hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam

93 1.3K 5
hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TCTD CỦA NHNN VIỆT NAM 4 1.1. Khái niệm Thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD tại Việt Nam 4 1.1.1. Khái niệm hoạt động Thanh tra, giám sát đối với các TCTD 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 30 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 58 Nội dung nguyên tắc 83 I DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐQT : Hội đồng quản trị IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế NHLD : Ngân hàng liên doanh NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước TCTC : Tổ chức tài chính TCTD : Tổ chức tín dụng QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân ADB : Ngân hàng phát triển châu Á WB : Ngân hàng thế giới II DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả tự đánh giá hệ thống Thanh tra ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban Basel 83 Phụ lục 2: Thanh tra trên cơ sở rủi ro 87 Phụ lục 3: Mô hình Thanh tra, giám sát ngân hàng tại Malaysia 89 Phụ lục 4:Các tiêu chí giám sát theo CAMELS 89 III LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những cải cách đáng kể theo xu hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành Ngân hàng, hệ thống các TCTD đã có bước phát triển rất nhanh về qui mô và phạm vi hoạt động nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc các xu hướng thâm nhập sâu rộng hơn vào hoạt động của thị trường phi ngân hàng (chứng khoán và bảo hiểm) càng làm rủi ro đối với các TCTD trở nên đa dạng hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng đồng hành cùng với các loại tội phạm mới xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro về tác nghiệp và công nghệ trong điều kiện hệ thống quản trị, điều hành kinh doanh của các TCTD còn những yếu kém đang là nỗi lo lớn của các nhà quản lý ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ. Quá trình đổi mới đặt trọng tâm vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống các TCTD. Thanh tra, giám sát ngân hàng thật sự là trụ cột để bảo đảm NHNN thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thực hiện mục tiêu an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. Hiện nay, trong khi đối tượng của hoạt động Thanh tra, giám sát là tổ chức và hoạt động của các TCTD đang biến động từng ngày, thì hoạt động Thanh tra, 1 giám sát của Ngân hàng Nhà nước nếu không được đổi mới kịp thời và đúng hướng, sẽ khó đạt được mục tiêu đảm bảo sự ổn định, an toàn của hệ thống TCTD tại Việt Nam. Với đề tài: "Hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam", nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ tìm ra được những giải pháp góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, đồng thời đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng, tài chính nói riêng cũng nhu phù hợp với những chuẩn mực về giám sát ngân hàng hiệu quả theo thông lệ quốc tế. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD. Những bài học kinh nghiệm của các quốc gia về mô hình cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các TCTD tại Việt Nam dưới sự điều hành và kiểm soát của NHNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các TCTD tại Việt Nam. Nghiên cứu những định hướng phát triển hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN và đề ra những kiến nghị đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. - Đề xuất những giải pháp góp phần đổi mới hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn phát triển không ngừng của các TCTD tại Việt Nam. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN và hoạt động của các TCTD tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu tập trung chủ yếu vào hoạt động Thanh tra giám sát của NHNN đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng với kinh tế Quốc tế, đồng thời tập trung kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các TCTD. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là: phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, suy luận logic kết hợp với các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu theo các phương pháp trên được gắn với thực tiễn hoạt động của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước Việt nam. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng số liệu, biểu đồ, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong 03 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động Thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TCTD CỦA NHNN VIỆT NAM 1.1. Khái niệm Thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD tại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm hoạt động Thanh tra, giám sát đối với các TCTD. Theo từ điển tiếng Việt: “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, Thanh tra là kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định như đoàn Thanh tra, người làm nhiệm vụ Thanh tra. Trong văn bản pháp luật và thực tiễn hoạt động của nước ta, cụm từ “Thanh tra, kiểm tra” được sử dụng để chỉ một hoạt động không thể thiếu của quản lý nhà nước nhằm hướng đối tượng theo những mục tiêu nhất định. Thanh tra là một trong ba yếu tố cấu thành của hoạt động quản lý nhà nước, đó là: (i) Ban hành các quyết định quản lý, (ii) Tổ chức triển khai, thực hiện các quyết định đã ban hành và (iii) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý. Mặc dù là khâu cuối cùng của quá trình quản lý nhưng Thanh tra đóng vai trò rất quan trọng, và thiếu nó không thể có quá trình quản lý hoàn chỉnh. Thanh tra góp phần tăng cường pháp chế và kỷ cương xã hội. Thông qua công tác Thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân. Thanh tra cung cấp thông tin phản hồi - nhu cầu không thể thiếu trong quá trình quản lý - để cấp có thẩm quyền nắm bắt được quyết định quản lý đã ban hành đã được thực hiện ra sao, còn phù hợp thực tiễn hay không và cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như thế nào… Trên thế giới, Ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia có thể được tổ chức theo những mô hình khác nhau, nhưng mục tiêu tổng quát chung mà các Ngân hàng trung ương đều hướng tới đó là việc ổn định giá trị đồng tiền cả về đối nội 4 cũng như đối ngoại; duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để đạt được các mục tiêu trên, Ngân hàng trung ương hoạt động theo các chức năng chủ yếu như phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng tiền cung ứng; ngân hàng của các ngân hàng trung gian; ngân hàng của Nhà nước. Trong đó, với chức năng là ngân hàng của Nhà nước, Ngân hàng Trung ương thực hiện Thanh tra, giám sát đối với các Tổ chức tín dụng, coi đây là một trong những công cụ chủ yếu nhằm bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động theo trật tự pháp chế, ổn định, an toàn và hiệu quả. 1.1.1.1. Khái niệm Thanh tra đối với các tổ chức tín dụng Theo Điều 1 Nghị định 91/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng qui định: Thanh tra ngân hàng là Thanh tra nhà nước chuyên ngành về ngân hàng. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động Thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật những qui định về chuyên môn – kỹ thuật, qui tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Qua thực tiễn có thể khái quát hoạt động Thanh tra đối với TCTD là việc NHNN định kỳ hoặc đột xuất cử các nhân viên là các giám sát viên hoặc Thanh tra viên tới làm việc tại TCTD. Trên cơ sở xem xét trực tiếp các hoạt động thực tế diễn ra tại các TCTD và các tài liệu do ngân hàng cung cấp, các giám sát viên hoặc Thanh tra viên sẽ đưa ra những đánh giá, khuyến nghị về từng mặt hoặc toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Hoạt động Thanh tra này còn được gọi là Thanh tra trực tiếp hay là Thanh tra tại chỗ (tại đơn vị). Theo Luật Thanh tra, Thanh tra trực tiếp chỉ thực hiện theo hai hình thức đó là Thanh tra theo chương trình kế hoạch và Thanh tra đột xuất. 5 Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. - Mục tiêu của hoạt động Thanh tra trực tiếp tại TCTD : + Đánh giá toàn bộ hoạt động và điều kiện tài chính của ngân hàng; đánh giá môi trường hoạt động chung của ngân hàng, tập trung vào hệ thống quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro. + Đánh giá mức độ đáng tin cậy của những thông tin, dữ liệu mà ngân hàng cung cấp cho NHNN và cho các yêu cầu công khai thông tin; phát hiện và xử lý vi phạm; kịp thời đưa ra kiến nghị. + Tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng để có được cái nhìn từ bên trong và sự hiểu biết tốt hơn, thực tế hơn về một ngân hàng cụ thể. 1.1.1.2. Khái niệm giám sát đối với các tổ chức tín dụng Khái niệm giám sát từ xa đối với các TCTD xuất hiện và nghiên cứu tại Mỹ vào những năm cuối thập kỷ 70, thời kỳ nhiều ngân hàng Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng, sau đó tình trạng tương tự xảy ra tại Tây Ba Nha. Qua nghiên cứu, các nhà quản lý ngân hàng phát hiện những hiện tượng không bình thường và dẫn đến tình trạng khủng hoảng nói trên phần lớn đều phát sinh trong thời gian “ khoảng trống” giữa hai kỳ Thanh tra tại chỗ. Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến ở các nước trên thế giới đối với ngành ngân hàng. Để khắc phục hiện tượng này, các nhà quản lý đã đưa ra một phương pháp nhằm giám sát từ xa, được áp dụng hầu hết phổ biến với hoạt động Thanh tra của Ngân hàng Trung ương các nước và trở thành biện pháp nghiệp vụ không thể thiếu trong quá trình Thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD 6 Ủy ban Basel cũng đã đưa ra 25 nguyên tắc về Thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm khung giám sát từ khâu cấp phép thành lập, tổ chức và hoạt động, quản trị điều hành đến giải thể, phá sản ngân hàng. Bản chất của giám sát (gồm Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa) hệ thống ngân hàng là thực hiện giám sát những nguy cơ rủi ro đối với hệ thống ngân hàng và khả năng khống chế rủi ro. Do đó, hoạt động giám sát ngân hàng phải tập trung giám sát và quản lý thận trọng bằng cách cố gắng đánh giá hết được những rủi ro nảy sinh từ các hoạt động ngân hàng. Hoạt động giám sát từ xa được áp dụng vào Việt Nam khoảng năm 1991. Lúc đầu được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên rất chậm, không tiến hành theo định kỳ tháng và chất lượng thấp. Tại Điều 1 Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày /9/11/1999 quy định: Giám sát từ xa là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo để đánh giá các nội dung sau đây của các TCTD: diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và két quả kinh doanh; việc thực hiện qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các qui định khác của pháp luật; các vấn đề liên quan khác. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý của NHNN, hoạt động giám sát có phạm vi rộng hơn đó là quá trình thu thập, phân tích, đánh giá, xử lý thông tin một cách thường xuyên, liên tục về hoạt động của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng, trên cơ sở các thông tin, dữ liệu do các ngân hàng báo cáo về NHNN và thông qua việc gặp gỡ trực tiếp hoặc trao đổi với ban lãnh đạo, nhân viên ngân hàng, cũng như thông qua các nguồn thông tin khác như phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo kiểm toán độc lập, báo cáo kiểm toán nội bộ của TCTD…Hoạt động giám sát còn được gọi là giám sát từ xa, giám sát của cơ quan quản lý thông qua thông tin thu được về các TCTD để phân tích. 7 [...]... qui định của Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng qui định: Thanh tra ngân hàng thực hiện việc giám sát thường xuyên và tiến hành các cuộc Thanh tra trực tiếp về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, về hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng nhà nước, nhằm... tắc của hoạt động Thanh tra ngân hàng Tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng được căn cứ vào các quy định cơ bản tại Luật Thanh tra, Luật NHNN Việt Nam, Luật các TCTD, Nghị định số 91/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng và Thông tư số 04 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP Đối tượng của Thanh tra ngân hàng là tổ chức và hoạt động của TCTD; hoạt động. .. trong hoạt động của đối tượng Thanh tra, giám sát ngân hàng - Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc Thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của TCTD - Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật NHNN và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về Thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật NHNN với quy định của luật... sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V) (6) Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ VI) 14 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện đầy đủ 4 chức năng theo khuyến cáo của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, đó là: cấp, thu hồi giấy phép ngân hàng; xây dựng các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng; Thanh tra, giám sát; áp dụng chế tài... cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh, nên về mặt tổ chức, nhân sự và các hoạt động Thanh tra, giám sát cụ thể, Thanh tra chi nhánh thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp của Thanh tra NHNN 1.1.3.4 Sự phối hợp giữa Thanh tra ngân hàng và một số Vụ, Cục khác của NHNN trong hoạt động giám sát chung đối với các NHTM Hiện nay, ngoài Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng một số đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước cũng... hầu hết các cơ quan giám sát ngân hàng trên thế giới đều áp dụng giám sát từ xa và Thanh tra tại chỗ Điều này được khẳng định trong các yêu cầu giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel đó là: một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả cần bao gồm cả 2 hình thức Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa Tuy nhiên, hoạt động Thanh tra, giám sát đó là Thanh tra giám sát tuân thủ hay là Thanh tra giám sát trên... hoạt động kinh doanh Đối với bất kỳ quốc gia nào, hệ thống Thanh tra, giám sát ngân hàng vững mạnh và hiệu qủa cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp là những yếu tố then chốt để có được sự ổn định tài chính 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1 Thực trạng của các TCTD tại Việt Nam 2.1.1 Thực trạng về hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam. .. tắc hoạt động của Thanh tra ngân hàng là: - Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng Thanh tra, giám sát ngân hàng - Kết hợp Thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với Thanh tra, giám sát. .. thuộc vào mỗi nước 9 1.1.1.3 Khái niệm Thanh tra, giám sát tuân thủ Trên thế giới cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động Thanh tra, giám sát trên cơ sở tuân thủ Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các cơ quan giám sát ngân hàng các nước đều sử dụng 2 hình thức đó là giám sát từ xa và Thanh tra tại chỗ để thực hiện Thanh tra, giám sát đối với TCTD Hoạt động Thanh tra, giám sát truyền thống... tài chính hoạt động Thanh tra của các nước đã thay đổi căn bản và thay đổi liên tục Đối với các nước có thị trường tài chính, tiền tệ phát triển mạnh thì hoạt động Thanh tra, giám sát giám sát trên cơ sở tuân thủ đã được thay đổi từ rất sớm bằng hoạt động Thanh tra giám sát từ xa trên cơ sở rủi ro khi các nước này thực hiện các chuẩn mực và nguyên tắc Thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban . tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. 3 CHƯƠNG. sát đối với các TCTD 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 30 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC. VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TCTD CỦA NHNN VIỆT NAM 1.1. Khái niệm Thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD tại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm hoạt động Thanh tra, giám sát đối

Ngày đăng: 02/11/2014, 06:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TCTD CỦA NHNN VIỆT NAM

    • 1.1. Khái niệm Thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD tại Việt Nam

      • 1.1.1. Khái niệm hoạt động Thanh tra, giám sát đối với các TCTD.

      • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

      • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

        • Nội dung nguyên tắc

          • Chưa áp dụng

            • Tuân thủ

            • Chưa áp dụng

            • Chưa áp dụng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan