Khi nghiên cứu câu hỏi nói chung và câu hỏi KCD nói riêng trên bình diện ngữ dụng, chúng ta không thể bỏ qua một loạt các thông tin ngữ dụng, trong đó thông tin tình thái, thông tin tình huống, cấu trúc đoạn thoại và cặp thoại hỏi – đáp chính là cơ sở nền tảng để chúng tôi tiến hành khảo sát giá trị giao tiếp của câu hỏi KCD tiếng Ý.
35
1.2.4.1.Thông tin tình thái
Tình thái theo cách hiểu hẹp là “phạm trù ngữ pháp nằm trong cấu trúc vị tính của câu biểu thị những mối quan hệ khác nhau của thông báo với thực tại như phạm trù thời, thể, thức” [44] . Phạm trù thời, thể, thức trong các ngôn ngữ biến hình được hiểu là ý nghĩa tình thái của câu. Tình thái hiểu theo nghĩa rộng gồm “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng toàn bộ nội dung mệnh đề” (Bybee 1994)
chính là ý nghĩa tình thái của lời. Theo Palmer, ý nghĩa tình thái trong ngôn ngữ là ý nghĩa tình thái chủ quan, gồm tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái trách nhiệm (deontic modality).
Tình thái nhận thức thể hiện sự nhận thức, sự đánh giá của người nói đối với sự tình được thông báo là tất yếu hay khả năng, xác nhận hay phỏng đoán. Đó là tình thái của lời, có thể khái quát hóa thành tình thái của câu và thuộc phạm vi nghĩa học.
Tình thái trách nhiệm liên quan đến ý chí, nguyện vọng của người nói thể hiện qua mục đích nói (đích ngôn trung) của lời trần thuật, hỏi hoặc cầu khiến…Tình thái trách nhiệm luôn gắn với lời, liên quan đến hành động ngôn từ và chỉ được bộc lộ đầy đủ trong tình huống sử dụng. Đây chính là tình thái của mục đích nói, là ý nghĩa ngôn trung của lời, thuộc phạm vi dụng học.
Sự đa dạng của loại hình ngôn ngữ và sự phong phú của ý nghĩa tình thái đã làm nên sự phong phú của các phương tiện biểu đạt ý nghĩa tình thái. Nếu tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, mọi nghĩa của lời nói được truyền tải chủ yếu bằng phương tiện từ vựng thì tiếng Ý, ngôn ngữ biến hình, dùng các phương tiện ngữ âm và ngữ pháp thể hiện ý nghĩa của lời. Yếu tố ngữ điệu giữ một vai trò quan trọng trong việc nhận diện câu hỏi – câu trần thuật/câu cảm thán, câu hỏi chính danh – câu hỏi KCD. Do đặc điểm tiếng Ý không sử dụng các phụ từ mang dấu hiệu hỏi như trong tiếng Việt, không sử dụng cấu trúc đảo ngữ như trong các tiếng Ấn Âu khác, vì vậy để nhận diện câu hỏi và ý nghĩa giao tiếp của câu hỏi, ngoài những câu hỏi có từ để hỏi, người Ý chỉ có thể dựa vào ngữ điệu khi nghe - nói và hình thức dấu chấm hỏi khi đọc - viết.
36
Ngữ điệu của câu hỏi trong tiếng Ý được cấu tạo bởi ngữ điệu protonia (phần ngữ điệu trước tonia)và ngữ điệu tonia (ngữ điệu cuối câu). Ngữ điệu protonia của câu hỏi không biến đổi và được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.1: Ngữ điệu Protonia
Trong khi ngữ điệu cuối câu biến đổi tùy theo giá trị giao tiếp của câu hỏi, theo đó được chia thành bốn nhóm chính như sau:
Ngữ điệu hỏi Ngữ điệu tiếp diễn
Ngữ điệu lửng Ngữ điệu kết
Bảng 1.2: Ngữ điệu Tonia
Từ bốn nhóm chính trên ngữ điệu cuối câu còn có những hình thức phái sinh kết hợp với cường độ mạnh – yếu nhằm biểu đạt tất cả các sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói nói chung và ý nghĩa giao tiếp của câu hỏi nói riêng. Về vấn đề này chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong Chương 2 khi chúng tôi xét ý nghĩa tình thái trong từng trường hợp câu KCD cụ thể.
1.2.4.2.Thông tin tình huống.
Khi nghiên cứu câu hỏi trong các hoạt động hành chức cụ thể của nó, chúng ta không thể dừng ở việc mô tả cấu trúc cú pháp – ngữ nghĩa của nó mà phải gắn nó
37
với tình huống trong đó câu hỏi ấy được sản sinh, nghĩa là người nghiên cứu phải quan sát câu hỏi trong các tình huống phát ngôn cụ thể, gắn với chu cảnh và ngữ cảnh:
- Chu cảnh (contesto) hay còn gọi là ngữ cảnh phi ngôn ngữ: bao gồm tất cả những gì liên quan đến người nói, người nghe, quan hệ giữa người nói và người nghe và các yếu tố thuộc môi trường giao tiếp như: thời gian, địa điểm, lý do và ý đồ giao tiếp….
- Ngữ cảnh (cotesto) hay còn gọi là ngữ cảnh ngôn ngữ: môi trường ngôn ngữ trực tiếp của câu hỏi; có thể là môi trường không gian, nếu là ngôn ngữ viết hoặc thời gian, nếu là ngôn ngữ nói.
Dưới ánh sáng của lý thuyết dụng học và lý thuyết HĐNT, chúng tôi tiếp cận các giá trị tại ngôn khác nhau của câu hỏi KCD chủ yếu bằng phương pháp phân tích tình huống phát ngôn. Việc xem xét câu hỏi trong mối quan hệ đa chiều của nó với người hỏi và người được hỏi, cùng với các thông số tình huống sẽ giúp chúng ta phân tích được các ý đồ giao tiếp của người nói và quan trọng hơn là tìm được mối quan hệ giữa ý đồ giao tiếp và phương tiện để thực hiện các ý đồ đó.
Ví dụ: “Che ore sono?” Mấy giờ rồi ấy nhỉ?
Nếu chỉ quan sát trên bề mặt câu chữ, thì rõ ràng đây là một câu hỏi đơn thuần về thời gian. Nhưng nếu chúng ta đặt câu hỏi này trong một tình huống phát ngôn cụ thể như trong tình huống dưới đây thì câu hỏi này mang một giá trị ngôn trung gián tiếp khác.
(28) (Trong một buổi học nhóm giữa các bạn sinh viên, đã 12.00 rồi mà cả nhóm vẫn chưa nghỉ để đi ăn trưa)
A (một thành viên trong nhóm hỏi):
- “Che ore sono?” Mấy giờ rồi ấy nhỉ? B (một thành viên khác):
- “ Dai, andiamo a pranzare!” Thôi, chúng ta đi ăn thôi! C (một thành viên khác):
38
B:
- “Non hai fame? Sono già le 12.00!” Cậu không đói à? 12.00 rồi đấy! Rõ ràng A đã dùng câu hỏi về giờ (hành vi ở lời trực tiếp) không nhằm mục đích lấy thông tin về giờ mà A muốn nhắc khéo các bạn trong nhóm là đã đến giờ ăn trưa (hiệu lực ở lời gián tiếp). Và hiệu lực này đã đạt hiệu quả khi B đáp lại bằng cách rủ mọi người đi ăn.
1.2.4.3.Cấu trúc đoạn thoại
Một trong những phương thức khác để tiếp cận gần hơn chức năng dụng học của nhóm câu hỏi này, đặc biệt đối với câu hỏi điều tiết, đó là cấu trúc của một cuộc thoại. Theo Đỗ Hữu Châu, đoạn thoại là mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng [4, tr. 209]. Trong đoạn thoại, những người tham gia hội thoại nói về một chủ đề duy nhất. Việc phân định đoạn thoại không dễ dàng bởi những danh giới mơ hồ, đôi khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán. Tuy nhiên cũng có thể định hình đoạn thoại qua cấu trúc khái quát sau:
MỞ THOẠI – THÂN THOẠI – KẾT THOẠI
Trong đó, lúc bắt đầu được gọi là mở thoại, phần trung tâm của cuộc thoại là
thân thoại và lúc kết thúc là phần kết thoại. Quan sát ví dụ sau:
(29) (A1) Senti, Dood…Này, Dood…
Dood, si chiamava, il bambino. Dood là tên của đứa trẻ.
(A1) Visto che te ne stai sempre qui… Vì cháu lúc nào cũng ở đây … (B1) Mmmmmh.
(A2) Tu magari lo sai. Có thể cháu cũng biết.
(B2) Cosa? Biết gì cơ ạ?
(A3) Dove ce li ha, gli occhi, il mare? Mắt của biển ở đâu?
39
(A4) Perché ce l‟ha, vero? Bởi vì biển có mắt đúng không?
(B4) Sì. Vâng.
(A5) E dove cavolo sono? Thế thì mắt nó ở đâu?
(B5) Le navi. Những con tàu.
(A6) Le navi cosa? Sao lại là những con tàu?
(B6) Le navi sono gli occhi del mare. Những con tàu là mắt của biển. [Oceano mare, 80 – 81]
Từ A1 đến A2 là hành vi mở đầu dẫn tới một hành vi hỏi A3. Hành vi mở đầu này được thể hiện bằng lời dẫn nêu lý do tại sao lại đặt câu đó với người được hỏi. Để trả lời, B cũng có một hành vi mở đầu bằng một sự im lặng B1 và sau đó là lời hỏi lại B2 để A đi thẳng vào vấn đề định nói. Người A thực hiện câu trả lời bằng cách đặt câu hỏi A3 nhắm vào nội dung cần hỏi. B ngạc nhiên và im lặng trước câu hỏi đó, để duy trì cuộc thoại, A tiếp tục đặt câu hỏi A4 nhằm khẳng định lại tính chân xác nội dung của câu hỏi. Sau khi nhận được sự xác nhận B4 thì A một lần nữa đặt lại câu hỏi A5 và cuối cùng A cũng nhận được câu trả lời B5. Nhưng để chắc chắn A đặt thêm câu hỏi A6 để xác nhận thông tin và đoạn thoại kết thúc bằng câu trả lời khẳng định B6. Các cặp (B2, A3); (A4, B4); (A5, B5); (A6, B6) đều là các cặp (Hỏi – Trả lời). Như vậy có thể phân tích sự liên kết của những cặp hành vi ngôn ngữ có tương liên với nhau: hỏi – trả lời; chất vấn – đáp; …
1.2.4.4.Cặp hỏi – đáp
Cặp hỏi – đáp có thể được xem là văn cảnh tối thiểu để nghiên cứu về hành vi hỏi. Quan sát ví dụ (29), chúng ta nhận thấy, ứng với mỗi câu hỏi không phải lúc nào cũng là một câu trả lời cung cấp thông tin (B2, A3). Bàn về vấn đề này S. C. Dik cho rằng để trả lời cho một câu hỏi thì đáp án đưa ra có thể ở hai dạng: hoặc là câu trả lời, hoặc là một câu đáp. Và khi nêu ra một câu hỏi, chắc chắn câu hỏi đó sẽ có một lời đáp (có thể bằng lời hoặc bằng các yếu tố phi lời) nhưng không nhất thiết phải có một câu trả lời. Ví dụ:
40
Câu hỏi: È bellissimo! È sposato? Anh ấy thật đẹp trai! Anh ấy đã lấy vợ chưa?
Lời đáp: 1. Chissà? Ai mà biết được?
2.Non lo so. Tôi không biết
3. Non posso dirtelo. Tôi không thể nói cho bạn biết được
4. Perché vuoi saperlo? Cậu biết để làm gì?
5. Non sono affari tuoi. Không phải việc của cậu Trả lời: 6. Sì, è sposato. Anh ấy lấy vợ rồi
7. No, non è sposato. Chưa, anh ấy chưa lấy vợ
8. Si è sposato con una francese. Anh ấy lấy vợ người Pháp Có thể thấy tất cả các câu trả lời đều là lời đáp, nhưng không phải lời đáp nào cũng là câu trả lời. Những lời đáp cho câu hỏi trên ở một chừng mực nào đó, mang tính giao tiếp vì nó liên quan đến sự phù hợp khả năng trả lời hoặc trong những hoàn cảnh nhất định đối với khả năng trả lời. Trong số những lời đáp, chúng ta thấy xuất hiện hai câu hỏi (1) và (4) thuộc nhóm câu hỏi KCD. Như đã trình bày ở phần trên, câu hỏi KCD là loại câu hỏi rất đặc biệt. Một số tiểu loại trong nhóm câu hỏi này không đòi hỏi một câu trả lời, thậm chí có câu hỏi lại đóng vai trò là lời đáp đối với câu hỏi chính danh (như trong ví dụ (26) và câu hỏi (1) và (4)). Đây là một nét rất đặc thù đối với nhóm câu hỏi này. Vì lẽ đó, trong quá trình phân tích các ví dụ về câu hỏi KCD, chúng tôi sẽ xét câu hỏi đó trong cặp câu hỏi – lời đáp chứ không xét trong cặp câu hỏi – trả lời.
41
Tiểu kết 1:
Để làm cơ sở lý luận cho những nghiên cứu ở chương 2 và chương 3, trong chương này, chúng tôi đã trình bày khái lược về một số vấn đề cơ bản về HĐNT theo quan điểm của Austin; phân biệt hành động tại lời trực tiếp và hành động tại lời gián tiếp. Đồng thời, chúng tôi cũng đã cố gắng nêu rõ mối quan hệ giữa câu hỏi và hành động hỏi, trên cơ sở đó phân biệt các loại câu hỏi chính danh và câu hỏi KCD.
Thông qua phương pháp thống kê, phân loại và miêu tả, chúng tôi đã chia câu hỏi KCD thành ba loại với các ý nghĩa khác nhau: Câu hỏi yêu cầu hành động – Câu hỏi tu từ - Câu hỏi điều tiết.
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, chúng tôi không thể đề cập hết những bình diện liên quan đến ngữ dụng vì vậy chúng tôi chỉ tập trung vào một số bình diện liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận văn: Cặp hỏi – đáp, cấu trúc hội thoại, thông tin tình huống và thông tin tình thái.
Thứ nhất, một trong những trọng tâm trong nghiên cứu bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành vi hỏi là thông tin tình thái. Thông tin tình thái giúp cho chúng ta hiểu rõ thái độ, ý kiến của người nói đối với sự tình. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc khảo sát chức năng dụng học của câu hỏi KCD.
Thứ hai, chúng tôi tiếp cận các giá trị tại ngôn khác nhau của câu hỏi KCD chủ yếu bằng phương pháp phân tích tình huống phát ngôn nhằm xem xét câu hỏi trong mối quan hệ đa chiều của nó với người hỏi và người được hỏi.
Thứ ba, việc tiếp cận cấu trúc hội thoại, đặc biệt với việc chia cấu trúc một đoạn thoại thành ba phần: Mở thoại – Thân thoại – Kết thoại, đã định hướng cho chúng tôi trong việc xác lập và phân tích ý nghĩa sử dụng của nhóm câu hỏi điều tiết.
Thứ tư, khi xét đến cặp hỏi – đáp đồng nghĩa với việc đề cập đến văn cảnh tối thiểu để nghiên cứu về hành vi hỏi. Đây là mối quan hệ biện chứng của quá trình nhận thức thế giới thông qua sự tương tác bằng lời giữa những người tham gia giao tiếp. Vì vậy để mở rộng phạm vi phân tích giá trị ngữ nghĩa ngữ
42
dụng của nhóm câu hỏi này, ngoài ý nghĩa tình thái, thông số tình huống, cấu trúc đoạn thoại thì chúng tôi còn xét đến cặp hỏi - đáp.
43
Chƣơng 2: CHỨC NĂNG DỤNG HỌC CƠ BẢN CỦA CÂU HỎI KHÔNG CHÍNH DANH TRONG TIẾNG Ý
Trong chương này chúng tôi sẽ áp dụng cơ sở lý thuyết đã được trình bày trong chương 1 để tìm hiểu đặc trưng tình thái, đặc trưng ngữ cảnh và các chức năng dụng học cơ bản của câu hỏi KCD trong tiếng Ý.