1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Các quy định của pháp luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các quy định của pháp luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng
Chuyên ngành Luật hình sự
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 45,31 KB
File đính kèm QĐ CỦA PL THAHS VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG.rar (42 KB)

Nội dung

Gắn liền với việc thi hành các hình phạt thì công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù là vấn đề từ lâu đã mang tính xã hội và tính thời sự. Sau khi ra tù trở về với cuộc sống đời thường liệu người mãn hạn tù có thực sự hòa nhập được với gia đình, với cộng đồng, ổn định được cuộc sống và trở thành người công dân có ích cho xã hội hay không? Đây là vấn đề không chỉ của bản thân đối tượng trở về, của gia đình họ mà nó còn là vấn đề Nhà nước và xã hội cùng quan tâm. Đây là giai đoạn sau của thi hành án phạt tù, kết quả của nó sẽ đánh giá hiệu quả thực sự của quá trình người phạm tội đã được giáo dục, cải tạo trong trại giam. Bản thân người chấp hành xong hình phạt tù trở về với tư cách là một thành viên của cộng đồng, họ được khôi phục các quyền và nghĩa vụ công dân, họ rất cần sự giúp đỡ của người thân, gia đình và xã hội để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, cộng đồng xã hội và gia đình rất quan tâm tới công tác giáo dục cải tạo, tạo mọi điều kiện giúp cho quá trình hoàn lương của người mãn hạn tù nhằm mục đích đưa họ về cuộc sống cộng đồng và trở thành một con người tiến bộ nhưng trên thực tế vấn đề này chưa được quan tâm thực sự. Công tác giúp đỡ, tạo điều kiện cho người chấp hành xong hình phạt tù đặc biệt khi người phạm tội là người chưa thành niên trở về với cuộc sống lương thiện tại cộng đồng mang một ý nghĩa nhân văn hết sức quan trọng trong chính sách và pháp luật của Việt Nam. Do đó, dưới cả hai góc độ pháp luật và thực tiễn, hoạt động tái hòa nhập cộng đồng của người đã chấp hành xong hình phạt tù cần được bảo đảm thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, tái hòa nhập cộng đồng được xem là khâu cuối cùng để thực hiện một cách trọn vẹn và có ý nghĩa của một bản án hình sự nhằm mục đích cải tạo, giáo dục phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa họ phạm tội mới, góp phần ổn định an ninh và phòng chống tội phạm.

Trang 1

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VỀ TÁI

HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

Mục Lục

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PLTHAHS VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG 5

1.1 Khái niệm tái hòa nhập cộng đồng 5

1.2 Đặc trưng của tái hòa nhập cộng đồng 5

1.3 Ý nghĩa của tái hòa nhập cộng đồng 7

1.4 Nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng 9

Chương 2: PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG 10

2.1 Các quy định chung về tái hòa nhập cộng đồng 10

2.1.1 Đối tượng áp dụng 10

2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù 10

2.1.3 Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tái hòa nhập cộng đồng 11

2.2 Các quy định về tái hòa nhập cộng đồng đối với người các phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tại các cở giam giữ 12

2.3 Các quy định về tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội sau khi được trả tự do khỏi các cơ sở tạm giữ 14

2.4 Các quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tái hòa nhập cộng đồng 17

Chương 3: NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 18

3.1 Các mặt đã đạt được trong hoạt động tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian gần đây 18

3.2 Những hạn chế của hoạt động tái hòa nhập cộng đồng 19

3.3 Một số giải pháp, đề xuất 23

KẾT LUẬN 27

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

I Các văn bản pháp lý 28

II Các tài liệu khác 28

Trang 3

quy định các biệp pháp bảo đảm tái hòa nhập

cộng đồng đối với người chấp hành xong hình

phạt tù

NĐ 80/2011/NĐ - CP

Thông tư số 39/2013/TT-BCA ngày

04/02/2013 của Bộ Công an quy định về giáo

dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành

xong án phạt tù

TT 39/2013/TT - BCA

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Gắn liền với việc thi hành các hình phạt thì công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù là vấn đề từ lâu đã mang tính xã hội và tính thời sự Sau khi ra tù trở về với cuộc sống đời thường liệu người mãn hạn tù có thực sự hòa nhập được với gia đình, với cộng đồng, ổn định được cuộc sống và trở thành người công dân có ích cho xã hội hay không? Đây là vấn đề không chỉ của bản thân đối tượng trở về, của gia đình họ mà nó còn là vấn đề Nhà nước và xã hội cùng quan tâm Đây là giai đoạn sau của thi hành án phạt tù, kết quả của nó sẽ đánhgiá hiệu quả thực sự của quá trình người phạm tội đã được giáo dục, cải tạo trong trại giam Bản thân người chấp hành xong hình phạt tù trở về với tư cách là một thành viên của cộng đồng, họ được khôi phục các quyền và nghĩa vụ công dân, họ rất cần sự giúp đỡ của người thân, gia đình và xã hội để họ có cơ hội làm lại cuộc đời Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, cộng đồng xã hội và gia đình rất quan tâm tới công tác giáo dục cải tạo, tạo mọi điều kiện giúp cho quá trình hoàn lương của người mãn hạn tù nhằm mục đích đưa họ về cuộc sống cộng đồng và trở thành một con người tiến bộ nhưng trênthực tế vấn đề này chưa được quan tâm thực sự Công tác giúp đỡ, tạo điều kiện cho người chấp hành xong hình phạt tù đặc biệt khi người phạm tội là người chưa thành niên trở về với cuộc sống lương thiện tại cộng đồng mang một ý nghĩa nhân văn hết sức quan trọng trong chính sách và pháp luật của Việt Nam

Do đó, dưới cả hai góc độ pháp luật và thực tiễn, hoạt động tái hòa nhập cộng đồng của người đã chấp hành xong hình phạt tù cần được bảo đảm thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Vì vậy, tái hòa nhập cộng đồng được xem là khâu cuối cùng để thực hiện một cách trọn vẹn và có ý nghĩa của một bản án hình sự nhằm mục đích cải tạo, giáo dục phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa họ phạm tội mới, góp phần ổn định an ninh và phòng chống tội phạm

Trang 5

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PLTHAHS VỀ TÁI HÒA NHẬP

CỘNG ĐỒNG 1.1 Khái niệm tái hòa nhập cộng đồng

Theo một số nghiên cứu, quá trình tái hoà nhập cộng đồng bao gồm hai giải đoạn1:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho phạm nhân bị cách ly khỏi xã hội những điều kiệncần thiết về nhận thức, tâm lý và một số kỹ năng nghề nghiệp ngay trong quá trình giáo dục, cải tạo nơi giam giữ để chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng

Giai đoạn 2: Phạm nhân được trả tự do trở về tái hòa nhập cộng đồng và kết thúc khi họ được hỗ trợ các điều kiện cần thiết để tạo lập được một cuộc sống bình thường trong xã hội

Những người được ra tù sau một thời gian họ bị cách ly khỏi đời sống xã hội,

họ luôn mong muốn làm lại cuộc đời, mong muốn trở thành người lương thiện có ích cho bản thân, gia đình của họ Cơ sở giam giữ vừa là nơi giáo dục, cải tạo; vừa

là nơi chuẩn bị những điều kiện cần thiết để họ tái hòa nhập cộng đồng Trong môi trường ngày nay, luôn đan xen giữa tích cực và tiêu cực Những kiến thức về pháp luật, văn hóa, nghề nghiệp họ được học trong trại giam thường lạc hậu so với thực

tế cuộc sống xã hội đang diễn ra Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm táihòa nhập cộng đồng như sau:

Tái hòa nhập cộng đồng là quá trình tác động tích cực hai chiều giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình đối với người chấp hành xong hình phạt tù nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để người chấp hành xong hình phạt tù sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người lương thiện có ích cho gia đình và xã hội

1.2 Đặc trưng của tái hòa nhập cộng đồng

Tái hòa nhập cộng đồng là một quá trình hai chiều, là sự kết hợp biện chứng

giữa nỗ lực của cá nhân và sự tác động tích cực có định hướng của xã hội để giúp cho cá nhân đó nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng Nói cách khác đây là quá trình “hồi sinh” của cá nhân người chấp hành xong hình phạt tù trở về với gia đình, cộng đồng xã hội và sự tác động tích cực của gia đình để giúp cho cá nhân đó nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng Đây là sự tác động đan xen giữa chủ quan, khách quan như: Tâm lý, năng lực, sự nỗ lực của cá nhân, quan hệ tình cảm với gia đình, người thân và cộng đồng xã hội, môi trường xung quanh Đặc biệt là đối với

1 Nguyễn Chí Trung (2014), Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành án phạt tù từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Khoa học xã hội.

Trang 6

người chưa thành niên, việc giáo dục cải tạo và định hướng rất cần có sự chung tay của gia đình, các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng xã hội.

Điều 46 Hiến pháp năm 2013 đã chỉ rõ: "Công dân có nghĩa vụ tuân theo

Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.” Vì vậy, những người có lỗi lầm

trong đó có đối tượng chấp hành xong hình phạt tù cần quan tâm, quản lý, giáo dục cải tạo họ, giúp đỡ họ, tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền công dân của mình Quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng chấp hành xong hình phạt tù là hoạt động mang tính xã hội và mang tính hành chính công khai được thực hiện ngay tại địa bàn cơ sở do chính quyền các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Đây cũng là một trong các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an theo phạm vi, chức năng

để phòng chống tội phạm

Trên thực tế, thái độ của cộng đồng là tích cực thể hiện bản chất nhân tạo trong lối sống, cách suy nghĩ của người Việt Nam Vì thế mà sự hòa nhập vào cộngđồng xã hội có thể diễn ra nhanh chóng nếu phát huy được những yếu tố tích cực từ

Tái hòa nhập cộng đồng là sự kết hợp tổng thể của các biện pháp quản lý hành chính – tư pháp, sự tác động về tâm lý, tư tưởng, hướng nghiệp, giáo dục văn

hóa pháp luật với những mức độ, hình thức và biện pháp khác nhau

Tính chất hoạt động quản lý hành chính – tư pháp của cơ quan có thẩm quyền đối với người phạm tội, người bị xử lý vi phạm hành chính bị cách ly khỏi

xã hội thể hiện trong cả giai đoạn cải tạo trong trại giam, trường giáo dưỡng và ngay tại cơ sở, sau khi họ đã chấp hành xong hình phạt Vì vậy, tạo điều kiện cho người chấp hành xong hình phạt tù hòa nhập với cộng đồng vừa mang yếu tố nhân đạo lại vừa có tác dụng phòng ngừa tội phạm trên địa bàn Các biện pháp quản lý hành chính – tư pháp được áp dụng ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng và giai đoạn chấp hành xong hình phạt tù trở về với cộng đồng Do đó, cần phải có cơ chế phối hợp để hoạt động này mang lại hiệu quả và có ý nghĩa

Nhu cầu được lao động, tìm kiếm việc làm ổn định để tự nuôi sống bản thân

và gia đình là một nhu cầu chính đáng của người mãn hạn tù khi trở lại với cộng

Trang 7

đồng và đây được xem là một yếu tố quan trọng nhất để họ trở lại cuộc sống lượng thiện và trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng xã hội.

Tái hòa nhập cộng đồng cần phối hợp với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức Ngoài yếu tố quan trọng nhất thuộc về gia đình của phạm nhân, là động lực

lớn giúp họ xóa bỏ mặc cảm, tích cực rèn luyện, học tập, cải tạo ngay từ giai đoạn đang chấp hành hình phạt tù

Tái hòa nhập cộng đồng là hoạt động mang tính xã hội hóa cao Cộng động

dân cư vừa là môi trường để người chấp hành xong hình phạt tù hòa nhập, thiết lập các mối quan hệ xã hội của mình với các chủ thể khác trong xã hội vừa là yếu tố tácđộng tích cực đến quá trình tái hòa nhập cộng đồng Sự cố gắng, nỗ lực của người chấp hành xong hình phạt tù chỉ đạt được kết quả tốt khi họ nhận được sự cảm thông, giúp đỡ của cộng đồng dân cư

1.3 Ý nghĩa của tái hòa nhập cộng đồng

Tái hòa nhập cộng đồng giúp người chấp hành xong hình phạt tù tăng

cường năng lực thích ứng với xã hội góp phần rút ngắn thời gian hòa nhập vào cộng đồng.

Công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù có ýnghĩa quan trọng trong quản lý xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước, giữ gìntrật tự, an toàn xã hội Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù là công tác xã hội, có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý xã hội, bởi tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù thực chất là việc thực hiện chính sách xã hội vì con người, giáo dục con người Tái hòa nhập cộng đồng được hiểu là quá trình tác động tích cực của cơ quan nhà nước, tổ chức

xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình đối với người đã chấp hành xong án phạt tù

và cùng sự cố gắng của họ nhằm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để người mãn hạn

tù sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập với gia đình, cộng đồng và phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội Công tác này có những ý nghĩa hết sức quan trọng như bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính nhân đạo vì quyền con người và bảo đảm việc phòng ngừa tội phạm, trong đó công tác phòng ngừa tái phạm có ý nghĩa quan trọng nhất.2

Trong thời gian chấp hành phạt tù, phạm nhân sống, học tập, sinh hoạt trong môi trường được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật Sau khi mãn hạn tù

họ trở về với cộng đồng sẽ gặp những khó khăn chủ yếu sau:

2 http://www.baobinhthuan.com.vn/vi-vn/print.aspx?id=114504

Trang 8

Một là, do sự thay đổi của môi trường sống, trong trại giam họ được học tập

và lao động theo chế độ cưỡng chế và chịu sự quản lý theo quy định của pháp luật, những nhu cầu cơ bản của cuộc sống đều được bảo đảm Khi trở về với xã hội, họ phải dựa vào chính bản thân mình để tự mưu cầu cuộc sống Điều này khó tránh khỏi hoang mang, không tìm được việc làm dễ dẫn đến nản lòng, lùi bước trước những khó khăn

Hai là, những khó khăn do biến động xã hội đem lại Thực tế có những

người mãn hạn tù trở về với xã hội sẽ cảm thấy khác lạ hoặc là không bắt kịp với sựđổi thay của xã hội

Ba là, bất lợi do tâm lý mắc lỗi của người mãn hạn tù, khi họ trở về với xã

hội mỗi người có một tâm trạng riêng

Tái hòa nhập cộng đồng phát huy hiệu quả của việc áp dụng hình phạt, kết

quả của tái hòa nhập cộng đồng là thước đo hiệu quả nhất của hình phạt Hiệu quả của việc áp dụng hình phạt là giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội

Tái hòa nhập cộng đồng là phương thức hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và ngăn ngừa tình trạng tái phạm Mục đích của hình phạt

không chỉ trừng trị mà còn giáo dục, ngăn chặn tội phạm góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng có ý nghĩa rất quantrọng, vừa là hoạt động quản lý Nhà nước, vừa là hoạt động mang tính xã hội giúp người chấp hành xong hình phạt tù khả năng thích ứng nhanh hơn với cuộc sống xãhội, có điều kiện tạo lập cuộc sống của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người chấp hành xong hình phạt tù tái phạm Một trong những nguyên nhân đó là do chế tài áp dụng hình phạt tù không

có tác dụng, do sự thiếu đồng bộ của các cơ quan Thi hành án hình sự; sự bất cập của hệ thống pháp luật về công tác quản lý xã hội3

Thứ nhất là, rất nhiều người sau khi mãn hạn tù trở về cộng đồng không tìm

được việc làm do cơ chế lao động hiện nay, do sự yếu kém về kỹ năng lao động, nghề nghiệp họ đã được học trong trại giam thường lạc hậu so với những yêu cầu của thực tế cuộc sống đồng thời thái độ phân biệt kỳ thị của doanh nghiệp, tổ chức đối với người đã từng ngồi tù cho nên tạo ra rất nhiều khó khăn cho người mãn hạn

tù khi họ muốn làm lại cuộc đời

Thứ hai là, người chấp hành xong hình phạt tù không nhận được sự giúp đỡ

của xã hội thậm chí còn chịu sự xa lánh, bỏ mặc của chính những người thân

3 v.html

Trang 9

https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/bao-dam-tai-hoa-nhap-cong-dong-voi-nguoi-chap-hanh-xong-an-phat-tu-3968247-Thứ ba là, việc quản lý người mãn hạn tù trở về hòa nhập với cộng đồng

không có hiệu quả Thực tế hiện nay, không nắm được là hiện tại họ đang sinh sống

ở đâu

Thứ tư là, các biện pháp giáo dục trong trại giam chưa đạt hiệu quả Thực tế

vẫn còn tình trạng “đầu gấu”,”đại bàng” trong các trại giam Chính vì vậy, nếu tổ chức tốt các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng sẽ góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm

Tái hòa nhập cộng đồng là cơ chế bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Giúp đỡ người phạm tội để họ tự cải tạo bản thân, tạo điều kiện để họ thích

ứng, hòa nhập với cuộc sống bình thường tạo cơ hội để họ tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định để tự nuôi sống bản thân và gia đình bằng những việc làm chân chính lương thiện đó là một chính sách lớn thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta

và là trách nhiệm của xã hội

1.4 Nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng

Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bảnsau đây:

Thứ nhất, phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục và thực hiện đúng các quy định

của pháp luật (Bao gồm Luật Thi hành án Hình sự và các quy định của luật khác cóliên quan)

Thứ hai, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cùng cộng đồng tạo

điều kiện thuận lợi cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù đều được giáo dục và tư vấn; người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật

Thứ ba, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến

quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành xong án phạt tù

Trang 10

Chương 2: PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VỀ TÁI HÒA NHẬP

CỘNG ĐỒNG 2.1 Các quy định chung về tái hòa nhập cộng đồng

2.1.1 Đối tượng áp dụng

Ngày 05/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hànhxong án phạt tù.Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, chỉ thị nêu rõ, đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng cũng cần được quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ để họ tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa tái vi phạm pháp luật Do vậy, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cần được mở rộng cho cả các đối tượng trên

Như vậy, các quy định về tái hòa nhập cộng đồng đa số được áp dụng đối vớicác đối tượng phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng; người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (những đối tượng trên gọi chung là người chấp hành xong án phạt tù) Đồng thời, các quy định cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân

có liên quan đến việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong

Thứ nhất, được chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

tạo điều kiện giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng;

Thứ hai, được đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật về cư

trú;

Thứ ba, được quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xóa

án tích khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được đề nghị cấp Phiếu

lý lịch tư pháp khi có nhu cầu

Như vậy, Nhà nước đã trao cho những người chấp hành xong án phạt tù những quyền cơ bản để tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng

Trang 11

2.1.2.1 Nghĩa vụ

Bên cạnh các quyền được hưởng, thì những người chấp hành xong án phạt tùcũng phải thực hiện các nghĩa vụ khi tái hòa nhập cọng đồng Tại Khoản 2, Điều 4

NĐ 80 quy định về nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù như sau:

Thứ nhất, phải trở về nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng nhận chấp hành

xong án phạt tù hoặc Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, đơn vị công tác cũ theo đúng thời gian quy định;

Thứ hai, phịu sự quản lý, giáo dục, giám sát của chính quyền địa phương,

đơn vị, tổ chức xã hội và nhân dân nơi cư trú, công tác, học tập trong thời gian chưa được xóa án tích;

Thứ ba, định kỳ báo cáo kết quả chấp hành pháp luật và việc thực hiện các

cam kết, nghĩa vụ dân sự (nếu có) với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn

vị nơi cư trú, công tác, học tập;

Thứ tư, tích cực lao động, học tập và tham gia các hoạt động phòng ngừa,

phát hiện, tố giác tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật khác

2.1.3 Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tái hòa nhập cộng đồng.

Theo quy định nghị định 80/2011/NĐ – CP và thông tư 39/2013/TT – BCA thì:

Thứ nhất, kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện các biện pháp tái hòa nhập

cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù bao gồm: kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận đồ vật, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật Việc quản lý đồ vật, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí do các cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp phải bảo đảm chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và theo quy định của pháp luật

Thứ hai, nguồn kinh phí cho việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn nội dung,

chương trình, in ấn tài liệu và tổ chức thực hiện việc giáo dục, tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù bao gồm: (1) Ngân sách Nhà nước bảo đảm trong dự toán kinh phí hàng năm của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ

Trang 12

trợ tư pháp, của Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; (2) Trích kinh phí thu được từ kết quả lao động của phạm nhân theo quy định của pháp luật; (3) Đóng góp của các tổ chức, cánhân theo quy định của pháp luật.

2.2 Các quy định về tái hòa nhập cộng đồng đối với người các phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tại các cở giam giữ

BLHS 2015, sđbs năm 2017 đã thể hiện tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt về vấn

đề tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội Theo đó tại Điều 3 của Bộ luật

có quy định về nguyên tắc xử lý như sau: “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ

phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì

có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;” Bên cạnh đó Điều 31 BLHS cũng đã nhấn mạnh mục đích của hình phạt như

sau: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội

mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.”

Quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân là quá trình kiểm soát, tổ chức và hướng dẫn các loại hình hoạt động và giao tiếp của người phạm tội được thực hiện một cách có mục đích,có kế hoạch trong những điều kiện cụ thể của cơ sở giam giữtrên cơ sở quy định của pháp luật Đây là một quá trình khó khăn,phức tạp do những hành vi thói quen xấu, nhất là những người đã bị ảnh hưởng và chi phối bởi những tư tưởng sai lầm, nhân cách lệch lạc,suy thoái đến mức trầm trọng Cơ sở giam giữ là nơi tiếp nhận người phạm tội, sau đó tổ chức quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân Đầu tiên người phạm tội sẽ được phân loại để quản lý, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho phù hợp với từng loại đối tượng,phạm nhân mới đến được học chương trình “ đầu vào” và sắp ra trại được học chương trình “đầu ra” Ngoài ra các cơ sở giam giữ còn tổ chức sản xuất, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân, có rất nhiều người sau khi từ trại giam trở về đã trở thành ông chủ lớn Thực hiện việc liên kết với các trường dạy nghề,các Sở Lao động- thương binh và

xã hội tổ chức đào tạo, thi và cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân Đây được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất chuẩn bị cho việc tái hòa nhập xã hội cho người phạm tội

Cùng với đó các cơ sở giam giữ còn chuẩn bị đầu ra cho các phạm nhân tái hòa nhập xã hội Với cách thức được thực hiện thống nhất như sau: Số phạm nhân sắp chấp hành xong hình phạt tù được tập trung giam giữ tại một khu vực riêng trong trại giam, được bố trí với những điều kiện thuận lợi hơn về sinh hoạt, học tập,

Trang 13

vui chơi ,giải trí, chăm sóc sức khỏe, gặp thân nhân Tổ chức cho những phạm nhânhọc tập những kiến thức cần thiết về pháp luật, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, học tâm lý để tránh mặc cảm tự ti và giáo dục kỹ năng sống nhất là tìm kiếm việc làm, kỹ năng phòng tránh, từ chối tác động tiêu cực của xã hội,cung cấp thời sự, thông tin tình hình kinh tế- xã hội của đất nước và địa phương chophamj nhân khỏi lạc hậu khi trở về Bên canh đó, Điều 44 Luật THAHS có quy định cơ

sở giam giữ có nhiệm vụ “thông báo cho nhân thân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó”

Theo Điều 6, NĐ 80/2011/NĐ-CP quy định thì hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam tăng cường tổ chức phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, về thị trường lao động, giáo dục kỹ năng sống, trang bị kiến thức cần thiết khác và hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù Khuyến khích các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia truyền thông giáo dục và tạo các điều kiện cần thiết cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù

Điều 46 Luật THAHS năm 2019 cũng quy định về vấn đề trả tự do cho phạmnhân hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù, cơ sở giam giữthông báo kết quả chấp hành hình phạt tù và những thông tin cần thiết khác về phạm nhân cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức , đơn vị nơi phạm nhân về sinh sống để quan tâm, giúp đỡ họ tạo lập cuộc sống bình thường, tránh tái

phạm Đúng ngày phạm nhân hết thời hạn chấp hành hình phạt tù được cấp “Giấy

chứng nhận đã chấp hành hình phạt tù” và giới thiệu họ về ủy ban nhân dân xã,

phường, thị trấn, đơn vị nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc trước khi bị bắt, đồng thời cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và quần áo thường để họ trở về nơi cư trú Những trường hợp người chấp hành xong hình phạt

tù có khó khăn về nơi cư trú, không rõ quê quán, không còn người thân thích hoặc

cơ quan tổ chức nơi họ làm việc không tiếp nhận và bản thân họ không còn chỗ ở khác thì trại giam chủ động liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước,

tổ chức xã hội tiếp nhận họ làm việc, sinh sống

Tại Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2019 và Điều 7,8 Nghị định 80/2011/NĐ-CP quy định về những nội dung để chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạmnhân Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạnphải được tư vấn trợ giúp về tâm lý,nhằm định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của bản thân khi chấp hành xong án phạt tù Các trại giam, trại tạm giam phải bố trí phòng tư vấn có trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn, bố trí cán bộ có khả năng thực hiện việc tư vấn

Trang 14

cho phạm nhân hoặc có thể mời người có khả năng tư vấn kết hợp với cán bộ trại tổchức tư vấn cho phạm nhân

Ngoài ra phạm nhân còn được định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm khi họ sắp chấp hành xong án phạt tù: Trại giam, trại tạm giam

có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá kết quả, năng lực nghề nghiệp của từng phạm nhân để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề, định hướng tìm kiếm việc làm cho họ sau khi chấp hành xong án phạt tù Sau đó Căn cứ vào khả năng của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, các trại giam, trại tạm giam tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề và tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản cho người chưa có nghề; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng nghề cho phạm nhân trước khi họ chấp hành xong án phạt tù

Con người khi bước vào cuộc sống và môi trường xã hội mới sẽ luôn gặp phải những khó khăn nhất định, và để vượt qua những khó khăn đó (thái độ của người thân, vợ con, việc làm, kinh tế ) họ không phải lúc nào cũng sẵn sàng về mặt tâm lý, đối với những người mới chấp hành xong hình phạt tủ, sự đối mặt với những khó khăn như vậy có thể gây ra ở họ những phản ứng không phù hợp với điều kiện và chuẩn mực đạo đức xã hội Nhiều khi điều này còn bị khoét sâu vào donhận thức không đúng đắn, định kiến của những người xung quanh đối với người mới chấp hành hình phạt tù Các tác động tâm lý toàn diện như vậy sẽ đem đến kết quả là phạm nhân sẽ sẵn sàng về mặt tâm lý sống trong điều kiện mới Sự sẵn sàng

về mặt tâm lý là điều kiện thuận lợi cho phạm nhân hoà nhập nhanh chóng vào môi trường xã hội mới mà không phải tốn sức mà vượt qua những mâu thuẫn và căng thẳng bên trong

2.3 Các quy định về tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội sau khi được trả tự do khỏi các cơ sở tạm giữ

Để thực hiện tốt công tác tái hòa nhập cho người phạm tội, ngoài việc tổ chức giáo dục, cải tạo phạm nhân trong trại giam, thì “Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.” (Điều 3 BLHS 2015 sđbs 2017) Bên cạnh đó BLHS cũng quy định về ý nghĩa và mục đích của việc xóa

án tích cho người phạm tội, xóa án tích để người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng thuận lợi hơn, là việc làm đầu tiên để người phạm tội tái hòa nhập xã hội Người đãchấp hành xong án phạt tù được tạo điều kiện làm ăn sinh sống để hòa nhập cộng đồng, các điều kiện này là tiền đề và cơ sở tâm lý và xã hội để người phạm tội tái hòa nhập xã hội Cụ thể, công tác tái hòa nhập xã hội cho người phạm tội sau khi được trả tự do khỏi cơ sở giam giữ là nôi dung xoay quanh vấn đề phát triển các biện pháp quản lý việc tham gia trở lại của người phạm tội vào cộng đồng thông

Ngày đăng: 05/03/2024, 12:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w