hữu, kiểm soát các TSCĐ được ghi sổCác TSCĐ nhận giữ hộ, không thuộc sở hữu của doanh nghiệpđều được theo dõi

Trang 28

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán

Thứ nhất: Lập kế hoạch kiểm toán

Việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ được phân thành các bước:

Lập kế hoạch: Dựa trên những hiểu biết về khách hàng cũng như ngành nghề,

lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, KTV xác định mức độ ảnh hưởng củakhoản mục TSCĐ đối với BCTC Qua đó, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm

toán nhằm đảm bảo chất lượng với chi phí thấp nhất.

Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ

Trong bước này, KTV thu thập các thông tin liên quan đến các bộ phận củakiểm soát nội bộ như: các thủ tục kiểm soát, các quy định về kế toán đối vớiTSCĐ của đơn vị…

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán tài sản cố định

Đánh giá rủi ro là bước công việc quan trọng nhằm giới hạn các công việccần thực hiện của cuộc kiểm toán Dựa trên các thông tin thu thập được từ hệthống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán, KTV đánh giá mức rủi ro kiểm soátcủa đơn vị Song song với đó, KTV đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của khoảnmục TSCĐ dựa vào các thông tin chung về khách hàng như loại hình kinhdoanh, tỉ trọng TSCĐ trên tổng tài sản để đánh giá rủi ro tiềm tàng Từ đó,KTV mức độ rủi ro phát hiện cần đạt được theo mô hình đánh giá rủi ro

- Xác định mức trọng yếu

Việc xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC tuy thuộc vào từng loại hìnhdoanh nghiệp và sự phán đoán nghề nghiệp của KTV Căn cứ để xác định mức

Trang 29

Sau khi đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổmức trọng yếu đó cho khoản mục TSCĐ Đây là công việc đòi hỏi KTV phải cókinh nghiệm và sự am hiểu lĩnh vực hoạt động của khách hàng Tuy vậy, mức độtrọng yếu chỉ là tương đối và KTV thường có xu hướng định mức trọng yếu thấphơn mức cần thiết để tăng khả năng phát hiện các sai sót.

- Lập chương trình kiểm toán: Là bước công việc nhằm chi tiết kế hoạch đã

lập như: bổ sung cơ sở dẫn liệu, xác định và phân bổ mức trọng yếu, phân côngcông việc cụ thể cho từng người trong nhóm kiểm toán Đây cũng là phương tiệntheo dõi, ghi chép và kiểm tra tình hình thực hiện cuộc kiểm toán

- Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán

Đây là giai đoạn thực hiện các công việc đã nêu trong chương trình kiểm toánbằng:

- Thử nghiệm kiểm soát;

- Thủ tục phân tích;

- Thủ tục kiểm tra chi tiết

Thứ nhất:Thử nghiệm kiểm soát

Từ những hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng và những đánh giában đầu về rủi ro kiểm soát, KTV tiến hành thiết lập các thủ tục kiểm toán thíchhợp cho khoản mục TSCĐ nhằm điều chỉnh mức độ rủi ro kiểm toán và xác địnhphạm vi của các trắc nghiệm trực tiếp số dư Các thủ tục kiểm toán viên cần thựchiện:

Xem xét các chứng từ gốc với sổ nhật ký, sổ cái TSCĐ đối với những TSCĐ

có giá trị lớn hay phát sinh ngoài dự toán để đảm bảo các nghiệp vụ liên quanđến TSCĐ thực sự phát sinh

Trang 30

Đối chiếu hợp đồng, biên bản và chứng từ liên quan với sổ nhật ký để đảmbảo các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phát sinh được ghi nhận đầy đủ

Xem xét việc phê duyệt có phù hợp với các chính sách của Công ty haykhông

Xem xét dấu hiệu phê duyệt trên các chứng từ

So sánh ngày tháng hợp đồng mua TSCĐ, hóa đơn của người bán với ngàytháng ghi sổ của TSCĐ đó để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi nhận kịp thời

Thứ hai:Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được tiến hành nhằm đánh giá sự phù hợp của cơ cấuTSCĐ trên tổng tài sản của doanh nghiệp, mức độ tăng giảm giữa các năm nhằmkhoanh vùng trọng yếu của các nghiệp vụ Đây là bước công việc đòi hỏi trình

độ cũng như sự am hiểu của KTV về đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp Nếu

áp dung tốt thủ tục phân tích, KTV có thể giảm bớt các công việc cần thực hiệnkhi kiểm tra chi tiết Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động

mà KTV sử dụng các tỷ lệ, tỷ suất khác nhau Ba loại phân tích cơ bản mà KTVthường dùng trong kiểm toán TSCĐ là:

Đánh giá tính hợp lý: So sánh giữa kế hoạch đầu tư TSCĐ với thực tế tăngtrong kì, chi phí sửa chữa trích trước so với chi phí thực tế…

Phân tích xu hướng: Phân tích biến động TSCĐ, khấu hao giữa các kì kếtoán, phân tích biến động sửa chữa TSCĐ giữa các kì

Phân tích tỷ suất: Các tỷ suất được kiểm toán viên sử dụng tron kiểm toánTSCĐ như: tỷ suất TSCĐ trên tổng tài sản, tỷ suất giữa chi phí khấu hao trêntổng tài sản, tỷ suất giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ, tỷ suất giữa TSCĐ vớivốn chủ sở hữu…

Trang 31

Thứ ba:Thủ tục kiểm tra chi tiết

Thủ tục kiểm tra chi tiết là việc KTV tiến hành thu thập các ghi chép về sốsách kế toán của doanh nghiệp, các chứng từ liên quan đến các doanh động củadoanh nghiệp từ đó KTV sẽ thực hiện các bước công việc kiểm toán tuy theo cáckhoản mục cụ thể để đưa ra các kết luận cho các vấn đề kiểm toán

Đối với khoản mục TSCĐ, KTV viên sẽ tiến hành kiểm toán theo các bướcchính sau:

- Kiểm tra tổng hợp số dư khoản mục tài sản cố định

Đối với những cuộc kiểm toán khách hàng mới, KTV thu thập các thông tin

về số liệu số dư đầu kì của TSCĐ và các bằng chứng về quyền sở hữu của doanhnghiệp đối với TSCĐ Đối với các cuộc kiểm toán trong các năm tiếp theo, sốliệu này sẽ được KTV lấy từ hồ sơ năm trước, do vậy, KTV chỉ cần tập trungkiểm tra số phát sinh trong năm tài chính được kiểm toán

Công việc đầu tiên khi kiểm toán mỗi khoản mục, KTV phải đảm bảo rằngcác số liệu trên sổ chi tiết phải khớp với các số liệu trên sổ tổng hợp và các bảngkhai tài chính

Sau đó, KTV tiến hành lập bảng tổng hợp số TSCĐ từ số dư đầu kì, số phátsinh trong kì để tính ra số dư cuối kì và so sánh với BCTC để đảm bảo rằngkhách hàng đã phản ánh đúng số dư khoản mục TSCĐ

- Kiểm tra các nghiệp vụ tăng tài sản cố định trong kì

Khi kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ, KTV cần chú ý:

Kiểm tra sự phê chuẩn đối với mọi TSCĐ tăng trong kì và các chứng từ liênquan để đảm bảo các TSCĐ được đưa vào sử dụng thực thuộc quyền sở hữukiểm soát của đơn vị

Trang 32

Sau đó, KTV chọn mẫu để kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc hìnhthành TSCĐ nhằm phát hiện những khoản chi cần vốn hóa nhưng không đượcghi nhận hoặc ngược lại để phát hiện những khoản không được phép nhưng vẫnghi tăng nguyên giá TSCĐ.

Do TSCĐ được hình thành từ XDCB thường phức tạp do có nhiều nghiệp vụnhư mua nguyên vật liệu, tiền công…nên tiềm ẩn rất nhiều khả năng sai sót Vìthế, KTV nên chú trọng vào những TSCĐ loại này, đặc biệt là các TSCĐ có giámua hoặc quyết toán xây dựng cơ bản cao hơn dự toán

Xem xét tính chính xác và hợp lý trong việc xác định nguyên giá TSCĐ

Điều tra mọi khoản ghi tăng mà không tăng hiện vật, thường là những khoảnnâng cấp TSCĐ để đảm bảo các khoản tăng thực sự nâng cao công suất máy mócthiết bị hay kéo dài tuổi thọ TSCĐ

- Kiểm tra các nghiệp vụ giảm tài sản cố định trong kì

Mục đích của bước kiểm toán này chủ yếu là xem xét khả năng TSCĐ đãthanh lý, nhượng bán trong kì nhưng không được hạch toán vào sổ sách kế toánhay không KTV có thể lập hoặc sử dụng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐtrong kì và so sánh số tổng hợp với giá trị tổng cộng các nghiệp vụ giảm trên sổ

kế toán, xem xét mức khấu hao từng TSCĐ và mức khấu hao lũy kế, từ đó tính

ra giá trị còn lại của TSCĐ

Đối với các TSCĐ cùng loại, nếu trong kì có mua mới TSCĐ thì KTV cầnxem xét TSCĐ cũ có được đem đi thanh lý, nhượng bán hay không

Kiểm tra các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ có được phê duyệt đầy đủ hay không,

có thành lập hội đồng thanh lý hay không

Trang 33

- Kiểm tra khấu hao tài sản cố định trong kỳ.

Trước tiên, KTV cần phải đánh giá phương pháp khấu hao của đơn vị có phùhợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không

Sau đó, KTV cần chọn mẫu và tính lại mức khấu hao dựa trên phương phápkhấu hao của khách hàng và lần theo số liệu của các TSCĐ đó trên sổ sách kếtoán xem nó có được tính toán và hạch toán hợp lý hay không

KTV cũng cần phải thực hiện việc kiểm tra các khoản ghi giảm khấu hao vớicác nghiệp vụ thanh lý nhượng bán TSCĐ trong kì

KTV cũng cần phải xem xét việc phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụngTSCĐ có hợp lý không và xem xét chi phí khấu hao có được đơn vị ghi nhậntheo đúng chế độ kế toán hiện hành hay không

Trong trường hợp TSCĐ được nâng cấp dẫn đến thay đổi mức khấu hao,KTV cần đánh giá tính đúng đắn của giá trị nguyên giá tăng và mức trích khấuhao thay đổi

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán

Từ những kết luận đã được đưa ra trong quá trình kiểm toán KTV sẽ tổng hợp

và đưa ra kết luận kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng.Nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán Trưởng nhóm và các thành viêntrong ban lãnh đạo Công ty kiểm toán sẽ tiến hành soát xét giấy tờ làm việc củacác KTV để khẳng định các sai phạm đã có đầy đủ bằng chứng, các bước côngviệc đã được tiến hành theo đúng quy trình của Công ty kiểm toán và phù hợpcác chuẩn mực kiểm toán hiện hành

Trang 34

1.3 Kinh nghiệm thực hiện kiểm toán tài sản cố định tại các công ty kiểm toán

Theo các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành thì quy định quy trình kiểm toánchung cho các công ty kiểm toán thực hiện.Tùy thuộc vào từng khoản mục chutrình và tùy thuộc cách thức áp dụng quy trình kiểm toán chung của các công tykiểm toán nên có sự khác biệt trong việc xây dựng và áp dụng quy trình kiểmtoán các khoản mục chu trình do tự các công ty thiết kế trên cơ sở dựa vào quytrình kiểm toán chung được quy định trong các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Do đó trong quá trình áp dụng mỗi công ty bộc lộ những ưu nhược điểmriêng.Trong đó quy trình kiểm toán TSCĐ cũng có sự khác biệt giữa các công ty.Qua quá trình thực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại các công ty ta có thểhọc hỏi được một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất: Đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam(VAE)

- Sự linh hoạt, sáng tạo của kiểm toán viên trong việc lựa chọn các thủ tục

kiểm toán thích hợp với từng khoản mục trong từng doanh nghiệp cụ thể đã tạo hiệu quả cao trong công việc

Để hỗ trợ cho KTV trong công việc lập kế hoạch kiểm tra chi tiết đối với cáckhoản mục trên BCTC, Công ty xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu trong

đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản thường được sử dụng để kiểm trachi tiết cho các sai sót tiềm tàng của từng tài khoản Điều này giúp cho kiểm toánviên định hướng tốt trong mỗi cuộc kiểm toán Căn cứ vào chương trình kiểmtoán mẫu này, KTV sẽ sửa đổi các thủ tục kiểm toán thích hợp và có thể tự thiết

kế các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu KTV nhận thấy các thủ tục kiểm toán mẫuchưa bao quát hết được

Trang 35

Điều này cho thấy kiểm toán viên trong Công ty phải có một sự năng độngsáng tạo trong công việc khi tiến hành kiểm toán Muốn làm được điều đó, trướchết kiểm toán viên phải có được sự hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của kháchhàng, đặc biệt là hiểu rõ về khoản mục mà mình đang kiểm tra.

- Việc năm bắt và vận dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán trong quá

trình thực hiện kiểm toán.

Việc nắm vững các Chuẩn mực kế toán và kiểm toán trong khi tiến hành côngviệc là yêu cầu bắt buộc đối với các kiểm toán viên của VAE nói riêng và nhữngngười hành nghề kiểm toán nói chung Việc nắm vững các Chuẩn mực kế toán

và kiểm toán sẽ đảm bảo cho công việc kiểm toán được tiến hành theo đúng cácChuẩn mực quy định Việc hiểu biết các Chuẩn mực kế toán giúp cho KTV pháthiện các sai sót trên BCTC của khách hàng, từ đó đưa ra được ý kiến chính xác

về BCTC đã được kiểm toán

- Thực hiện việc soát xét chặt chẽ trong quá trình kiểm toán giúp đưa ra Báo

cáo kiểm toán có độ tin cậy cao

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp, VAE luôn tiến hànhkiểm soát chất lượng công việc rất cẩn thận và chặt chẽ

Qua nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toánBCTC do VAE thực hiện, có thể thấy rằng việc kiểm tra, soát xét được thực hiệntrong cả giai đoạn thực hiện lẫn giai đoạn kết thúc và ra báo cáo Trong giai đoạnthực hiện, việc kiểm tra của trưởng nhóm sẽ đảm bảo cho việc quản lý và kiểmsoát tiến độ thực hiện cũng như chất lượng công việc của các nhân viên và sosánh với chương trình kiểm toán nhằm đảm bảo các khoản mục trên BCTC đãđược thực hiện đầy đủ Trước khi phát hành Báo cáo chính thức, toàn bộ hồ sơkiểm toán phải trải qua các quá trình soát xét hết sức nghiêm túc và chặt chẽ củachủ nhiệm kiểm toán và Ban giám đốc VAE

Trang 36

Thực hiện đánh giá công việc kiểm toán sau mỗi cuộc kiểm toán giúp Công

ty cũng như các kiểm toán viên nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu củamình để phát huy và khắc phục

Thứ hai: Đối với Công ty TNHH Kiểm toán APEC

- Việc lựa chọn các kiểm toán viên cho một cuộc kiểm toán

Đối với việc kiểm toán khoản mục TSCĐ,việc lựa chọn kiểm toán viên đượcAPEC lựa chọn rất kỹ càng vì khoản mục này mang tính trọng yếu do đó Công

ty đã chọn các KTV có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm để thực hiện kiểm toán

Do đó đảm bảo được độ tin cậy đối với khoản mục TSCĐ trên BCTC

- Việc ứng dụng phần mềm kiểm toán

Công ty kiểm toán APEC đã tự xây dựng được cho mình một chương trìnhkiểm toán phù hợp Điều đó giúp cho công việc kiểm toán được giảm bớt về mặt

thời gian đồng thời nâng cao hiệu quả công việc.

Để xây dựng được thành công chương trình kiểm toán đó là sự nỗ lực khôngngừng của các nhân viên trong công ty thông qua các sáng kiến cũng như các ý

kiến đóng góp của các chuyên gia Như vậy Công ty đã biết cách phát huy tiềm năng bên trong cùng với huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài.

- Việc kiểm tra soát xét quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán TSCĐ nói

riêng

Quy trình soát xét của Công ty được thực hiện một cách hết sức chặt chẽ vàtuân thủ đúng các quy định của pháp luật cũng như chuẩn mực kiểm toán Việtnam Công việc đó thường được thực hiện qua bốn cấp:kiểm toán viên chính,trưởng nhóm kiểm toán,trưởng phòng kiểm toán,Ban Giám đốc Chính việc soátxét qua nhiều cấp như vây sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong việc phát hành Báocáo kiểm toán

Qua những kinh nghiệm từ hai công ty trên ta cũng có thể thấy AVA cũng đãthực hiện được một số kinh nghiệm trên như việc soát xét cũng được phân ra

Trang 37

thành nhiều cấp khác nhau,cũng rất chú trọng tới việc chọn KTV tiến hành kiểmtoán TSCĐ.

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VIỆT NAM

THỰC HIỆN2.1 Đặc điểm chung của Công ty TNHH Tư vấn Kế toán – Kiểm toán Việt Nam và của khách hàng cùng mẫu chọn với kiểm toán tài sản cố định

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA) được thànhlập ngày 10/10/2006 theo Giấy Đăng ký kinh doanh Số 0102028384 do Sở Kếhoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và sửa đổi bổ sung ngày 22/02/2007Ngày 26/11/2007 theo Công văn Số 302/VACPA của Hội KTV hành nghềViệt Nam (VACPA) công khai lần 1, AVA được công nhận là một trong nhữngcông ty kiểm toán có đủ điều kiện kiểm toán năm 2007-2008

Hiện nay, Công ty đặt trụ sở chính tại Số 160 Phương Liệt, Thanh Xuân – HàNội với số Vốn điều lệ là 3.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng)

Với phương châm “ Cung cấp các dịch vụ tốt nhất và đảm bảo chất lượng chokhách hàng” thì Công ty đã xác định ngày càng mở rộng các loại hình dịch vụ tàichính, kế toán và kiểm toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời ngảycàng nâng cao chất lượng của các dịch vụ đó.Hiện nay, Công ty cung cấp cácdịch vụ sau đây:

Dịch vụ kiểm toán: Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty và cũng

chiếm tỉ trọng doanh thu lớn nhất Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán các vấn

đề như Kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động các Dự án, kiểm toánBáo cáo Quyết toán công trình xây dựng cơ bản…

Trang 38

Dịch vụ tư vấn: Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn trên hầu hết các khía cạnh

của doanh nghiệp Dịch vụ này giúp khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động vàquản lý của mình Bao gồm:tư vấn thuế, tư vấn quyết toán Tài chính và quyếttoán vốn đẩu tư …

Dịch vụ thẩm định giá: Đây là một loại hình dịch vụ mới của Việt Nam,các

doanh nghiệp đang ngày càng ý thức được rõ vị thế, vai trò của thương hiệu.Vì vậyđây được coi là một thị trường đầy tiềm năng Dịch vụ Thẩm định giá của Công tybao gồm: Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hoá, tư vấn xác định và lập

hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp …

Dịch vụ kế toán: Với đội ngũ nhân viên có hiểu biết sâu sắc về kế toán Việt

Nam, các thông lệ kế toán quốc tế và nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễntại các doanh nghiệp, có thể nói dịch vụ kế toán là một thế mạnh của AVA, baogồm: hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán - tài chính, xây dựng các mô hình tổchức bộ máy - tổ chức công tác kế toán…

Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: Với đội ngũ lâu năm có nhiều kinh

nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng ,sẽ giúp các doanh nghiệp tìm vàđào tạo được những nhân viên có năng lực phù hợp với công việc Đồng thờigiúp doanh nghiệp giảm được chi phí tuyển dụng và đào tạo thông qua việc cungcấp các dịnh vụ sau: tổ chức các khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, bồi dưỡngnghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ ; cung cấp các văn bản pháp quy, các tài liệuhướng dẫn kế toán các tài liệu tham khảo chuyên ngành tài chính kế toán…

Dịch vụ công nghệ thông tin: Với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về lĩnh

vực công nghệ thông tin,AVA ngày càng khẳng định được thế mạnh của mìnhtrong lĩnh vực công nghệ thông tin Các dịch vụ công nghệ thông tin của công tybao gồm:Xây dựng và cung cấp các sản phẩm phần mềm quản lý, đặc biệt là cácphần mềm chuyên ngành tài chính, kế toán, tư vấn giải pháp xây dựng hệ thốngcông nghệ thông tin phục vụ quản lý và điều hành …

Trang 39

Với việc cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, các KTV có trình độ nghiệp vụ cao,

có hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh doanh nên Công tyTNHH Tư vấn –Kiểm toán Việt Nam ngày càng khẳng định được tên tuổi trênthị trường kiểm toán Việt Nam

Cũng như phần lớn các công ty kiểm toán độc lập hiện nay, AVA là một công

ty còn non trẻ, tuy mới chỉ thành lập được hơn hai năm nhưng Công ty đã trởthành một trong số các công ty có tên trong danh sách thẩm định viên về giáhành nghề và danh sách các tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiệnhoạt động thẩm định giá ( Đợt 3-Theo Thông báo Số 178/TB – BTC của Bộtrưởng Bộ Tài chính ngày 08/03/2007 )

Đồng thời, AVA cũng là một trong số các công ty được chấp nhận kiểm toáncho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứngkhoán(Theo định Số 701/QĐ – UBCK của Ủy ban Chứng khoán nhà nước ngày18/12/2007 )

Thành công lớn nhất trong năm 2008 của Công ty chính là lọt vào top10 công

ty kiểm toán có tốc độ tăng doanh thu cao nhất Việt Nam năm 2008 Doanh thucủa Công ty năm 2008 đạt khoảng 15 tỷ, tăng 3,5 tỷ so với năm 2007 tương ứngvới tốc độ tăng 30,43% Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của Công tyngày càng hiệu quả, Công ty ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trịlớn, số lượng khách hàng cũng không ngừng mở rộng, uy tín của Công ty ngàycàng được khẳng định Bên cạnh đó, Công ty còn thành công trong việc chủđộng áp dụng việc quản lý chi phí với từng phòng ban qua hệ thống mạng nội bộ,tăng cường hiệu quả quản lý và thực hiện chính sách tiết kiệm chung của toànđơn vị

Trang 40

Thu nhập bình quân/ người năm 2008 tăng 25% so với năm 2007 Mức sốngcủa người lao động được tăng lên đáng kể Nguyên nhân chính của việc này là

do quy định của Nhà nước về việc tăng mức lương cơ bản, đồng thời do chínhsách khen thưởng đãi ngộ hợp lý của đơn vị nhằm thu hút các KTV trong tìnhtrạng khan hiếm nhân lực kiểm toán

Với những thành tựu nêu trên, có thể thấy Công ty đang có những bước tiếnlớn cho sự phát triển bền vững trong tương lai

Khoản mục tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những khoản mục rất quantrọng đối với mỗi doanh nghiệp Nhận thấy được tầm quan trọng đó, ngay từ khithành lập cũng như những năm hoạt động sau này,Công ty luôn coi kiểm toánTSCĐ là một trong những khoản mục không thể loại trừ khi đưa ra kết luận kiểmtoán

Sau một năm Công ty lại tiến hành đánh giá lại công tác kiểm toán của cáckhoản mục ,phần hành trong đó có khoản mục TSCĐ nhằm hoàn thiện quy trìnhkiểm toán TSCĐ, làm căn cứ tham chiếu cho các cuộc kiểm toán sau này Nócũng là một trong những tài liệu quan trọng giúp cho các nhân viên mới củaCông ty có cơ hội được tiếp cận để nâng cao trình độ nghiệp vụ Cho đến nayquy trình kiểm toán TSCĐ vẫn luôn được hoàn thiện sao cho vừa phù hợp vớichế độ kế toán, kiểm toán vừa thuận lợi cho KTV trong khi thực hiện khoản mụcnày

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hệ thống dịch vụ và hệ thống kinh doanh của Công ty

Cho đến nay, Công ty đã thực hiện cung cấp các dịch vụ chuyên ngành kiểmtoán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình

Ngày đăng: 30/01/2013, 09:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hệ số điều chỉnh xác định theo số năm sử dụng TSCĐ được tính trên bảng sau: - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
s ố điều chỉnh xác định theo số năm sử dụng TSCĐ được tính trên bảng sau: (Trang 26)
Bảng 1.1: Hệ số điều chỉnh khấu hao tài sản cố định - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 1.1 Hệ số điều chỉnh khấu hao tài sản cố định (Trang 26)
TK 211: TSCĐ cố định hữu hình - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
211 TSCĐ cố định hữu hình (Trang 29)
Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 1.1 Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ (Trang 29)
Sơ đồ 1.2 : Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 1.2 Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ (Trang 31)
Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 1.3 Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ (Trang 32)
Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ (Trang 33)
Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ (Trang 33)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của AVA - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của AVA (Trang 48)
Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định Mục tiêu Kiểm  - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định Mục tiêu Kiểm (Trang 56)
Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định Mục tiêu Kiểm - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định Mục tiêu Kiểm (Trang 56)
Bảng 2. 2: Các thử nghiệm kiểm soát tài sản cố định - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2. 2: Các thử nghiệm kiểm soát tài sản cố định (Trang 59)
Bảng 2.2 : Các thử nghiệm kiểm soát tài sản cố định - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.2 Các thử nghiệm kiểm soát tài sản cố định (Trang 59)
Kiểm kê cụ thể các TSCĐ hữu hình. Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí để  hình thành TSCĐ. - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
i ểm kê cụ thể các TSCĐ hữu hình. Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí để hình thành TSCĐ (Trang 63)
Xem xét các TSCĐ có đqợc hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoạc doanh  nghiệp  có phải  bỏ chi  phí ra để mua  TSCĐ hay không?  \ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
em xét các TSCĐ có đqợc hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoạc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua TSCĐ hay không? \ (Trang 64)
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu tài sản - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.4 Bảng phân tích cơ cấu tài sản (Trang 79)
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu tài sản - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.4 Bảng phân tích cơ cấu tài sản (Trang 79)
Bảng 2.5:Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.5 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 80)
Bảng 2.5:Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.5 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 80)
Bảng 2.6: Các tỷ suất tài chính - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.6 Các tỷ suất tài chính (Trang 82)
Sơ đồ 2.3: Các công việc cụ thể trong quá trình lập kế hoạch Kiểm toán tổng  thể và chương trình kiểm toán - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.3 Các công việc cụ thể trong quá trình lập kế hoạch Kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán (Trang 84)
Bảng 2.7: Các mục tiêu Kiểm toán tài sản cố định - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.7 Các mục tiêu Kiểm toán tài sản cố định (Trang 85)
Bảng 2.7: Các mục tiêu Kiểm toán tài sản cố định - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.7 Các mục tiêu Kiểm toán tài sản cố định (Trang 85)
Bảng 2.9: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.9 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ (Trang 88)
Bảng 2.9: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.9 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ (Trang 88)
Bảng 2.10: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.10 Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện (Trang 90)
Từ mô hình trên ta thấy mức độ rủi ro phát hiện của Công ty XYZ là trung bình. - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
m ô hình trên ta thấy mức độ rủi ro phát hiện của Công ty XYZ là trung bình (Trang 90)
Bảng 2.10: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.10 Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện (Trang 90)
Bảng 2.11: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục tài sản cố định - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.11 Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục tài sản cố định (Trang 90)
Bảng 2.13: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.13 Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ (Trang 94)
Bảng 2.13: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.13 Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ (Trang 94)
Bảng 2.14: Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định 1. Thủ tục phân tích - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.14 Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định 1. Thủ tục phân tích (Trang 96)
2. Kiểm tra chi tiết - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
2. Kiểm tra chi tiết (Trang 96)
Bảng 2.14: Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định 1. Thủ tục phân tích - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.14 Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định 1. Thủ tục phân tích (Trang 96)
- TSCĐ vô hình tăng: kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ  vô hình,  đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với nguồn vốn tăng tương  ứng - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
v ô hình tăng: kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với nguồn vốn tăng tương ứng (Trang 99)
hình của năm trước để thấy những biến động bất hợp lý trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
hình c ủa năm trước để thấy những biến động bất hợp lý trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp (Trang 108)
Hình của năm trước để thấy những biến động bất hợp lý trong cơ cấu tài sản của  doanh nghiệp. - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Hình c ủa năm trước để thấy những biến động bất hợp lý trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp (Trang 108)
Bảng 2.28: Mô hình kiểm toán TSCĐ khái quát 1. Lập kế hoạch kiểm toán - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.28 Mô hình kiểm toán TSCĐ khái quát 1. Lập kế hoạch kiểm toán (Trang 125)
Bảng 2.28: Mô hình kiểm toán TSCĐ khái quát 1. Lập kế hoạch kiểm toán - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.28 Mô hình kiểm toán TSCĐ khái quát 1. Lập kế hoạch kiểm toán (Trang 125)
Bảng 2.29: Chương trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ tổng hợp Thủ tục kiểm toán tổng hợp - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.29 Chương trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ tổng hợp Thủ tục kiểm toán tổng hợp (Trang 126)
Bảng 2.29: Chương trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ tổng hợp Thủ tục kiểm toán tổng hợp - Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán - Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bảng 2.29 Chương trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ tổng hợp Thủ tục kiểm toán tổng hợp (Trang 126)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w