1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch Vụ Nguyen Dũng

40 2,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 87,85 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch Vụ Nguyen Dũng ”,

Trang 1

TÓM LƯỢC

Bước sang thế kỷ 21, thế kỷ đem lại cho đất nước ta nhiều cơ hội và thử thách tolớn Nền kinh tế nước ta thật sự đang phải đối mặt với nhiều vận hội và thử thách mới.Tuy nhiên với sự lãnh đạo tài tình và nhạy bén của Đảng và chính phủ, mức tăng trưởngkinh tế trong mấy năm gần đây của nước ta đều xếp vào loại hàng đầu trên thế giới ViệtNam thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế

Mua bán hàng hoá là một nhân tố quan trọng nhất trong nền kinh tế và nó đặc biệtquan trong trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như ở nước ta hiện nay

Hợp đồng mua bán hàng hoá là một đề tài đã rất quen thuộc đối với sinh viênchuyên ngành Luật kinh tế cũng như một vài chuyên ngành khác của các trường đại học.Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đã thực sự hội nhập vào nền kinh tếquốc tế (gia nhập WTO), hàng loạt các đạo luật mới ra đời (trong đó có Luật Thương mại2005) thì việc tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá làthực sự cần thiết

Với sự ra đời của các đạo luật nêu trên, quy định về pháp luật hợp đồng hiện nay đãkhá đầy đủ và có hệ thống Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách mới trong việc kí kết

và thực hiện hợp đồng vẫn đang có nhiều vấn đề cần bàn luận Bài khóa luận “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nguyên Dũng” dưới đây trình bày một cách

khái quát về tình hình áp dụng pháp luật trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa ở Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nguyên Dũng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch Vụ Nguyen Dũng ”, Em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh

đạo, các anh chị trong Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nguyên Dũng cùng vớicác giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Thương mại Em xinbày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thành Thọ - thầy giáo trực tiếphướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này Em xin chânthành cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ emtrong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận này

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT: 1

2.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 2

3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI NGUYÊN CỨU 3

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

4.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4

4.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

4.3 Phạm vi nghiên cứu : 5

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN 6

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI 7

1.1KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI 7

1.1.1 khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 7

1.1.2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 7

1.1.2.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại 7

1.1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 7

1.1.2.2 Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá trương thương mại 9

1.1.3 Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 9

1.2CỞ SỞ BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI 10

1.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội 10

1.2.2 Doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh 11

1.2.3 Pháp luật điều chỉnh: 11

Trang 4

1.3NGUYÊN TẮC VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

HÓA TRONG THƯƠNG MẠI 11

1.3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 11

1.3.2 Phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 12

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGUYÊN DŨNG 15

2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 15

2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nguyên Dũng 15

2.1.2 Nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp 15

2.1 2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 15

2.1.2.2 Nhiệm vụ 15

2.2 THỰC TRẠNG CÁC QUY PHẠM ĐIỀU CHỈNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI 15

2.2.1 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 15

2.2.1 1 Chủ thể giao kết hợp đồng 15

2.2 1.2 Hình thức hợp đồng 16

2.2.1.3 Hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu 16

2.2.2 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá 17

2.2.2.1 Những vấn đề có tính nguyên tắc 17

2.2.2.2 Thanh toán (Điều 50) 18

2.2.2.3 Chuyển rủi ro (từ Điều 57 đến Điều 61) 18

2.2.2.4 Chuyển quyền sở hữu (Điều 62) 18

2.2.3 Giải quyết tranh chấp 19

2.3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHỮNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGUYÊN DŨNG 20

2.3.1 Giao kết hợp đồng 20

2.3.2 Thực hiện hợp đồng 23

2.3.3 Giải quyết tranh chấp phát sinh: 24

2.4 KẾT LUẬN VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN 25

Trang 5

2.4.1 ưu điểm 25

2.4.2 Những khó khăn còn tồn tại 26

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI, GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGUYÊN DŨNG 27

3.1 HƯỚNG HOÀN THIỆN 27

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 29

3.2.1 Tìm kiếm khách hàng 29

3.2.2 Đàm phán 29

3.2.3 Giao kết hợp đồng 30

3.2.4 Thực hiện hợp đồng 31

3.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT 31

KẾT LUẬN 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT:

Trong những năm gần đây Việt Nam càng ngày phát triển buớc sang nền kinh tế thịtruờng , đặc biệt sau khi gia nhập WTO các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển Cùngtheo đó, 1 nền kinh tế mới đã được mở cửa dựa trên sự thiết lập nền tảng pháp lý tự dokinh doanh trong quan hệ thương mại và phương thức hình thành chủ yếu là thông quacác hợp đồng Các quan hệ hợp đồng cũng vì thế trở nên đa dạng và phức tạp hơn Dovậy việc vi phạm hợp đồng cũng diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến hơn Để giúp đảmbảo cam kết giữa các bên được thực hiện , hoặc bù đắp tổn thất gây ra và nhằm khắc phụcnhững vi phạm chưa đúng luật được quy định trong hợp đồng để giúp các bên tham giahợp đồng tuân thủ luật và nghĩa vụ phải được thực hiện theo thỏa thuận nhằm đảm bảohợp tác , bình đẳng , hoàn thiện pháp luật ngày càng phù hợp hơn Với việc ban hành bộluật dân sự 2005 và luật thương mại 2005 , hệ thống luật để giúp hoàn thiện pháp luật vềhợp đồng trong thương mại tương đối đầy đủ trong đó có thể nhận thấy những điều chỉnhcủa luật thuơng mại có ảnh hưởng trực tiếp đến giao kết và thực hiện hợp đồng thươngmại , bởi thông qua đó , chúng ta có thể tự điều tiết các hành vi thương nhân trong quátrình thực hiện hợp đồng tạo ra sự ổn định tương đối cho sự phát triển của nền kinh tế Các điều luật và chế định này càng được các bên sử dụng nhiều hơn như 1biện pháp hữuhiệu để đảm bảo quyền lợi của mình trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa thươngmại Tuy nhiên các hành vi có vi phạm hợp đồng hay những điều khoản chưa phù hợpvới quy định của luật điều chỉnh trong thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi docác quy định hiện hành chưa thực sự rõ ràng, thiếu đồng đều giữa việc áp dụng cácnguyên tắc đó trong luật, gây ra các khó khăn cho các chủ thể khi tham gia hợp đồng Những vấn đề này xuất phát từ sự bất cập của các quy định luật trong hợp đồng thuơngmại

Tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung , công ty TNHH Thương Mại và Dịch

Vụ Nguyên Dũng nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến các điều khoản quyđịnh trong hợp đồng thương mại khi tham gia ký kết hợp đồng Các thương nhân thườnglung túng trong việc áp dụng luật khi tham gia hợp đồng thương mại nhất là việc lựa chọnchế tài nào , vì với mỗi loại chế tài sẽ áp dụng cho 1 loạt vi phạm, tùy theo tính chất, mụcđích của chế tài đó Việc áp dụng dựa trên căn cứ gì, thực hiện và giải quyết vi phạm hợpđồng như thế nào?

Do vậy, việc nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóathương mại rất cấp bách trong hội nhập kinh tế quôc dân của Việt Nam ,cần có sửađổi ,bổ sung sao cho phù hợp

Trang 7

2.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một vài suy nghĩ và định hướng sửa đổi luật thương mại 2005

TSTrần Thanh Hương –Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

Ts Dương Anh Sơn –Giảng viên ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

Đặt vấn đề ra

Để nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả, hoạt động kinh doanh thương mạidiễn ra có trật tự, cần thiết phải thiết kế và xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luậthoàn chỉnh, đồng bộ, có tính thống nhất cao và một cơ chế hữu hiệu đảm bảo việc thihành chúng

Luật thương mại 2005 đã được xây dựng tương đối công phu và mất nhiều thờigian Tuy nhiên sau một thời gian được áp dụng đã bộc lộ khá nhiều bất cập cần phảiđược giải quyết: i) trong mối quan hệ với các văn bản pháp luật khác, chất lượng củamột số quy định còn chưa được cao và thống nhất với các văn bản pháp luhật liên quanLuật Thương mại thể hiện sự chưa đồng bộ, nhất quán; ii) vấn đề tự do hợp đồng và giớihạn tự do hợp đồng chưa được qua tâm thích đáng và; iii) có nhiều quy định chưa rõràng

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một vài nội dung trong khuônkhổ các vấn đề nêu trên

Tin tức ng ày 24/05/2012 có bài viết:

Pháp luật về hợp đồng cần được thay đổi theo hướng nào khi Bộ Luật Dân Sự năm

2005 được sửa đổi ?

Sự bùng nổ của thông tin liên lạc đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống conngười Việc các bên trực tiếp gặp gỡ, đàm phán và cùng ký vào văn bản hợp đồng đã trởnên không tiện dụng và nhiều khi chỉ phù hợp với hợp đồng đòi hỏi hình thức trangtrọng Tham gia các giao dịch với sự trợ giúp của các phương tiện thông tin điện tử đangngày càng phổ biến và trở nên 1 yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh hiện tại ,Cáckhái niệm “nền kinh tế số” , “thương mại điện tử ”, “siêu thị ảo ” đã được bổ sung vào

hệ ngôn ngữ phổ thông của rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Lợi thế to lớn củathương mại điện tử là không thể phủ nhận Để phát triển thương mại điện tử , Bộ luậtdân sự cần phải được giải quyết vấn đề pháp lý nêu trên ?

Vấn đề hoàn thiện hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế ở nước ta hiện nay

Thứ ba, 09/12/2008 12:20

Đăng trên tạp chí KHPL số 4.2001

Bùi Ngọc Cường ThS Chủ nhiệm khoa luật kinh tế ,trường ĐH Lật Hà Nội ở nước

ta pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời từ những năm đầu của thời kỳ quá độ sang kinh tế

Trang 8

các hoạt động kinh tế phát triển Tuy nhiên , pháp lệnh này cho tới nay vẫn chưa 1 lầnđược sửa đổi , bổ sung đã bộc lộ nhiều bất cập Những bất cập đó ngày càng gia tăngcùng với việc nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm tạodựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh như : Bộ LuậtDân Sự , Luật Thương Mại , Luật Doanh Nghiệp những quy định bất hợp lý trong phápluật về hợp đồng kinh tế đã “đóng khung ” các hoạt động kinh doanh hết sức mềm dẻo ,linh hoạt , linh động và nhiều tính sáng tạo Trong điều kiện mới, pháp luật về hợp đồngkinh tế không những không tạo được sự điều chỉnh pháp lý thuận lợi hơn cho việc giaokết và thực hiện hợp đồng mà còn gây những trở ngại, thậm chí là thiệt hại về kinh tế chocác chủ thể Chính vì vậy mà vấn đề hoàn thiện pháp luật về hợp đồng phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh đang được đặt ra hết sức bức xúc.

Hoàn thiện chế định này, theo chúng tôi phải giải quyết được hai vấn đề: Một là,

mô hình pháp luật về hợp đồng phải được thiết kế như thế nào? Hai là, hệ thống các vănbản pháp luật hiện hành về hợp đồng phải được hoàn thiện như thế nào cho phù hợp với

mô hình đó?

3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI NGUYÊN CỨU

Sau khi nghiên cứu kỹ các công trình nghiên cứu ,tác giả thừa kế những vấn đề sau:

Thứ nhất, nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều tập trung trên vấn đề hoàn thiệnpháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại, những vấn đề cần bổ sung sao chophù hợp với nền kinh tế thị trường trong nước cũng như quốc tế, đồng thời chỉ ra nhữnghạn chế, vướng mắc và cách giải quyết trên phương diện lý luận

Thứ 2 ,lý luận ,lập luận về những hoàn thiện pháp luật trong hợp đồng mua bánhàng hóa thương mại của các công trình nghiên cứu, các bài viết rất chặt chẽ và sâu sắc

và đầy thuyết phục, các công trình nghiên cứu trên là cơ sở khoa học để tác giả thamkhảo để làm bài khóa luận

Sau khi nghiên cứu phân tích 1 số đề tài thì tác giả thấy đây là 1 đề tài không mới,

đã được nhiều người nghiên cứu về luật nghiên cứu nhưng nó cũng là 1 vấn đề đang rấtđược quan tâm Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đa phần các hình thức bổ sung, sửađổi trong thỏa thuận, ký kết, thực hiện và những vi phạm cần xử lý ở phạm vi áp dụngtrong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nhưng mang nặng tính lý thuyết hơnthực tế, những quy định không chỉ được quy định tại luật thương mại 2005 mà còn đượcquy định rất rõ ở bộ luật dân sự 2005 cũng như những quy định quốc tế, do đó ta nên có

sự so sánh giữa các văn bản để thấy được sự giống nhau và khác nhau, các đề tài trêngiải quyết riêng lẻ được từng vấn đề riêng Nhận thấy được điều đó, tác giả cần có 1 côngtrình nghiên cứu mới giải quyết vấn đề 1 cách toàn diện hệ thống các vấn đề lý luận vềhoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại, đồng thời bài khóa luận sẽ

Trang 9

tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện và giải pháp tại công ty TNHH Thương Mại vàDịch Vụ Nguyên Dũng áp dụng luật như thế nào trong giao kết hợp đồng mua bán hànghóa thương mại,thực hiện quyền, nghĩa vụ và xử lý những tranh chấp trong vi phạm hợpđồng của mình như thế nào, gặp phải những vướng mắc gì và việc áp dụng trong nhữngtrường hợp như thế nào, những chế tài nào được sử dụng khi vi phạm hợp đồng ? Qua đó

đề ra các giải pháp khắc phục cũng như hoàn thiện pháp luật trong hợp đồng mua bánhàng hóa trong thương mại, có thể bài khóa luận này vừa mang tính tổng hợp vừa mangthu hẹp phạm vi nghiên cứu tại công ty tác giả thực tập

Cùng với việc tham khảo các đề tài, kế thừa tổng hợp cũng như bổ sung đã nêutrên,thông qua tìm hiểu thực trạng tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ NguyênDũng cùng với sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Ts Trần Thành Thọ tác giả quyết địnhchọn đề tài : “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thươngmại ,thực trạng tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nguyên Dũng”

Đề tài tập trung giải quyết vấn đề sau :

Một là: những lý luận chung về hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại ,các loạihợp đồng mua bán hàng hóa thương mại, đặc điểm, nội dung và phạm vi áp dụng , sosánh giữa hợp đồng thương mại và các văn bản quy định trong hợp đồng thương mại Hai là: thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? Công ty gặpnhững khó khăn và vướng mắc gì khi tham gia vào hợp đồng thương mại cũng như việcgiao kết.Thực hiện và giải quyết tranh chấp như thế nào Thực trạng tại công ty TNHHThương Mại và Dịch Vụ Nguyên Dũng thuận lợi và khókhăn gặp phải, có những giảipháp nào?

Ba là: từ những điểm thuận lợi cùng như những bất cập gặp phải của luật đề ra cácgiải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu pháp luật quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thươngmại được quy định tại luật thương mại 2005 và bộ luật dân sự 2005 pháp lệnh về hợpđồng và các văn bản pháp luật liên quan khác

Nghiên cứu tình huống thực tế tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ NguyênDũng và 1 số công ty khác

4.2 Mục tiêu nghiên cứu

Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài tập trung chủ yếu vào các quy định các chếđịnh về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại Mục tiêu của đề tài tập trung vàocác vấn đề cần giải quyết sau:

Trang 10

Về mặt lý luận : làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật quy định và điều chỉnh các mốiquan hệ trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng như hình thức giaokết, những thảo luận điều khoản các bên khi tham gia.Cách thức thực hiện quyền vànghĩa vụ của các bên, nếu trường hợp vi phạm hay tranh chấp xảy ra có những chế tài nàođược áp dụng giải quyết được quy định tại luật thương mại 2005-bộ luật dân sự 2005cũng như 1 số điều ước quốc tế

Về thực tiễn : trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóathương mại cùng với việc khảo sát thực tế tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch VụNguyên Dũng để thấy được doanh nghiệp việc áp dụng luật như thế nào trong giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại , qua đó cũng tìm ra được những khó khănbất cập khi áp dụng luật của các doanh nghiệp để có những giải pháp hoàn thiện pháp luậttrong hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại

4.3 Phạm vi nghiên cứu :

Trong bài viết tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Tình hình thực tế áp dụng luật như thế nào của công ty TNHH Thương Mại và Dịch

Vụ Nguyên Dũng và 1 số doanh nghiệp khác trong giai đoạn 2010-2013

Đề tài nghiên cứu các văn bản quy định và điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng muabán hàng hóa thương mại như đối tượng tham gia, hình thức giao kết và thực hiện hợpđồng , phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng như luật thương mại 2005, bộ luậtdân sự 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan và các quy định trong điều ước quốc tế.Đề tài tập trung nghiên cứu các văn bản luật điều chỉnh trong hợp đồng mua bán hànghóa trong thương mại, thực trạng áp dụng khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóatrong thương mại và những bất cập trong việc áp dụng tại công ty TNHH Thương Mại vàDịch Vụ Nguyên Dũng và 1 số doanh nghiệp Việt Nam

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm CN Mac-Lenin và tư tưởng HCM ,cơ sở

lý luận khoa học của ngành về pháp luật những quy định , văn bản điều chỉnh mối quan

hệ các chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại , đồng thờivận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước về quy định pháp luật điềuchỉnh trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cùng các chế tài trong cácvăn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam Với đề tài này tác giả xác định được rõ mục đíchnghiên cứu tác giả đã sử dụng các duy vật biện chứng , duy vật tư duy như : phương phápnghiên cứu chung của triết học cũng như kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoahọc cụ thể như phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp so sánh ,phương pháp thốngkê,phương pháp phân tích ,phương pháp quy nạp diễn dịch ,tư duy logic … nhằm sáng tỏ

Trang 11

vấn đề trong đề tài nghiên cứu Các phương pháp mà tác giả sử dụng chủ yếu trong bàinhư là :

Thứ nhất ,phương pháp thu thập dữ liệu : phương pháp này chủ yếu được sử dụngtrong chương 2 nhằm thu thập dữ liệu để làm rõ các vấn đề nêu trên phần lý luận

Thứ 2, phương pháp so sánh : phương pháp so sánh giúp bài nghiên cứu được rõràng hơn, dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu các văn bản luật để tiến hành so sánhvàphương pháp này được sử dụng tại chương 1 nhằm cho người đọc hiểu rõ được sự khácbiệt về sự quy định các điều luật điều chỉnh mối quan hệ khi tham gia hợp đồng mua bánhàng hóa thương mại ở các văn bản pháp luật khác nhau

Thứ 3, phương pháp phân tích tác giả sử dụng phương pháp này kết hợp với nhiềuphương pháp khác, phương pháp này giúp cho việc phân tích thực trạng áp dụng luật khitham gia hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại tại công ty TNHH Thương Mại vàDịch Vụ Nguyên Dũng cũng như các doanh nghiệp để thấy rõ những ưu, nhược điểm củakhi áp dụng luật đem lại cho công ty những thuận lợi và khó khăn gì? Những bất cập củaluật để từ đó có thể đưa ra những giải pháp để hoàn thiện Phương pháp này được sửdụng hầu hết các chương trong bài khóa luận

Ngoài những phương pháp chính này tác giả cũng sử dụng kết hợp các phương phápkhác như đã nêu trên để vấn đề được giải quyết 1 cách triệt để nhất

6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

Kết cấu của bài khóa luận bao gồm nội dung sau đây :

Chương 1 những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh trong hợp đồng mua bánhàng hóa trong thương mại

Chương 2 thực trạng áp dụng luật điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng trong thươngmại khi tham gia hợp đồng thương mại của công ty TNHH Thương Mại và Dịch VụNguyên Dũng

Chương 3 một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hànghóa trong thương mại

Trang 12

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG

THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI

1.1.1 khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Khái niệm mua bán hàng hóa:

Mua bán hàng hóa: là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao

hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; Bên mua có nghĩa

vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (Điều Luật thương mại 2005)

3-Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa:

Hợp đồng mua bán hàng hóa mà quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thựchiện

Luật thương mại Hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở pháp lý của việc mua bánhàng hóa, nhờ có 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa, tuynhiên có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết là một hợp đồng dân sự, do đó nómang đầy đủ bản chất của hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự ( Điều 388 Bộ luật dân sự 2005) Hợpđồng mua bán hàng hóa là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản được định

nghĩa theo Điều 428 Bộ luật Dân sự 2005: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận

giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản chobên mua và nhận tiền bán hàng, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản mua và trả tiền cho

bên bán theo thời hạn, số lượng và phương thức các bên đã thỏa thuận”

1.1.2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

1.1.2.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại

Là sự tỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền vànghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là 1 dạng cụ thể của hợp đồng muabán tài sản Theo Đ428.Luật dân sự 2005 “hợp đồng mua bán tài sản là thỏa thuận giữacác bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua

có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán

1.1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Có thể xem xét các đặc điểm của HĐ mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với HĐmua bán tài sản theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung

HĐ mua bán hàng hóa cũng có những đặc điểm chung của HĐ mua bán tài sản trong dân sự như:

Trang 13

+ Là hợp đồng ưng thuận - tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa

thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của HĐ không phụ thuộc vàothời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bênbán nhắm thực hiện nghĩa vụ của HĐ mua bán đã có hiệu lực

+ Có tính đền bù – bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ

nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạngkhoản tiền thanh toán

+ Là hợp đồng song vụ - mỗi bên trong HĐ mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi

nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiệnnghĩa vụ đối với mình Trong HĐ mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tínhchất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóacho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán

Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, HĐ mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa:

+ Về chủ thể, HĐ mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là

thương nhân LTM 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lậphợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kýkinh doanh Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trởthành chủ thể của HĐ mua bán hàng hóa Theo khoản3 Điều 1 LTM, hoạt động của bênchủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệmua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủ thể này lựa chọn áp dụng LTM

+ Về hình thức, HĐ mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói,

bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong một số trường hợpnhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví

dụ như HĐ mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặcbằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, TELEX, FAX haythông điệp dữ liệu

+ Về đối tượng: HĐ mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa Theo nghĩa thông

thường có thể hiểu hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mụcđích thỏa mãn nhu cầu của con người Càng ngày cùng với sự phát triển của xã hội, hànghóa càng trở nên phong phú Khái niệm hàng hóa được quy định trong luật pháp các nướchiện nay dù có những khác biệt nhất định song đều có xu hướng mở rộng các đối tượng làhàng hóa được phép lưu thông Một số cách hiểu về phạm vi hàng hóa là đối tượng củamua bán thương mại trong pháp luật các nước như sau:

Trang 14

Theo luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế như Hiệpđịnh GATT, Hiệp định thành lập khối thị trường chung châu Âu…; Hàng hóa – đối tượngcủa mua bán thương mại gồm những tài sản có hai thuộc tính cơ bản là: có thể đưa vàolưu thông và có tính chất thương mại.

Theo LTM Việt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể làhàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là độngsản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại

1.1.2.2 Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá trương thương mại

Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những hợp đồng mua bán hàng hóa giữa cácthương nhân diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam và những hợp đồng mua bán hàng hóa quôc

tế đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho những phương thức xuất nhập khẩu ,tạmnhập khẩu, tái xuất, tái nhập và chuyên khẩu

Những hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch có 1 số quy định riêng trongluật thương mại

Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm :

+Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

+Hợp đồng mua bán hàng hóa quôc tế(hợp đồng ngoại thương )

1.1.3 Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Thứ nhất ,về đối tượng :hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có đối tượnghàng hóa,tuy nhiên không thể hiểu theo thông thường, hàng hóa là sản phẩm lao động củacon người được tạo ra nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của con người hay chỉ bao gồmmáy móc, thiết bị nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu hàng tiêu dùng, các động sản khácđược lưu thông trên thị trường nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua ,bán (khoản 3 Điều 5 Luật Thương Mại 1997) Luật thương mại 2005 có quy định “hànghóa bao gồm :

a.tất cả các loại động sản ,kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b.những vật gắn liền với đất đai.”

Như vậy, hàng hóa trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa hiệnđang tồn tại hoặc sẽ có trong tương lai, hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sảnđược phép lưu thông thương mại và phải loại trừ 1 số hàng hóa đặc biệt chịu sự điềuchỉnh riêng như cổ phiếu trái phiếu

Thứ hai,về chủ thể : chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thươngnhân Khái niệm thương nhân được đề cập trong khoản 1 Điều 6 luât thương mại 2005bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại 1 cáchđộc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Thương nhân là chủ thể của hợp đồng

Trang 15

mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (tronghợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhânkhông phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hànghóa Hoạt động của chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lờitrong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ tuân theo luật thương mại khi chủ thể nàylựa chọn áp dụng luật thương mại

Trong khi chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường có thể là mọi

tổ chức , cá nhân đầy đủ năng lực có nhu cầu tham gia mua bán hàng hóa thôngthường,có sự mở rộng hơn

Thứ ba, về mục đích: hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại chủ yếu đểkinh doanh thu lợi nhuận cho các thương nhân Chỉ phần nào đó phục vụ mục đích tiêudùng các mục đích khác cho cả thương nhân và những chủ thể không phải là thương nhântùy theo mong muốn và nhu cầu của họ trong từng thời điểm

Là kinh doanh mà có thể nhằm mục đích khác như tiêu dùng ,tặng ,cho sự khácnhau này là yếu tố chủ thể quyết định

Thứ 4, về hình thức: ta hầu như không thấy sự khác biệt nào khi so sánh Đ401 vềhình thức hợp đồng dân sự của Bộ Luật Dân Sự 2005 với Đ24 về hình thức hợp đồngmua bán hàng hóa của luật Thương Mại 2005 chúng đều có thể xác lập bằng lời nói ,vănbản hoặc hành vi cụ thể Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh chúng ta thấy rằng, đốitượng là hàng hóa thường mang số lượng nhiều, giá trị lớn và đảm bảo lợi ích, tránh xảy

ra tranh chấp đáng có thì hình thức hợp đồng bằng văn bản hay được ưu tiên với những

ưu điểm vốn có của nó (minh bạch, rõ ràng ,có thể đưa ra những bằng chứng khi xảy ratranh chấp)

1.2 CỞ SỞ BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội

Trong điều kiện kinh tế hiện nay Việt Nam càng ngày càng phát triển , đặc biệt khigia nhập WTO các quan hệ kinh tế ngày càng ngày càng phát triển đi lên Cùng theo đó

sự tự do kinh doanh ngày càng đa dạng hơn Con người có nhiều nhu cầu hàng hóa phục

vụ cho cuộc sống hiện đại,về vậy các quan hệ về mua bán hàng hóa cùng đó mà xuất hiệnnhiều hơn trở nên đa dạng và phức tạp hơn Do vậy mà việc vi phạm hợp đồng cũng trởnên xảy ra nhiều hơn , để giúp việc giao kết, thực hiện hợp đồng và có giải quyết tranhchấp khi xảy ra nhằm khắc phục những thiệt hại không đáng có và giúp các bên tham giatuân thủ đúng pháp luật quy định

Trang 16

1.2.2 Doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh

Chủ thể là cá nhân, là tổ chức kinh tế có dăng ký giấy phép kinh doanh khi tham giamua bán hàng hóa nhằm mục đích sinh lời cho doanh nghiệp ngoài ra bên cạnh đó nhằmmục đích tiêu dùng hay phục vụ nhu cầu khác của cá nhân khác hoặc phục vụ lợi ích chochủ thể tham gia

1.2.3 Pháp luật điều chỉnh:

Để điều chỉnh mối quan hệ trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mạicủa các chủ thể, các doanh nghiệp khi tham gia, pháp luật Việt Nam đã ban hành luậtđiều chỉnh:

Luật Doanh Nghiệp 2005

Bộ Luật Dân Sự 2005

Luật Thương mại 2005

Cùng với những văn bản luật liên quan khác nhằm giúp các chủ thể tham gia quan

hệ hợp đồng tuân thủ đúng pháp luật và nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên bán cùng bênmua 1 cách công bằng

1.3 NGUYÊN TẮC VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội Nguyên tắc tự

do hợp đồng cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định trong việc giao kết hợpđồng và việc ký kết hợp đồng với ai, như thế nào, với nội dung, hình thức nào Hợp đồngphải xuất phát từ ý muốn chủ quan và lợi ích của các chủ thể Tuy nhiên, sự tự’ do thỏathuận muốn được pháp luật bảo vệ khi có sự vi phạm quyền và nghĩa vụ, dẫn đến tranhchấp thì phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không trái pháp luật và đạo đức xã hội

Vì lợi ích của mình, các chủ thể phải hướng tới việc không làm ảnh hưởng đến lợi íchhợp pháp của người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng Theo nguyên tắcnày, các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa và phảibảo đảm nội dung của quan hệ đó thể hiện được sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ củacác bên, bảo đảm lợi ích cho các bên chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng mua bánhàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân, tổ chức dù thuộc thành phần kinh tế nào,

do cấp nào quản lý khi ký kết hợp đồng đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Khi hợpđồng mua bán hàng hóa đã được xác lập thì phải bảo đảm quyền và nghĩa vụ tương xứnggiữa các chủ thể, có thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thì mới được hưởng quyền, nếu vi

Trang 17

phạm phải xử lý Sự bình đẳng được đề cập ở đây là sự bình đẳng pháp lý, sự bình đẳngtrước pháp luật chứ không phải là sự bình đắng về mặt kinh tế giữa các chủ thế.

Dựa trên cơ sở tự nguyện cùng nhau giao kết hợp đồng nhưng nếu giữa các bênkhông có thiện chí, thiếu sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thìviệc xác lập hợp đồng này không mang lại lợi ích tối đa cho các bên trong quan hệ hợpđồng Thêm vào đó trong giao kết họp đồng các bên phải thể hiện sự trung thực, ngaythẳng thì mới có thể trở thành đối tác lâu dài của nhau trong quan hệ mua bán hàng hóacũng như các quan hệ dân sự

1.3.2 Phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thế được ký kết bằng các phương thức trực tiếphoặc gián tiếp

Ký kết bằng phương thức trực tiếp

Người đại diện có thẩm quyền của các bên trực tiếp gặp nhau, cùng bàn bạc, thươnglượng và thỏa thuận thống nhất về các nội dung của hợp đồng Neu có thỏa thuận về hìnhthức của hợp đồng phải được lập dưới dạng văn bản, thì sau khi thống nhất nội dung củahợp đồng các bên cùng ký tên vào văn bản hợp đồng đó Đối với hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế, Luật Thương mại quy định phải được thể hiện dưới hình thức là văn bản.Họp đồng mua bán hàng hóa được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý từ thời điếm cácbên có mặt ký vào hợp đồng

Ký kết bằng phương thức gián tiếp

Các bên không trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thảo luận mà trao đổi qua các tài liệugiao dịch như công văn, điện báo, đơn đặt hàng, đơn chào hàng, thông điệp dữ liệu điệntử trong đó ghi rõ nội dung công việc cần giao dịch Trình tự ký kết hợp đồng theophương thức này bao gồm hai giai đoạn:

Chào hàng

Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong một thời hạnnhất định, được chuyển cho một hay nhiều người đã xác định Ở giai đoạn này, một bênđưa ra lời chào hàng, tùy theo nội dung có thể là chào bán hàng hoặc chào mua hàng,đồng thời đưa ra một thời hạn đế bên kia xem xét quyết định lập hợp đồng Luật Thươngmại không quy định hình thức bắt buộc của chào hàng nói chung, song để chuyển tảiđược những nội dung cần thiết và tránh hiếu lầm, nhất là khi các bên có tiếng nói khácnhau thì hình thức văn bản là cần thiết Tuy nhiên, hình thức văn bản không phải là điềukiện bắt buộc để chào hàng có hiệu lực

Bên chào hàng có trách nhiệm đối với lời chào hàng của mình trong thời hạn đã đưa

ra trong lời chào hàng Neu bên nhận được chào hàng đồng ý với toàn bộ chào hàng và

Trang 18

được hình thành Neu bên nhận được chào hàng có những đề nghị thay đổi nội dung chủyếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chàohàng mới Neu bên được chào hàng chỉ thay đổi những nội dung không chủ yếu thì chàohàng được coi là đã được chấp nhận, trừ trường hợp người chào hàng ngay lập tức từ chốinhững thay đối đó.

Chào hàng hết hiệu lực khi thời hạn chấp nhận quy định trong chào hàng đã hếthoặc chào hàng bị từ chối Chào hàng cũng có thể được coi là bị từ chối nếu chào hàngnày không được chấp nhận một cách vô điều kiện mà bị bên nhận được chào hàng đưa ra

những yếu cầu mới về mặt thực tế, chào hàng đương nhiên được coi là hết hiệu lực nếu

bên chào hàng, vì một nguyên nhân nào đó mà ngay khi chưa hết thời hạn chấp nhậnchào hàng quy định, đã không tham gia kinh doanh nữa Đó có thể là trường hợp bênchào hàng bị giải thể, bị phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Chấp nhận chào hàng

Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chàohàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng Như vậy, chấpnhận chào hàng phải là chấp nhận vô điều kiện Trường hợp bên được chào hàng yêu cầusửa đổi, bổ sung một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó đượccoi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới Chào hàng chỉ được coi làđược chấp nhận nếu người được chào hàng chấp nhận toàn bộ mọi sửa đổi, bổ sung dongười chào hàng đưa ra

Luật Thương mại không quy định hình thức chấp nhận chào hàng Vì vậy, chấpnhận chào hàng có thế được thế hiện dưới mọi hình thức đế người chào hàng hiểu là chàohàng đã được chấp nhận một cách vô điều kiện Đó có thể là lời nói hoặc một hành vi cụthể biểu lộ sự đồng ý với toàn bộ chào hàng Im lặng hoặc không hành động được coi làđồng ý với chào hàng Tuy Luật Thương mại không quy định hình thức chấp nhận chàohàng nhưng đế tránh những hiếu lầm dẫn đến tranh chấp, chấp nhận chào hàng nên đượcthế hiện dưới hình thức văn bản Nếu các bên áp dụng hình thức ký hợp đồng một cáchgián tiếp thì chấp nhận chào hàng trong trường hợp mua bán hàng hóa với người nướcngoài phải được thể hiện dưới hình thức văn bản mới có giá trị pháp lý

Bên nhận được chào hàng trả lời cho bên chào hàng trong thời hạn quy định bằngmột thông báo chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng Thời hạn chấpnhận chào hàng được tính tù’ thời điểm chào hàng được chuyển đi cho bên được chàohàng đến hết thời hạn chấp nhận chào hàng được ghi trong chào hàng Trong trường hợpthời hạn chấp nhận chào hàng không được xác định rõ trong chào hàng thì thời hạn tráchnhiệm của bên chào hàng được Luật Thương mại quy định là ba mươi (30) ngày, kể từngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng Thời điểm chấp nhận là thời

Trang 19

điếm bản thông báo chấp nhận được chuyến đi cho bên chào hàng Đây cũng đồng thời làthời điểm bắt đầu trách nhiệm của bên chấp nhận chào hàng Trong trường hợp bên đượcchào hàng chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng quy định thìchấp nhận đó không có hiệu lực, trừ trường hợp bên chào hàng thông báo ngay cho bênđược chào hàng về việc mình chấp nhận dù quá hạn.

1.3.3 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa đã được xác lập và có hiệu lực pháp lý các bênthực hiện hợp đồng theo những nguyên tắc sau đây:

- Thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp đồng;

- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất chocác bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

- Thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi íchcông cộng, quyền và lợi ích họp pháp của người khác

Trang 20

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGUYÊN DŨNG 2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nguyên Dũng

2.1.2 Nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp

2.1 2.1Lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Kinh doanh các dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế

- Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu quốc tế, dịch vụ nhận , ký gửi hànghóa kinh doanh xuất nhập khẩu

- Dịch vụ vận chuyển giao nhận , ký gửi hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu

- Dịch vụ môi giới và xúc tiến thương mại

- Sản xuất gia công , buôn bán hàng hóa thủ công mỹ nghệ

- Kinh doanh đúng ngành nghề trong phạm vi pháp luật cho phép

- Nâng cao hiệu quả hoạt đôgn kinh doanh trong những năm tiếp theo

2.2 THỰC TRẠNG CÁC QUY PHẠM ĐIỀU CHỈNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI

2.2.1 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nghị định của Hội đồng bộ trưởng số 17- HĐBT ngày 16/1/1990 Luật Công ty 1990 Khác
3. Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992 (sửa đổi năm 2001) 4. Bộ luật Dân sự 1995 Khác
1. Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam Khoa luật- ĐH QGHN, NXB: ĐH QGHN năm 1997 Khác
2. Những quy định chung của luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ. Người dịch:Phạm Thái Việt, NXB: Chính Trị Quốc Gia Khác
3. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam Khoa luật- ĐH QGHN, Chủ biên: TS.Phan Duy Nghĩa, NXB: ĐH QGHN năm 2002 Khác
4. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, ĐH KTQD, NXB: Thống kê năm 2003 5. Giáo trình Luật kinh tế, ĐH KTQD, NXB: Thống kê năm 2005 Khác
6. Nâng cao vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường và vấn đề hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế, PTS. Nguyễn Văn DũngIII. TẠP CHÍ Khác
1. Vấn đề điều chỉnh nguy cơ không thực hiện trong Bộ luật Dân sự Việt Nam- Đỗ Văn Đại- Nhà nước và pháp luật số 1/2005 Khác
2. Một số điểm mới về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005- Nguyễn Thị Thục- Nhà nước và pháp luật số 3/2005 Khác
3. Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng- Phạm Hữu Nghị- Nhà nước và pháp luật số 4/2005 Khác
7. Bàn về xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật- ThS. Nguyễn Thanh Tịnh- Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề về Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp năm 2006) Khác
8. Pháp luật cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế- Trần Minh Sơn- Dân chủ và pháp luật (số chuyền đề về Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp năm 2006) Khác
9. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/2003; 43/2003; 4/2004; 3/2006 10. Tạp chí Luật học số 3/2003; 12/2005; 2/2006 Khác
11. Tạp chí Toà án nhân dân số 1/2006Các trang wep: vneconomy.com.vn; dei.gov.vn; mof.gov.vn; vnexpress.net Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w