1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường hoạt động mai táng

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Bảo Đảm Vệ Sinh Môi Trường Hoạt Động Mai Táng
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 83,45 KB
File đính kèm BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG.rar (80 KB)

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (3)
    • 1. Lý do chọn đề tài (3)
    • 2. Tình hình nghiên cứu (5)
    • 3. Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 4. Phạm vi nghiên cứu (7)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (8)
    • 6. Kết cấu đề tài (9)
  • B. NỘI DUNG (9)
  • Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ (9)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động mai táng (9)
      • 1.1.1. Khái niệm mai táng (9)
      • 1.1.2. Vai trò của mai táng trong đời sống văn hóa tâm linh (10)
      • 1.1.3. Nội dung của hoạt động mai táng (11)
      • 1.1.4. Ảnh hưởng của hoạt động mai táng đến môi trường (13)
    • 1.2 Cơ sở lý luận về pháp luật bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động (16)
      • 1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động (16)
      • 1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng (16)
      • 1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường (19)
      • 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng (31)
      • 1.2.6. Nguồn của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động (38)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG (41)
    • 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động (41)
      • 2.1.1. Thành tựu đạt được của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường (41)
      • 2.1.2. Những bất cập của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng (47)
    • 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng (52)
      • 2.2.1. Đối với người dân (52)
      • 2.2.2. Đối với cơ quan nhà nước (62)
    • 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của pháp luật về bảo đảm vệ (64)
      • 2.3.1. Nguyên nhân khách quan (64)
      • 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan (65)
  • Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM VỆ (66)
    • 3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường (66)
    • 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm vệ (69)
    • C. KẾT LUẬN (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (72)

Nội dung

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên và tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao đã đặt ra thách thức lớn cho xã hội về việc phát triển bền vững. Trong đó, vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường sống cho người dân đặc biệt được chú trọng. Vấn đề vệ sinh môi trường được nhà nước, cơ quan có thẩm quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng. Trong đó có vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường trong sinh hoạt nói chung và bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng nói riêng. Mai táng là việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất. Hơn nữa, hoạt động mai táng được diễn ra liên tục và mang tính chất truyền đời. Vì vậy, nếu không được quản lý và kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến xã hội, môi trường, nguồn đất, nguồn nước, không khí… nên việc quản lý, kiểm soát được vấn đề này là rất quan trọng với mọi quốc gia. Đặc biệt là Việt Nam vì đất nước chúng ta mang trong mình rất nhiều tín ngưỡng, phong tục và tôn giáo nhưng hiện nay thực trạng diễn ra vẫn cho thấy sự yếu kém và cấp thiết

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ

Cơ sở lý luận về hoạt động mai táng

Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng - 2001): "Mai táng" là động từ có nghĩa là chôn cất Chữ "mai" trong từ "mai táng" giống như từ "mai" viết trong từ "mai một" hay "mai danh" có nghĩa là mất đi “Táng” theo Hán Việt có nghĩa là chôn Điểm đ, khoản 3, Mục I Thông tư 02/2009/TT-BYT về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng đã quy định: “Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt dưới mặt đất”

Ngoài ra, khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng cũng quy định: Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.

Như vậy, đã có sự thống nhất về khái niệm giữa các văn bản pháp luật và ngôn ngữ học; Mai táng là hoạt động chôn cất người đã chết.

1.1.2 Vai trò của mai táng trong đời sống văn hóa tâm linh

Cuộc sống con người được bắt đầu từ lúc hình thành cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống Ở phương Tây là nền văn hóa vật chất hay văn minh vật chất (cụ thể hơn là chủ nghĩa hưởng thụ) vì phần lớn họ cho rằng chết là hết và do vậy cuộc sống cần nâng niu và thọ hưởng nên ở đây thường chú trọng đến ngày sinh hơn là ngày mất Khác với phương Tây, người phương Đông quan niệm rằng sống chỉ là tạm thời, chết mới thực sự “trở về”; do vậy ngày sinh không được lưu tâm nhiều, nhưng ngày tử lại được ghi nhớ và thường làm ngày tưởng nhớ hằng năm Chính vì lẽ ấy mà phần nhiều các nước ở phương Đông có những hình thức lễ táng đặc biệt hơn so với phương Tây Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, mai táng người chết là hình thức táng được sử dụng chủ yếu, tồn tại từ rất lâu, mang tính truyền đời; ăn sâu vào nếp sống, suy nghĩ của người dân, có ý nghĩa cực kỳ thiêng liêng và mang đậm tính tâm linh. Tâm linh ở đây là khái niệm chỉ những hiện tượng liên quan đến linh hồn của con người sau khi chết nên có tính huyền bí, mông lung mà cũng linh ứng Đó là sự tồn tại siêu hình của con người và trong mức độ nào đó còn cao hơn khái niệm đời sống tinh thần Đời sống văn hóa tâm linh là đời sống hướng tới những giá trị tinh thần thuần khiết, thiêng liêng cao cả được đúc kết qua nhiều thế hệ.Người phương Đông thường quan niệm vạn vật hữu linh và tính chất bất tử của linh hồn những người đã khuất (gần gũi nhất là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em) thể hiện qua quan niệm:

- Người chết chỉ có thân xác là tan biến, còn linh hồn được tách ra và tiếp tục tồn tại trong thế giới siêu linh

- Người chết vẫn tiếp tục can dự vào cuộc sống của chúng ta, hướng dẫn, che chở, bảo hộ chúng ta.

Hơn nữa, ở Việt Nam chúng ta lấy phong tục của cha ông làm cốt và bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, Phật giáo Do đó, những người đã mất nhận được sự báo hiếu, biết ơn, tôn trọng từ những người thân của họ Sự biết ơn, kính trọng và tưởng nhớ đó được thể hiện qua việc tổ chức tang sự, ngày giỗ Như vậy, nó không những có ý nghĩa đối với người đã khuất mà còn có ý nghĩa to lớn với người còn sống Chính vì vậy hoạt động mai táng có vai trò, ý nghĩa to lớn trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân.

1.1.3 Nội dung của hoạt động mai táng

Hoạt động mai táng ở thành phố Huế và huyện phú Lộc được tổ chức khá giống nhau và thường trải qua các công đoạn chính sau:

- Quàn ướp: Sau khi chết, thi hài nguời chết sẽ được tắm sạch sẽ, sau đó người thân của gia đình sẽ mặc áo tang cho thi hài, tùy vào độ tuổi của người đã chết mà áo mặc cho họ cũng khác nhau Dưới 60 tuổi (hưởng dương) sẽ mặc áo tang trắng, qua tuổi 60 (hưởng thọ) sẽ mặc áo xanh, qua tuổi 90 (thượng thượng thọ) sẽ mặc áo gấm đỏ có thêu chữ thọ Sau đó đắp lên thi hài mền Quang minh màu vàng Cuối cùng là chờ đến giờ tốt (thường là nhà sư cho) để thực hiện việc nhập liệm Trong quá trình quàn ướp người thân của người chết sẽ thực hiện nghi lễ báo hiếu, nhìn mặt lần cuối.

- Khâm liệm: Tùy vào phong tục và điều kiện kinh tế mà các vật liệu dùng trong khâu khâm liệm là khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản khâu khâm liệm sẽ được thực hiện như sau: Đầu tiên, người làm mai táng thường dùng chai phà 1 để trét những kẽ hở của quan tài để đảm bảo quan tài được trét kín Sau đó là trải một lớp giấy hút ẩm lên trên, tiếp theo là lớp dầu phộng (làm như vậy 3 lần) Tiếp đến sẽ đổ một lớp tro hoặc trà khô (tùy theo yêu cầu và điều kiện kinh tế của từng gia đình) lên trên để hút nước hay máu từ thi hài tiết ra trong quá trình phân hủy Sau đó, trải một đến ba lớp giấy đỏ lên trên và thực hiện công đoạn đặt bộ gối đầu cho thi hài, bộ gối đầu của thi hài gồm có gối giữa và đỡ hai bên được làm bằng đất sét và tiếp đến là dùng ba lớp vải trắng để trải lên trên.

Xong các công đoạn trên sẽ đến phần tụng liệm của thầy cúng hay thầy chùa, giai đoạn này được gọi là cúng trị quan, nhập liệm 2 Sau khi cúng trị quan, nhập liệm xong thì ban nhập liệm sẽ đưa hương linh vào quan tài Sau đó sẽ tiếp tục đưa thêm các phụ liệu vào như hoa lài, bột trầm đất, vật dụng của người chết (tùy theo yêu cầu của gia đình) và đảm bảo hương linh được cố định Cuối cùng là đậy nắp quan tài, nắp quan tài và thân được dán lại bởi keo công nghiệp và dùng dây néo buộc chặt nắp và thân quan tài Ở thành phố Huế thường dùng mây hoặc dây bẹ xích để làm dây néo, ở huyện Phú Lộc thì thường dùng tre.

1 Bột có màu trắng, dẻo như nhựa thông, được nấu và pha với xăng có công dụng như keo kết dính; được dùng phổ biến để trét mạn thuyền.

2 Là việc dùng một chén nước trong, một cây đèn nến (sáp) gắn vào một cái cây gác trên một góc cuả quan tài Thầy sư hoặc thầy cúng dùng tam mật tương ưng (tay kiết ấn, khẩu đọc thần chú, ý quán tưởng Phật) để tẩy sạch quan tài và vật dụng tẩm liệm.

Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, nhà sư hoặc thầy cúng sẽ làm lễ cúng phục hồn 3 và thành phục 4 Sau khi làm lễ xong sẽ phát tang cho những người thân của người chết Và thực hiện các việc do nhà sư hoặc thầy cúng sắp xếp như: Cúng cơm, lễ điện, triệu tổ ở quê hương, cúng thị thực, cáo đạo lộ.

- Đưa tang: Trong quá trình đưa linh cửu từ nhà đến nơi chôn cất người thân của người chết sẽ rải vàng mã để dẫn đường cho hương linh đi và làm lễ tế độ trung để cho những người đưa tang nghỉ lấy sức Tiếp đến, tại nơi chôn cất, sư thầy hoặc thầy cúng sẽ làm lễ trị huyệt (có ý nghĩa làm tinh sạch huyệt) và hạ quan tài Tiếp theo, là lễ khấn vái thổ thần và những hương linh của những ngôi mộ xung quanh Cuối cùng, là lễ bái biệt hương linh. Ở thành phố Huế và huyện Phú Lộc có phong tục thực hiện việc mai táng khá lâu và qua nhiều nghi lễ Chú Châu Viết Hiệp – người làm nghề mai táng lâu năm cho biết: “Thời gian thực hiện việc mai táng ở Huế nhanh nhất là ba ngày chậm thì mười ngày, có vài trường hợp đặc biệt thì làm mười bốn, mười lăm ngày”.

1.1.4 Ảnh hưởng của hoạt động mai táng đến môi trường

Giai đoạn đầu sau khi chết, cơ thể con người trở thành một “hệ sinh thái” của vi khuẩn Khi hệ miễn dịch ngừng hoạt động, vi khuẩn lây lan khắp cơ thể một cách tự do Bắt đầu từ ruột, rồi dần đến các mô đường ruột xung quanh, từ trong ra ngoài làm phát tán vi khuẩn đường ruột Chúng ăn những gì còn sót lại của mô và cơ quan trong cơ thể Vi khuẩn tạo ra khí Methane (CH4) khí này làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, giảm lượng Oxy cung cấp cho cơ thể

3 Là việc thiết lập một bàn thờ có linh ảnh, bài vị, bát nhang Thỉnh vong linh an vị, để cho thần thức định tỉnh nhận rõ sự việc đang phải lìa thể xác.

4 Tức là con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. gây ra đau đầu, chóng mặt, yếu, buồn nôn; Hydrogen sulfide (H2S) gây ngạt thở, bị viêm màng do H2S vào mắt, các bệnh về phổi; Amoniac (NH3) gây bỏng viêm vạc mũi, cổ họng và đường hô hấp Những khí này tích tụ lại, hình thành áp lực khiến bụng của thi hài trương Áp lực cũng làm cho chất lỏng bên trong trào ra ở mũi, tai, miệng.

Tiếp theo, chúng tấn công tới các bộ phận khác như tỳ, dạ dày, tử cung rồi mới tới tim, xương Sau đó, cơ thể dần bị thối rửa, các vi khuẩn tấn công mô mềm, chuyển hóa đường thành các thể khí khác tích lũy bên trong cơ thể, khiến bụng và các cơ quan khác phình ra và tiếp đến các vi khuẩn sẽ tấn công hồng cầu làm xác chết biến đổi thành màu đen, khí được tiếp tục sản sinh gây ra áp lực rồi dẫn đến sự xuất hiện các mụn nước trên bề mặt da; áp lực đó còn khiến các mô lỏng và khí bên trong cơ thể rò rỉ ra ngoài, từ hậu môn, các vết rách trên da Đôi khi áp lực quá lớn khiến thi thể bị bục

Cơ sở lý luận về pháp luật bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động

1.2.1 Khái niệm pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng

Khoản 3, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” Như vậy, có thể hiểu rằng bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người; tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật về bảo đảm vệ sinh trong việc quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển và mai táng thi hài, hài cốt người chết

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng

Thứ nhất, pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng là cơ sở pháp lý quy định các quy tắc xử sự khi con người thực hiện các hoạt động mai táng có tác động xấu đến môi trường.

Pháp luật về vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng do nhà nước ban hành mang tính pháp lý buộc mọi người dân đều phải tuân thủ và đảm bảo thực hiện Pháp luật đã định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi cho môi trường, đảm bảo các hành vi của con người trong quá trình quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển và mai táng không xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người về lâu dài.

Ví dụ: Theo khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2014, quy định về hoạt động mai táng, hỏa táng: “Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ y tế”; hay theo khoản 5 cùng điều luật này thì

“Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục gây ô nhiễm môi trường”.

Thứ hai, pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng quy định các chế tài ràng buộc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Chế tài trong các quy định pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của chính tổ chức, cá nhân và lợi ích chung lâu dài của xã hội Các chế tài đó không chỉ là biện pháp trừng phạt hành vi vi phạm pháp luật môi trường mà còn răn đe chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực mai táng, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do những hành vi này gây ra cho môi trường.

Ví dụ: Tại điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

“Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly”.

Nghĩa là, khi các chủ thể thực hiện các hoạt động này cần phải tuân thủ về thời gian, cách thức thực hiện và địa điểm được quy định trong Thông tư

02/2009/TT-BYT và các văn bản pháp luật khác có liên quan, nếu không thực hiện đúng theo quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính

Thứ ba, pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Pháp luật đã có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ chức, cơ quan bảo vệ môi trường Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, đảm bảo hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước đối với các trường hợp như: đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, suy thoái đất, suy thoái rừng và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường.

Thứ tư, pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng là cơ sở pháp lý cho xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là phải biến các chủ trương, chính sách, các bộ luật về bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội, nhằm giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp, bảo đảm sự cân bằng sinh thái Do đó, vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng cần phải được tuyên truyền đối với mọi đối tượng trong xã hội để mọi người sẽ chuyển từ lối sống, nếp nghĩ theo phong tục tập quán sang lối sống, nếp nghĩ theo hướng văn minh, tôn trọng môi trường.

Thứ năm, pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng hình thành trên cơ sở tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của người dân.

Các quy định pháp luật được Nhà nước ban hành dựa trên cơ sở các quan hệ xã hội tồn tại trên thực tế, do đó pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng được hình thành từ những truyền thống, phong tục tập quán của người dân Cụ thể như tại Điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2011/TT- BVHTTDL quy định: “Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo” Như vậy, các quy định được pháp luật hóa nhưng vẫn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán tồn tại trong đời sống của người dân.

1.2.3 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định cụ thể nội dung pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng bao gồm những điểm chính sau:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG

Thực trạng pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động

2.1.1 Thành tựu đạt được của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng

Mặc dù bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng của nước ta so với các nước phát triển trên thế giới là vấn đề còn khá mới mẻ Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế cùng với các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng được nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, từng bước khẳng định mai táng là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh thực tế hiện nay Qua nhiều năm thực hiện pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng đã đạt được những kết quả nhất định.

Tính khả thi: Các văn bản về hoạt động mai táng trong hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường thời gian qua đã từng bước hoàn thiện, điều chỉnh tương đối đầy đủ các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực mai táng Cụ thể:

Nội dung văn bản pháp luật về đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng khá phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội Điều này phản ánh rất rõ mối tương quan giữa pháp luật với trình độ pháp triển kinh tế – xã hội Nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng trước năm 2005 đã được quy định trong một số văn bản như Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội hay Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội nhưng chưa được quy định một cách cụ thể, rõ ràng Do đó, các văn bản này chưa phản ánh và đáp ứng được những đòi hỏi khách quan về bảo vệ môi trường Tuy nhiên, đứng trước sức ép và những tác động đối với môi trường trong lĩnh vực mai táng đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề này, từ đó ban hành các quy định pháp luật phù hợp Sau nhiều năm thực hiện, các văn bản pháp luật về đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng dần được ban hành và hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn; bên cạnh đó, các quy định này là nền tảng, tạo cơ sở để mọi người tuân theo, góp phần phát triển môi trường theo hướng bền vững.

Nội dung văn bản pháp luật về đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu Việc tổ chức thực hiện các đường lối, chính sách về môi trường được thể chế hóa thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả và bảo vệ được các lợi ích cơ bản của giai cấp và tầng lớp trong xã hội Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, đã đưa ra quan điểm: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường", trong năm 2004 Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW công tác bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết quả nhất định Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường liên quan đến lĩnh vực mai táng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, đặc biệt Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Gần nhất là đại hội Đảng lần thứ 12 cũng đã đề cập và nhấn mạnh về việc phát triển bền vững. Cho thấy Đảng, Nhà nước và Chính Phủ đang rất quyết tâm trong việc bảo vệ môi trường.

Nội dung văn bản pháp luật về đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng được hình thành trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa và lối sống của người dân Có thể thấy phong tục tập quán và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau Phong tục tập quán là nguồn của pháp luật, có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật, tại Điều 3 Bộ Luật dân sự 2005 đã gián tiếp thừa nhận vấn đề này: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này” hay tại Điều 5 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng đã thừa nhận rằng

“Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” Vì nhận thức của người dân trong hoạt động mai táng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là phong tục tập quán mà ông cha để lại Vì vậy khi xây dựng văn bản pháp luật, bên cạnh yếu tố ràng buộc của những quy định pháp luật, các chủ thể có thể thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực mai táng phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán và tôn giáo của địa phương mình mà pháp luật không cấm Chính vì vậy, việc tuyên truyền pháp luật của Nhà nước và sự tiếp cận của người dân về pháp luật bảo đảm vệ sinh trong hoạt động mai táng được dễ dàng hơn.

Vai trò và vị thế của pháp luật trong đời sống xã hội được coi trọng và giữ vị trí thượng tôn đối với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang hướng đến Tuy nhiên, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc cũng có một vị trí quan trọng trong việc bạn hành các quy định pháp luât Chẳng hạn như trongQuy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được ban hành kèm theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg bên cạnh kế thừa những truyền thống tốt đẹp như: “Tang phục; cờ tang và treo cờ tang theo phong tục truyền thống của từng vùng, miền, dân tộc, tôn giáo”, còn có những quy định hạn chế và loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong mai táng, nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu tới môi trường và cuộc sống của người dân: “Hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường; không rắc tiền giấy hoặc tiền xu trên đường”.

Văn bản pháp luật về đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng tiếp thu những mặt tích cực từ pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới Trong điều kiện hội nhập kinh tế và mở rộng giao lưu hợp tác nhiều mặt với các nước như hiện nay, nước ta đã có những chọn lọc đối với những quy định pháp luật để phù hợp với nền kinh tế cũng như yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc trong hoạt động mai táng.

Nội dung văn bản pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng đã phần nào đáp ứng các yếu tố trong kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Vì vậy, có thể thấy trong những năm qua đã có những tính hiệu tích cực ở nhiều địa phương về công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng.

Tính toàn diện và đồng bộ: Các văn bản pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng đã được xây dựng tương đối đầy đủ, toàn diện. Theo các tiêu chí ở phần 1.2.4, nội dung các văn bản pháp luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ phát sinh trong đời sống của người dân liên quan tới lĩnh vực mai táng và các văn bản này có sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau

Bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm từ khá sớm, nhưng nhìn vào thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động này từ khâu khâm liệm, quàn ướp đến chôn cất thi hài người chết cùng với các hoạt động liên quan như đốt vàng mã hay rải tiền giấy khi vận chuyển là đáng báo động Nắm bắt được điều đó, LuậtBảo vệ môi trường 2005; Luật Bảo vệ môi trường 2014; cụ thể hơn là Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được ban hành kèm theo Quyết định số 385/2005/QĐ-TTg, Thông tư 02/2009/TT-BYT Đặc biệt, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 56/2014/QĐ-UBND về việc quy định một số vấn đề trong nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020, Quyết định số 60/2017/ QĐ-UBND của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thay thế Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND và Quyết định số 6113/2016/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Huế về việc ban hành Quy định về đốt và rải vàng mã trên địa bàn thành phố Huế và các văn bản có liên quan lần lượt được ban hành đã góp phần tích cực trong việc thay đổi quan niệm của người dân trong hoạt động mai táng mặc dù nó diễn ra còn khá chậm.

Bên cạnh đó, bất kỳ một quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật nào cũng không nằm độc lập, riêng rẽ mà phải trong một tổng thể những mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất định để tạo nên tính thực thi và hiệu quả

Chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động mai táng: Các văn bản pháp luật về bảo đảm môi trường trong hoạt động mai táng thời gian qua đã xây dựng được hệ thống chế tài xử lý vi phạm pháp luật tương đối đầy đủ Có 2 loại biện pháp chế tài cơ bản mà pháp luật về bảo vệ môi trường thường sử dụng để điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động này đó là chế tài dân sự, chế tài hành chính Đặc biệt, Nghị định 155/2016/NĐ-CP đã quy định nhiều điểm mới so với trước đây, khung và mức phạt đã được chi tiết hóa, cụ thể và rõ ràng đảm bảo công bằng trong quá trình xử phạt; việc phân định thẩm quyền xử phạt của các lực lượng đảm bảo đúng pháp luật Bên cạnh đó, Nghị định 176/2013/NĐ-

CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế là cơ sở để tạo sự răn đe cho người vi phạm, từ đó ngăn chặn những hành vi vi phạm trong hoạt động mai táng.

2.1.2 Những bất cập của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng

Quy định về thẩm quyền xử lý của các cơ quan nhà nước về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt mai táng: Luật Bảo vệ môi trường 2014 tuy đã cụ thể hóa việc phân định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa các

Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng

Theo khảo sát, có đến 95% số người dân ở thành phố Huế và 84% số người dân tại huyện Phú Lộc cho rằng việc bảo đảm vệ sinh trong hoạt động mai táng là rất cần thiết, phần lớn người dân nhận thấy rằng hoạt động mai táng ở địa phương có gây tác động xấu đến môi trường và con người Nhưng trên thực tế các quy định của Bộ Y tế nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng vẫn chưa được người dân quan tâm và thực hiện tốt.

- Quàn ướp thi hài: về quàn ướp thi hài ở địa phương có những mặt tích cực như trong giai đoạn đầu của quá trình quàn ướp thì thi hài được đắp kín bằng vải hoặc chăn mềm (mền Quang minh) để tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh và sự xâm nhập của côn trùng, vi sinh vật và vi khuẩn Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chỉ sử dụng tấm vải mỏng để che thi hài lại hoặc chỉ che phần mặt của thi hài Điều này không phù hợp với quy định của pháp luật và không thể bảo đảm được vệ sinh trong hoạt động mai táng.

Theo số liệu khảo sát trên 200 người dân tại thành phố Huế và huyện Phú Lộc thì 100% người dân cho rằng có trường hợp quàn ướp (lưu giữ) thi hài quá

48 giờ, đặc biệt có những trường hợp lên đến 2 tuần Một số nguyên nhân được đưa ra như do quan điểm Ngũ hành, thuyết Âm dương mà người thân của người chết sẽ xem xét ngày giờ, lựa chọn giờ “lành” để tránh “trùng tang”; có đến 73% người dân tại thành phố Huế cho rằng hoạt động mai táng phải được coi ngày lành, xem giờ tốt mới thực hiện; trong khi đó tại huyện Phú Lộc là 96%.Bên cạnh đó, cũng có một số quan điểm khác về việc quàn ướp thi hài lâu ngày tại Huế Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh - Nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Huế lý giải như sau: "Khác với mọi nơi, người chết ở Huế được gia đình giữ lại lâu hơn bởi người dân quan niệm sau khi người thân qua đời cần thực thực hiện một số nghi lễ báo hiếu Mà việc tiến hành các nghi lễ này lại mất rất nhiều thời gian nên thi thể không thể được chôn ngay, thậm chí nhiều đám tang không liệm ngay mà để vậy chỉ vì đợi con cháu ở nơi xa về nhìn mặt lần cuối" Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa ở Huế nhận định: phong tục tổ chức tang lễ ở Huế chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa phương Đông, đã ăn sâu vào suy nghĩ và nếp sống của người dân

Mặt khác, đối với người chết do bệnh truyền nhiễm người thân, gia đình có người chết thường e ngại, che giấu nguyên nhân cái chết mà không khai báo với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các công tác vệ sinh như tiêu độc, khử trùng, phun hóa chất… nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, hạn chế lây lan bệnh truyền nhiễm Việc những người chết do bệnh truyền nhiễm không được thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sẽ vô tình tạo thời cơ cho các mầm bệnh, vi khuẩn ủ bệnh và lây lan những mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người tham gia tang lễ.

- Vệ sinh trong khâm liệm thi hài được quy định cụ thể ở Mục III Thông tư 02/2009/TT-BYT về đảm bảo nguyên tắc về mặt thời gian, vật liệu và yếu tố kỹ thuật khi khâm liệm Tuy nhiên, thực tế diễn ra vẫn có nhiều trường hợp người dân tiến hành khâm liệm thi hài lại không đảm bảo được những yếu tố trên mà thường được làm tùy theo phong tục, kinh nghiệm dân gian hay kinh tế của gia đình.

Theo quy định ở Mục III, thời gian khâm liệm thi hài không quá 12 giờ kể từ khi chết đối với trường hợp thi hài không được bảo quản lạnh nhưng trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp vi phạm quy định này Theo số liệu khảo sát, ở Thành phố Huế có đến 81% người cho rằng có những trường hợp thực hiện khâm liệm thi hài sau 12 giờ kể từ khi người đó chết và ở huyện Phú lộc là 85%

Sở dĩ việc quy định về thời gian này không được đa số người dân thực hiện vì tin theo quan niệm “hợp tuổi” với người thân của người chết hay “giờ lành, ngày tốt” trong việc mai táng; đặc biệt là việc thực hiện các lễ nghi báo hiếu, cùng quan niệm nhìn mặt lần cuối của thân nhân người chết Trong trường hợp người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B thì phải khâm liệm trong vòng 6 giờ kể từ khi chết hoặc khi phát hiện thi hài nhưng sợ mọi người e ngại nên người thân của người chết hầu như đều che dấu và thực hiện việc tang sự như phong tục từ xưa đến nay của cha ông. Điều này là rất nguy hiểm cho sức khỏe của những người tham gia tang sự và ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Về vật liệu, nhìn chung vì phong tục để tang lâu ngày nên vật liệu ở Huế thường đảm bảo chất lượng để phục vụ cho việc bảo quản thi hài được lâu Các vật liệu dùng trong quá trình khâm liệm ở thành phố Huế và huyện Phú Lộc phần lớn đáp ứng được các tiêu chí và quy định trong Thông tư 02/2009/TT-BYT như bông thấm nước, giấy bản, trà khô, đất sét, Nhưng cũng tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà nguyên vật liệu dùng để khâm liệm thi hài có tính đảm bảo cao hơn hay thấp hơn Trên thực tế, ngoài những nguyên vật liệu thông thường thì những gia đình có điều kiện về kinh tế còn sử dụng những nguyên liệu tốt như trà, thuốc bắc, mùn cưa xạ hương để thực hiện việc khâm liệm cho người thân Ngược lại, một số gia đình không có điều kiện thường chọn những nguyên liệu rẽ hơn, có tính đảm bảo thấp hơn như đất, cát Thực tế cho thấy có 71% người dân được khảo sát ở thành phố Huế cho rằng vật liệu sử dụng cho quá trình khâm liệm đã đảm bảo chất lượng và ở huyện Phú Lộc là 62%.

Về kỹ thuật, yếu tố kỹ thuật thực hiện việc khâm liệm thi hài thường rất chặt chẽ để có thể bảo quản thi hài được lâu ngày Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm dân gian nên có một số trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm hay thi hài đã bị phân hủy nên có một số gia đình không thực hiện bọc kín thi hài bằng vật liệu không thấm nước trước khi đưa vào quan tài vì “lo sợ” thi hài người chết không thể phân hủy được sẽ dẫn đến bất hạnh, bất trắc cho những người thân còn sống Bên cạnh đó, người dân còn e ngại định kiến xã hội đối với những bệnh truyền nhiễm mà gia đình người chết thường che giấu và không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành các quy trình vệ sinh theo quy định dẫn đến việc chưa đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình khâm liệm ở một số trường hợp nhất định và nghiêm trọng hơn điều này sẽ tiềm tàng ổ dịch lây lan những mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Chính vì gia đình, người thân thường che dấu và không thông báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về nguyên nhân cái chết để tiến hành vệ sinh theo quy định nên trên thực tế người dân chưa thấy được vai trò của cơ quan chức năng như cơ quan y tế ở địa phương Phản ánh qua số liệu có đến 51% số người dân được khảo sát ở thành phố Huế và huyện Phú Lộc cho rằng việc mai táng người chết chưa thấy được vai trò của cơ quan chức năng địa phương. Đối với môi trường xung quanh như phần nền nhà, khu đất, tường xung quanh nơi đặt thi hài và các vật dụng có tiếp xúc với thi hài phải được xử lý bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành ngay sau khi khâm liệm nhưng vấn đề này thường bị bỏ qua, không được quan tâm đến gây ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường xung quanh và sức khỏe của người tham gia đám tang, ma chay.

- Qúa trình vận chuyển thi hài được pháp luật quy định khá chặt chẽ Tuy nhiên, những người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thường không được người thân tiết lộ nên việc cách ly theo quy định thường không được đảm bảo thực hiện Mặt khác, việc đảm bảo vệ sinh trong giai đoạn quàn ướp, khâm liệm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển thi hài; vấn đề vệ sinh trong quàn ướp và khâm liệm thi hài được thực hiện tốt thì quá trình vận chuyển mới đảm bảo vệ sinh Nhưng thực tế lại cho thấy vấn đề vệ sinh trong quàn ướp và khâm liệm thi hài không được đảm bảo đã dẫn đến hệ quả tất yếu là quá trình vận chuyển thi hài vẫn chưa được đảm bảo Ngoài ra, trong một số trường hợp quan tài được sử dụng không đảm bảo chất lượng; tại thành phố Huế và huyện Phú Lộc quan tài thường được đưa lên xe đưa tang và nơi chôn cất bằng các phương thức thủ công như gánh hay bê bằng sức người nên gây ảnh hưởng cực kỳ lớn cho sức khỏe của những người thực hiện vận chuyển (những người tiếp xúc với quan tài).

Trong quá trình vận chuyển thi hài, theo phong tục và quan niệm dân gian cho rằng rải vàng mã để dẫn đường cho hương linh đi nên người thân của người chết thường rải rất nhiều vàng mã (tiền vàng), tiền thật ra đường và môi trường xung quanh làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, vệ sinh nơi công cộng và mỹ quan đô thị Đồng thời việc làm này đã vi phạm các quy định tại Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND của Uỷ ban tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số

60/2017/QĐ-UBND thay thế Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND quy định về một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020, Điều 10 Thông tư số

04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ VHTT&DL và có thể căn cứ xử phạt theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Điều 20 Nghị định

155/2016/NĐ-CP (thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nhưng vì luật đang thiếu chế tài xử phạt cụ thể cho hành vi này và vì đây là hoạt động mang tính tâm linh nên các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc ra quyết định xử lý Theo Phòng Văn hoá thông tin thành phố Huế, từ khi có Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND đến nay, Công an thành phố Huế đã xử lý hai trường hợp, phạt tiền hai triệu đồng về hành vi rải vàng mã khi đưa tang; UBND các phường đã tổ chức gọi hỏi, nhắc nhở, cảnh cáo, yêu cầu cam kết không tái diễn Tuy nhiên, với thực trạng diễn ra rất phổ biến hiện nay thì việc mới xử lý được hai trường hợp như đã nêu trên là con số quá ít ỏi.

Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của pháp luật về bảo đảm vệ

vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng và thực tiễn áp dụng

Một là, mai táng là phong tục của cha ông từ xưa đến nay, mang tính tâm linh và truyền đời Người dân quan niệm rằng: người chết không tách rời người sống mà nó như là một sợi dây nối dài cuộc sống của hai thế giới; là sự tiếp nối tâm linh và linh hồn nên việc mai táng người chết không những mang tính truyền đời mà còn là đức tin, tôn giáo, phong tục của người dân Điều này đã tạo nên hệ nhận thức và tạo niềm tin to lớn ăn sâu vào suy nghĩ, đời sống của người dân Vì thế việc thay đổi nhận thức, phong tục tập quán cùng tôn giáo tín ngưỡng của người dân là điều cực kỳ khó khăn; đòi hỏi pháp luật phải hoàn thiện và hiệu quả hơn nữa

Hai là, pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng được quy định cụ thể ở Thông tư 02/2009/TT-BYT, Thông tư 04/2011/TT- BVHTTDL và Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Còn Luật Bảo vệ môi trường chỉ mang tính nền tảng Như vậy, pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng nằm rải rác ở quá nhiều văn bản và chưa được quy định thống nhất ở một văn bản cụ thể Mặt khác, các quy định trong lĩnh vực này liên quan đến chức năng của nhiều ngành và mỗi ngành lại có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau cho thấy tính chuyên ngành và liên ngành đang còn thiếu sự liên kết Bên cạnh đó, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật liên quan, nên dẫn đến việc mâu thuẫn và chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyển; các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi có vụ việc xảy ra.

Ba là, quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng vẫn chưa chặt chẽ và chế tài còn quá nhẹ, không có sự răn đe Như đã nêu ở phần chương 1 và chương 2, pháp luật về bảo đảm vệ sinh trong hoạt động mai táng còn thiếu chế tài xử phạt và chưa đủ sức răn đe.

Bốn là, quy định pháp luật vẫn chưa phù hợp với văn hóa, phong tục của nhiều nơi Việc Thông tư 02/2009/TT-BYT quy định thời gian quàn ướp thi hài là 48 giờ, kể từ khi chết (trong điều kiện bình thường) nhưng hầu như quy định này là bất khả thi đối với nơi mang đậm văn hóa và tín ngưỡng như tỉnh Thừa Thiên Huế Ở đây, theo phong tục hay quan niệm người dân có thể quàn ướp thi hài trong vài ngày đến hàng tuần.

Năm là, ở địa phương vẫn chưa có những cơ sở hỏa táng, điện táng và đội ngũ táng chuyên nghiệp đang còn ít Thực tế cho thấy những hình thức táng trên khá hiện đại và thân thiện với môi trường Hiện nay các hình thức táng này đang phát triển và trở nên khá phổ biết ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng đã chứng minh nhu cầu của người dân và những ưu điểm của các hình thức táng này Việc chưa có các cơ sở này dẫn đến việc chưa đáp ứng được nhu cầu hỏa táng của một bộ phận người dân.

Sáu là, công tác tuyên tuyền phổ biến pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng còn yếu, chưa đi sâu vào đời sống của người dân Minh chứng, theo khảo sát có đến 61% người dân được khảo sát tại thành phố Huế và ở huyện Phú Lộc là 53% người dân được khảo sát không biết đến các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng.

Một là, người dân “ngại” hoặc không muốn thay đổi phong tục của cha ông để lại Vì người dân quan niệm rằng: việc mai táng người chết là hoạt động mang tính tâm linh, truyền đời và liên quan đến một “thế giới khác” của người đã chết gắng liền với cuộc sống hiện tại của người sống Cho nên dù ý thức được tác hại đến sức khỏe và môi trường từ việc khâm liệm, quàn ướp… thi hài quá lâu nhưng phần lớn vẫn đề cao phong tục của cha ông.

Hai là, phần lớn người dân vẫn chưa tiếp cận, tìm hiểu các văn bản pháp luật quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng dẫn đến người dân chưa biết đến và hiểu về các quy định pháp luật về hoạt động này

Ba là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo vệ sinh trong hoạt động mai táng chưa thực hiện được chức năng của mình Thực tế cho thấy cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này gặp khó khăn vì đây là vấn đề tâm linh, mặt khác họ e ngại nên không mạnh tay xử lý.

Bốn là, cơ quan nhà nước vẫn chưa tích cực vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng đến người dân.

Năm là, một bộ phận cá nhân và cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng.Dẫn đến các cá nhân và cơ quan này gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM VỆ

Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường

trong hoạt động mai táng

Một là, phân công rõ ràng về thẩm quyền xử phạt của các cơ quan nhà nước đối với gia đình, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh trong hoạt động mai táng Theo ý kiến nhóm đề xuất thì chỉ nên giao trách nhiệm này cho

UBND cấp xã, phường, thị trấn Vì đây là cơ quan gần gũi và nắm bắt được rõ nhất các thông tin từ người dân ở địa bàn.

Hai là, nâng mức phạt tiền quy định tại khoản 1, Điều 15 Nghị định

176/2013/NĐ-CP nhằm tạo ra tính răn đe đối với các hành vi vi phạm Thực tế cho thấy với mức phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, Điều 15 mà không có chế tài đảm bảo thực thi và khắc phục hậu quả thì đó là một chế tài quá nhẹ, không đảm bảo xử lý được hành vi vi phạm và người dân sẽ sẵn sàng chịu nộp phạt 200.000 đồng để tiếp tục thực hiện việc mai táng trái với quy định pháp luật.

Ba là, quy định cụ thể về hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi đốt nhiều vàng mã trong quá trình mai táng và rải nhiều vàng mã, tiền thật trong quá trình đưa tang Hiện tại vì chưa có quy định một cách cụ thể về hình thức xử phạt và mức xử phạt cho các hành vi trên dẫn đến các địa phương đang còn lúng túng trong việc áp dụng xử phạt và nhiều địa phương phải áp dụng quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường để xử lý các hành vi vi phạm (điển hình như ở Vũng Tàu, Đà Nẵng).

Bốn là, quy định cụ thể số lượng cụ thể trong trường hợp đốt, rải nhiều vàng mã trong quá trình tổ chức việc tang Việc có rất nhiều quy định cấm, hạn chế đốt, rải nhiều vàng mã trong quá trình tổ chức tang lễ như đã đề cập ở chương 1 và chương 2 nhưng lại không quy định số lượng bao nhiêu là nhiều dẫn đến việc các cơ quan chức năng không thể xác định được mức xử phạt và không có cơ sở để làm người dân “tâm phục, khẩu phục” khi bị xử phạt.

Năm là, bổ sung quy định về hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi thực hiện chôn cất thi hài người chết trong khu vực dân cư (vườn nhà)

Thực tế cho thấy, có rất nhiều phần mộ nằm trong khu dân cư và tình trạng mai táng (chôn cất) người thân trong vườn nhà hiện nay vẫn còn xảy ra Luật có quy định về nơi chôn cất, tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 23/2016 về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng đã quy định việc táng phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của UBND các cấp theo phân cấp của UBND cấp tỉnh nhưng lại thiếu quy định về hình thức xử phạt và mức xử phạt cho hành vi vi phạm nên đã trực tiếp dẫn đến tình trạng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết có hành vi vi phạm nhưng lại không biết phải áp dụng xử lý như thế nào Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định về vấn đề này là rất cấp bách và cần thiết.

Sáu là, ngoài hình thức xử phạt chính cần quy định thêm hình thức xử phạt bổ sung để nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm Chẳng hạn như xem đây là một trong những yếu tố để cân nhắc không công nhận danh hiệu gia đình văn hóa cho các gia đình vi phạm hay rộng hơn là không công nhận danh hiệu thôn, làng văn hoá

Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm vệ

vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng

Một là, cần sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ, thực thi pháp luật Đặc biệt là của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, theo thống kê của Hội Phật giáo Việt Nam tại Huế có hơn 3000 đền, chùa và tôn giáo tín ngưỡng đã ăn sâu vào đời sống, nếp nghĩ của người dân Có thể thấy nếu có sự giúp sức với vai trò là cầu nối của các cơ sở tôn giáo tiến bộ sẽ giúp ích được rất nhiều trong việc làm mới suy nghĩ của người dân trong hoạt động mai táng.

Bên cạnh đó, cũng cần có sự tham mưu, định hướng cho các cơ quan có trách nhiệm để nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật và đưa pháp luật đến gần với cuộc sống của người dân

Hai là, vận động kết hợp với quy ước, hương ước làng xã Việc tuyên truyền, vân động kết hợp với quy ước và hương ước làng, xã là một trong những biện pháp gần gũi nhất, hiệu quả nhất để đưa pháp luật đi vào đời sống của người dân và làm thay đổi nhận thức của người dân theo hướng tiến bộ hơn.

Ba là, các cá nhân, cơ quan nhà nước cần tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng và nâng cao kỹ năng trong việc xử lý, áp dụng các quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc chức năng nhiệm vụ của mình trong việc xử lý vi phạm hành chính kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Thực tế cho thấy, cho dù pháp luật quy định có tốt đến đâu mà không có cơ chế đảm bảo thực thi, người được giao trách nhiệm không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì pháp luật chỉ mãi nằm ở trên giấy mà không được áp dụng tốt trên thực tế Vì vậy muốn pháp luật được ban hành có hiệu quả thực thi trên thực tế thì vai trò của cơ quan, cá nhân thực thi pháp luật là rất quan trọng.

Năm là, áp dụng rộng rải các biện pháp khoa học kỹ thuật trong quàn ướp (lưu giữ) thi hài Ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo phong tục, thời gian quàn ướp thi hài người chết có thể lên đến một tuần nhưng việc thay đổi nhận thức của người dân hay thay đổi một phần phong tục mang tính tâm linh của cha ông để lại là rất khó Vì vậy nếu có thể áp dụng rộng rải tiến bộ của khoa học trong việc quàn ướp thi hài thì thời gian lưu giữ thi hài có thể lên đến 7 ngày, việc làm này vừa phù hợp với quy định của pháp luật vừa phù hợp với phong tục, tính ngưỡng của các vùng miền đặc thù.

Sáu là, khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng các nhà mai táng, cơ sở hỏa táng đáp ứng nhu cầu của người dân Việc quỹ đất sử dụng ngày càng bị thu hẹp, chất lượng môi trường ngày có chiều hướng xấu đi làm cho nhu cầu về hỏa táng và các phương pháp táng hiện đại khác ngày càng lớn nhưng hiện nay nhu cầu đó chỉ mới được cung ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng Các phương pháp táng hiện đại này có rất nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm được quỹ đất, thân thiện với môi trường Hơn nữa, việc táng ở các cơ sở này sẽ tuân theo quy chuẩn, quy định của pháp luật Vì vậy, xây dựng và mở rộng được các cơ sở táng hiện đại sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân và đảm bảo việc táng sẽ đúng với các quy định của pháp luật hơn.

KẾT LUẬN

Từ việc phân tích những cơ sở lý luận cùng thực tiễn ở trên chúng ta có thể thấy rõ được thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung cũng như “bài toán” về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng nói riêng đã, đang, sẽ là vấn đề quan trọng và cấp thiết không chỉ tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn đối với cả Việt Nam Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng không chỉ góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường Mặt khác, điều này còn góp phần to lớn trong việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất, nước giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường đô thị Đồng thời cũng tạo nên sự đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; góp phần tạo nên tiền đề cho sự phát triển bền vững cũng như sự tiến bộ cho xã hội Việt Nam trong tương lai. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là cần sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đặc biệt là sự can thiệp của cơ quan đứng đầu mảng hành pháp là Chính Phủ Cũng như sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các Bộ,Ngành liên quan để đạt được hiệu quả cao nhất Bên cạnh đó là sự phối hợp,đồng tình của nhân dân cùng sự giúp sức của các Tổ chức xã hội, cơ sở Tôn giáo để cùng đạt được mục đích là bảo vệ môi trường nói chung và bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng nói riêng Đặc biệt là việc đưa quy định pháp luật về đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng trở nên gần gũi, đi sâu vào đời sống của người dân hơn; để quy định pháp luật về lĩnh vực này không chỉ nằm trên giấy mà được thực thi trong thực tế Để những quy định này hoàn thành được “sứ mạng” ban đầu của nó là góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường sống cho người dân hiện tại và duy trì môi trường trong lành, “tối ưu” cho thế hệ trẻ tương lai.

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w