Cuốn sách chỉ ra nguồn gốc sự xuất hiện các làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội, những nét khái quát về sự hình thành một số làng nghề, phố nghề tiêu biểu trên đất Thăng Long và đi s
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
“Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ”
Câu ca dao xưa phần nào đã nói lên đặc trưng của Hà Nội xưa, nơi quy tụ của các làng nghề, phố nghề cùng với các nghệ nhân tài khéo tứ xứ
Hà Nội với rất nhiều con phố cổ mang tên “Hàng” và có đến hàng chục phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” đi kèm theo một nghề nhất định, đặc
điểm này đã làm nên nét độc đáo của Hà Nội mà có lẽ không thủ đô nào trên thế giới có được Đây cũng là minh chứng cho sự hưng thịnh một thời của các làng nghề, phố nghề trên mảnh đất này
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, do quá trình giao lưu hội nhập quốc tế
để phát triển, nhiều nghề thủ công mới ra đời, nghề cũ cũng có nhiều biến đổi
để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhiều tên phố “Hàng” nay
đã thay đổi, hoặc giữ lại tên nhưng không còn là nơi sản xuất hay buôn bán mặt hàng đó nữa, lại cũng có nghề mới, sản phẩm mới trên phố cũ, nhiều phố nghề đã trở thành phố du lịch, dịch vụ Sự thay đổi đó khiến cho Hà Nội mất dần đi những nét văn hóa truyền thống của vùng đất kinh kì
Nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi trong văn hóa của phố nghề Hà Nội, người viết đã lựa chọn hai phố tiêu biểu là phố Hàng Mã và Hàng Trống Đây là hai phố chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tâm linh, tinh thần cho người dân Hà thành xưa Sự biến đổi trong văn hóa sản xuất cũng như văn hóa kinh doanh của hai phố nghề này sẽ giúp chúng ta nhìn rõ sự biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa tâm linh và thị hiếu nghệ thuật của người
Hà thành hôm nay
2 Lịch sử vấn đề
Phố nghề là một trong những yếu tố văn hóa quan trọng làm nên nét đẹp của văn hóa Hà Nội Bản thân mỗi phố nghề trong quá trình hình thành,
Trang 2phố nghề cũng như diễn biến, sự phát triển của nó trong lịch sử là một việc làm hết sức ý nghĩa Việc làm đó không chỉ ca ngợi, biểu dương cái đẹp, tài khéo của các nghệ nhân mà còn làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách bảo tồn, phát triển khu phố cổ trong tương quan với sự phát triển kinh tế của thủ đô
Nhưng hiện nay, theo xu thế của thị trường, phố nghề Hà Nội đã có nhiều thay đổi Phác họa bức tranh phố nghề trong hiện tại, ta không còn thấy bóng dáng Kẻ Chợ năm nào Cho đến nay, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu, chuyên luận và bài viết về các phố nghề Thăng Long – Hà Nội
Cuốn sách Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội do Trần
Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo chủ biên là nghiên cứu khá công phu về một số làng nghề, phố nghề trên đất Thăng Long – Hà Nội Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đi từ khái quát đến cụ thể Cuốn sách chỉ ra nguồn gốc sự xuất hiện các làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội, những nét khái quát về sự hình thành một số làng nghề, phố nghề tiêu biểu trên đất Thăng Long và đi sâu vào nghiên cứu về kĩ thuật sản xuất của các nghề đó Phần cuối, các tác giả có đưa ra một giải pháp cụ thể để phát triển phố nghề Thăng Long – Hà Nội
Nhà văn Băng Sơn trong tập tùy bút Nghìn năm còn lại đã có một
bài viết về phố Hàng Trống Đây là những ghi chép về sự thay đổi nói
chung các ngành nghề dẫn đến sự thay đổi cảnh quan của phố Hàng Trống Bài viết bộc lộ cảm xúc nuối tiếc của nhà văn với sự biến mất của những giá trị truyền thống của phố nghề
Cuốn Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội do Trần Quốc
Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan chủ biên là một tập hợp những tổng luận về các di sản văn hóa của Hà Nội trong đó có một chương tổng luận về “phố nghề” của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc Trong bài viết của mình, ông đã giới thiệu khái quát một số phố nghề về các mặt: tên phố, địa giới hành chính, dân cư, di tích lịch sử
Trang 3Ngô Thị Minh với công trình nghiên cứu Sự biến đổi các giá trị văn hóa thể hiện qua những mặt hàng kinh doanh trên phố Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã ở Hà Nội (Luận văn tốt nghiệp - Đại học sư
phạm Hà Nội năm 2008) đã tập trung nghiên cứu sự biến đổi về văn hóa kinh doanh thể hiện qua hình thức kinh doanh, phương thức kinh doanh và quan niệm kinh doanh trên các phố nghề Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã Tuy nhiên, phần hình thức và phương thức kinh doanh chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của vấn đề, đôi chỗ còn viết lạc sang phần lịch sử phố, công nghệ, kỹ thuật chế tác
Các công trình nghiên cứu, bài viết lấy văn hóa phố nghề làm đối tượng nghiên cứu đã giúp người viết phần nào tìm hiểu được những biến đổi của một số phố nghề Hà Nội về một mặt nào đó của văn hóa sản xuất hoặc kinh doanh Chính những công trình nghiên cứu, bài viết này đã giúp
người viết có cơ sở để thực hiện công trình nghiên cứu về “Sự biến đổi văn hóa phố nghề ở Hàng Mã, Hàng Trống (Hà Nội)” Điểm mới của công
trình nghiên cứu đó là đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện
về sự biến đổi các hình thức sản xuất, hình thức và phương thức kinh doanh
ở hai phố Hàng Mã và Hàng Trống Từ đó, người viết đưa ra một số giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển phố nghề trong thời đại mới
• Văn hóa sản xuất
• Văn hóa kinh doanh
để thấy được sự biến đổi văn hoá của phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống nói riêng, của các phố nghề ở Hà Nội nói chung; thấy được sự thay đổi về thị
Trang 4hiếu của người tiêu dùng trong xu thế phát triển mới của thời đại Từ đó, người viết đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn và phát triển văn hoá phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống - một nét đẹp tiêu biểu của văn hoá kinh kì.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sự biến đổi trong văn hóa sản xuất, văn hóa kinh doanh của phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống từ đầu thế kỷ
XX đến nay
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu, khảo sát ở hai phố Hàng
Mã, Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu của mình, người viết đã tiến hành một
số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Sưu tầm, thống kê, phân tích tài liệu
- Khảo sát thực tế: quan sát, điều tra, lập bảng hỏi, phỏng vấn
- So sánh, đối chiếu, tìm thấy sự biến đổi trong văn hóa phố nghề Hàng
Mã, Hàng Trống
6 Cấu trúc khóa luận
Khoá luận có cấu trúc như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được chia làm ba chương:
Chương một: Phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống trong tổng thể làng
nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội
Chương hai: Khảo sát sự biến đổi trong văn hóa sản xuất ở phố nghề
Hàng Mã, Hàng Trống
Chương ba: Khảo sát sự biến đổi trong văn hóa kinh doanh ở phố
nghề Hàng Mã, Hàng Trống
Trang 5PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG TRONG TỔNG THỂ LÀNG NGHỀ, PHỐ NGHỀ THĂNG LONG – HÀ NỘI
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”
Nếu như nhà văn Tô Hoài từng bảo Hồ Gươm - Kẻ Chợ tạo ra tiếng
Hà Nội, do trăm nhà, trăm vùng dung hợp lại mà thành, không giống như
bất cứ phương ngữ tiếng Việt nào thì “Hoa tay đất Rồng” (theo cách gọi
của Thọ Sơn) là kết quả của quá trình hội tụ và kết tinh của trăm nghề, trăm ngành về đất này đua tài làm ăn Đây chính là điều kiện cho sự hình thành làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội trong đó có có hai phố Hàng
Mã, Hàng Trống
Trang 61 Khái niệm nghề truyền thống, làng nghề, phố nghề
1.1 Khái niệm nghề truyền thống
Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay một làng nào đó, từ đó hình thành nên các làng nghề Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc dân tộc
Những nghề truyền thống thường được lưu truyền trong phạm vi một làng Mỗi nghề bao giờ cũng có ông tổ nghề được dân làng thờ phụng, ghi
ơn Trong các làng nghề truyền thống, đa số người dân đều làm nghề đó, ngoài ra, họ cũng có thể làm những nghề khác nhưng tỉ lệ này nhỏ hơn rất nhiều so với số người làm nghề truyền thống
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với các nguyên liệu mới Do vậy, khái niệm nghề truyền thống cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn Khái niệm nghề truyền thống có thể được hiểu:
Nghề truyền thống bao gồm những nghề thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Trang 7Thiện Lý, Phước Kiều , làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ…, làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội…) là làng ấy tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi (lợn gà…), cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền , tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, có ông phó cả…cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử
ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này có tính mĩ nghệ,
đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường
là vùng rộng lớn xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ, Huế, Sài Gòn…) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài.” [8; 9-10].
Định nghĩa này của Trần Quốc Vượng hàm ý nói về các làng nghề truyền thống, những làng nghề đã nổi tiếng và có thời gian tồn tại từ hàng
nghìn năm Còn theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng trong cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được hiểu “là làng cổ truyền làm nghề thủ công Ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng là người làm nghề nông (nông dân) Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại quê hương mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác Khi nói đến một làng nghề thủ công truyền thống, ta chú ý đến nhiều mặt, trong cả không gian và thời gian, nghĩa là quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó, trong đó, yếu tố quyết định là: nghệ nhân, sản phẩm, kĩ thuật sản xuất, thủ pháp nghệ thuật” [18;…].
Thực tế cho thấy, làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang
Trang 8tính truyền thống lâu đời Ở các làng này có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản xuất theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý thức tuân thủ ước chế xã hội
và gia tộc Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của họ
Tiến sĩ Dương Bá Phượng trong cuốn “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” đã đưa ra khái niệm “làng nghề là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ công tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập” Tác giả còn đưa ra một vài số liệu cụ thể như: “Về mặt định lượng, có thể hiểu làng nghề là một làng ở nông thôn có từ 35% - 40% số hộ trở lên chuyên làm một (hoặc một số) nghề thủ công nghiệp mà các hộ có thể sinh sống bằng chính nguồn thu nhập từ nghề” [8; 14].
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau về làng nghề thủ công nói chung Mỗi tác giả đều dựa trên những tiêu chí riêng, những cứ liệu và dẫn chứng cụ thể để đưa ra được định nghĩa về làng nghề Tuy nhiên, mỗi làng nghề lại có đặc điểm riêng, do vậy khó có thể lấy một định nghĩa thống nhất cho tất cả các làng nghề Trên thực tế, hiện nay hầu như ở các làng nghề không chỉ có những người chuyên làm nghề thủ công và cũng không có làng nào chỉ buôn bán đơn thuần như trước kia
Dựa trên những tài liệu thu thập được, người viết khái quát lại khái
niệm làng nghề như sau: Làng nghề là một hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên hệ chặt chẽ về kĩ thuật sản xuất, mặt hàng sản xuất và nguồn tiêu thụ.
Trang 91.3 Khái niệm phố nghề
Giống như làng nghề, các phố nghề đã xuất hiện, tồn tại ở nước ta từ rất lâu đời và cũng trải qua nhiều bước thăng trầm, tuy vậy, cho đến nay, chưa có một khái niệm, định nghĩa nào nhất quán về phố nghề
Để làm rõ khái niệm “phố nghề”, trước hết ta hãy làm rõ gốc tích và sự phát triển của từ “phố” “Phố” nguyên nghĩa là nơi bán hàng, ngày nay là các cửa hiệu Song do các “phố” đó tập trung chen sát nhau thành một dãy dài nên cái dãy gồm nhiều “phố” ấy cũng được gọi là “phố” Dần dần, theo thời gian, từ “phố” với nghĩa là một dãy các cửa hàng lấn át từ “phố” nguyên nghĩa là một cửa hàng, chính vì thế mới có tên “phố Hàng Bạc” để chỉ con đường mà hai bên có dãy cửa hàng bán vàng bạc, “phố Hàng Mã” để chỉ con đường mà hai bên có dãy cửa hàng bán đồ vàng mã, hương giấy…
Ở mỗi phố lại có các hiệp thợ thủ công ra Thăng Long để cư trú, làm theo thời vụ Dần dà, họ định cư hẳn, kẻ trước người sau tụ tập ở một góc phường (trong số 36 phố phường), bám lấy hai bên một con đường để mở cửa hàng (tức phố) vừa sản xuất, vừa bán buôn, bán lẻ
Kể từ khi ra đời cho đến ngày nay, sự phát triển của các phố nghề đã
có nhiều thay đổi cùng với những biến thiên của lịch sử Có nhiều phố nghề
đã tồn tại và phát triển mạnh, đồng thời còn mở rộng và có sự lan tỏa sang các khu vực lân cận Bên cạnh đó, cũng có những phố nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, thậm chí có phố nghề đã và đang dần bị mai một, bị suy vong và mất đi Chính vì vậy, tìm hiểu về sự biến đổi văn hoá phố nghề
là một việc làm vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống của làng nghề, phố nghề đất Việt
Trước khi đến với văn hoá phố nghề cần tìm hiểu về khái niệm phố nghề
Phố nghề là nơi tập hợp phần lớn các hộ sản xuất và kinh doanh cùng một mặt hàng thủ công nào đó trên cùng một tuyến đường phố.
Trang 10Đối với các phố nghề ở Hà Nội, đa phần những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa bày bán các sản phẩm thủ công của mình ở trên phường phố Và thường mỗi phố chỉ bày bán duy nhất một hoặc hai sản phẩm thủ công nhất định nên tên phố thường được gọi theo tên của các mặt hàng thủ công có mặt ở trên phố đó, như phố Hàng Trống, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Đào… là những ví dụ tiêu biểu.
1.4 Điểm tương đồng và khác biệt giữa làng nghề và phố nghề
Khi nghiên cứu về làng nghề và phố nghề thì chúng ta phải xét đến các yếu tố cấu thành của nó “Làng nghề” và “phố nghề” giống nhau ở chỗ đây đều là những nơi quy tụ của các phường thợ thủ công chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công nhất định Phương thức và quy mô lao động ở làng nghề và phố nghề về cơ bản là không khác nhau, chung quy lại, đó là một nền tiểu thủ công nghiệp gia đình, có sự phân công lao động làm chuyên môn hóa nhưng chưa cao, lao động làm thuê được sử dụng ở mức tối thiểu, thường là thân tộc Các tiểu chủ - thợ thủ công đồng thời là người sở hữu về
tư liệu sản xuất
Bên cạnh những điểm tương đồng, “làng nghề”, “phố nghề” có những điểm khác biệt nhau
Trước hết, chúng ta xét ở sự hình thành các làng nghề, phố nghề, làng nghề là do yếu tố nội sinh còn phố nghề hình thành do yếu tố ngoại sinh Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở làng quê lúc đầu là ngành phụ trong các gia đình tiểu nông, chủ yếu được tiến hành trong thời gian “nông nhàn” Dần dần, trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các ngành nghề thủ công tách ra khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp Khi đó, một số thợ thủ công không còn làm nông nghiệp nữa nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê Số người chuyên làm nghề thủ công ngày càng tăng lên, tách rời hẳn khỏi nông nghiệp và họ sinh sống bằng nguồn thu nhập từ chính nghề đó
Trang 11Sự hình thành phố nghề thì lại gắn chặt với quá trình “di cư” của những người thợ thủ công từ “tứ chiếng” lên kinh đô làm ăn Lúc đầu, họ chỉ tạm trú ở đây, rồi thường trú khi làm ăn được Những người thợ làm hàng ở trong phường rồi bày bán hàng đó ở mặt phường, hình thành nên các phố Khi đã định cư ở đây, họ kéo theo anh em và những người làng cùng lên làm nghề, mỗi phố chỉ làm một hoặc hai nghề hình thành nên các phố nghề Lúc này, họ mang theo cả “mô hình tổ chức” từ làng quê họ lên kinh
đô lập nên những “đình đền” trong phố để thờ vọng thành hoàng nơi bản quán của họ
Tựu chung lại, có thể thấy làng nghề là cái gốc sinh ra phố nghề Các phố nghề chính là nơi thúc đẩy các nghề thủ công phát triển tới trình độ cao nhất Phố nghề góp phần cân bằng sản xuất, kinh doanh thậm chí nhiều khi phần kinh doanh còn chiếm ưu thế hơn Làng nghề thì lại đặc biệt chú trọng sản xuất, kinh doanh thường dưới hình thức bán buôn
2 Lịch sử hình thành và vai trò của phố nghề Thăng Long – Hà Nội 2.1 Lịch sử hình thành của phố nghề Thăng Long – Hà Nội
Căn cứ vào những di vật khảo cổ cùng những cứ liệu văn hóa dân gian, từ thời dựng nước (khoảng 2000 năm trước công nguyên), người Việt
cổ đã đến định cư ở vùng đất Hà Nội Họ lập nên những làng xóm trên các
gò đất cao ven sông Tô, sông Nhuệ, sông Đuống Cư dân ở đây ngoài nghề nông còn thạo cả nghề đánh bắt cá và săn thú rừng Bên cạnh đó họ cũng bắt đầu biết dệt vải, xe chỉ, làm gốm, chế tác gỗ, mây tre đan…Như vậy, có thể thấy rằng ngay từ buổi đầu lịch sử, những cư dân vùng Hà Nội cổ đã thể hiện được phẩm chất tài hoa, cần cù trong lao động sản xuất Đây chính là điều kiện hạt nhân ban đầu để tạo dựng nên những nghề thủ công thịnh vượng sau này
Mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về
Hà Nội Hà Nội khi đó là thành Đại La - vốn là một vùng đất trù phú, địa thế
Trang 12đẹp, sông ngòi thuận lợi cho việc đi lại, lại có nền tảng của nghề thủ công nên đây đã sớm trở thành một vùng đông đúc với các khu phố chợ và hoạt động buôn bán tấp nập - lại càng có điều kiện phát triển, các hoạt động sản xuất, buôn bán được thúc đẩy, đời sống nhân dân ngày một nâng cao Một trong những minh chứng về sự giàu có phồn thịnh thời kì này là các công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ được xây dựng ngày càng nhiều như: chùa Diên Hựu (1049), tháp Báo Thiên (1057), Văn Miếu - Quốc Tử Giám (1070), đàn Nam Giao (1154)…và hàng chục các công trình lớn khác Để xây dựng những công trình trên, không thể thiếu bàn tay của những người thợ thủ công lành nghề, những lò sản xuất gạch ngói, chế tác đá, chạm khắc gỗ, đồng… Đây chính là điều kiện mở đầu cho sự phát triển các phường thợ, phố nghề trong nội thành cũng như các làng nghề ven đô Rõ ràng, vào thời Lý, các phố phường đã được hình thành, Thăng Long đã trở thành một vùng dân cư tập trung và là cơ sở ban đầu của thành thị Hà Nội Bên ngoài cấm thành (nơi đầu não của nhà nước trung ương tập quyền gồm đền đài cung điện) là khu dân cư gồm những làng xóm nông nghiệp, những phố phường thủ công,
thương nghiệp và chợ bến tấp nập, đông vui “Không tài liệu nào ghi chép dân số Thăng Long thời Lý là bao nhiêu song có lẽ phải lên tới con số hàng vạn Bởi ngoài những người gốc gác ở đây ra phải kể đến hoàng tộc, quan lại, sư sãi, nô tì… Riêng quân lính trong đội Điền cấm quân trên trán thích chữ “Thiên tử quân”, làm nhiệm vụ bảo vệ cấm thành đã có khoảng 3200 người” [19; 61] Đó là chưa kể người của bốn phương tụ họp lại bởi những
hoàn cảnh và lý do khác nhau: hoặc là đi theo những người trong họ mình, làng mình ra kinh đô vì có công tích, đi làm quan hay đi học như dân Thập tam trại do người làng Mật và các vùng lân cận có công khai phá đầu tiên, dân Phất Lộc (Thái Bình), dân Nhược Công; hoặc là phải đi hành nghề theo lệnh của triều đình như dân Đông Các, Ngũ Xã; hoặc đi tìm kế sinh nhai như phần lớn dân cư trong các phường phố, thôn trại Hà Nội
Trang 13Sang thời Trần, chính quyền phong kiến đã quy hoạch, sắp xếp lại kinh thành, Thăng Long lúc này được chia lại thành 61 phường Đến nay chưa rõ hết tên 61 phường, xong còn lưu lại một số như Cơ Xá, An Hòa, Giang Khẩu, Tây Nhai, Phục Cổ… Có giả thiết cho rằng, các triều đại đã hành chính hóa đơn vị kinh tế phường (hội) để tiện cho việc quản lý, dẫn chứng là ngoại thành Hà Nội có một xóm tên gọi là xóm Hàng Quang Xóm này lại có tên nữa là phường Hàng Quang Xưa kia, xóm này đã có tổ chức phường hội, họ chuyên mua tre nứa, song mây từ bến Chèm về làm quang đan lát Sự phát triển của Thăng Long đã ảnh hưởng không nhỏ tới những vùng xung quanh và góp phần quan trọng trong việc hình thành nên một số làng nghề như làng Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) chuyên sản xuất gốm, làng Ma Lôi (Hải Hưng) chuyên làm nón
Bên cạnh đó, vào thời Trần, Thăng Long cũng tiếp nhận khá nhiều thương nhân và cư dân nước ngoài đến buôn bán Ba mươi thuyền Trung Quốc được nhà Trần cho mở chợ, lập phố buôn bán ở phường Mai Tuân Những thương nhân người Hồi Hột, người Nam Dương, người Hoa ra vào tấp nập Đây chính là điều kiện thuận lợi để cho các phường nghề thủ công
có thị trường buôn bán, trao đổi
Thế kỉ XV, nhà Lê đặt kinh đô thành phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Quảng Đức (sau đổi thành Vĩnh Thuận) và Vĩnh Xương (sau đổi thành Thọ Xương) Mỗi huyện có 18 phường, vậy là Thăng Long thời Lê có
36 phường Phải chăng, cái tên “Hà Nội 36 phố phường” được bắt nguồn từ đây Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cho biết, dân cư 36 phố phường
của Đông Kinh làm ăn, buôn bán sầm uất, đặc biệt là những phố phường
thủ công: “Phường Tàng Kiếm (Hàng Trống) làm kiệu, áo giáp, đồ đài, mâm võng, gấm trừu, dù lọng; phường Yên Thái (Bưởi) làm giấy; phường Thụy Chương (Thụy Khuê) và phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lụa; phường Hà Tân (sau gọi là Giang Tân) nung vôi; phường Hàng Đào nhộm
Trang 14điều; phường Tả Nhất (cuối phố Huế) làm quạt; phường Đường Nhân bán
áo diệp, đồ cống có gấm, đồ thêu, hương xạ…” [19; 64] Cuối thế kỉ XV,
một số người làng Châu Khê (Hải Dương) cũng kéo nhau ra mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bạc ngày càng trở nên nhộn nhịp Hàng Tiện là nơi buôn bán các đồ tiện gỗ như mâm bồng, ống hương, đài rượu, khuôn oản, chân bàn… do người làng Nhị Khê làm nay đã trở thành các phố Hàng Hành, Tô Tịch và một đoạn Hàng Gai, hiện vẫn còn một vài nhà ở phố Tô Tịch làm nghề dũi gỗ Phố Hàng Khay bán các sản phẩm vẽ làng Nhót (Đông Mỹ - Thanh Trì), sản phẩm khảm trai của làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên – Hà Tây), đồ gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)…
Sang đến thế kỉ XVII – XVIII tình hình sản xuất thủ công nghiệp đã khá sôi động, trừ một số ít ỏi bán đồ ăn, thức uống như phố Hàng Bún, Hàng Rươi, Hàng Cháo, Hàng Mắm, Hàng Giò… còn hầu hết là bán sản phẩm thủ công phục vụ cho vua quan và đông đảo dân chúng trong cuộc
sống thường ngày Trong cuốn sách “Miêu thuật vương quốc Đông Kinh”,
S.Baron đã nhận xét về Hà Nội thế kỷ XVIII đó là tất cả các thứ hàng bày bán ở đô thị đều bán riêng ở từng phố, mà mỗi phố lại dành cho một, hai hay nhiều làng, mà chỉ có làng ấy mới được phép mở cửa hàng tại đấy
Như vậy, Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ tài khéo của trăm vùng Với nhà Lý quê gốc Đình Bảng, dân tài xứ Bắc kéo sang đây Với nhà Trần quê miền biển xứ Nam, dân tài xứ Nam kéo lên đây Với nhà Lê, rồi Lê Trịnh, dân Thanh Nghệ kéo ra đây Với nhà Mạc, dân tài xứ Đông kéo về đây… Đó chỉ là những luồng di động dân cư lớn ở mỗi thời điểm lịch sử hội tụ về kinh đô, còn liên tục qua thời gian, Thăng Long – Đông Kinh – Hà Nội đã trở thành nơi quy tụ mọi tinh hoa, mọi nhân tài đất Việt vốn “khéo tay hay nghề”
Tựu chung lại, có thể thấy nghề thủ công ở Thăng Long – Hà Nội được hình hành do ba nguồn chính:
Trang 15Trước nhất, đó là những nghề có sẵn ở các làng mạc, thôn xóm từ trước khi Thăng Long trở thành kinh đô của cả nước, ví như nghề dệt lĩnh làng Trích Sài, làng Tần, làng Nghè, làng Dâu đều thuộc vùng Bưởi nằm ven sông Tô Lịch.
Thứ hai, do những biến cố lịch sử, thợ thủ công ở nơi khác kéo đến, tìm chỗ thuận tiện lập nên làng xóm để hành nghề, như làng gốm Bát Tràng
do dân Bồ Bát (Ninh Bình) và Vĩnh Ninh Trường (Thanh Hóa) chuyển cư ra; hoặc dân năm làng: Mỹ, Hè, Mai, Dí trên, Dí dưới của xứ Kinh Bắc, theo lệnh vua Lý (thế kỷ XI), những thợ giỏi phải tập trung phía Nam hồ Trúc Bạch để đúc tượng Phật phục vụ cho nhu cầu của triều đình đã lập nên làng Ngũ Xã
Ba là thợ thủ công ở các nơi kéo về nội đô làm ăn Họ mang theo những nghề đặc sắc của quê hương mình, vừa sản xuất, vừa bán hàng ngay tại phố, phường Thường mỗi phố phường chỉ bán sản phẩm của một hay đôi ba làng nhất định, thí dụ phố Tô Tịch là nơi sản xuất và bán sản phẩm của dân làng Nhị Khê, phố hàng Bạc là nơi sản xuất, buôn bán đồ kim hoàn của dân chạm bạc Đồng Sâm, dân làng Định Công (Thanh Trì, Hà Nội) và Châu Khê (Hưng Yên)…
Có thể ví sự quy tụ các phường nghề, phố nghề thủ công ở Thăng Long giống như “trăm sông đổ về biển lớn”, tất cả đã tạo nên di sản văn hóa thủ công nghiệp vô giá của Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay
2.2 Vai trò của phố nghề Thăng Long đối với sự phát triển của thủ đô
Thăng Long – Kẻ Chợ trước hết là nơi đông dân, do vậy, đây là một thị trường lớn, có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rất cao Dân ở đây phần đông
là người buôn bán và tầng lớp quan lại nên họ khá sành trong việc mua sắm, đòi hỏi các mặt hàng phải tinh xảo, rồi những món ăn ngon, đặc sản
Ta cũng biết, từ rất sớm Thăng Long đã có hệ thống các chợ là nơi mua bán, trao đổi nguyên vật liệu, sản phẩm của các làng nghề, phố nghề
Trang 16Hà Nội cũng như tất cả các miền quê khác Ngoài các khu phố hay chợ trong phố còn phải kể đến các chợ ở bến sông, bến đò tấp nập trên bến dưới thuyền, kẻ mua người bán quanh năm Với những điều kiện như vậy, Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa lớn, nơi sàng lọc, thử thách các sản phẩm thủ công truyền thống.
Khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa là huyện Thọ Xương (tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay) Đây là nơi các cửa hàng, cửa hiệu sản xuất hay buôn bán, các sản phẩm thủ công “chen vai sát cánh” tạo thành những dãy phố, mỗi phố sản xuất hay buôn bán một mặt hàng riêng biệt
Trong lịch sử phát triển, làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội đã
có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của thủ đô Nhờ có các phố nghề vừa sản xuất vừa buôn bán đã thúc đẩy nền kinh tế Thăng Long phát triển, đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa Sự phát triển kinh tế ở Thăng Long là cơ sở cho việc xây dựng, quy hoạch nhà cửa phố phường nơi đây Ta có thể biết điều này qua nhận xét của những thương nhân và các giáo sĩ đến truyền đạo:
“Thăng Long – Kẻ Chợ là nơi đô hội…dân cư sống rải rác khắp phố phường Hà Nội, mỗi phố phường lại có hoạt động nghề nghiệp riêng, thợ thêu chiếm cả một con đường, thợ mộc, thợ khảm, làm bánh kẹo cũng như vậy” [19; 207] Phố giàu như Mã Mây tập trung nhiều nhà buôn lớn, nhất là
thương nhân Hoa Kiều Đường xá ở đây sạch sẽ, được lát đá, giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống rãnh thải
ra
Phố nghề Thăng Long – Hà Nội không chỉ góp phần quan trọng trong
sự phát triển kinh tế thủ đô mà còn để lại một di sản văn hóa đồ sộ Trước hết, giá trị văn hóa mà “phố nghề” Thăng Long – Hà Nội còn để lại đến ngày nay
đó là các công trình kiến trúc nhà ở dân dụng, đền chùa, đình miếu
Trang 17Kiểu kiến trúc phổ biến ở các phố nghề là những dãy nhà xây theo kiểu chồng diêm san sát nhau, đây vừa là nhà ở, lại vừa là cửa hiệu bán hàng, lòng hẹp và sâu vào trong, chia làm nhiều phòng rộng, mỗi phòng được ngăn cách với nhau bởi một khoảng sân Đây là kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của phố nghề Thăng Long – Hà Nội mà còn lưu giữ lại cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó, phố nghề Thăng Long – Hà Nội còn để lại cho thế hệ sau rất nhiều đình đền thờ tổ nghề Các đình này là do dân ngoại tỉnh ra kinh thành hành nghề, tự nguyện đóng góp xây dựng để thờ cúng tổ nghề Trước đây, đình còn là nơi bán sản phẩm nghề như đình “Tú đình thị” là chợ bán đồ thêu của người làng Quất Động (Hà Tây), “Đồng Lạc Quyên yếm đình” là chợ bán yếm lụa của phường Đồng Lạc Việc các phường thợ lập đình thờ tổ nghề là biểu hiện của lòng uống ước nhớ nguồn, biết ơn người xưa đã có công khai sáng hay cải tiến nghề nghiệp cho con cháu nhờ
đó mà sinh sống
Ngoài ra, các công trình kiến trúc quốc gia như chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là những sản phẩm tinh xảo
từ bàn tay khéo léo của những người thợ ở các phường nghề, phố nghề
Ngày nay, ta vẫn xem “36 phố phường” của Hà Nội là khu phố cổ Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố đã thay đổi, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm
mà người thợ Thăng Long làm ra đã một thời vang bóng mãi ăn sâu trong trái tim người Hà Nội
3 Khái quát về hai phố Hàng Mã, Hàng Trống
3.1 Phố Hàng Mã
- Giới hạn, vị trí địa lý
Hàng Mã là một phố nhộn nhịp nằm trong khu 36 phố phường của
Hà Nội, nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Phố Hàng
Mã có chiều dài khoảng 350 m, đường phố rộng khoảng 8 m, diện tích là
Trang 1827,52 m2 nối phố Hàng Chiếu đến phố Phùng Hưng, cắt ngang hàng Lược - Chả Cá, Hàng Đồng - Hàng Rươi, Hàng Gà - Hàng Cót
Phố Hàng Mã là đất cũ của thôn Vĩnh Hanh và Yên Phú, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm Hai thôn xưa
bị ngăn cách nhau bởi đoạn sông Tô Lịch đi từ Thụy Khuê ra sông Hồng Do vậy, trước thế kỉ XX, ở Hàng Mã đã có lợi thế phát triển kinh tế đường sông
Ngày nay, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như vẫn liền với nhau Thời Pháp thuộc, đường phố được đặt tên chung là Rue du Cuivre (Hàng Đồng), hiện nay nó được gọi là Hàng Mã
- Dân cư:
Phố Hàng Mã trước đây chia làm hai đoạn, bị ngăn cách bởi sông Tô Lịch Đoạn phố phía Đông trên đất thôn cũ Vĩnh Hanh vẫn có tên gọi thông thường là Hàng Mã Dân ở đây chủ yếu là người làng Tân Khai (Hàng Sắt
và Cổng Đục) dọn đến mở cửa hàng bán giấy, đồ mã nhỏ, đó là đồ hàng giấy dùng trang trí hoặc và đồ mã để cúng lễ
Đoạn phía Tây mang tên cũ Rue du Cuivre (Hàng Đồng), thời Pháp trên đất làng Yên Phú ở bên bờ Nam sông Tô Lịch là nơi tập trung những người bán đồ đồng Họ hầu hết là người làng Đê Cầu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Những người ở đây làm ăn khá phát đạt nên họ về làng xây đình riêng
Sau năm 1954, đoạn phố có tên cũ Rue du Cuivre (Hàng Đồng) không còn bán đồ đồng nữa vì đồng là mặt hàng do Nhà nước quản lý và có nhiều gia đình di cư vào Nam Một vài nhà còn bán những thứ đồ đồng nhỏ
và gò đồng lá làm nồi sanh thì ở bên phố Hàng Đồng mới
- Kiến trúc
Phố Hàng Mã nổi tiếng với kiến trúc đặc sắc là nhà hình ống và nhà chồng diêm Nhà hình ống với chiều dài và bề rộng có giới hạn nhưng người dân ở đây đã sáng tạo nên không gian ở, thờ phụng, nghỉ ngơi, sản
Trang 19xuất và buôn bán đều hợp lý, vẫn có cả khoảng không để đưa thiên nhiên vào trong nhà Nhà chồng diêm là loại nhà hai tầng không hoàn toàn với gác xép có cửa giả hoặc cửa cỡ nhỏ Loại nhà này ngoài mái ngói nghiêng xuống mặt phố còn có mái tranh vẩy thêm ra vỉa hè.
Hiện nay, một số nhà thịnh vượng, nhà cửa được làm theo kiểu mới, nhà làm từ xưa theo kiểu cổ còn lại rất ít Riêng chỗ ngã năm đầu phố Chả
Cá, Hàng Đồng vẫn còn tồn tại hai căn nhà cổ lụp xụp (nhà số 33 và 35)
- Các nghề thủ công
Trước thời Pháp thuộc, Hàng Mã là nơi bán các đồ mã nhỏ (ở phía Đông phố), các sản phẩm đồ đồng (ở đoạn phía Tây) và có một mặt hàng đặc biệt chỉ bày bán vào khoảng thời gian cố định từ 20 đến 30 tháng Chạp hàng năm, đó là các món đồ cổ Tuy nhiên, trong ba mặt hàng này thì đồ đồng là hàng đúc sẵn đặt tại các lò đúc của phường Ngũ Xã, đồ cổ do dân chơi các tỉnh (chủ yếu là dân Nam Định và Hưng Yên) mang đến bán, chỉ
có hàng mã là sản phẩm mà dân Hàng Mã đã có thời gian tự tay làm ra, và cho đến nay, phố vẫn mạnh về kinh doanh mặt hàng này Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát sự biến đổi văn hóa ở phố nghề Hàng
Mã, người viết chú trọng đến sự biến đổi văn hóa trong sản xuất và kinh doanh hàng mã
3.2 Phố Hàng Trống
- Giới hạn, vị trí địa lý
Phố Hàng Trống là một trong những phố được thành lập sớm nhất ngay từ thời Lý Trần với tên gọi là phường Tàng Kiếm, đoạn cuối phố thời
đó có tên là phố Hàng Thêu Thời Pháp thuộc, phố Hàng Trống có tên là Jules Ferry Phố dài khoảng 400 m, nguyên là đoạn đê cũ đã có từ lâu, mặt phố cao hơn đường, lại sát hồ nên con đường ngang đi từ Hàng Trống xuống Bờ Hồ là một đường dốc dài Phố này nằm trên đất cũ của mấy thôn:
Cổ Vũ (giáp ngã tư Hàng Gai, Hàng Hài), Khánh Thụy hữu (đoạn giữa) và
Tự Tháp (quãng ngã ba phố Nhà Thờ) thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ
Trang 20Xương xưa Cuối thế kỉ XIX, phố có tên là phố Hàng Thêu Sau cách mạng tháng Tám, phố Hàng Thêu đổi tên thành phố Hàng Trống như ngày nay.
- Dân cư và các nghề thủ công
Gọi là Hàng Trống nhưng từ xưa, phố này là nơi quy tụ của ba nghề thủ công chính là nghề làm trống, nghề làm tranh và nghề thêu, ngoài ra còn có thêm một số nghề thủ công khác như: nghề làm lọng, tàn tán, nghề khảm xà cừ
Đầu phố là đất cũ của thôn Cổ Vũ, có một số cửa hàng làm và bán các loại trống cái, trống con, trống chầu, trống cơm, trống khẩu Tang trống được làm bằng gỗ, mặt bưng bằng da dê hoặc da trâu, đóng đinh tre, căng thừng bằng chão theo lối cổ truyền Mấy cửa hàng này đều tập trung bên dãy số chẵn Nghề làm trống này là của người làng Liêu Xá (huyện Yên
Mĩ – Hưng Yên)
Tiếp đến là mấy cửa hàng bán tranh vẽ, đây là nơi người dân có thể tìm mua các sản phẩm của dòng tranh dân gian Hàng Trống như tranh thờ, tranh trang trí, tranh dán Tết, tranh lịch sử… Nghề làm tranh này của dân làng Tự Tháp sở tại Tuy nhiên, những cửa hàng tranh này không nhiều
Sau các hàng tranh là đến các cửa hàng bán đồ điện thờ như: kiếm, gươm, lệnh, lọng, tàn tán… Nghề làm lọng, tàn tán là của người làng Đào
Xá (huyện Thường Tín, Hà Tây)
Đoạn giữa phố Hàng Trống là đất thôn cũ Khánh Thụy hữu Đây là nơi sản xuất và bán các mặt hàng thêu của dân làng Hướng Dương, Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Tây)
Đoạn cuối phố có thêm nghề khảm xà cừ Nghề này trước làm ở Tràng Tiền, Hàng Khay, sau vì ở Tràng Tiền hiệu Tây chiếm hết chỗ nên họ phải chuyển sang phố Hàng Khay và một số về phố Hàng Trống
Trang 21Như vậy, có thể thấy Hàng Trống là nơi quy tụ rất nhiều nghề thủ công Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ chọn nghề làm tranh Hàng Trống làm đối tượng chính để nghiên cứu, khảo sát
Trang 22CHƯƠNG HAI KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA SẢN XUẤT
Ở PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG
Các phố nghề ở Hà Nội đều có đặc trưng là không gian nhà ở vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi buôn bán các sản phẩm thủ công nghiệp Hiện nay, phố nghề đã thay đổi nhiều Phố Hàng Mã vẫn là nơi buôn bán các sản phẩm vàng mã, đèn trung thu… nhưng văn hóa sản xuất của một thời nay
đã lùi vào dĩ vãng Phố Hàng Trống vẫn là nơi bán tranh nhưng tiếc thay, không thể tìm thấy được một bức tranh dân gian Hàng Trống nào trong hàng chục cửa hàng tranh mới Thế nhưng, những nét đẹp trong văn hóa sản xuất thì vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay
1 Hàng mã ở phố Hàng Mã
1.1 Hàng mã, quá trình phát triển, hiện trạng của việc sản xuất hàng mã
Hàng mã là những đồ làm bằng giấy hoặc tre nứa, bên ngoài dán giấy trang trí, bắt chước đồ thật, dùng để cúng cho người chết theo tập tục dân gian có từ lâu đời ở Việt Nam Đối với những người thợ làm hàng mã, từ thời xa xưa các cụ ta có danh từ gọi tên họ là thợ “hoa man” (hoa: có nghĩa
là đẹp, tinh tế; man: làm giả; hoa man có nghĩa là người làm ra những thứ hàng giả đẹp và tinh tế), còn những sản phẩm họ làm ra được gọi là hàng
mã có nghĩa là hàng chỉ có vẻ đẹp bên ngoài Ngày nay, tên gọi hàng mã vẫn còn thông dụng nhưng riêng tên gọi thợ “hoa man” thì đã mất đi, thay vào đó, họ gọi bằng một tên chung đó là thợ thủ công
Chỉ trong vòng một thế kỉ, tính từ đầu thế kỉ XX đến nay, việc sản xuất hàng mã trên phố Hàng Mã đã có nhiều thay đổi Có thể tạm chia quá trình phát triển của hàng mã ra làm ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn một: từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930;
- Giai đoạn hai: từ năm 1930 đến những năm đổi mới;
Trang 23- Giai đoạn ba: từ khoảng 1986 đến nay.
Tuy nhiên, việc phân chia giai đoạn này chỉ mang tính chất tương đối, bởi hàng mã là sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh, tinh thần của con người, dù cho bộ mặt kinh tế, xã hội, chính trị có thay đổi, văn hóa tâm linh vẫn có một sức ỳ lớn hơn, lại không dễ gì thể hiện sự thay đổi ở trên bề mặt
Trước đây, khoảng những năm đầu thế kỉ XX, hàng mã đúng như tên gọi của nó là những sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh, các mặt hàng cũng tương đối đơn giản
Ở Hà Nội, có một phố được người dân biết đến là trung tâm của vàng
mã, đó là phố Hàng Mã Thực ra từ trước đến nay, hoạt động sản xuất ở phố Hàng Mã không nhiều, thậm chí, vào những năm đầu thế kỉ XX, Hàng Mã vẫn chỉ là một đoạn phố nhỏ chuyên làm và bán các đồ mã nhỏ và đồ mã để cúng lễ (mũ thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy…) do dân làng Tân Khai (Hàng Sắt và Cổng Đục) dọn đến làm và bán Đồ mã nhỏ thì được làm tại đây còn những đồ mã lớn dùng cho tang lễ (minh tinh nhà táng) hoặc đám làm chay, đám lễ cầu mát đầu hè (hình Quan Ôn, voi ngựa, thuyền rồng, lính tráng…) thì được đặt làm bên phố Mã Mây (gần phố Hàng Bạc) Phân tích việc sử dụng hàng mã trong giai đoạn này, học giả Nguyễn Văn Vĩnh
đã ghi lại trong những trang viết về Tết: “Lòng thành kính của những người giầu cũng như của những người nghèo, trong vấn đề thuộc về ăn uống, vì rằng người ta chỉ dâng lên cho tổ tiên những thứ mà họ có thể dành cho bản thân họ May thay, những người đã chết chỉ ăn một cách tượng trưng những thứ mà người sống dâng lên Chi phí phụ thêm trong những ngày đầu năm mới, dành cho tổ tiên, như vậy chỉ có tiền mua đồ mã: quần áo, mũ nón, giầy dép, lụa là, vải vóc và những tiền âm phủ đủ các loại, những đồ mã đại diện cho những giá trị giầu có hơn nhiều so với giá tiền mua nó và gia đình chỉ mất công lựa chọn những chủng loại thích hợp” (Báo L'Annam Nouveau, Số 415 ngày 3/2/1935) Đoạn văn này không
Trang 24chỉ cho chúng ta biết một số loại đồ mã thường dùng mà còn khắc họa vai trò của nó đối với cuộc sống của những người dân nghèo thành thị, và còn nói rõ lí do người ta thích mua đồ mã: trong khi thức ăn dâng cúng phải là
thức ăn thật thì “đồ mã đại diện cho những giá trị giầu có hơn nhiều so với giá tiền mua nó”
Từ khoảng những năm 1930 đến trước đổi mới, hàng mã ở phố Mã Mây tàn, các gia đình ở phố Mã Mây chuyển sang phố Hàng Mã gần Đồng Xuân và tiếp tục làm hàng mã Khi các gia đình này chuyển tới phố Hàng
Mã mang theo cả kĩ thuật và cách làm đồ mã lớn đến đây Tuy nhiên, vào thời đó, việc thờ cúng rất đơn giản nên các đồ mã cũng chỉ có quần áo, ấm chén, nồi niêu… Chỉ vào các dịp lễ tiết như lễ “cầu mát” đầu hè, rằm tháng bảy, hầu hết các gia đình đều đốt đồ mã cho thân nhân mới chết nên thuở đầy đủ các vật dụng trong nhà, đến cả gia súc, hình nhân nô bộc… để gửi xuống âm phủ thì các cửa hàng ở phố Hàng Mã mới làm nhiều hàng hơn gấp hai, ba lần bình thường
Vào giai đoạn đó, phố Hàng Mã đã rất nhộn nhịp vào những ngày giáp Tết trung thu Bác Nguyễn Văn Hiệp - thành viên trong Hội Người cao
tuổi phường Hàng Mã - rất xúc động khi nhớ lại kỉ niệm thời ấu thơ: “Mỗi dịp Tết Trung thu, phố Hàng Mã rất lộng lẫy, chỉ đi ngắm thôi cũng đã rất thích, những người thợ thủ công làm và bán đèn xếp, đèn kéo quân, đèn sư
tử ngay ở hai bên đường phố ”.
Giai đoạn từ sau 1986 đến nay, hoạt động sản xuất ở phố Hàng Mã giảm dần, có giai đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng mã gần như bị
“xóa sổ” do chính sách bài trừ mê tín dị đoan của Đảng và Nhà nước ta Trong vòng mười năm trở lại đây, số lượng các gia đình vừa sản xuất, vừa kinh doanh ở Hàng Mã rất ít Theo kết quả khảo sát, hiện nay, trên toàn tuyến phố Hàng Mã chỉ có duy nhất một hộ vừa sản xuất, vừa kinh doanh mặt hàng mã (số nhà 21) Sản phẩm chính mà họ làm là đèn lồng và đầu sư
Trang 25tử Tuy nhiên, gia đình này cũng không sản xuất ngay tại cửa hàng trên phố Hàng Mã mà làm tại cơ sở sản xuất ở vùng ngoại thành Hà Nội
Sở dĩ hiện nay, hàng mã không được làm trực tiếp tại cửa hàng bởi hai lý do chính đó là thiếu mặt bằng sản xuất và độ chuyên nghiệp của nghề Như ta đã biết, kiểu nhà phổ biến ở Hàng Mã là nhà ống và nhà chồng diêm, hẹp ngang và kéo dài vào bên trong, nhà ở cũng đồng thời là nơi buôn bán kinh doanh, hàng hóa bầy trong cửa hàng nhiều, không có nơi để sản xuất Bên cạnh đó, hiện nay đội ngũ lao động ở phố hàng mã tương đối trẻ,
độ chuyên nghiệp trong sản xuất gần như là không có Chính vì vậy mà phố Hàng Mã hiện nay, kĩ thuật sản xuất gần như đã không còn
1.2 Kỹ thuật sản xuất
Trước đây, người dân phố Hàng Mã chuyên làm các đồ mã nhỏ trong
đó có các loại hoa giấy dùng để trang trí và để thờ cúng Việc chuẩn bị nguyên vật liệu làm hoa giấy hết sức đơn giản, trước hết là việc chọn mua giấy màu Bí quyết để làm được bông hoa giấy đẹp là phải chọn mua giấy màu có màu sắc tươi tắn, rực rỡ, chọn mua được càng nhiều màu thì bó hoa càng đẹp Các loại giấy màu này thường được đặt mua với số lượng lớn từ Nam Định, giấy màu xanh dùng làm lá và cuốn cành còn giấy màu đỏ, màu hồng, màu điều… dùng làm nụ và cánh hoa Ngoài giấy màu, để làm được hoa giấy thì không thể thiếu các nguyên vật liệu khác như: nứa cây chẻ nhỏ, dây thép để làm cành hoa, hồ dán, dao sắc để chẻ nan và kéo để cắt giấy làm lá và hoa và đặc biệt là đôi bàn tay khéo léo của người thợ
Khi đã có đủ nguyên vật liệu cần thiết, người thợ bắt tay vào thực hiện các công đoạn làm làm cành, lá và cánh hoa Để làm cành, người thợ chẻ cây nứa ra thành nhiều nan nhỏ có độ dài bằng nhau (khoảng 40 cm) và vót nhẵn các nan, sau đó họ đem đi nhuộm màu xanh lá cây, xanh lục cho các cành nứa này Cũng có những hộ gia đình không nhuộm màu mà quấn giấy màu xanh lục quanh thân của nan nứa, với cách làm này, cành hoa
Trang 26trông giống thật hơn Sau khi đã có cành, người thợ tiếp tục dùng giấy màu xanh lá cây để cắt lá Lá cây được cắt hàng loạt, có những nhà cẩn thận còn tỉa thêm răng cưa để tăng thêm phần sinh động cho chiếc lá
Nụ và hoa được cắt từ giấy màu hồng, màu đỏ hoặc màu điều, đây là những màu cơ bản giúp cho bông hoa giấy thêm rực rỡ Hoa được ghép từ nhiều cánh giấy cùng màu, đơn giản thì người ta chỉ cắt cánh hoa rồi xếp chồng các cánh lên nhau, xỏ dây thép qua để làm cuống hoa và nhụy hoa Muốn đẹp hơn, người ta gập giấy thành từng gợn sóng nhỏ, xếp chồng lên nhau rồi mới đem đi cắt và xỏ dây thép làm cuống và nhụy Công đoạn cuối cùng để hoàn thành bông hoa là đính lá và nụ hoa lên trên cành bằng hồ dán Một cành có thể có một, hoặc ba bông hoa tùy thuộc vào cách bố trí của người thợ Riêng đối với hoa thờ, cánh hoa thường làm to hơn, có thể điểm xen kẽ cả những hoa làm bằng giấy trang kim để bông hoa vừa có màu sắc rực rỡ lại vừa thêm phần tôn nghiêm
Hiện nay, nghề làm hoa giấy ở Hàng Mã đã không còn và kỹ thuật làm hoa giấy trước đây dường như bị lãng quên Thay vào đó là các loại hoa được làm bằng giấy trang kim, những cành vàng lá ngọc được nhập về từ Trung Quốc Bên cạnh đó, các mặt hàng mã phục vụ cho nhu cầu tâm linh được nhập ở hai nguồn chính là làng Cót (Yên Hòa – Cầu Giấy) và làng Đông Hồ (Thuận Thành – Bắc Ninh)
Làng Đông Hồ vốn nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, nhưng do
xu thế phát triển của xã hội, nghề tranh đã không còn tồn tại được, thay vào
đó, nghề làm vàng mã đã đem lại thu nhập chính cho các gia đình nơi đây Ở làng Đông Hồ, cứ vào khoảng cuối tháng 6 dương lịch hàng năm, cả làng lại bắt tay vào làm hàng cho rằm tháng bảy và rằm tháng tám Thanh niên, ông già, bà lão, trẻ con đều có thể tham gia làm hàng Vào những dịp này, có khi các gia đình làm nghề còn phải huy động thêm lực lượng lao động làm thuê ở nhiều xã khác mới cung cấp đủ lượng hàng xuất đi các tỉnh trong cả nước
Trang 27Làng nghề hiện nay cũng đạt được mức độ chuyên môn hóa cao Cả làng Đông Hồ đều làm hàng mã nhưng không nhà nào phạm đến “đất” của nhà nào, nhà thì chuyên làm quần áo; nhà thì chuyên làm bát đĩa, ấm chén; nhà làm nón, mũ bảo hiểm; nhà làm ô tô, xe máy, xe đạp, nhà làm hình nhân, ngựa lọng Ngay cả nguồn nguyên liệu như: Giấy bồi, giấy trắng, giấy quét màu, giấy sơn, khung tre nứa… cũng có nhà cung cấp chuyên biệt.
Ở làng Đông Hồ, người ta sản xuất chính vào ban đêm, ban ngày, lao động chính trong nhà vẫn ra đồng và với bất cứ gia đình nào – ngay cả đại
lý bán vàng mã – thì việc làm hàng mã cũng chỉ là một nghề phụ để thêm chi tiêu trong gia đình và lo cho con cái đi học Tuy nhiên, trên thực tế, nghề làm hàng mã đem lại thu nhập khá và cuộc sống ổn định cho người dân làng Đông Hồ nhiều năm nay
Làng Cót thì lại được coi là trung tâm của tiền Âm phủ Tại đây, họ không chỉ làm công việc in mà còn kiêm luôn cả việc sản xuất ra giấy để in tiền âm phủ Kỹ thuật làm giấy ở đây vẫn còn rất thô sơ, từ chiếc máy cán giấy, những tờ giấy bản màu trắng đục đều đặn được in ra, rồi được đem ra phơi khô trước khi in Việc in cũng mang tính chất thủ công không kém việc làm giấy Mẫu tiền được thuê vẽ bởi các họa sĩ ở Hà Nội, sau khi đã có mẫu, họ đem về cho thợ chuyên môn trong làng làm khuôn bằng đồng rồi đặt vào máy in Cứ hai người một máy, một người in còn một người lấy những tờ đã in xong ra khỏi khuôn cho khỏi bị lem Công đoạn cuối cùng là cắt xén cho kích cỡ tiền đều nhau Họ dùng những dao xén giấy lớn, có vô lăng quay tay, cắt từng xấp tiền rất dày và bó lại thành từng bó lớn
Tiền Âm phủ cũng rất phong phú, có cả tiền vàng, tiền Việt Nam, đô
la Mỹ, nhân dân tệ của Trung Quốc với nhiều mệnh giá khác nhau Chất lượng giấy in tiền cũng được phân chia ra nhiều loại, các loại giấy xấu, xỉn màu và mủn hơn thường được tiêu thụ ở các tỉnh trung du, miền núi, riêng
Hà Nội và một số thành phố lớn thì tiền Âm phủ có chất lượng tương đối tốt, giấy sáng màu, in cũng rõ nét hơn
Trang 28Bên cạnh việc in tiền âm phủ, làng Cót cũng là nơi sản xuất nhiều mặt hàng mã như: nhà cửa, xe máy, ô tô, hình nhân… Nghề làm vàng mã đã làm giàu cho nhân dân làng Cót.
Như vậy, có thể thấy từ nhiều năm trước, khi mà nền kinh tế của nước ta còn trong giai đoạn khó khăn thì việc sản xuất hàng mã chủ yếu mang tính thủ công, do bàn tay khéo léo của người thợ làm nên, và sản phẩm hàng mã cũng hết sức đơn giản Nghề làm hàng mã cũng đã trải qua những giai đoạn bấp bênh nhưng chưa bao giờ mất bởi nước ta có truyền thống thờ cúng tổ tiên từ ngàn xưa Và cho đến những năm gần đây, hoạt động sản xuất hàng mã ngày càng sôi động trở lại Tính chất của việc sản xuất cũng thay đổi, ngày càng chuyên môn hóa cao và kỹ thuật sản xuất có
sự kết hợp giữa hình thức truyền thống và hiện đại Với những người sản xuất hàng mã thì hàng hóa của họ không bao giờ sợ ế thừa hay không tiêu thụ được bởi vì ở bất cứ đâu, người mua cũng luôn luôn có nhu cầu trong việc cúng bái, giỗ chạp, ma chay
2 Tranh Hàng Trống ở phố Hàng Trống
Tranh Hàng Trống là sản phẩm dân gian, được sinh ra do nhu cầu xã hội, thích ứng với nhu cầu văn hóa trong từng giai đoạn lịch sử của kinh đô Thăng Long xưa Dòng tranh này lớn dần, phát triển phong phú và đa dạng theo năm tháng cùng với sự lớn mạnh của các ngành nghề trên đất Thăng Long – Hà Nội Tranh dân gian Hàng Trống có đối tuợng phục vụ chính là tầng lớp thị dân - những người có tiền
Trước khi trở thành hàng hóa mua bán trên thị trường, có lẽ bước đầu
nó chỉ là những bản in nét đen minh họa cho kinh Phật ở các chùa lớn (chốn Tổ) hoặc cũng chỉ là những bản minh họa phù trợ cho những loại lịch được tòa Tư thiện giám (có từ thời Trần, thời Lê) in ra để triều đình sử dụng và ban phát cho các quan lại cùng các thứ dân vào dịp đón mừng năm mới, vui Tết Nguyên Đán hàng năm
Trang 292.1 Các thể loại tranh Hàng Trống
- Tranh thờ
Nhắc đến tranh dân gian Hàng Trống, có một mảng vô cùng quan trọng không thể không nhắc tới, đó là tranh thờ Trước tiên phải kể đến những tranh thờ có đề tài Phật giáo như tranh vẽ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm hay tranh Thập điện Diêm vương… Tranh thờ Phật giáo được treo trong các chùa chiền là chủ yếu Ngoài ra còn có tranh thờ mang màu
sắc Đạo giáo được treo trong các điện thờ của đạo Mẫu như các tranh Tam phủ, Tứ phủ, Tam tòa thánh mẫu, tranh Ông Lốt (Lốt là rắn thần thoại có ba đầu chín đuôi), tranh Ngũ hổ, tranh Hắc hổ, Bạch hổ, tranh đức Thánh Trần, tranh ông Hoàng, cậu Quận
Những bức tranh thờ thường có
màu sắc mạnh, tươi sáng, rực rỡ, tiêu
biểu như bức tranh Ngũ hổ thường được
treo trong các điện thờ của đạo Mẫu
Tranh Ngũ hổ có bố cục cân đối, vẽ năm
con hổ, mỗi hổ một màu: trắng, đen,
xanh, đỏ, vàng tượng trưng cho năm vị
thần ở năm phương Bắc, Nam, Đông,
Tây và trung tâm
Bức tranh Ngũ hổ còn thể hiện
Ngũ hành theo quan niệm của người
phương Đông: Thanh Hổ - phương Đông ứng với Mộc khu (màu xanh); Bạch hổ - phương Tây ứng với Kim khu (màu trắng); Xích hổ - phương Nam ứng với Hỏa khu (màu đỏ); Hắc hổ - phương Bắc ứng với Thủy khu
(màu đen); Hoàng hổ - trung tâm ứng với Địa khu (màu vàng) Tranh Ngũ
hổ có nhiều đường nét, màu sắc dày đặc Tuy vậy, các nghệ nhân đã cố ý để
lại những mảng trống vừa phải, thuận mắt và vừa đủ để cân bằng bố cục
Tranh Ngũ hổ
Trang 30cho toàn bộ bức tranh, đồng thời cũng gợi cho người xem cảm giác về không gian với bầu trời xanh và những cuộn mây trắng.
Tranh thờ Hàng Trống có tính thẩm mĩ cao Chẳng hạn, nếu ta bỏ đi những chi tiết tôn giáo như ấn kiếm, cờ lệnh… thì bức tranh hổ sẽ trở thành một tác phẩm dân gian có giá trị nghệ thuật, từ ánh mắt, chòm râu, dáng hổ đứng, hổ ngồi… đều toát lên sức sống mãnh liệt Bởi vậy, tuy là tranh thờ nhưng tranh Hàng Trống không mang lại cho người xem cảm xúc nặng nề của tôn giáo mà là cảm xúc trần tục, đầy nhựa sống
Mặc dù tranh có đề tài mang tính tôn giáo thần bí song cách bố cục cân bằng, đăng đối và tập trung về điểm giữa bức tranh lại mang đậm tính dân gian Tỉ lệ các hình tượng không phụ thuộc vào luật phối cảnh xa gần mà phụ thuộc vào vị thế của nhân vật trong thế giới tôn giáo, thần linh hay xã hội Đây cũng là nét đặc trưng của nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống
- Tranh chúc tụng
Đây là mảng tranh thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người đồng thời cũng mang ý nghĩa là lời chúc tốt lành, may mắn
Tranh chúc tụng Hàng Trống có một số bộ nổi tiếng như bộ tranh tứ
bình với đề tài Tứ quý vẽ các loài hoa, cây cỏ và các loài thú vật, chim
muông tượng trưng cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa xuân thường
vẽ cảnh Mai – Điểu (hoa mai và chim) hoặc Trúc – Mai, đây chính là tín hiệu của mùa xuân tươi tốt Mùa hè thường vẽ cảnh Liên – Áp (hồ sen vịt bơi tung tăng), gợi sự thanh bình Mùa thu thường vẽ cảnh Cúc – Điệp (hoa cúc và bướm), loại hoa đặc trưng cho mùa thu Mùa đông thường vẽ cảnh Tùng – Lộc (hươu và cây tùng), đây là loại cây xanh tốt ngay giữa những ngày mùa đông lạnh giá, tượng trưng cho sức sống hiên ngang mãnh liệt
Ngoài ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên trong các tiết của một năm, hy vọng một năm mới yên bình, tốt đẹp và phồn thịnh, khách mua tranh thông thạo Nho học còn giải nghĩa các bức tranh cho thấy ẩn ý sâu sa
Trang 31của người vẽ tranh Ví dụ: Hình ảnh của con hươu được “tán” là: chữ Lộc trong Bổng lộc (Hươu trong chữ Hán là Lộc) Tranh vẽ hươu (lộc) còn có ý chúc phúc cho người ta được hưởng nhiều bổng lộc
Bên cạnh bộ tranh tứ bình, tranh Hàng Trống cũng có nhiều bộ nhị bình mang nội dung chúc phúc Người chơi tranh ưa vẻ đẹp thẩm mỹ cao
sang của bộ đôi tranh: Cá chép trông trăng (với dòng chữ đề trên tranh: Phú nguyệt) và Chim công đậu cành phù dung (với dòng chữ đề: Phú quý cao
quan đồ)
Bộ nhị bình: Cá chép trông trăng và chim công đậu cành phù dung
Người am hiểu chữ Hán còn coi bộ tranh này như một đôi câu đối chúc tụng: thành đạt – phú quý, bởi vì ngoài chữ đề trên tranh, hình vẽ còn
có hàm ý chữ Hán: Ngư là con cá, khi phát âm là “Yú” đồng âm với cách phát âm chữ Dư là dư thừa, người ta cho rằng đó là lời chúc phúc: mong cho của cải được dư thừa Hình ảnh con cá ngắm trăng là một hình tượng quen thuộc trong nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam từ lâu đời, tượng
Trang 32trưng cho sự phấn đấu, thành đạt của con người Ý nghĩa của bức tranh
được bắt nguồn từ tích truyện dân gian “Cá chép vượt vũ môn hóa Rồng”:
Mồng bốn cá đi ăn thề Mồng tám cá về cá vượt vũ môn
Hình ảnh này rất giống những người học trò phải trải qua thi cử (vượt
vũ môn) để từ độc thư nhân (người đọc sách – phận con cá) trở thành quan nhân (người làm quan – phận con rồng) Còn hình ảnh chim công có bộ lông tuyệt đẹp, đỏm dáng, hay xòe ra múa là tượng trưng cho sự thịnh trị, thái bình, no đủ Kinh thành Thăng Long, nơi tập trung sĩ tử Hán học bốn phương về dự thi Hội, thi Đình của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam thì
bộ tranh Công – Cá như một khích lệ, chúc cho sĩ tử gặp được cảnh thành đạt, trở thành Ông Trạng, Ông Nghè ra tay kinh bang tế thế
Tranh chúc phúc Hàng Trống còn có: Tranh Tam đa với hình ảnh ba
cụ già với đàn cháu vây quanh, tất cả các gương mặt trong tranh từ người lớn đến trẻ nhỏ đều lộ vẻ vui tươi, hạnh phúc Tranh mang ý nghĩa chúc
hạnh phúc (Phúc), giàu sang (Lộc) và hưởng thọ dài lâu (Thọ) Tranh Thất đồng là hình ảnh bảy đứa trẻ bụ bẫm, trông giống như bột nặn đang vây quanh một gốc đào và tìm cách hái quả đào tiên trường thọ Tranh Tử tôn vạn đại vẽ một đàn con cháu đang chơi đùa vui vẻ, tranh có ý nghĩa chúc
cho sự nối đời dài lâu
Trong một quốc gia chịu ảnh hưởng lâu dài của Nho học, nhất là tại Kinh đô Thăng Long – Hà Nội xưa thì các tranh có đề tài hàm xúc, ý nghĩa như trên được phát triển và hoan nghênh hơn ở các dòng tranh dân gian khác là điều dễ hiểu
Trang 33Tranh tứ bình có nhiều bộ, nhưng đẹp hơn cả có lẽ là bộ tranh Tố nữ
Bộ tranh ca ngợi vẻ đẹp thanh cao và vi diệu của nghệ thuật âm nhạc với hình tuợng bốn người đẹp đang diễn tấu các loại nhạc cụ: sáo trúc, điểm
phách, múa quạt và đàn nguyệt Bộ tranh Tố nữ đã được nghệ thuật dân
gian Việt Nam thể hiện qua nhiều thế kỷ, được vẽ ở nhiều miền đất nước,
nhưng chỉ có tranh Tố nữ của Hàng Trống mới đạt tới độ tuyệt phẩm của
nghệ thuật tạo hình dân tộc kể từ đầu thế kỷ XX trở về trước
Tranh Tố nữ
Tranh có họa pháp tuyệt kỹ, nét vẽ khoáng đạt, nét khoan nét nhặt, nhịp điệu thoải mái phân minh không một chút ngập ngừng, không một nét ngượng mắt Màu sắc tranh nhuần nhụy, sâu lắng, dáng vẻ của các cô gái kín đáo mà vui tươi, các cô đều cổ cao ba ngấn, vấn tóc đuôi gà, mặc áo dài, quần lĩnh, dáng đứng chững chạc, sống động trong các tư thế diễn tấu âm nhạc: cô thổi sáo, cô đánh xênh, cô cầm quạt, cô gẩy đàn Bốn cô mỗi người một vẻ, cao thấp khác nhau, nhưng đều mang vẻ đẹp hài hòa theo những tiêu chuẩn cổ điển, truyền thống Ở mỗi bức tranh đều có một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thanh cao của nghệ thuật âm nhạc
- Ở bức tranh thứ nhất:
Thùy gia ngọc địch ám phi thanh Tán nhập xuân phong mãn Lạc thành
Trang 34Thử dạ khúc trung văn chiết liễu
Hà nhân bất khởi cố viên tình
Tạm dịch:
Nhà ai sáo ngọc tiếng mơ màng Theo gió xuân vào khắp Lạc Dương Vẳng vẳng đêm nay bài “chiết liễu”
Ai người không chạnh nỗi tha hương
- Bức tranh thứ ba:
Nhất điểm anh đào khải giáng thuần Lưỡng hàng toái ngọc phuốn dương xuân Hảo hoa phong niệu thiên chi mậu
Án triệt Dương Châu liên bộ tân
Tạm dịch
Môi son vừa hé nụ anh đào Răng ngọc hai hàng nhả diệu cao Trước gió nghìn cành hoa nhún nhẩy Gót sen lần nhịp đến Dương Châu
- Bức tranh thứ tư
Trang 35Song tiền tọa đối nguyệt sơ minh Hảo bả cầm lai khúc điểm tình Đản tả huy âm vi nhã thú Chỉ tương ngọc luật tự âm thanh
Tạm dịch
Trước song ngồi ngắm nguyệt đầu cành
Ôn chiếc cầm trăng dạo khúc tình Thánh thót tiếng tơ lòng hứng thú Lần theo ngọc luật, ghép âm thanh
Bốn bài thơ được viết bằng chữ Hán với bút pháp bay bướm, bố cục
ở phía trên tranh, tạo nên một sự hài hòa, cân đối giữa thi pháp, thư pháp và họa pháp, tôn vẻ đẹp của tranh đến độ hoàn mỹ Toàn bộ bốn bức tranh này toát lên một giá trị nghệ thuật rất đặc biệt: thanh thoát mới mẻ, ta có cảm giác như nó mở đường cho một dòng chảy nghệ thuật hiện đại – đổi mới của mĩ thuật Việt Nam tới thời điểm tranh ra đời
- Tranh truyện
Tranh truyện là loại tranh khai thác đề tài từ tích truyện Trung Quốc Xuân về Tết đến, ngoài chuyện chúc mừng, cầu mong thành đạt, người ta còn mong con cháu gìn giữ được gia phong nề nếp, hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ, hòa mục với anh chị em Với ý nghĩa này, các nghệ nhân Hàng
Trống đã chọn một trong các tích truyện để vẽ tranh Nhị thập tứ hiếu dựa
theo điển tích của 24 gương hiếu nghĩa mà các Nho gia tôn sùng Với đề tài
có nhiều nhân vật như thế này, người ta có thể thể hiện thành tứ bình (bốn bức) hoặc vẽ 24 bức tranh, mỗi bức nêu một gương hiếu nghĩa để giáo dục con cháu Đó là:
1 Hiếu động cảm thiên: Vua Thuấn có hiếu, được trời giúp trong sự nghiệp
2 Văn đế tiên thưởng thang dược: Vua Văn đế nhà Chu nếm thuốc trước khi dâng thuốc cho cha mẹ (quý cha mẹ hơn thân mình)
Trang 363 Tăng Tử kiết xỉ thông tâm: Dù đi lấy củi ở xa, lòng Tăng Tử vẫn hướng về người mẹ, ông thấy nóng lòng vội về để mẹ khỏi đợi trông.
4 Ngô Mãnh nhẫn văn bảo huyết: Ngô Mãnh để cho muỗi đốt mình, bảo vệ giấc ngủ yên cho bố mẹ
5 Hoàng Hương phiến chẫm ôn khâm: Hoàng Hương quạt nồng, ấp lạnh cho giường nằm của bố mẹ được mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
6 Lão Lai hý thái: Lão Lai tuổi đã 70 còn làm trò hề mua vui cho bố
hũ vàng, đủ sức nuôi mẹ, nuôi con
10 Vương Biên văn lôi khấp mộ: Nghe tiếng sấm, sợ mẹ giật mình, Vương Biên khóc thương bên mộ mẹ
11 Diễn Tử lộc nhũ phụng thân: Diễn Tử đội lốt hươu giả vắt sữa hươu nuôi mẹ Thợ săn bắt được định bắn, sau hiểu sự tình bèn giúp Diễn
14 Đinh Lan khắc mộc sự thân: Đinh Lan lấy gỗ làm tượng để phụng thờ cha mẹ