- Tranh sinh hoạt
2. Phố Hàng Trống
2.1. Các mặt hàng kinh doanh
Phố Hàng Trống không dài nhưng vào khoảng đầu thế kỉ XX, đây lại là nơi quy tụ rất nhiều nghề thủ công: nghề làm trống, nghề làm lọng, nghề làm tranh và nghề thêu… Trong đó, tranh dân gian Hàng Trống là một trong những mặt hàng có giá trị to lớn về nghệ thuật, là sản phẩm không thể thiếu trong gia đình mỗi người dân đất Hà thành.
Tranh Hàng Trống có hai loại: tranh thờ và tranh trang trí được bày
bán quanh năm; tranh Tết được bán vào dịp cuối năm cùng với tranh Đông Hồ… Những nghệ nhân thường làm và bán sản phẩm của mình ngay tại cửa hàng, đối tượng phục vụ là tầng lớp thị dân.
Hiện nay, do nhu cầu của thị trường đã có nhiều thay đổi nên trên phố Hàng Trống không còn giữ lại được nghề thủ công nào. Phố Hàng Trống hiện nay là một phố giàu với 9 nhà hàng, khách sạn lớn, đối tượng phục vụ chính là khách nước ngoài. Trên phố vẫn có 15 phòng tranh, gallery nhưng đây chủ yếu là trưng bày và bán tranh hiện đại, không hề thấy bóng dáng của tranh Hàng Trống; 23 cửa hàng chuyên quần áo thời trang, may mặc và các sản phẩm làm đẹp; 13 cửa hàng đồ lưu niệm các loại, trong đó có rất nhiều sản phẩm thêu ren mẫu mã phong phú; 9 công ty cổ phần...
Có thể thấy được rằng, cuộc sống hiện đại đang dần xâm nhập, dần thay thế những nét đẹp truyền thống một thời trên con phố này. Trước đây, Hàng Trống cũng là phố chuyên cung cấp các đồ dùng cho việc thờ cúng tâm linh như: võng, lọng, tranh dân gian Hàng Trống… Nhưng hiện nay, những nghề cũ đã không còn đủ sức cạnh tranh với nhu cầu thị trường nên đành nhường chỗ cho các mặt hàng kinh doanh mới.