0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tranh chúc tụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA PHỐ NGHỀ Ở HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG (HÀ NỘI) (Trang 30 -32 )

Đây là mảng tranh thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người đồng thời cũng mang ý nghĩa là lời chúc tốt lành, may mắn.

Tranh chúc tụng Hàng Trống có một số bộ nổi tiếng như bộ tranh tứ bình với đề tài Tứ quý vẽ các loài hoa, cây cỏ và các loài thú vật, chim muông tượng trưng cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân thường vẽ cảnh Mai – Điểu (hoa mai và chim) hoặc Trúc – Mai, đây chính là tín hiệu của mùa xuân tươi tốt. Mùa hè thường vẽ cảnh Liên – Áp (hồ sen vịt bơi tung tăng), gợi sự thanh bình. Mùa thu thường vẽ cảnh Cúc – Điệp (hoa cúc và bướm), loại hoa đặc trưng cho mùa thu. Mùa đông thường vẽ cảnh Tùng – Lộc (hươu và cây tùng), đây là loại cây xanh tốt ngay giữa những ngày mùa đông lạnh giá, tượng trưng cho sức sống hiên ngang mãnh liệt.

Ngoài ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên trong các tiết của một năm, hy vọng một năm mới yên bình, tốt đẹp và phồn thịnh, khách mua tranh thông thạo Nho học còn giải nghĩa các bức tranh cho thấy ẩn ý sâu sa

của người vẽ tranh. Ví dụ: Hình ảnh của con hươu được “tán” là: chữ Lộc trong Bổng lộc (Hươu trong chữ Hán là Lộc). Tranh vẽ hươu (lộc) còn có ý chúc phúc cho người ta được hưởng nhiều bổng lộc.

Bên cạnh bộ tranh tứ bình, tranh Hàng Trống cũng có nhiều bộ nhị bình mang nội dung chúc phúc. Người chơi tranh ưa vẻ đẹp thẩm mỹ cao sang của bộ đôi tranh: Cá chép trông trăng (với dòng chữ đề trên tranh: Phú nguyệt) và Chim công đậu cành phù dung (với dòng chữ đề: Phú quý cao quan đồ).

Bộ nhị bình: Cá chép trông trăng và chim công đậu cành phù dung

Người am hiểu chữ Hán còn coi bộ tranh này như một đôi câu đối chúc tụng: thành đạt – phú quý, bởi vì ngoài chữ đề trên tranh, hình vẽ còn có hàm ý chữ Hán: Ngư là con cá, khi phát âm là “Yú” đồng âm với cách phát âm chữ Dư là dư thừa, người ta cho rằng đó là lời chúc phúc: mong cho của cải được dư thừa. Hình ảnh con cá ngắm trăng là một hình tượng quen thuộc trong nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam từ lâu đời, tượng

trưng cho sự phấn đấu, thành đạt của con người. Ý nghĩa của bức tranh được bắt nguồn từ tích truyện dân gian “Cá chép vượt vũ môn hóa Rồng”:

Mồng bốn cá đi ăn thề Mồng tám cá về cá vượt vũ môn

Hình ảnh này rất giống những người học trò phải trải qua thi cử (vượt vũ môn) để từ độc thư nhân (người đọc sách – phận con cá) trở thành quan nhân (người làm quan – phận con rồng). Còn hình ảnh chim công có bộ lông tuyệt đẹp, đỏm dáng, hay xòe ra múa là tượng trưng cho sự thịnh trị, thái bình, no đủ. Kinh thành Thăng Long, nơi tập trung sĩ tử Hán học bốn phương về dự thi Hội, thi Đình của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam thì bộ tranh Công – Cá như một khích lệ, chúc cho sĩ tử gặp được cảnh thành đạt, trở thành Ông Trạng, Ông Nghè ra tay kinh bang tế thế.

Tranh chúc phúc Hàng Trống còn có: Tranh Tam đa với hình ảnh ba cụ già với đàn cháu vây quanh, tất cả các gương mặt trong tranh từ người lớn đến trẻ nhỏ đều lộ vẻ vui tươi, hạnh phúc. Tranh mang ý nghĩa chúc hạnh phúc (Phúc), giàu sang (Lộc) và hưởng thọ dài lâu (Thọ). Tranh Thất đồng là hình ảnh bảy đứa trẻ bụ bẫm, trông giống như bột nặn đang vây

quanh một gốc đào và tìm cách hái quả đào tiên trường thọ. Tranh Tử tôn

vạn đại vẽ một đàn con cháu đang chơi đùa vui vẻ, tranh có ý nghĩa chúc

cho sự nối đời dài lâu.

Trong một quốc gia chịu ảnh hưởng lâu dài của Nho học, nhất là tại Kinh đô Thăng Long – Hà Nội xưa thì các tranh có đề tài hàm xúc, ý nghĩa như trên được phát triển và hoan nghênh hơn ở các dòng tranh dân gian khác là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA PHỐ NGHỀ Ở HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG (HÀ NỘI) (Trang 30 -32 )

×