- Tranh sinh hoạt
2.3. Quá trình phát triển và hiện trạng của dòng tranh Hàng Trống Quá trình hình thành, phát triển
Quá trình hình thành, phát triển
Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón của Hà Nội xưa. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào cho biết đích xác thời điểm ra đời cũng như điều kiện ra đời của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Nhưng việc dòng tranh này chịu ảnh hưởng của các luồng tư tưởng văn hóa, tôn giáo, của các vùng miền, các dân tộc là một điều rõ rệt. Nó là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc, ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa hàng ngày. Nó là sản phẩm của tài nghệ, của lòng yêu nghệ thuật, sự thành tín của người dân đất Kinh kỳ - những người đã tạo nên một dòng tranh dân gian đậm chất Hà Nội.
Vào thế kỉ XVI, người ta đã biết đến sự có mặt của dòng tranh dân gian Hàng Trống qua bài thơ Tứ thời khúc vịnh của nhà thơ đương thời Hoàng Sĩ Khải. Bài thơ có đoạn tả cảnh Tết ở kinh thành Thăng Long, nhắc đến các bức tranh dân gian và thú chơi tranh Tết của người Hà Nội:
Chung Quỳ khéo vẽ nên hình Bùa đào cấm quỉ, phòng linh, ngăn tà
Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm Dưới thềm lầu, hoa điểm Thọ Dương
Rõ ràng, qua bốn câu thơ cũ ta thấy được khung cảnh ngày Tết, các gia đình ở kinh thành có treo những bức tranh Chung Quỳ cùng với các thần trừ tà ma khác vẽ trên gỗ đào, có tranh gà và cả tranh Tố nữ.
Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì dòng tranh Hàng Trống phát triển hưng thịnh nhất vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đây là những quang cảnh làm việc của các nghệ nhân tranh Hàng Trống được khách nước ngoài ghi lại vào cuối thế kỷ XIX:
Nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống xưa
“Những người làm tranh phần lớn họ ở trong những chiếc lều nhỏ mở toang hoác ra đường. Họ làm việc trên
một cái bàn để đủ các loại lọ màu. Những người thợ vẽ treo tranh trên tường nhà từ trần cho đến sàn nhà, nó còn có tác dụng như biển hiệu. Những tranh đó vẽ lại hoặc là những cảnh trong truyền thuyết cổ của người An Nam, hay là vẽ hoa lá, chim chóc, đôi khi là những con vật linh, như một con hổ lớn đang chuẩn bị vồ mồi, mà theo người An Nam đó là một ác thần. Những con hổ đó được vẽ bằng những
màu quái gở, có màu đỏ màu tím, màu trắng và cả màu xanh lá cây, với râu mép và vuốt bạc. Cạnh mỗi con hổ, nghệ sĩ còn vẽ một thanh kiếm đặt trên một cái gối đỏ, biểu tượng của sức mạnh. Sau thanh kiếm là một lá cờ hình tam giác, giống lá cờ các ông quan võ thường mang khi ra trận, trên có viết hai chữ Hán Ông Cọp. Nền phía sau vẽ những đám mây lớn bao quanh một mặt trăng đỏ như máu. Những loại tranh đó rất được người An Nam ưa thích. Và Ông Cọp có mặt trong nhiều nhà đặt trên một bàn thờ trong gian phòng khách. Đối với người bản xứ đây là một ác thần có thể gây nhiều tai họa, vì vậy phải van xin bằng những lời cầu khấn và cúng lễ…” [19;240].
Nhưng đối với người Việt Nam tranh Ngũ Hổ được thờ mang tính: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được dân gian hình tượng hóa là ông Ngũ Hổ thời Trần Hưng Đạo. Người dân Việt dùng tranh này để trừ ma, trừ tà khi gia chủ cần được trấn yểm.
Trong dòng tranh Hàng Trống, tranh thờ có mặt sớm nhất và có thời gian tồn tại lâu đời nhất, còn phần lớn tranh truyện, tranh sinh hoạt đều ra đời vào khoảng thời gian từ nửa đầu thế kỷ XX cho tới trước Cách mạng
tháng Tám 1945. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cũng là lúc tranh Hàng Trống bước vào giai đoạn suy tàn.
Sự lụi tàn của nghề tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống, cái nghề riêng và cũng là thú chơi xuân thanh lịch của người dân đất Hà thành đã tồn tại hàng mấy trăm năm giờ gần như tuyệt tích.
Từng là một sản phẩm tinh thần của hầu hết nhân dân chốn kinh kỳ cũng như khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, ấy vậy mà những năm gần đây, tìm được một bức tranh Hàng Trống đích thực không phải là dễ. Ngay cả trên phố Hàng Trống, nơi sản sinh ra dòng tranh nổi tiếng này, nơi vẫn lộng lẫy những phòng tranh hiện đại nhưng cũng không thấy bóng dáng bất cứ bức tranh dân gian Hàng Trống nào, tựa hồ như dòng tranh này chưa bao giờ xuất hiện vậy. Có lẽ bởi vậy mà khi được hỏi, nhiều thanh niên Hà thành hiện nay không hề biết đến sự có mặt của dòng tranh nổi tiếng này. Em Đào Thu Trang (Học sinh lớp 10 trường THPT Cầu Giấy – Hà Nội) trả lời “Đây là một bức tranh Đông Hồ” khi tôi chỉ cho em xem bức Lý ngư vọng nguyệt nổi tiếng của dòng tranh Hàng Trống. Phải chăng, nét đẹp văn hóa
này đã thật sự phai tàn trong trí nhớ cũng như trái tim của người Hà Nội! Những người Hà Nội đam mê và còn nhớ về dòng tranh này giờ đây đều đã bước sang tuổi “cổ lai hy”. Những nhà nghiên cứu, người đam mê dòng tranh Hàng Trống giờ muốn tìm xem tranh, chỉ có thể thấy ở trong Bảo tàng Mỹ thuật. Nhưng cũng may thay, có một người vẫn còn tâm huyết với những nét tinh hoa của dòng tranh này, đó là nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống: ông Lê Đình Nghiên.
Ông Lê Đình Nghiên sinh ra trong một gia đình có 7 anh em và là một gia đình có truyền thống về nghề tranh ở làng Bình Vọng (Thường Tín, Hà Tây). Cụ và ông nội ông đã mang nghề vẽ tranh ra lập nghiệp tại phố Hàng Trống (Hà Nội) từ những năm cuối thế kỉ XIX. Hiện nay, trong gia đình ông cũng chỉ có một mình ông theo nghề.
thuật Việt Nam. Công việc hàng ngày của nghệ nhân Lê Đình Nghiên tại Bảo tàng là vẽ, tu sửa, phục hồi dòng tranh dân gian Hàng Trống, và các loại tranh trên chất liệu giấy lụa, giấy dó. Chính vì vậy, nghiệp vẽ tranh dường như đã ăn sâu vào máu của ông.
Nghệ nhân Lê Đình Nghiên đang hoàn thiện bức tranh Tứ phủ
Xưởng vẽ của nghệ nhân Lê Đình Nghiên tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Theo ông Nghiên, gia tài lớn nhất đối với nghệ nhân tranh dân gian chính là những ván in được truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn đối với dòng tranh Hàng Trống là hiện nay số lượng bản khắc gỗ còn lại cũng chỉ xấp xỉ 30 ván. Trong các bản khắc gỗ lưu lại, bản lớn nhất khổ 120cm x 100cm, bản nhỏ nhất khổ 45cm x 30cm. Giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử của những bản khắc này là rất lớn. Bên cạnh đó, điều kiện bảo quản tranh Hàng Trống trong viện Bảo tàng cũng chưa thực sự tốt. Đó chính là nguyên nhân khiến cho việc bảo quản tranh gặp khó khăn.
Đối với nghệ nhân Lê Đình Nghiên, cùng với lòng đam mê là một sự lo âu, trăn trở khôn nguôi: liệu mai sau dòng trang Hàng Trống có bị mất đi? Bởi vậy, mỗi khi Tết đến, ông thường tổ chức các buổi giới thiệu tranh Hàng Trống với mong muốn những người Hà Nội trẻ hiện nay có thể hiểu được những nét bản sắc văn hóa của dòng tranh này. Khoảng bốn năm trở lại đây, anh Lê Hoàn, con trai út của nghệ nhân Lê Đình Nghiên, đang học vẽ tranh Hàng Trống để tiếp nối nghiệp cha.
Mặc dù ở phố Hàng Mã, các sản phẩm vẫn còn, thậm chí ngày càng phong phú và đa dạng hơn so với thời kỳ trước nhưng có một điều đáng buồn là kỹ thuật sản xuất đã không còn.
Phân tích nguyên nhân mai một nghề sản xuất đồ mã: sự “chuyên môn hóa” cao: người sản xuất tập trung ở làng nghề, người kinh doanh lập và phát triển phố nghề.
Phân tích cái được và cái mất của sản xuất đồ mã tại phố Hàng Mã: tập trung kinh doanh hơn, hiệu quả, lợi nhuận tốt hơn (vì giá sản xuất ở làng nghề sẽ rẻ hơn); tuy nhiên, nếu khôi phục vài cơ sở sản xuất ở chính phố nghề sẽ thu hút được ngành dịch vụ du lịch,
Bên cạnh đó, phố nghề Hàng Trống xưa kia vốn nổi tiếng với rất nhiều nghề thủ công - trong đó tiêu biểu là nghề làm tranh dân gian Hàng Trống - thì đến nay tất cả các nghề gần như đã bị “xóa sổ”, kể cả trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm tranh Hàng Trống hiện nay không có mặt trên thị trường nhưng kỹ thuật, nghệ thuật của dòng tranh này vẫn còn được nhiều sách vở ghi chép lại. Dường như ấn tượng về một dòng tranh nổi tiếng đất Kinh Kỳ vẫn chưa phai mờ trong ký ức những người có tấm lòng yêu vẻ đẹp truyền thống. Phải chăng đây là một nghịch lý, một câu hỏi lớn mà chưa có lời giải đáp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lụi tàn của nghề tranh Hàng Trống, trong đó phải kể đến chiến tranh và sự biến động liên tục của lịch sử. Bên cạnh đó, thú chơi tranh của người Hà Nội thay đổi khiến cho thu nhập của nghề làm tranh bấp bênh. Vì mưu sinh, hầu hết các nhà làm tranh Hàng Trống đều bỏ nghề gia truyền, chuyển sang kinh doanh buôn bán, nhiều nhà còn đốt bỏ hết dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc. Nhiều bản khắc gỗ của những bức tranh nổi tiếng vì vậy mà mất vĩnh viễn và không thể phục hồi. Chỉ trong vòng 50 năm, những hình ảnh về một Hàng Trống phồn thịnh với nghề làm tranh dân gian giờ đây chỉ còn là hoài niệm trong ký ức của nhiều người.
Xoay quanh sự lụi tàn của dòng tranh Hàng Trống cũng có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Nhiều người cho rằng, đây là một qui luật tất
yếu của lịch sử, khi mà các loại hình nghệ thuật dân gian đã không còn phù hợp với xu thế mới của cuộc sống thì nên nhường chỗ cho loại hình nghệ thuật hiện đại. Tuy nhiên, cũng có những người thật sự tiếc nuối cho sự ra đi của dòng tranh này, họ cho rằng đó là sự ra đi của bản sắc văn hóa dân gian đã từng phát triển phong phú và đa dạng theo năm tháng cùng với những thăng trầm trong lịch sử đất Thăng Long – Hà Nội.
Hiện nay, vẫn còn nhiều người tâm huyết lo ngại về sự biến mất của dòng tranh Hàng Trống. Do vậy, họ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nhiều buổi giới thiệu về dòng tranh này nhưng thực chất mới chỉ dừng lại ở khâu giới thiệu chứ chưa có chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển nghề vẽ tranh này. Bản thân nghệ nhân Lê Đình Nghiên cũng từng nung nấu ước mơ: “Từ lâu, tôi đã có ý định mở một phòng tranh ngay tại phố Hàng
Trống. Điều mong muốn duy nhất của tôi là gợi lại trong trí nhớ người Hà Nội một tài sản quý báu đang bị lãng quên. Nhưng điều này thật khó khăn khi tôi phải giải quyết một mình mà không có sự trợ giúp...”.
Sắp tới, thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức đại lễ kỉ niệm nghìn năm Thăng Long – Hà Nội. Sự góp mặt của loại hình nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống chắc chắn sẽ mang một ý nghĩa quan trọng, góp phần to lớn vào việc giữ gìn và phát huy nét đẹp của các ngành nghề truyền thống đất Thăng Long. Chính vì vậy, cần có những kế hoạch cụ thể để khôi phục, bảo tồn và phát triển dòng tranh này.
Tóm lại, sự mai một của các phố nghề cùng với kỹ thuật sản xuất ở phố phường Hà Nội là một quy luật tất yếu khi đất nước chúng ta chủ trương “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” một cách đồng loạt. Chỉ có điều, mối mâu thuẫn giữa nỗ lực phát triển kinh tế công nghiệp và việc gìn giữ bản sắc truyền thống chưa được chú trọng nghiên cứu đúng mức, và trong chừng mực nào đó, ở trường hợp này, Hà Nội đang dần mất đi nét đặc sắc của Thăng Long ngàn xưa.
CHƯƠNG BA