Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự, thực tiễn Lời khai, lời trình bày cũng được xem là một trong những loại nguồn chứng cứ. Trong đó, hoạt động thu thập, đánh giá lời khai đương sự là hoạt động có vai trò quan trọng và góp phần trong việc xác định mức độ thiệt hại hoặc điều tra làm sáng tỏ vụ án. Trong các vụ án hình sự có sự tham gia tố tụng của đương sự thì những sai sót trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Như: Làm chậm quá trình tố tụng, bị trả hồ sơ điều tra bổ sung, xác định mức độ thiệt hại không chính xác gây bồi thường quá mức hoặc không được bồi thường, oan sai,….. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, yêu cầu đặt ra là phải thu thập, đánh giá lời khai một cách khách quan, nhanh chóng, kịp thời cung cấp những thông tin thật sự có giá trị cho cơ quan điều tra để tiến hành xác minh làm rõ sự thật của các vụ án hình sự nói chung và vụ án đã xảy ra trên địa bàn nói riêng. Để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu trên thì các cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các đương sự phải thực hiện trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Để từ đó, góp phần quan trọng giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhanh chóng làm sáng tỏ sự thật của vụ án đã xảy ra trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Việc nghiên cứu hoạt động thu thập, đánh giá lời khai đương sự trong giai đoạn điều tra, cả trên mặt lập pháp và thực tiễn để có cái nhìn sâu hơn, đầy đủ hơn và có những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động này là hoàn toàn cần thiết. Từ các lý do về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thu thập, đánh giá lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua thực tiễn tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”.
Trang 1Số phách TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Giảng viên phụ trách học phần: Ths Hoàng Đình Thanh
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ TÚ ANH
MÃ SINH VIÊN: 16A5011005 LỚP CHUYÊN NGÀNH: Luật K40C Hình sự
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2020
Số phách
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ LỜI KHAI CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 5 1.1 Một số vấn đề lý luận về thu thập, đánh giá lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 5
1.1.1 Khái niệm lời khai, thu thập, đánh giá lời khai 5 1.1.2 Khái niệm, ý nghĩa lời khai của các đương sự 6 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thu thập, đánh giá lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 7
1.2 Quy định pháp luật về hoạt động thu thập, đánh giá lời khai đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 8 Chương 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ LẤY LỜI KHAI CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ QUA THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 13 2.1 Tình hình thực hiện pháp luật về thu thập, đánh giá lời khai đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ……… 13
2.2.1 Khái quát về huyện Đức Thọ 13
Trang 42.2.2 Tình hình giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn trong những năm gần
đây……… 13
2.2.3 Những kết quả đạt được trong hoạt động thu thập, đánh giá lời khai đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 14
2.2.4 Một số hạn chế và nguyên nhân 16
2.3 Kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 17
2.3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 17
2.3.1 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thu thập, đánh giá lời khai của đương sự trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh 18
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
PHỤ LỤC 23
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT Cơ quan điều tra
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
Lời khai, lời trình bày cũng được xem là một trong những loại nguồn chứng cứ.Trong đó, hoạt động thu thập, đánh giá lời khai đương sự là hoạt động có vai trò quantrọng và góp phần trong việc xác định mức độ thiệt hại hoặc điều tra làm sáng tỏ vụ án.Trong các vụ án hình sự có sự tham gia tố tụng của đương sự thì những sai sót trongviệc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của đương sự trong giai đoạnđiều tra có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong các giai đoạn tố tụng tiếptheo Như: Làm chậm quá trình tố tụng, bị trả hồ sơ điều tra bổ sung, xác định mức độthiệt hại không chính xác gây bồi thường quá mức hoặc không được bồi thường, oansai,…
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, yêu cầu đặt ra là phải thu thập, đánh giá lờikhai một cách khách quan, nhanh chóng, kịp thời cung cấp những thông tin thật sự cógiá trị cho cơ quan điều tra để tiến hành xác minh làm rõ sự thật của các vụ án hình sựnói chung và vụ án đã xảy ra trên địa bàn nói riêng Để thực hiện có hiệu quả nhữngyêu cầu trên thì các cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các đương sự phảithực hiện trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật Để từ
đó, góp phần quan trọng giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhanhchóng làm sáng tỏ sự thật của vụ án đã xảy ra trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh HàTĩnh
Việc nghiên cứu hoạt động thu thập, đánh giá lời khai đương sự trong giai đoạnđiều tra, cả trên mặt lập pháp và thực tiễn để có cái nhìn sâu hơn, đầy đủ hơn và cónhững giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động này là hoàn toàn cần
thiết Từ các lý do về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thu thập,
đánh giá lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua thực tiễn tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”.
Trang 7Chương 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ LỜI KHAI CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1 Một số vấn đề lý luận về thu thập, đánh giá lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1.1.1 Khái niệm lời khai, thu thập, đánh giá lời khai.
Lời khai là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giữ, ngườilàm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơndân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hoặc biết được theo yêu cầu của
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ ánmột cách đúng đắn, khách quan1
Thu thập lời khai là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ do bị can, bịcáo, người bị hại, người bị tạm giữ, người làm chứng, các đương sự trong vụ án hình
sự đưa ra góp phần giải quyết vụ án; tiến hành theo trình tự, thủ tục được quy địnhtrong BLTTHS nhằm thu thập những thông tin, tình tiết, tài liệu làm sáng tỏ sự thậtkhách quan của VAHS hoặc có ý nghĩa đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan củaVAHS Thông qua tiến hành các hoạt động như: Lấy lời khai, ghi chép, tổng hợp,…các lời khai
Đánh giá lời khai trong VAHS là hoạt động tư duy của chủ thể tiến hành tố tụngtheo quy định của BLTTHS và các chủ thể khác có liên quan tiến hành xem xét, kiểmtra các lời khai đã thu thập được; từ đó đưa ra kết luận về tính xác thực hoặc không xácthực của lời khai, tính hợp pháp hoặc không hợp pháp, tính liên quan hoặc không liênquan đến vụ án Các lời khai thu thập được liên quan đến vụ án, đều phải được đánhgiá riêng biệt và tổng thể; có như vậy Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mới giải quyếtđược vụ án cần phải tiến hành đánh giá lời khai trên cơ sở phân tích và tổng hợp
1 https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/thu-tuc-to-tung/loi-khai-la-gi-119877
Trang 8Vậy, có thể hiểu: Thu thập, đánh giá lời khai của đương sự là biện pháp điều tra
để khai thác những thông tin cần thiết làm rõ sự thật VAHS thông qua việc tổ chức vàthực hiện cuộc tiếp xúc, làm việc của Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên với nhữngngười bị hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần,… hoặcnhững người có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại đó bằng cách triệu tập họ đếnnhững địa điểm và thời gian nhất định để họ cung cấp thông tin có giá trị xác định mức
độ thiệt hại Sau đó các lời khai của đương sự được đánh giá tính xác thực bằng nghiệp
vụ, kinh nghiệm, kỹ năng,… của những người có thẩm quyền
1.1.2 Khái niệm, ý nghĩa lời khai của các đương sự
Đương sự trong VAHS bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự
Lời khai của nguyên đơn dân sự là sự trình bày bằng miệng về những tình tiết cóliên quan đến VAHS của cá nhân, đại diện hợp pháp của các cơ quan, tổ chức bị thiệthại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, được thực hiện trước các
cơ quan tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật TTHS quy định Lời khai củanguyên đơn dân sự để cập những tình tiết có liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệthại, cho nên đây là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làmsáng tỏ hậu quả của tội phạm2 Có ý nghĩa cho việc xác định thiệt hại vật chất mà tộiphạm gây ra
Lời khai cùa bị đơn dân sự là sự trình bày bằng miệng về những tình tiết có liênquan đến VAHS, mối quan hệ giữa họ với bị can, bị cáo của cá nhân, đại diện hợppháp của các cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm vật chất đốivới thiệt hại do tội phạm gây ra, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng,theo thủ tục do pháp luật TTHS quy định3 Lời khai của bị đơn dân sự để cập nhữngtình tiết có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra, cho nên đây
Quốc gia, Hà Nội, tr67.
Trang 9cũng là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ hậuquả của tội phạm
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là đương sự trong vụ án hình
sự nhưng không phải là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, họ không tham gia thựchiện tội phạm nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tội phạm Do đó, lời khai củangười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là sự trình bày bằng miệng về nhữngtình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong vụ án hình sự, mốiquan hệ giữa họ với bị can, bị cáo, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng,theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định4 Lời khai của người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến vụ án đề cập những tình tiết về việc tài sản, quyền lợi của họliên quan đến tội phạm, cho nên đây là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quantiên hành tố tụng làm sáng tỏ những tình tiết cần thiết cho việc giải quyết đúng đắnVAHS
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thu thập, đánh giá lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Đương sự là một trong những người tham gia tố tụng thường có vai trò quantrọng trong hoạt động TTHS bởi lời khai của họ là một trong những nguồn chứng cứ vàcung cấp nguồn chứng cứ cho CQĐT trong việc giải quyết đúng đắn VAHS Cácđương sự tham gia trực tiếp vào hoạt động tố tụng, trình bày cho Cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng về những tình tiết, thông tin mà mình biết có liên quan đến bồithường thiệt hại, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình, để làm sáng tỏ những tìnhtiết cần thiết trong quá trình điều tra, chứng minh tội phạm
Lời khai đương sự sau khi được thu thập, đánh giá được sử dụng với mục đích
là bổ sung, phục vụ kiểm tra, đánh giá các chứng cứ khác có trong vụ án để từ đó căn
cứ xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, cũngnhư những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VAHS Vì vậy, có thể
4 http://hinhsu.luatviet.co/loi-khai-cua-nguoi-co-quyen-loi-nghia-vu-lien-quan-den-vu-an/
n20161028120823363.html
Trang 10nói, thu thập, đánh giá lời khai là một bước quan trong hoạt động thu thập chứng cứ vàcủa quá trình chứng minh.
Từ những phân tích trên, có thể thấy lời khai của đương sự có vai trò quan trọngtrong việc thu thập chứng cứ để chứng minh, xác định mức độ thiệt hại mà tội phạmgây ra trong VAHS, Do đó, trong giai đoạn điều tra VAHS, các chủ thể có thẩm quyềncần tiến hành hoạt động thu thập, đánh lời khai đương sự một cách kịp thời, đầy đủ,chính xác
1.2 Quy định pháp luật về hoạt động thu thập, đánh giá lời khai đương sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Theo quy định khoản Điều 87 BLTTHS năm 2015 thì lời khai của đương sựđược xác định là một trong nguồn chứng cứ góp phần xác định có hay không có hành
vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiếtcho việc giải quyết đúng đắn vụ án Do đó, thu thập lời khai của đương sự cũng tuânthủ theo những quy định chung của luật tố tụng về thu thập chứng cứ Theo quy địnhtại Điều 88 BLTTHS 2015 thì trong giai đoạn điều tra cơ quan, người có thẩm quyềnthu thập lời khai bằng cách: Triệu tập đương sự để hỏi và nghe họ trình bày về nhữngvấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, ghi âm, ghi hình và các hoạt độngđiều tra khác theo quy định của BLTTHS Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấpnhững tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án
Khi triệu tập và tiến hành lấy lời khai đương sự phải tuân theo đúng quy định
của pháp luật Điều 188 BLTTHS 2015 quy định như sau: “Việc triệu tập, lấy lời khai
của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.”
Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của BLTTHS năm 2015 thì ĐTVđược phân công tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạntriệu tập và lấy lời khai đương sự Bên cạnh thẩm quyền của ĐTV, trong giai đoạn điều
Trang 11tra thì Kiểm sát viên cũng có thể tiến hành lấy lời khai đương sự Theo quy định tại
khoản 5 Điều 186 của BLTTHS năm 2015: “Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của
Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng
cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của
Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này”.
Theo quy định tại Điều 186 BLTTHS năm 2015 và Điều 37 Thông tư số28/2014/TT-BCA quy định về công tác điều tra hình sự của công an nhân dân thì trongquá trình điều tra VAHS, khi làm việc với đương sự cụ thể là trong quá trình tiến hànhlấy lời khai của đương sự thì Điều tra viên, cán bộ điều tra cần phải tuân thủ những quyđịnh như: Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải giải thích chođương sự nghe quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật và việc giải thíchphải ghi rõ vào biên bản hoạt động điều tra; trước khi hỏi về nội dung vụ án, ĐTV phảihỏi về mối quan hệ giữa đương sự với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhânthân của đương sự;…
Về nghĩa vụ trình bày của các đương sự Tại Điểm b, khoản 4 Điều 63 và Điểm
b, khoản 3 Điều 64 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có
nghĩa vụ “trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt
hại” Tương tự, Điểm b, khoản 3 Điều 65 cũng quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án có nghãi vụ “trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của mình” Như vậy, khai báo trung thực những gì mình biết liên
quan việc bồi thường thiệt hại trong vụ án, quyền và nghĩa vụ là nghĩa vụ bắt buộc màcác đương sự phải thực hiện khi tham gia TTHS
Theo quy định tại Điều 186 BLTTHS 2015 thì việc lấy lời khai của đương sự cóthể tiến hành tại nơi đang tiến hành việc điều tra hiện trường, nơi đang khám xét, thựcnghiệm hoặc tại cơ quan điều tra hoặc nơi cơ quan điều tra chọn làm trụ sở tạm thời để
Trang 12thực hiện các hoạt động điều tra, ví dụ tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, haymột nhà dân, một nhà khách nào đó Trong những trường hợp này việc lấy lời khainguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tạiđịa điểm nào là do yêu cầu của hoạt động điều tra quy định Địa điểm cụ thể lấy lờikhai nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án là do chính Điều tra viên, Kiểm sát viên xác định tại khu vực, địa bàn, cơ quan, đơn
vị mà ở đó họ cần tiến hành các hoạt động điều tra
Liên quan đến hoạt động thu thập lời khai của đương sự trong giai đoạn điều tra
có thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP giữa BộCông an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối, Bộ Quốc phòng ngày
01 tháng 02 năm 2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có
âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trongquá trình điều tra, truy tố, xét xử Những quy định của Thông tư liên tịch này được ápdụng trong các trường hợp lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đốichất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Lời khai sau khi thu thập được phải tiến hành kiểm tra, đánh giá Lời khai củađương sự có thể cung cấp nhiều thông tin khác nhau, vì vậy nó đòi hỏi người tiến hành
tố tụng phải có sự kiểm tra, đánh giá các thông tin đó để xác định thông tin nào làchứng cứ của vụ án hình sự, thông tin nào không liên quan đến vụ án Theo quy địnhtại Điều 108 BLTTHS năm 2015 thì:
“1 Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2 Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án”.
Trang 13Hoạt động đánh giá lời khai chỉ có thể đạt được mục đích đề ra khi nó được tiếnhành bằng những biện pháp khoa học Các phương pháp này được áp dụng trong thựctiễn có nhiều điểm khác nhau tùy theo các vụ án nhưng tựu chung đều hướng đến mụcđích xác định giá trị chứng minh của các chứng cứ Pháp luật hiện nay không quy định
cụ thể việc kiểm tra, đánh giá như thế nào đối với nguồn chứng cứ là lời khai củađương sự, do đó việc đánh giá một thông tin nào đó từ lời khai của đương sự có phải làchứng cứ hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng Đa số;ĐTV, cán bộ điều tra thường tiến hành kiểm tra, đánh giá lời khai bằng cách đối chất,phân tích nội dung các lời khai, so sánh, đối chiếu, giữa các lần lấy lời khai, giữa cáclời khai với nhau, với các chứng cứ khác có trong vụ án và bằng các nghiệp vụ khác đểxác định nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không
Khoản 2 Điều 93 BLTTHS 2015 chỉ quy định: “Không được dùng làm chứng
cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói
rõ vì sao biết được tình tiết đó”
Tương tự, thì Khoản 2 Điều 94 BLTTHS cũng quy định: “Không được dùng
làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó”
Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá một thông tin nào đó từ lời khaicủa đương sự có phải là chứng cứ hay không thì chỉ cần họ nói rõ được vì sao họ biếtđược tình tiết đó Tức là một người khai về một tình tiết, một sự việc liên quan đến vụ
án và họ nói được rằng tôi đứng gần đó, tôi nhìn thấy sự việc hoặc tôi nghe thấy thì lờikhai đó là chứng cứ
Có thể thấy, quy định như trên dễ dẫn đến tình trạng khi thu thập, đánh giánhững thông tin từ lời khai của đương sự để chứng minh các tình tiết của vụ án sẽ thiếu
cơ sở khoa học để đảm bảo tính chính xác của thông tin từ lời khai đó Lời khai củađương sự cung cấp có thể là những thông tin không chính xác bởi những gì họ thấy,nghe được có thể không phản ánh đúng bản chất của sự việc Hơn nữa, các đương sự