Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá” potx (Trang 41 - 83)

Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH

1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty

Bước sang hoạt động là CTCP, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển biến hết sức tích cực về hiệu quả hoạt động SXKD so với khi

còn là DNNN, có nhiều nhân tố tác động đến sự biến chuyển này, quy về những nhân tố sau:

1.1. Năng lực nội bộ công ty

Thực hiện CPH là chuyến sang hình thức quản lý hiện đại hơn, năng động hơn. Trong CTCP tính tự chịu trách nhiệm được đề cao. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới đã xác định rõ để công ty tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì toàn thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty phải thực sự nhận thức được vai trò của bản thân mình đối với việc xây dựng công ty.

Sự nhiệt tình trong công việc toàn tâm lo cho sự phát triển của công ty của đội ngũ lãnh đạo và lao động trong công ty là một động lực đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho công ty. Công ty luôn cố gắng xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, tránh sự chồng chéo giữa các chức năng và các bộ phận nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong SXKD.

Một bộ phận khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch SXKD của công ty đó là cơ sở vật chất được trang bị của công ty. Từ chỗ công ty hầu như không có gì khi tách ra khỏi Công ty vận tải ô tô Vĩnh Phú, nhà cửa vật kiến trúc chỉ có được trên chục gian nhà cấp bốn sắp phải thanh lý, chỉ có 48 chiếc phương tiện ô tô, 02 xe 12 chỗ, 01 xe con, 02 chiếc máy ủi, 02 máy cày bừa. Tình trạng này dẫn đến hiệu quả hoạt động SXKD trong thời gian này là không cao.

Trong quá trình phát triển, công ty đã dần vực dậy và đầu tư mua sắm, lắp ráp thiết bị, mở rộng diện tích nhà xưởng bến bãi. Tất cả là nhờ vào sự linh động nhanh nhạy của đội ngũ cán bộ và sự giúp đỡ của UBND Tỉnh và Sở giao thông Vĩnh Phúc, nhất là khi công ty được toàn quyền quyết định với phần vốn góp của mình . Đến nay đã đầu tư thêm 74 chiếc phương tiện, đưa vào hoạt động tuyến xe bus đáp

ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thị xã. Xây dựng 03 gian nhà xưởng bán vĩnh cửu diện tích rộng 200m2, san mặt bằng bãi đỗ xe diện tích 700m2 06 gian nhà điều hành có diện tích 130m2, nâng tải sản cố định lên 33,5 tỷ đồng. Nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng ăng lên đáng kể từ 3,519 tỷ đồng lên 7,585 tỷ đồng năm 2004.

Những thay đổi đáng kể về quản lý, điều hành, những nâng cấp rõ rệt về cơ sở vật chất đã tạo một bộ mặt mới cho công ty, tinh thần lao động đóng góp cho công ty của cán bộ công nhân viên lao động đã thật sự có hiệu quả hơn nhiều, đây là điều kiện để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.

1.2. Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của công ty

Kế hoạch SXKD của công ty phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường, hàng năm công ty nghiên cứu rất kỹ nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch SXKD cho ừng bộ phận. Nhất là đối với Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc hoạt động chủ yếu là chuyên chở hành khách thì nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá quyết định lượng doanh thu thực tế của công ty. Cuối năm công ty căn cứ vào kết quả thực tế và so sánh với kế hoạch để có cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động SXKD.

Thị trường hay khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc bao gồm: lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển từ tỉnh Vĩnh Phúc đi các tỉnh và khu vực lân cận nơi có tuyến xe của công ty hoạt động và ngược lại; Lượng khách đi du lịch, tham quan nghỉ mát trên địa bàn toàn quốc; lượng hành khách thường xuyên đi chuyến xe bus dọc tuyến đường từ tỉnh Vĩnh Phúc xuống Hà Nội. Ngoài ra còn có lượng khách hàng thuộc bộ phận dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng duy tu xe ôtô, mô tô; bộ phận bán xăng dầu, mỡ, thiết bị, phụ tùng liên quan đến giao thông vận tải; Lượng người tham gia học và thi lấy bằng mô tô hạng A1, lượt học viên tham gia học tại các lớp học tại chức, chuyên tu. Các chính sách của Nhà nước và đối thủ cạnh tranh.

Bảng 1: Lượng khách đi xe và sản lượng doanh thu tuyến cố định và du lịch trong ba năm gần đây:

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Người đi xe HK 698.361 786.964 912.543

Lượng luân chuyển HK/km 41.357.561 52.527.687 59.404.015

Tổng doanh thu 1.000đ 5.622.396 7.685.356 9.900.607

(nguồn:Báo cáo kết quả SXKD sau 5 năm CPH, ngày 20/5/2005- Phòng Tổ chức hành chính)

Các lĩnh vực hoạt động SXKD của công ty luôn luôn phải phù hợp theo đường lối chung của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo chính sách của Đảng và Nhà nước về quy chế hoạt động của một CTCP. Ngoài ra công ty hoạt động trong môi trường hiến pháp và pháp luật Việt nam, các lĩnh vực hoạt động SXKD phù hợp với đăng ký kinh doanh và không trái pháp luật.

Hiện nay để khuyến khích các DNNN tiến hành CPH nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, các chính sách của nhà nước tạo rất nhiều ưu đãi cho hoạt động của doanh nghiệp sau CPH

Những ưu đãi của nhà nước cho phép Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc phát huy được những ưu thế của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Các luật giao thông đường bộ, nghị định 92 của Chính phủ, các Quyết định 4127, 4128 của Bộ Giao thông vận tải được các cơ quan quản lý nhà nước thực thi một cách rất đồng bộ, kiên quyết nên hoạt động kinh doanh đã đi vào nề nếp hơn, giảm được các xe dù chạy vòng vo, xe không vào bến đón trả khách, giảm tai nạn.

Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc cũng là một lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty theo hướng làm giảm doanh thu. Do đặc điểm thị trường của công ty là rất lớn, trải dài trên đại bàn nhiều tỉnh thành, việc kiểm soát thị trường hầu như là không thể. Thêm vào đó trong thời gian gần đây lực lượng phương tiện vận tải khu vực tư nhân phát triển

mạnh do Nhà nước bỏ hình thức giấy phép tuyến, xe của công ty mỗi chuyến đi đều bị kiểm soát chặt chẽ theo chế độ tài chính kế toán đã quy định hoá đơn chứng từ đầu vào phải đầy đủ, còn xe tư nhân chỉ nộp thuế tháng. Hiện tượng đón trả khách tự do, bắt khách dọc đường, phá giá... đang gây ra rất nhiều khó khăn cho công ty.

2. Thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH

Chương trình sắp xếp đổi mới DNNN mà trọng tâm là CPH DNNN được thí điểm từ năm 1992, kết quả của quá trình này là tạo ra CTCP hoạt động tự chủ năng động hơn và tất yếu là hiệu quả hơn so với DNNN. Số lượng các doanh nghiệp tiến hành CPH qua các giai đoạn được cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2: Các doanh nghiệp tiến hành CPH trong thời gian qua

Giai đoạn Số lượng doanh nghiệp CPH 1992-1998 123 1998-1999 235 1999-2000 212 2000-2001 205 2001-2002 164 2002-2003 532 2003-2004 753 2004-2005 724

(nguồn: Tạp chí Quản lý nhà nước, số 116 tháng 09/2005, trang 23)

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư21, đến năm 2005 có 2966 doanh nghiệp CPH, trong đó các doanh nghiệp ngành công nghiệp, xây dựng chiếm

21 PGS.TS. Trần Đình Ty “Doanh nghiệp sau CPH, thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11/2005, trang15

65,5%; các doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại dịch vụ chiếm 28,7%, doanh nghiệp thuộc các ngành nông lâm, ngư nghiệp chiếm 5,8%.

Báo cáo nghiên cứu về hậu CPH DNNN của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương22, sau CPH hoạt động SXKD của các doanh nghiệp đều được triển khai tích cực. Qua khảo sát 559 doanh nghiệp CPH hơn 1 năm trở lên thì có 87,53% khẳng định kết quả hoạt động SXKD là tốt hơn, tuy rằng còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Về khả năng sinh lời: ngay trong năm đầu tiên CPH, doanh thu bình quân của doanh nghiệp tăng 13%, lợi nhuận sau thuế tăng 48,8% chi thấy việc chuyển sang CTCP đã có tác động mạnh tới kết quả kinh doanh. Tỷ lệ tăng lợi nhuận trung bình cua các doanh nghiệp là 0 đến 2%, có những doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trên dưới 3%, chỉ một số ít có tỷ lệ tăng âm. Nhìn chung tỷ lệ này chưa phải là cao nhưng so sánh với các loại hình doanh nghiệp khácm nhất là DNNN thì đây là một tỷ lệ chấp nhận được.

Với những doanh nghiệp đã CPH nhiều năm, hiện nay đã đi vào hoạt động ổn định thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn được duy trì, doanh thu hàng năm tăng 13,4%, lợi nhuận trước thuế tăng 9,4%, đặc biệt lợi nhuận sau thuế tăng đến 54,3%. Năng suất lao động bình quân tăng 8,3%, đầu tư TSCĐ tăng 11,5%, lương bình quân tăng 11,4%.

Qua khảo sát các chuyên gia cũng cho biết tốc độ gia tăng giá trị gia tăng là 26%, trong khi đó tốc độ gia tăng tài sản là 20%, nghĩa là tốc độ tăng đầu vào chậm hơn tốc độ tăng đầu ra, như vậy hoạt động kinh doanh của các CTCP là có hiệu quả.

Qua khảo sát các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương khẳng định sau CPH cán bộ quản lý và người lao động đã gắn bó với doanh nghiệp hơn, nhờ đó đã có tác động tích cực tới hiệu quả SXKD. Có 96% doanh nghiệp khẳng định cán bộ quản lý đã thật sự quan tâm tới doanh nghiệp, 88%

doanh gnhiệp cho biết kết quả sản xuất của người lao động đã tăng lên khi tiền lương được tính toán trên cơ sở hiệu quả SXKD. Hiệu quả SXKD tăng lên có thể được nhận thấy thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất và nguồn lực ngày càng tốt hơn, có 85% doanh nghiệp khẳng định điều này. Tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm của các công ty là 20%.

Khả năng tạo việc làm: tỷ lệ việc làm mới trong các doanh nghiệp CPH trung bình là 5%, đây là một con số khiêm tốn, xong với các phương án tiến hành CPH, với khả năng hoạt động còn nhiều hạn chế thì bước đầu là có kết quả tốt. Kết quả này còn góp phần xoá bỏ dư luận cho rằng sau khi chuyển sang CTCP thì nhiều lao động sẽ bị sa thải.

3. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH Phúc giai đoạn hậu CPH

3.1. Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn hậu CPH

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/04/2000, trong quá trình thực hiện phương án SXKD và điều lệ công ty có những thuận lợi và khó khăn sau23:

Thuận lợi:

Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban ngành chức năng đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi theo chế độ chính sách và pháp luật nhà nước, về luật khuyến khích đầu tư trong nước để doanh nghiệp có điều kiện về nguồn vốn để tái sản xuất, đầu tư theo chiều sâu, mở rộng SXKD của doanh nghiệp.

Sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm đều đạt tỷ lệ cao từ 8- 12%, nhất là lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, thu hút bên ngoài đầu tư xây dựng vào tỉnh nên nhu cầu về vận tải bằng ô tô ngày càng cao.

23Phần này được tóm tắt từ Báo cáo kết quả hoạt động SXKD sau 5 năm CPH, ngày 20/05/2005- Phòng tổ chức hành chính.

Có sự lãnh đạo sát sao của lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, nhất là lĩnh vực quản lý nhà nước về luồng tuyến.

HĐQT và Ban giám đốc điều hành cùng toàn thể cán bộ công nhân viên lao động trong công ty có tinh thần làm việc với trách nhiệm cao, cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Khó khăn:

Là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh chuyển đổi sang CTCP nên bước đầu tư tưởng của người lao động trong công ty còn băn khoăn, lo lắng dẫn đến việc tham gia mua cổ phần còn ít và tốc độ chậm nên hoạt động SXKD còn bị hạn chế do thiếu vốn.

Cơ sở SXKD luôn biến động, đặc biệt với ngành vận tải ô tô. Lực lượng vận tải ngoài quốc doanh đang phát triển một cách tự phát. Hiện tượng cung vượt quá cầu, vận tải chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnCPH, xu hướng giảm giá cước để tranh giành khách khá phổ biến dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Công ty hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, có những tuyến hoạt động từ nhiều năm nay thì bị xe của hợp tác xã vận tải và xe tư nhân chen vào hoạt động tranh giành khách rất tự do, cũng bởi lý do khách quan là hoạt động vận tải trở khách rất khó kiểm soát.

Thị trường hoạt động của công ty ngày càng bị thu hẹp, trật tự vận tải bị phá vỡ, do vậy một số lái xe mới vào nghề còn ít kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh yếu đã phải trả xe và trả tuyến cho công ty..

Quyết định 890/QĐ-BGTVT về việc quy định đời xe được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh, nhất là nghị định 92 của Chính phủ có hiệu lực thi hành về tuổi đời phương tiện. Số xe cũ nát đã sử dụng từ nhiều năm nay do lạc hậu về kỹ thuật và hết niên hạn sử dụng không được hoạt động. Trong khi công ty vẫn chưa kịp đổi mới về phương tiện do nguồn vốn còn hạn hẹp.

Thuế nhập khẩu ô tô tăng từ 130- 150%; giá vật tư, phụ tùng và lệ phí bến bãi, cầu đường tăng từ 40- 60%.

Lực lượng lao động chính là lái xe luôn ở trong tình trạng thiếu do họ không có vốn để thế chấp nhận xe và tay nghề còn yếu.

Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng trong 6 năm qua (2000- 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và HĐQT, ban giám đốc cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên lao động, công ty đã đạt được một số thành tựu như sau:

Bảng 3: Tình hình tài chính của công ty các năm sau CPH:

Đơn vị: 1.000.000 đồng

TT Diễn giải Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Vốn điều lệ 4.000 4.000 4.183 4.183 6.183 6.185 - C.phần đã mua 2.437 3.246 3.056 3.675 4.635 4.763 - C.phần N.nước 1.200 1.200 1.28 1.299 818 800 2 Giá trị TSCĐ 11.654 12.206 14.048 15.445 16.034 17.564 3 Giá trị còn lại 6.187 7.370 10.341 11.385 11.365 11.896 4 Nguồn vốn KD 3.519 4.246 4.035 6.295 7.585 8.424 5 Các quỹ 262 173 133 15 165 181 - Quỹ PTSX 131,7 58,5 48,8 73,6 86 93,2 - Quỹ DPTC 52,2 43,2 49,5 58,7 64,9 72,2 - Quỹ KT, PL 78,1 71,1 34,6 25,3 13,4 15,8

Bảng 4: Kết quả SXKD, lao động, thu nhập qua các năm sau CPH

Đơn vị: 1.000.000 đồng

TT Diễn giải Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Doanh thu 6.514 6.613 7.150 8.802 10.467 13.871 2 Chi phí 5.886 5.872 6.746 8.494 9.881 13.531 3 lợi nhuận trước thuế 628 740,6 403,8 308,4 585,2 340

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá” potx (Trang 41 - 83)