Nhận diện câu hỏi yêu cầu hành động

Một phần của tài liệu Chức năng dụng học của câu hỏi không chính danh trong tiếng Ý (có liên hệ với tiếng Việt (Trang 43)

Như đã trình bày ở chương 1, câu hỏi yêu cầu hành động, còn được gọi là câu hỏi cầu khiến, là những câu hỏi mà đích ngôn trung không nhằm yêu cầu thông tin. Khi đặt một câu hỏi yêu cầu hành động, người hỏi không chờ đợi người được hỏi phải cung cấp thông tin dưới dạng câu trả lời giống như câu hỏi chính danh mà mong muốn người đối thoại thực hiện một yêu cầu phi ngôn từ nào đó. Hay nói cách khác, đây là câu có phương tiện chỉ dẫn hành động ngôn trung hỏi nhưng hàm chứa hành động ngôn trung gián tiếp là cầu khiến. Dạng câu hỏi này một mặt tạo nên tính đa dạng và tinh tế trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nhưng mặt khác cũng làm cho việc nhận diện chúng trở nên phức tạp. Vì vậy việc tìm ra những tiêu chí giúp nhận diện chúng là rất cần thiết.

2.1.1.1. Đặc trưng tình thái

Tìm hiểu về đặc trưng tình thái trong câu nghĩa là tìm hiểu về biểu hiện thái độ, ý kiến của người nói đối với sự tình. Khi sử dụng câu hỏi yêu cầu hành động, người nói gián tiếp áp đặt ý muốn của mình cho người nghe mà không cần phải diễn đạt hiển ngôn điều đó. Đây không chỉ là cách biểu thị lịch sự những mục đích yêu cầu của người nói đến người nghe mà còn tăng tính thuyết phục của lời yêu cầu hành động, giúp đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Đặc trưng tình thái của câu hỏi yêu cầu hành động được thể hiện thông qua:

44

- Động từ tình thái: potere (có thể ) và volere (muốn) ở thời hiện tại thức trần thuật (indicatif) hoặc thời hiện tại thức điều kiện (conditionel), hoặc một số cấu trúc hay động từ khác tùy vào giá trị tại lời gián tiếp của câu hỏi: è possible (có thể) , è impossibile (không thể). perché non (sao không) …

(30) Fa freddo! Potresti chiudere la porta?

Trời lạnh quá! Cậu có thể đóng cửa vào được không?

(31) Ti vadi mangiare una pizza?

(Có phù hợp với cậu ăn một chiếc pizza không?)

Cậu muốn ăn pizza không?

(32) È possibile fare il bagno in questa piscina?

Liệu có được tắm ở bể bơi này không?

- Sử dụng các tổ hợp tình thái hóa thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự như:

per favore (thiện ý), per cortesia (đặc ân), per gentilezza (lòng tốt), per piacere (vui lòng) đều được hiểu là làm ơn.

(33) Mi dai la penna, per favore?

Cậu làm ơn đưa mình cái bút được không?

- Các dấu hiệu đặc thù của câu yêu cầu hành động: si o no (có hay không), o no (hay không) …

(34) Allora, lo bevi o no questo latte? la incalzò di nuovo suo padre.

Thế nào, con có uống nốt sữa đi hay không? Ba lại giục thêm lần nữa. [La solitudine dei numeri primi, 11]

b) Ngữ điệu kết hợp với các tiểu từ tình thái: dai (nào), allora (thế nào), ….

Ngữ điệu trong câu hỏi yêu cầu hành động biến đổi dựa vào hình thức và ý đồ giao tiếp cụ thể của người nói, có thể lên, xuống giọng cuối câu, cường độ cao hoặc thấp sẽ phụ thuộc vào ý nghĩa cụ thể của từng tiểu loại.

(35) Paola! Allora, vuoi uscire dal bagno? Tuo fratello aspetta da mezz‟ora.

45

Paola! Thế nào, con có ra khỏi nhà vệ sinh không? Anh con đã đợi nửa tiếng rồi.

c) Sử dụng kết hợp hai hay nhiều yếu tố trên.

(36) Mi potrebbe portare un cappuccino, per favore?(Anh có thể mang cho tôi một tách cappuccino, làm ơn) Anh có thể vui lòng mang cho tôi một tách cappuccino được không?

Quan sát các ví dụ trên, chúng ta nhận thấy hành động ngôn trung gián tiếp cầu khiến có hàm ý tạo cho người nghe có quyền lựa chọn việc chấp nhận hay từ chối, tức là quan tâm đến thể diện của người nghe. Có thể nói nhóm câu hỏi này gián tiếp góp phần làm tăng tính lịch sự trong giao tiếp đối với những phát ngôn có cùng thang bậc về mức độ yêu cầu hành động khác. Tính lịch sự được thể hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ cầu khiến và các dạng thức biểu hiện nhất định. Thông thường để đạt được hiệu quả giao tiếp cao, người nói sử dụng tổng hợp, đồng thời các phương tiện kể trên. Chúng ta so sánh hai ví dụ sau:

(37) Che buia! Accendi la luce? Tối quá! Cậu bật điện lên được không?

(38) Che buia! Potresti accendere la luce, per favore? Tối quá! Cậu làm ơn bật điện lên cho mình được không?

Cùng là hai câu hỏi yêu cầu hành động, nhưng ví dụ (38) sử dụng động từ tình thái “potresti” chia ở thời hiện tại thức điều kiện và sử dụng tổ hợp từ tình thái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

per favore (làm ơn: biểu thị hành động cầu) đã làm tăng tính lịch sự cũng như tính thuyết phục hơn so với ví dụ (37). Và do đó làm tăng tính hiệu quả trong giao tiếp.

2.1.1.2. Đặc trưng ngữ cảnh

Để xác định một câu hỏi có thuộc loại câu hỏi gián tiếp - câu hỏi cầu khiến hay không, chúng ta cần phải căn cứ vào yếu tố ngữ cảnh, trong đó có cả ngữ cảnh

46

ngôn ngữ (cotesto) và ngữ cảnh phi ngôn ngữ (contesto). Trong quá trình giao tiếp, cùng một câu hỏi nhưng khi ở ngữ cảnh này có thể đó là câu hỏi chính danh, nhưng với một ngữ cảnh khác có thể lại là câu hỏi yêu cầu hành động.

Ngữ cảnh ngôn ngữ hay còn gọi là nội cảnh ngôn ngữ bao gồm các quy luật ngữ pháp, quy luật ngữ nghĩa và quy luật ngữ dụng trong ngôn ngữ. Xét về mặt ngữ pháp, trong tiếng Ý câu hỏi đều chứa đựng các yếu tố để hỏi, hay nói cách khác những yếu tố hỏi trong câu hỏi tiếng Ý đều được hình thức hoá. Việc phân định câu hỏi chính danh và không chính danh, cũng như việc phân loại câu hỏi đã được chúng tôi trình bày trong Chương 1. Vì vậy trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến cách thức nhận diện câu hỏi yêu cầu hành động trong nhóm câu hỏi KCD. Thực vậy, để nhận diện được câu hỏi yêu cầu hành động thì phải xác định được yếu tố cầu khiến xuất hiện trong ngôn cảnh. Phần lớn ngay trong ngôn cảnh, các câu nói xuất hiện trước hoặc sau câu hỏi đều có thể cung cấp cho chúng ta thông tin về mục đích hỏi của người phát ngôn. Hay nói cách khác, chúng cung cấp cho chúng ta những tiền giả định. Ví dụ để đề nghị, níu kéo người đối thoại ở lại, mặc dù người nói dùng câu hỏi: “Mưa to thế này đi có tiện không?” nhưng trong chính câu hỏi đó lại cung cấp yếu tố ngữ cảnh “ mưa to”, như vậy người nghe dễ dàng nhận thấy mục đích đề nghị ở lại đã được hàm ẩn trong câu hỏi. Ngoài ra tuy là câu hỏi nhưng khi nó mang ý nghĩa cầu khiến thì có thể có xuất hiện sự kết hợp một số nhân tố biểu thị phép lịch sự như đã trình bày trong mục 2.1.2.1 vì vậy ngữ khí của loại câu hỏi khách khí này thường là nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng mục đích cầu khiến thì vẫn rất rõ ràng.

Ngoài ngữ cảnh ngôn ngữ thì ngữ cảnh phi ngôn ngữ cũng là nhân tố quan trọng giúp chúng ta phán đoán câu hỏi yêu cầu hành động. Trong cuốn Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, Đào Thanh Lan cho rằng ngữ cảnh đó bao gồm các thành phần cơ bản sau:

- Chủ thể yêu cầu hành động (người nói/ chủ ngôn) - Chủ thể tiếp nhận lời yêu cầu (người nghe/ tiếp ngôn) - Hành động cầu khiến (được thể hiện bằng vị từ cầu khiến)

47

- Hướng cầu khiến gồm: hướng ngoại (chủ ngôn cầu khiến tiếp ngôn thực hiện hành động, tức là người nghe sẽ đồng nhất với người sẽ thực hiện hành động được cầu khiến) và hướng nội (chủ ngôn xin phép tiếp ngôn cho mình được thực hiện hành động, tức là người nói đồng nhất với người thực hiện hành động được cầu khiến).

Quan sát ví dụ sau:

(39) - Mamma, posso mangiare questo dolce? Mẹ ơi, con ăn cái bánh này được không ạ?

- È della tua sorellina ma se hai fame, mangialo pure! Cái bánh này để phần em, nhưng nếu con đói thì con cứ ăn đi!

(40) - Allora, lavori o no? È tardi…Nào, có làm việc hay không? Muộn rồi…

Dựa vào ngữ cảnh chúng ta dễ dàng xác định được câu hỏi trong hai ví dụ trên là câu hỏi yêu cầu hành động. Nội dung tiền giả định của ví dụ (39) là đói, (40) là muộn rồi; hành động cầu khiến (39) sử dụng động từ tình thái, (40) ngữ điệu kết hợp với tiểu từ tình thái; hướng cầu khiến (39): hướng nội, (40) hướng ngoại. Như vậy chúng ta có thể xác định ví dụ (39) là lời xin phép, còn ví dụ (40) lại nhằm mục đích ra lệnh, đốc thúc.

Ngữ cảnh là yếu tố hết sức quan trọng để xác định lực ngôn trung trong các câu hỏi yêu cầu hành động của tiếng Ý. Để hiểu rõ và vận dụng hiệu quả loại câu hỏi gián tiếp này, chủ ngôn và tiếp ngôn phải nắm được các quy luật về dụng học và trong một số tình huống nhất định, cần phải hiểu rõ bối cảnh văn hoá xã hội ngôn ngữ dân tộc mà họ sử dụng.

2.1.2. Chức năng dụng học cơ bản của câu hỏi yêu cầu hành động

Căn cứ vào lực ngôn trung, chúng tôi chia câu hỏi yêu cầu hành động thành các tiểu loại với các kiểu mục đích tại lời theo thang độ cầu khiến từ cao xuống thấp

48

2.1.2.1. Ra lệnh

Câu hỏi mệnh lệnh thường được dùng khi người nói có vị thế giao tiếp cao hơn người nghe. Người nói muốn ra lệnh cho người nghe làm một việc nào đó hay phải tuân thủ một quy định nào đó mà không cho phép có sự thương lượng. Hình thức biểu đạt của loại câu này thường là một vị từ kết hợp với tiểu từ cầu khiến (allora (thế nào), dai (nào), ….) có hàm ý thúc giục đối ngôn phải thực hiện ngay mệnh lệnh được phát ra; hoặc một cụm vị từ gồm động từ và một số thành tố biểu thị ngữ khí mệnh lệnh ( o no? hay không?) có hàm ý đe dọa buộc đối ngôn phải thực hiện, vì vậy làm tăng hiệu lực cầu khiến.

Ngoài ra, ngữ điệu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để phân biệt ý nghĩa tại lời giữa các tiểu loại trong nhóm câu hỏi này. Ngữ điệu của câu hỏi mệnh lệnh thường dồn dập, dứt khoát, và lên giọng ở cuối câu với cường độ rất mạnh.

Ví dụ:

(41) Rimaneva seduta così finché suo padre non bussava forte alla porta del bagno e gridava “Allora signorina, abbiamo finito che siamo in ritardo anche oggi ?Rồi em ngồi yên cho đến khi ba gõ cửa hét lên ầm ĩ: (Thế nào cô nàng,chúng ta đã kết thúc rằng chúng ta đến muộn cả hôm nay?)Thế nào hả cô nàng, đã xong chƣa hay hôm nay cũng đến muộn?

[La solitudine dei numeri primi,13]

(42) - Allora, mi lasciate lavorare? Nào, các anh chị có để tôi làm việc không?

- Sì, dottore. Dạ vâng thưa bác sĩ.

(43) - “Tanto non puoi impedirmelo” “Dù sao ba cũng không ngăn được con đâu”. […]

49

- “Ripeti!” gridò. “Con hãy nhắc lại xem nào!” ông rít lên. - … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- “Potresti ripetere?” scandì più lentamente. Con có thể nhắc lại đƣợc không? Ông chậm rãi dằn từng tiếng.

- “Ho detto che tanto non puoi impedirmelo” disse Alice, alzando gli occhi, ma senza riuscire a sostenere quelli profondi e ghiacciati di suo padre per più di mezzo secondo. “Con nói là ba không thể cấm con làm việc đó” Alice ngước mắt lên, nhưng chỉ có thể chịu được cặp mắt sâu thẳm, băng giá của ba không quá nửa giây. [La solitudine dei numeri primi]

Chiến lược sử dụng câu hỏi mệnh lệnh trong các ví dụ trên được sử dụng khá uyển chuyển. Căn cứ vào vai giao tiếp giữa người nói, người nghe và đặc biệt là thái độ của người nghe, người nói có thể điều chỉnh cách nói của mình để phục vụ mục đích cuối cùng là buộc người nghe phải thực hiện hành động. Cụ thể trong ví dụ (43) người cha vô cùng nóng giận khi biết cô con gái cố tình làm theo ý muốn của mình, ông đã rít lên và ra lệnh cho người con phải nhắc lại (trong câu này người cha đã sử dụng câu mệnh lệnh) nhưng người cha chỉ nhận được sự im lặng của người con. Vì thế ông đã thay đổi chiến thuật bằng cách sử dụng câu hỏi mệnh lệnh và ngay sau đó ông nhận được câu trả lời từ phía người con. Rõ ràng một mệnh lệnh được phát ra dưới vỏ hình thức của một câu hỏi thường ít áp lực hơn khi được biểu đạt dưới vỏ hình thức một câu mệnh lệnh thực sự. Ngoài ra khi dùng vỏ hình thức là một câu hỏi, yêu cầu thực hiện hành động đó của người nói sẽ tạo cho người nghe cảm giác được tôn trọng và ít nhiều mở ra cho họ một cơ hội lựa chọn nào đó.

2.1.2.2. Đề nghị

Khác với câu hỏi mệnh lệnh, câu hỏi đề nghị là câu yêu cầu người khác làm một việc gì đó nhưng mang sắc thái thương lượng vì thế tính lịch sự được thể hiện rất rõ nét. Xét về mặt tâm lý thì loại câu này dễ được chấp nhận hơn là câu mệnh lệnh.

50

Cấu trúc sử dụng cho loại câu hỏi này thường là: potere/volere (có thể/muốn)+ động từ … ? chia ở thời hiện tại thức trần thuật và thức điều kiện hoặc

ti/Le dispiacerebbe (bạn/anh,chị lấy làm tiếc)…? Mi daresti(cậu làm ơn đưa mình)…? Mi sa dire (anh,chị có biết) …?Hai/ha bisogno di (bạn/anh,chị có cần)…?

Ngữ điệu của câu hỏi nhóm này thường lên giọng ở cuối câu, với cường độ nhẹ nhàng, vì vậy dễ đạt được sự đồng thuận của người nghe.

Ví dụ:

(44) - Senti, Giulia, stasera puoi portare una bottiglia di vino rosso?

- Certo, nessun problema. Được thôi, không vấn đề gì.

- Grazie mille! Cám ơn cậu nhiều

- Figurati! Không có gì! [Progetto 1: 47]

Thậm chí với động từ chia ở thức điều kiện như trong ví dụ (45) và (46) kết hợp với tổ hợp tình thái hóa per cortesia thì sắc thái này lại càng được thể hiện rõ hơn.

(45) - Mi daresti, per cortesia, il tuo numero di cellulare? Cậu làm ơn cho mình xin số di động của cậu được không?

- Ma certo! Được chứ!

(46) Professore, Le dispiacerebbe parlare più piano? Thưa thầy, thầy có thể nói chậm hơn được không ạ?

[Ghi lại từ đoạn hội thoại giữa giảng viên và sinh viên tại khoa tiếng Ý, ĐH HN] Trong khi ở ví dụ (47) câu hỏi đề nghị lại thể hiện sự ân cần của chủ ngôn đề nghị tiếp ngôn cho mình thực hiện hành động

(47) - E adesso come faccio? Farò tardi in ufficio! Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi đi làm muộn mất!

51

- Magari! La macchina si è fermata e non riesco a ripartire. Vâng thế thì tốt quá! Chiếc xe bị chết máy và tôi không thể khởi động lại được.

[Qui Italia: 141]

2.1.2.3.Mời mọc, rủ rê, gợi ý

Câu hỏi mời là hành động mời rất tế nhị, đề cao vị thế giao tiếp của người đối thoại, không đặt họ vào tình thế khó xử, không ép buộc mà để họ tự đưa ra quyết định nhận lời hay không mà không sợ làm phật lòng. Vì thế câu hỏi mời thường tạo tâm lý thoải mái trong giao tiếp.

Cấu trúc sử dụng cho loại câu hỏi này thường là: Vieni (cậu đến nhé)….? Vuoi venire (cậu muốn đến ) ….? Andiamo(chúng mình đi ….nhé/chứ) ….? Che ne dici di andare (cậu nghĩ sao nếu chúng mình đi) ….? Vuoi/vuole/volete (Cậu/anh,chị/các bạn muốn)…? Ti va (cậu có muốn) …? Perché non (Sao không)…?

Khác với các tiểu loại trong nhóm, câu trả lời thường được đáp lại bằng cách thực hiện một hành động theo yêu cầu của người nói, đối với câu hỏi mời, để trả lời, người ta có thể sử dụng các câu sau: Sì, grazie!(Vâng, cám ơn) / Con piacere (Rất vui)!; Certo(chắc chắn)!; D‟accordo(đồng ý)!; Perché no (sao lại không nhỉ)? È una bella idea (Ý kiến hay)!; Volentieri (sẵn lòng) hoặc để từ chối: Mi dispiace (tôi rất tiếc), ma non posso(tôi không thể); Purtroppo non posso (tiếc là tôi không thể)...

Ngữ điệu của câu hỏi mời lên hay xuống giọng tùy thuộc vào hình thức đó là câu hỏi toàn bộ hay bộ phận, tuy nhiên cường độ câu hỏi thường rất nhẹ nhàng thể hiện thiện chí của người nói.

Câu hỏi mời là câu hỏi toàn bộ:

52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi mời là câu hỏi bộ phận:

Ví dụ:

(48) - C‟è qualcosa di interessante in tv stasera? Có gì thú vị trên truyền hình tối nay không?

- Mah, non so! Ci deve essere una partita di calcio. Em không rõ! Có một trận bóng đá thì phải.

- Ah, sì! C‟è la partita tra la Juventus e il Milan. Sai a che ora comincia?À đúng rồi! Trận đấu giữa Juventus và Milan. Em có biết trận đấu bắt đầu vào lúc mấy giờ không?

- Non sono sicuro. Penso alle 8… o è alle 9? Em không chắc. Hình như là 8… hay 9 giờ nhỉ?

- Su quale canale? Ở kênh nào?

- Forse su Canale 5.Có thể là trên kênh 5.

- Allora andiamo dai ragazzi a vedere la partita? Thế thì chúng ta

Một phần của tài liệu Chức năng dụng học của câu hỏi không chính danh trong tiếng Ý (có liên hệ với tiếng Việt (Trang 43)