chính danh tiếng Ý cho học viên người Việt
Nói về vị trí của câu hỏi trong tiến trình dạy học, Nguyễn Việt Tiến cho rằng:
“Trong giáo học pháp ngoại ngữ, câu hỏi không chỉ đơn thuần là một phương tiện để truyền đạt kiến thức và kiểm tra kiến thức như trong các ngành học khác mà còn mang mục đích tự thân: biết cách đặt câu hỏi đúng về mặt hình thái - cú pháp – ngữ nghĩa và nhất là biết cách sử dụng câu hỏi một cách phù hợp như một công cụ giao tiếp là những mục tiêu, kỹ năng cần đạt trong nội dung của chương trình đào tạo.” [30, tr.126]
Thực vậy, để tiếp cận các dạng câu nghi vấn, người dạy và người học không chỉ dừng lại ở việc dạy và học theo cấu trúc mà cần phải biết ứng dụng chúng trong từng hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được ý đồ giao tiếp. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với câu hỏi KCD. Bởi ý nghĩa giao tiếp của nhóm câu hỏi này không chỉ dừng lại ở cấu trúc bề mặt mà nó còn phụ thuộc vào ngữ điệu và ngữ cảnh giao tiếp mà nó được sử dụng.
Trước đây, khi tiếng Ý mới du nhập vào Việt Nam vào khoảng những năm 90, do quy mô khóa học còn nhỏ lẻ, phương tiện giảng dạy thiếu thốn, tiếng Ý thường được dạy theo phương pháp truyền thống. Vì thế câu hỏi trong tiếng Ý được truyền đạt chỉ dựa trên một tập hợp các quy tắc và các bài tập ngữ pháp theo mẫu nhằm giúp người học biết cách đặt câu hỏi đúng trên bình diện cú pháp – ngữ nghĩa. Cho đến khi
89
tiếng Ý được đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Hà Nội, đặc biệt với sự ra đời của khoa tiếng Ý, phương pháp giảng dạy tiếng Ý đã có những biến chuyển nhất định, phương pháp truyền thống dần được thay thế bằng phương pháp giao tiếp cùng một loạt các giáo trình mới như: Qui Italia, Rete, Progetto italiano, Contatto … Cấu trúc bài được thiết kế với nội dung phong phú, loại hình bài tập đa dạng, các giáo trình mới này không chỉ cung cấp những kiến thức về ngôn ngữ mà còn trang bị cho người học những kiến thức về văn hóa xã hội. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy, nhất là khi chú ý đến giá trị giao tiếp của câu hỏi, chúng tôi cũng nhận thấy các giáo trình này có một số điểm hạn chế:
Thứ nhất, mặc dù các giáo trình kể trên đã hướng đến phương pháp giao tiếp
(communicative approach) cũng như phương pháp chức năng (functional approach),
đều chú trọng hơn đến mục tiêu giao tiếp, không cứng nhắc về các bước sư phạm cũng như về tiến độ nội dung ngữ pháp, từ vựng nhưng các tác giả vẫn chưa vượt ra khỏi cách làm truyền thống. Điều này được thể hiện ở khâu thiết kế chương trình và giới thiệu ngữ liệu. Thực tế, khi chúng tôi khảo sát các các cuốn giáo trình đang được giảng dạy tại Khoa tiếng Ý (trường Đại học Hà Nội), chúng tôi nhận thấy các tác giả luôn cố gắng giới thiệu các dạng câu hỏi gắn liền với hành động lời nói, tuy nhiên các dạng câu hỏi đó phần lớn đều là những câu hỏi chính danh. Còn các câu hỏi KCD được đề cập đến một cách rải rác, không có hệ thống hoặc nếu có hệ thống thì lại rất khuôn mẫu và áp đặt. Đơn cử như trong cuốn Qui Italia, câu hỏi yêu cầu hành động được trình bày trong mục Come si dice? (Nói thế nào?). Đây là mục giới thiệu các mẫu câu gắn với hành động lời nói nằm ở cuối mỗi bài học. Tác giả đưa ra một vài ví dụ có sử dụng mẫu câu yêu cầu hành động, sau đó cung cấp một bảng tổng hợp các mẫu câu thường được sử dụng để diễn đạt nội dung này bằng cách lồng ghép chúng trong một ví dụ cụ thể và theo đó là các nội dung thực hành khác. Dưới đây là bảng tổng hợp trích từ Qui Italia (tr.292):
90
CHIEDERE DI COMPIERE UN’AZIONE
È freddo: Aldo,
Potresti
Puoi chiudere la finestra, per favore? Chiudi
perché non chiudi la finestra?
Chiudi la finestra, per favore! la finestra, per favore!
È freddo: signora,
Potrebbe
Può chiudere la finestra, per favore? Chiuderebbe
chiuda la finestra, per favore!
Còn về bài tập thực hành, tác giả chỉ đưa ra những tình huống cho sẵn, ví dụ:
Fate le richieste, sulla base delle seguenti indicazioni: Il signor Bonetti è a tavola. Chiede alla moglie di passargli il sale, al figlio di passargli il pane e alla figlia di andare in cucina a prendere l‟acqua. (Hãy viết những yêu cầu dựa vào chỉ dẫn sau đây: Ông Bonetti ngồi ở bàn ăn. Ông yêu cầu vợ Caterina chuyển cho ông lọ muối, cậu con trai Giorgio lấy bánh mì và cô con gái Claudia vào bếp lấy nước cho ông)
- Caterina, ……… - E tu, Giorgio,……… - Claudia, ………..
Với cách giới thiệu ngữ liệu theo phương thức truyền thống và cách thiết kế bài tập thực hành như trên, mặc dù tác giả đã gắn câu hỏi với hành động lời nói, câu hỏi vẫn được giảng dạy theo cách áp đặt cấu trúc cho những tình huống cho sẵn. Điều này hoàn toàn thỏa mãn về mặt cú pháp – ngữ nghĩa nhưng xét về giá trị giao tiếp thì đây mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để người học có thể sử dụng những cấu trúc đó như một công cụ giao tiếp. Đặc biệt hơn câu hỏi không được đặt trong cặp thoại hỏi
91
đáp, văn cảnh tối thiểu nhằm giúp người học thấy rõ sự tương tác giữa các bên tham thoại, mà chỉ đơn giản là một bài tập áp dụng cấu trúc dưới hình thức đơn thoại. Điều này đã đi ngược lại với quan điểm của phương pháp giao tiếp. Bởi trong thực tế giao tiếp, có rất nhiều tình huống xảy ra, không phải lúc nào người yêu cầu cũng nhận được sự đồng thuận của người đối thoại. Do đó nếu chúng ta đặt người học trong một tình huống giao tiếp có sự tương tác giữa người nói và người nghe thì người học sẽ phải có một chiến lược hiệu quả để đạt được ý đồ giao tiếp của mình. Như vậy năng lực giao tiếp (communicative competence) đã không được chú trọng trong giáo trình này.
Thứ hai, đây đều là các giáo trình mang tính phổ dụng cao, do đó các đặc thù về tiếng mẹ đẻ cũng như văn hóa nguồn của người học không được tính đến trong khâu thiết kế chương trình cũng như giới thiệu ngữ liệu. Có thể nói, trong số những giáo trình kể trên, cuốn Contatto là giáo trình có nhiều tính ưu việt trong việc tổ chức, giới thiệu ngữ liệu xuất phát từ mục tiêu giao tiếp. Cách giới thiệu câu hỏi trong giáo trình này rất tự nhiên bởi nó không xuất hiện dưới dạng các bài tập chuyển đổi cấu trúc mà được đặt trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể, đóng vai trò là một trong những phương tiện ngôn ngữ cần thiết nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp trong bối cảnh đó. Tuy nhiên với mục tiêu cung cấp một cách đầy đủ các phương tiện ngôn ngữ để thực hiện mục tiêu giao tiếp, tác giả đã đưa một lượng kiến thức quá nhiều cho mỗi bài học, đặc biệt là về mảng từ vựng mà không có phần hệ thống lại (Contatto 2A) khiến cho người học đôi khi bị “bội thực”. Chưa kể đến các ngữ nguồn đều là các đoạn hội thoại ghi âm trực tiếp, trong số đó có không ít giọng của người nước ngoài nói tiếng Ý. Đây là điểm rất khó khăn đối với các học viên người Việt. Vì trong môi trường bản ngữ, người học dễ dàng áp dụng những phương tiện ngôn ngữ đó trong đời sống giao tiếp hàng ngày, đồng thời ngữ liệu mà giáo trình cung cấp phản ánh khá chính xác môi trường giao tiếp mà họ đang sống, trong khi, ở Việt Nam, với đặc điểm của nền văn hóa Á Đông, quy tắc diễn ngôn trong chừng mực nào đó chịu sự chi phối, điều chỉnh của các quy tắc - văn hóa xã hội mà chúng tôi đã trình bày ở mục 3.1, vì vậy sẽ có
92
những độ chênh nhất định về quy tắc diễn ngôn ở hai ngôn ngữ.
Từ những điểm hạn chế kể trên, chúng tôi xin nêu một vài hướng khắc phục như sau:
Cung cấp cơ sở lý thuyết về giá trị ngữ nghĩa – ngữ dụng chính là tạo ra tiền đề cơ bản để từ đó người học có thể có những thao tác nghiên cứu và phân tích giá trị của câu hỏi, trước hết là phục vụ cho bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và sau là giúp cho người học dễ dàng tiếp cận và chuyển tải ý đồ giao tiếp của văn bản nguồn sang văn bản đích trong quá trình dịch thuật.
Do các giáo trình đang sử dụng ở Việt Nam mang tính phổ quát rất cao, vì vậy để khai thác hiệu quả, cần có những chiến lược trong phương pháp giảng dạy phù hợp để tối ưu hóa lượng kiến thức có trong giáo trình. Song song với câu hỏi chính danh, nhóm câu hỏi không chính danh cần phải được thiết kế đưa vào giảng dạy một cách có hệ thống dựa vào sự tương đồng và khác biệt về giá trị trong hai ngôn ngữ và trong hai nền văn hóa, giúp người học tiếp thu và sử dụng câu hỏi như một công cụ giao tiếp, phù hợp với các chuẩn mực ngôn ngữ và văn hóa.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người học và từ thực tế giảng dạy hàng ngày, để giúp người học biết cách thực hiện hành vi hỏi và biết cách sử dụng câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi KCD, một cách phù hợp nhằm đạt được mục đích giao tiếp, trước hết về mặt giới thiệu ngữ liệu, chúng ta cần phải đặt câu hỏi trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể bởi chỉ trong ngữ cảnh ấy, người học mới có thể nhận diện được các sắc thái khác nhau của nhóm câu hỏi này: thang độ cầu khiến, sắc thái tu từ hay ý nghĩa duy trì cuộc thoại. Các dạng bài tập: cấu trúc, chuyển đổi, thay thế hay đặt câu hỏi đưới hình thức đơn thoại … là các bài tập cần thiết có thể giúp người học biết cách đặt câu hỏi đúng ngữ pháp nhưng chưa đủ để giúp người học biết cách sử dụng câu hỏi như một công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện các chiến thuật giao tiếp. Bởi trong thực tế giao tiếp, không phải lúc nào người yêu cầu cũng nhận được sự đồng thuận của người đối thoại vì vậy để giữ thể diện, tránh đứng trước nguy cơ bị từ chối, người yêu cầu buộc phải tìm
93
những công cụ giao tiếp hiệu quả nhất. Trở lại ví dụ (43):
- “Tanto non puoi impedirmelo” Dù sao ba cũng không ngăn được con đâu. […] - “Ripeti!” gridò. “Con hãy nhắc lại xem nào!” ông rít lên.
- …
- “Puoi ripetere?” scandì più lentamente. Con có thể nhắc lại đƣợc không? Ba chậm rãi dằn từng tiếng.
- “Ho detto che tanto non puoi impedirmelo” disse Alice, alzando gli occhi, ma senza riuscire a sostenere quelli profondi e ghiacciati di suo padre per più di mezzo secondo. “Con nói là ba không thể cấm con làm việc đó” Alice ngước mắt lên, nhưng chỉ có thể chịu được cặp mắt sâu thẳm, băng giá của ba không quá nửa giây.
Trong ví dụ trên, như đã phân tích, người cha, để đạt được mục đích là yêu cầu người con phải nhắc lại câu vừa nói, người cha đã đổi chiến lược giao tiếp từ cách sử dụng câu ở dạng thức mệnh lệnh (không hiệu quả) chuyển sang câu hỏi – mệnh lệnh. Và rõ ràng một mệnh lệnh được phát ra dưới vỏ hình thức của một câu hỏi thường ít áp lực hơn khi được biểu đạt dưới vỏ hình thức một câu mệnh lệnh thực sự. Ngoài ra khi dùng vỏ hình thức là một câu hỏi, yêu cầu thực hiện hành động đó của người nói sẽ tạo cho người nghe cảm giác được tôn trọng và ít nhiều mở ra cho họ một cơ hội lựa chọn nào đó. Tuy nhiên trong thực tế, khi đặt một câu hỏi – mệnh lệnh thẳng như vậy, người bố có thể vẫn sẽ tự đặt mình trước nguy cơ không nhận được lời đáp của người con, có thể vì người con sợ sẽ làm cho người cha trở nên nóng giận hơn, và vì thế sẽ làm phương hại đến thể diện của người cha vì người con không nghe lời, thậm chí phương hại đến cả thể diện của người con vì đã không thực hiện mệnh lệnh của cha. Để có thể loại trừ được nguy cơ tiềm ẩn này, câu hỏi mệnh lệnh sẽ trở thành:
- Potresti ripetere? Scusa se ti ho detto ad alta voce. Con có thể nhắc lại được không? Bố xin lỗi vì đã lớn tiếng với con.
Với cách sử dụng động từ khuyết thiếu potere (có thể) ở thức điều kiện đơn, yêu cầu này đã được giảm nhẹ vì đây là biểu thức dùng để diễn đạt một lời yêu cầu, đề nghị
94
một cách lịch sự, nhã nhặn. Đồng thời yêu cầu này đi kèm với lời xin lỗi vì thế tính hiệu quả trong giao tiếp sẽ được nhân lên gấp nhiều lần. Nhưng xin lưu ý rằng lời xin lỗi trong trường hợp này không có nghĩa là người bố sẽ đồng tình với việc làm của người con mà đây chính là chiến thuật giúp người bố gần gũi với người con hơn, để từ đó tìm cách nhẹ nhàng phân giải cho người con hiểu điều mình không nên làm.
Yếu tố ngữ điệu từ trước đến nay vẫn thường bị coi nhẹ trong quá trình dạy và học, tuy nhiên như đã phân tích ở Chương 1 và Chương 2, ngữ điệu góp một phần không nhỏ trong việc nhận diện ý đồ giao tiếp của người nói, đặc biệt đối với các ngôn ngữ biến hình như tiếng Ý. Chúng ta cùng quan sát ví dụ sau:
Ti piace questa canzone?
Dựa vào bảng miêu tả ngữ điệu trên, chúng ta sẽ có bản dịch tương đương: Cậu có thích bài hát này không? Tuy nhiên cũng cùng câu hỏi này, nhưng ngữ điệu của câu hỏi được thể hiện như sau:
thì câu hỏi lại có nghĩa là: Cậu cũng thích bài hát này cơ á? Như vậy cùng một vỏ hình thức giống nhau nhưng nếu ngữ điệu thay đổi thì giá trị giao tiếp của câu hỏi cũng thay đổi. Ngữ điệu của bảng thứ thứ nhất cho phép chúng ta suy ý đó là câu hỏi yêu cầu thông tin, còn ngữ điệu ở bảng thứ hai biểu thị sắc thái ngạc nhiên. Như vậy nếu
95
người học không nắm vững các quy luật ngữ điệu thì sẽ gặp khó khăn trong việc truyền tải cũng như tiếp nhận thông tin khi giao tiếp.
Do đó việc chú trọng và tăng cường các bài tập luyện ngữ điệu và nhận dạng các câu hỏi thông qua ngữ điệu kết hợp với một số bài tập dịch các câu hỏi KCD tiếng Ý sang tiếng Việt sẽ giúp học viên có thể hiểu và nắm rõ hơn giá trị giao tiếp và sắc thái nghĩa của nhóm câu hỏi này ở hai ngôn ngữ. Đồng thời cần phải tạo ra những tình huống giao tiếp trong đó người học có thể tự xây dựng các cặp câu hỏi – lời đáp với các cải biến khác nhau nhằm đạt được ý đồ giao tiếp trong điều kiện tốt nhất.