1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

PHÁP LUẬT về HOẠT ĐỘNG CHO VAY của tổ CHỨC tín DỤNG

28 344 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 38,94 KB

Nội dung

Tiểu luận môn Luật ngân hàng. Đề tài: PHÁP LUẬT về HOẠT ĐỘNG CHO VAY của tổ CHỨC tín DỤNG theo quy định mới nhất luật hiện hành ..........................................................................

Trang 1

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC

TÍN DỤNG

Contents

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Các nguyên tắc của hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng 4

1.3 Phân loại cho vay theo hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng 4

1.3.1 Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn: 4

1.3.2 Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay: 4

1.3.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: 5

1.3.4 Căn cứ vào phương thức cho vay: 5

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 7

2.1 Chủ thể tham gia quan hệ cho vay 7

2.1.1 Bên cho vay 7

2.1.2 Bên vay 7

2.1.3 Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các tổ chức tin dụng 8

2.1.4 Quy định trường hợp không được cho vay 8

Trang 2

2.1.5 Quy định về hạn chế cho vay 8

2.2 Hợp đồng tín dụng - hình thức pháp lí của quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng 9

2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng 9

2.2.2 Hình thức hợp đồng tín dụng 10

2.2.3 Nội dung hợp đồng tín dụng 10

2.2.4 Giao kết hợp đồng tín dụng 11

2.2.5 Hiệu lực hợp đồng tín dụng 12

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 15

3.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng hiện nay 15

3.1.1 Về đối tượng không được cấp thẻ tín dụng 15

3.1.2 Về lãi suất 15

3.1.3 Đối với các công ty tài chính 16

3.2 Một số đề xuất, kiến nghị 16

3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD 17

3.2.2 Các giải pháp thực tiễn từ các tổ chức tín dụng 17

KẾT LUẬN 19

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong các hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) thì cho vay là hoạtđộng truyền thống mang lại nguồn thu chủ yếu cho các TCTD nhưng cũng làhoạt động tiềm ẩn những rủi ro vô cùng lớn Cho vay là một trong những hìnhthức cấp tín dụng của TCTD, theo đó TCTD sẽ chuyển giao cho bên vay(khách hàng) một khoản vốn tiền tệ, sau đó sẽ hoàn trả cho TCTD cả gốc vàlãi theo thỏa thuận và điều này được thể hiện dưới dạng bản hợp đồng gọi làhợp đồng tín dụng

Có thể nói, trong những năm qua, pháp luật về các hoạt động của cácTCTD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng đã được Nhà nước ta quantâm và không ngừng hoàn thiện Những quy định pháp luật đó đã tạo ra mộtkhung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động cho vay của các TCTD pháttriển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthành tựu đạt được thì pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD vẫn còn một

số bất cập

Để thực hiện đề tài “ Pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD”, nhóm

sử dụng các văn bản pháp lý chính sau:

(1) Bộ luật dân sự năm 2015;

(2) Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017;(3) Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khác hàng; (4) Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng củacông ty tài chính

Trang 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO

VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1 Khái niệm

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo quy định tại Khoản 16, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm

2010 và theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạtđộng cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khánh hàngđều định nghĩa cho vay như sau:

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả

1 phan-loai-do.htm

Trang 6

https://123doc.org//document/272200-phan-loai-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung-y-nghia-phap-ly-cua-viec-thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần Còn bên vay chính là người đang cần sửdụng loại tài sản đó để thỏa mãn nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng.

Thứ hai: Hình thức pháp lý của việc cho vay chính là hợp đồng, hợpđồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự do và thốngnhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt

Thứ ba: Sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành viđưa trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vậtcùng loại giữa chủ thể cho vay và chủ thể vay

Thứ tư: Việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa ngườicho vay với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay

1.2 Các nguyên tắc của hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng 2

Thứ nhất, nguyên tắc tránh rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động tíndụng:

Trong hoạt động ngân hàng thường có tính rủi ro rất cao và thườngmang tính chất dây chuyền đối với nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội Đểtránh những rủi ro này, các tổ chức tín dụng ngày nay thường thực hiện việcthẩm định tín dụng với tám biện pháp thẩm định sau đây: tính cách người đivay, tư cách người đi vay, khả năng trả nợ, dòng tiền, vốn, điều kiện hoạtđộng, tài sản chung và tài sản thế chấp

Thứ hai, nguyên tắc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích

Nguyên tắc này đảm bảo cho các tổ chức tín dụng tránh được những rủi

ro từ bên vay, đồng thời đảm bảo được tính thực hiện hợp đồng, nếu bên vay

2 https://123doc.org/document/268221-hoat-dong-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung.htm

Trang 7

vi phạm nguyên tắc này thì bên cho vay có quyền hủy bỏ hợp đồng và bên vayphải chịu sự điều chỉnh theo pháp luật.

Thứ ba, nguyên tắc hoàn trả khoản tín dụng đúng hạn cả gốc và lãi theothỏa thuận

Bên vay phải bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc này Trường hợp bênvay có thể chậm trả hơn thời hạn quy định nếu có sự gia hạn và được bên chovay chấp thuận, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc này, thanh toán cả gốc vàlãi theo đúng thời hạn

1.3 Phân loại cho vay theo hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng

1.3.1 Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn:

Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01(một) năm

Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một)năm và tối đa 05 (năm) năm

Cho vay dài hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm

( Điều 10 TT 39/2016/TT-NHNN)

1.3.2 Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay:

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa

vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ

ba

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đónghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác

Trang 8

định của khách hàng vay hoặc của người thứ ba Thông thường các bên chỉgiao kết một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng

1.3.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi làhoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng làpháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4Điều này, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốncủa hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinhdoanh, chủ doanh nghiệp tư nhân

( Khoản 5 Điều 2 TT 39/2016/TT-NHNN)Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đốivới khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng,sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó ( Khoản 4 Điều 2 TT39/2016/TT-NHNN)

1.3.4 Căn cứ vào phương thức cho vay:

Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàngthực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay

Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thựchiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn

Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối vớikhách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa

Trang 9

vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây côngnghiệp có thu hoạch hàng năm

Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận vớikhách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thờigian nhất định

Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kếtđảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dựphòng đã thỏa thuận

Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tíndụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toáncủa khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trêntài khoản thanh toán

Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận ápdụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá

01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt độngkinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vaykhông vượt quá 03 (ba) tháng

Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏathuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với một số điều kiệntheo quy định PL

(Điều 27 TT 39/2016/TT-NHNN)

Trang 10

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ

CHỨC TÍN DỤNG 2.1 Chủ thể tham gia quan hệ cho vay

2.1.1 Bên cho vay

Được quy định tại Khoản 2 Điều 2 TT39/2016/TT-NHNN

Trong giao dịch cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng bên chovay thông thường là tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện do pháp luật quyđịnh Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tổ chức tín dụng muốn trởthành chủ thể cho vay phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Có giấyphép thành lập và hoạt động do ngân hàng nhà nước cấp; (ii) Có điều lệ dongân hàng nhà nước chuẩn y; (iii) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhhợp pháp; (iv) Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợpđồng tín dụng với khách hàng.3

Việc pháp luật quy định những điều kiện này đối với bên cho vaykhông chỉ góp phần hạn chế những tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn kinhdoanh mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để các thẩm phán, trọng tài viênthẩm định, đánh giá một cách khách quan vấn đề hiệu lực của hợp động tíndụng

2.1.2 Bên vay

Bên vay là tổ chức, cá nhân phải thoả mãn các điều kiện về vay vốn dopháp luật quy định) Theo Điều 7 thông tư 39/2016/TT-NHNN do Ngân hàngnhà nước ban hành quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi

3 Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam_Trường ĐH Luật Hà Nội _Nhà xuất bản CAND_2016

Trang 11

nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, mọi khách hàng vay vốnphải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theoquy định của pháp luật Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có nănglực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đếnchưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyđịnh của pháp luật

Thứ hai: Mục đích sử dụng vốn của bên vay phải hợp pháp Đây cũng

là điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn đối với mọi chủ thể có nhu cầu vay vốncủa tổ chức tín dụng và điều kiện này phải được ghi rõ trong hợp đồng tíndụng như một điều khoản chủ yếu của hợp đồng

Thứ ba: Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả

Thứ tư: Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạncam kết

Thứ năm: Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãisuất do pháp luật quy định, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là

có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh

Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định rõ tổ chức tín dụng không được

cho vay đối với các nhu cầu vốn tại Điều 8 TT 39/2016/TT-NHNN quy định

về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối vớikhách hàng

2.1.3 Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của

các tổ chức tin dụng.

Trang 12

Những rủi ro từ hoạt động tín dụng cũng gây thiệt hại lớn cho ngânhàng thậm chí có thể làm phá sản ngân hàng Rủi ro tín dụng, hiểu theo nghĩarộng là tất cả những khả năng mà theo đó ngân hàng thương mại không thểcho vay hoặc cho vay nhưng không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoảntín dụng đã cấp cho khách hàng khi đến hạn thanh toán Chính vì vậy cần phải

có những nguyên tắc nhất định để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro.Trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 đặt ra 3 vấn đề đối với hoạt động cấptín dụng cần lưu ý như sau:

2.1.4 Quy định trường hợp không được cho vay

Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010, cóquy định những trường hợp không được cấp tín dụng

Mục đích của việc đặt ra những quy định này là khá rõ ràng NHNNmuốn hướng tới việc ngăn ngừa xung đột lợi ích trong tổ chức tín dụng Cácquy định sẽ không cho phép giới chủ ngân hàng, người quản trị, điều hànhngân hàng có thể lợi dụng quan hệ tín dụng để tư lợi, chiếm đoạt vốn và tàisản của ngân hàng Những đối tượng tại khoản 1 Điều 126 là những người cóquyền ra quyết định nên có thể xảy ra tình huống khôn minh bạch, trung thựctrong giao dịch dẫn đến rủi ro cao Nếu TCTD cho vay thì hợp đồng này sẽ vôhiệu toàn bộ ngay từ đầu

2.1.5 Quy định về hạn chế cho vay

Theo quy định tại điều 127 của luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 xác

định rõ những trường hợp hạn chế cho vay đó là: Tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín

Trang 13

dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: “Tổ chức kiểm toán,kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài; Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; Doanh nghiệp có một trong những đốitượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều

lệ của doanh nghiệp đó; Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; Các công tycon, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tíndụng nắm quyền kiểm soát.”

Các quy định này nhằm ngăn ngừa những hiện tượng lợi dụng chức vụ,quyền hạn, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra; mặt khác các hạn chế gópphần bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng; giúpcác tổ chưc tín dung hoạt động hiệu quả Những điều kiện đối với khách hàng

là một đảm bảo an toàn đối với hoạt động vay

2.2 Hợp đồng tín dụng - hình thức pháp lí của quan hệ cho vay giữa

tổ chức tín dụng và khách hàng

2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Về bản chất, hợp đồng ghi nhận thỏa thuận của hai hay nhiều bên làmphát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên Theo đó, hợpđồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa Tổ chức tín dụng (bên chovay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay) Căn

cứ vào hợp đồng, tổ chức tín dụng chuyển giao một số tiền cho bên vay sửdụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi, dựatrên sự tín nhiệm

Trang 14

Với định nghĩa trên, ngoài những đặc điểm chung của các loại hợpđồng, hợp đồng tín dụng gồm các đặc trưng sau đây:4

Thứ nhất: Về chủ thể, một bên là TCTD có đủ các điều kiện luật định,với tư cách là bên cho vay Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cánhân thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định

Thứ hai: Đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền ( bao gồm cả tiền mặt

và bút tệ) Về nguyên tắc đối tượng của hợp đồng tin dụng bao giờ cũng phải

là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận ghi rõ trong hợpđồng

Thứ ba: Chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên chovay Vì theo cam kết trong hợp đông tín dụng, bên cho vay chỉ co thể đòi tiềncủa bên vay sau thời hạn nhất định thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi

ro và bất trắc càng lớn

Thứ tư: Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tíndụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền của bên cho vay bao giờ cũng phải được thựchiện trước, làm cơ sở tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bênvay

Ngày đăng: 27/04/2020, 00:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w