1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Nghề đúc đồng ở xã Đại Đồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - Truyền thống và hiện đại

125 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 537 KB

Nội dung

Sự hình thành và phát triển của các nghề thủ công - trong đó cónghề đúc đồng - qua các thời kỳ lịch sử đã góp phần tạo nên một diện mạokinh tế, một bản sắc văn hoá riêng trong cộng đồng

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển của văn minh nông nghiệp lúa nước, từ hàngngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thônViệt Nam Sự hình thành và phát triển của các nghề thủ công - trong đó cónghề đúc đồng - qua các thời kỳ lịch sử đã góp phần tạo nên một diện mạokinh tế, một bản sắc văn hoá riêng trong cộng đồng làng xã người Việt

Đồng gắn bó với nhân dân ta trong suốt trường kỳ lịch sử Đây là chấtkim loại quý và “thiêng” dùng để đúc tượng thờ và nhiều đồ tế khí Không chỉthế, sản phẩm đúc đồng còn gắn bó với sinh hoạt đời thường của con người từ

xa xưa cho đến ngày nay mà sự bền vững của nó đã vượt lên trên sức phá hoạicủa thời gian Với giá trị kinh tế to lớn, giá trị văn hóa sâu sắc trong đời sống

xã hội, đồng đã được mệnh danh cho cả một thời đại lịch sử của nhân loại

-Thời đại đồ đồng.

Sự xuất hiện của đồ đồng trong sinh hoạt gia đình, trong các hoạt độngvăn hoá tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh sự phát triển của nghề đúc đồng, mộtnghề thủ công truyền thống được ra đời từ rất sớm Nghiên cứu nghề và làngnghề thủ công truyền thống nói chung, nghề đúc đồng nói riêng chúng takhông chỉ thấy ở đó bản tính cần cù, sự khéo léo, khả năng sáng tạo tuyệt vờicủa ông cha mà chúng ta còn tìm thấy và kế thừa những tinh hoa văn hoá,những kinh nghiệm sản xuất cổ truyền vô cùng quý báu của dân tộc, từ đóphát huy tinh thần độc lập, tự chủ, lòng tự hào dân tộc, sức sáng tạo trong laođộng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới

Là một nghề thủ công truyền thống nhưng so với nghề gò, đúc đồng ởĐại Bái (Bắc Ninh), hay đúc đồng ở Ngũ Xã (Hà Nội)…, nghề đúc đồng ở xãĐại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên chưa thực sự được quan tâmnghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học và hệ thống Kể từ năm 2000, khi cácnhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á phát hiện ra hệ thống

Trang 2

làng đúc đồng cổ nằm trên phạm vi cánh đồng hoang hoá thuộc khu vực Ao

Chai của làng Rồng, xã Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên thì việc tìm hiểu

nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng được chú ý nghiên cứu nhiều hơn Đây

là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, giúp chúng ta cóthêm những nhận thức về bức tranh kinh tế, về lịch sử - văn hóa của một vùnglàng nghề riêng biệt Từ đó, có cái nhìn toàn diện hơn về nghề đúc đồng cổtruyền của dân tộc, nhận thấy vai trò quan trọng của nó trong đời sống xã hộiqua từng giai đoạn lịch sử của đất nước

Việc nghiên cứu nghề đúc đồng ở xã Đại Đồng còn có ý nghĩa đónggóp cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương xã Đại Đồng - Văn Lâm - HưngYên Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu,biên soạn, giảng dạy, học tập môn lịch sử địa phương trong các nhà trường,góp phần giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, nâng cao

ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá cổ truyền - di sản quý giá của dân tộc

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, cùng với mong muốnđược tìm hiểu nghề thủ công cổ truyền, các sản phẩm truyền thống trên quê

hương Hưng Yên - nơi từng được nhắc đến với câu ca dao: “Thứ nhất kinh

kỳ, thứ nhì Phố Hiến”- tôi quyết định chọn đề tài: “Nghề đúc đồng ở xã Đại

Đồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - Truyền thống và hiện đại” làm nội

dung nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ sử học của mình

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống luôn là đối tượng đượccác nhà nghiên cứu trên lĩnh vực sử học, văn hoá học, dân tộc học, kinh tế, dulịch… quan tâm tìm hiểu Từ sau năm 1954 đến nay đã xuất hiện nhiều côngtrình khoa học nghiên cứu (từ khái quát đến cụ thể) về các làng nghề truyềnthống, trong đó có nghề đúc kim loại - nghề đúc đồng

Năm 1957, với tác phẩm "Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệpViệt Nam" [8] tác giả Phan Gia Bền đã đề cập một cách khái quát về thủ công

Trang 3

nghiệp Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, đồng thời cũng nêu đượcđặc điểm riêng của nghề thủ công nước ta.

Năm 1977, nhóm tác giả Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh,Nghiêm Đa Văn trong tác phẩm “Truyện các ngành nghề” [11]…đã lược tả vềlịch sử hình thành và phát triển của một số ngành nghề thủ công khác nhau ởViệt Nam như nghề làm gốm, lụa, đúc đồng… Các tác giả đã khẳng địnhnghề thủ công ở Việt Nam ra đời từ sớm, trong đó có kỹ thuật đúc đồng pháttriển rực rỡ vào thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt Tuy nhiên tác giả mới dừnglại ở việc trình bày về ông tổ của nghề là chính, còn quy trình sản xuất của cácngành nghề chưa được đề cập đến một cách toàn diện và sâu sắc

Trong các năm 1985, 1987 và 1995, công tác tìm hiểu và nghiên cứucác nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bước đầu đã đượctriển khai trên một phạm vi rộng Với sự đóng góp công sức và trí tuệ của cácnhà nghiên cứu địa phương, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Hải Hưng đã lần lượt

ra mắt bạn đọc 3 tập “Nghề cổ truyền” [23] do Tăng Bá Hoành làm chủ biên.Nội dung tập 1, 2 của bộ sách đã mô tả lần lượt 36 nghề cổ truyền của tỉnh HảiHưng, trong đó nghề đúc đồng ở Đại Đồng được tác giả đề cập những nét kháiquát về quy trình sản xuất, tuy nhiên đây mới chỉ là những phác thảo ban đầu

Năm 1988, trong tác phẩm "Những bàn tay tài hoa của cha ông" [13]hai tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc đã đề cập đến nhiều nghề thủcông như gốm, đúc đồng, thêu, mộc, tiện, luyện sắt… Riêng nghề đúc đồngthì các tác giả chỉ mới trình bày những nét chung nhất, đặc biệt nhấn mạnh về

tổ sư nghề đúc đồng ở Hưng Yên

Năm 1991, với tác phẩm "Làng Vó và nghề đúc đồng truyền thống"[20] tác giả Đỗ Thị Hảo đã trình bày khá đầy đủ về nghề đúc đồng của địaphương, về con người với các phong tục, tập quán mang đậm nét một làngquê Việt Nam của người dân làng Vó (Bắc Ninh) Tác giả cũng đã phác họa

về vai trò của nghề đúc đồng trong đời sống kinh tế văn hóa của dân Làng Vó,

Trang 4

đồng thời xác định vị trí của nó đối với đời sống của nhân dân địa phươngtrong hiện tại và tương lai.

Còng trong năm này, Nguyễn Hồng Phương với Khóa luận tốt nghiệpĐại học “Cầu Nôm - Làng buôn xứ Bắc” [51] đã lược tả khá đầy đủ từ lịch sửhình thành đến các hoạt động buôn bán đồng nát của làng Cầu Nôm (thuộc xãĐại Đồng), tác động của nó đối với các phong tục tập quán, tôn giáo tínngưỡng của làng Tác giả cũng đã nêu lên được những nét đặc trưng của làngbuôn Cầu Nôm so với các làng buôn khác ở đồng bằng Bắc Bộ

Năm 1997, trong tác phẩm “Thành hoàng Việt Nam” [73] các giả PhạmMinh Thảo, Trần Thị An … đã đề cập đến truyền thuyết về vị thần thờ tạiđình làng Lộng Thượng xã Đại Đồng, vị tổ sư của nghề đúc đồng được nhândân địa phương thờ phụng

Năm 1998, có thể nói "Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam" [87]của tác giả Bùi Văn Vượng là cuốn sách viết về làng nghề thủ công một cáchtoàn diện nhất Tác giả đưa ra những khái niệm về nghề cổ truyền, làng nghềtruyền thống, đề cập đến vị trí của làng nghề thủ công truyền thống trong lịch

sử Việt Nam, trình bày cụ thể nhiều nghề thủ công như đúc đồng, kim hoàn,dệt, gốm… và đưa ra những kiến nghị về công tác bảo tồn và phát triển nghề

Năm 2000, tác giả Đào Hoài Giang với Luận văn “Làng nghề thủ côngtruyền thống ở huyện Đông Sơn - Thanh Hoá trước Cách mạng tháng Támnăm 1945” [18] đã viết một cách hệ thống về quá trình hình thành và pháttriển của ba nghề thủ công truyền thống: gốm, đúc đồng, chạm khắc đá ởhuyện Đông Sơn - Thanh Hoá Tác giả đã nêu được những tác động của nghềthủ công đối với đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của người dân địa phương

Năm 2001, với tác phẩm “Bảo tồn và phát triển các ngành nghề” [53],tác giả Dương Bá Phượng đã nghiên cứu tương đối công phu về việc bảo tồn

và phát triển các làng nghề của Việt Nam Tác giả đã nêu lên những tiềmnăng, hạn chế và xu hướng vận động của các làng nghề trong tiến trình Côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Trang 5

Năm 2004, báo cáo khảo sát "Vùng đúc đồng cổ truyền Văn Lâm" [79]của Trung tâm tiền sử Đông Nam Á và Bảo tàng tỉnh Hưng Yên đã lược tả vềnghề đúc đồng cổ truyền dưới dạng tổng hợp về một chuỗi làng nghề đúcđồng Đối với nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng, báo cáo chỉ mới phác hoạ

sơ lược trong bức tranh các làng nghề của huyện Văn Lâm - Hưng Yên và kỹthuật đúc cổ truyền

Năm 2005, thông qua việc khảo tả đình Đại Đồng, chùa Đại Đồng “Báocáo khảo sát làng Nôm xã Đại Đồng huyện Văn Lâm - Hưng Yên” [61], đãxác định những tượng thờ (bằng đồng) và những đồ dùng trong tế lễ là sảnphẩm đúc đồng của nhân dân xã Đại Đồng Báo cáo có đề cập đến tính cấpthiết của việc phát triển làng nghề, bảo tồn làng Việt cổ ở xã Đại Đồng

Nghề thủ công truyền thống còn được đề cập đến trong các bài viếtđăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Vài nét về truyền thống côngnghiệp Việt Nam thế kỷ XIX” [33], “Làng nghề truyền thống và những vấn

đề cấp bách đặt ra” [71], “Một số vấn đề của làng nghề truyền thống ViệtNam hiện nay” [30], “Quan hệ giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp trong cáclàng nghề ở miền Bắc Việt Nam” [82]….Nội dung các bài viết trên đã khẳngđịnh sự đa dạng phong phú của nghề truyền thống ở Việt Nam, đồng thời nêulên thực trạng của các ngành nghề, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm bảotồn và phát triển nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá cổ truyền kết hợpvới tinh hoa văn hoá hiện đại

Nhìn chung, nghề thủ công truyền thống ở nước ta đã được tìm hiểu,nghiên cứu dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau Tuy nhiên, cho đến naychưa có một công trình nào phản ánh đầy đủ quá trình phát triển của nghề, làngnghề và đóng góp của nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Với Luận văn này chúng tôi mong muốn sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề

mà giới nghiên cứu chưa đề cập đến hoặc mới nhắc đến với những nét kháiquát nhất Chúng tôi cũng hy vọng rằng thông qua nội dung luận văn với sựtrình bày một cách hệ thống, phản ánh hoàn chỉnh sự xuất hiện nghề, quy trình

Trang 6

góp phần bổ khuyết cho những khoảng trống về lịch sử các ngành nghề thủcông truyền thống tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Nghề đúc đồng ở xã Đại Đồng,huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - truyền thống và hiện đại”, trong đó tậptrung nghiên cứu nghề đúc đồng ở ba làng: Lộng Thượng (làng Rồng) chuyênđúc chuông, đỉnh, tượng và các vật có bề dày lớn; làng Xuân Phao (Pheo);làng Văn Ổ (Ã) chuyên đúc các đồ vật chứa đựng có thành vách mỏng

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Qua khảo sát thực địa và nghiên cứu các nguồn tài liệu, Luận văn dựnglại một cách tương đối hoàn chỉnh, hệ thống từ quá trình hình thành đến hìnhthức tổ chức, quy trình sản xuất của nghề đúc đồng cổ truyền ở xã Đại Đồng,huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, nêu bật các đặc trưng cơ bản về sản phẩm,

kỹ thuật của nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng

Xác định vai trò, vị trí của nghề trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hộicủa người dân địa phương, đồng thời nêu lên một vài hạn chế, khó khăn củanghề Từ đó, đưa ra một số giải pháp thích hợp góp phần bảo tồn và phát triểnlàng nghề đúc đồng truyền thống Trên cơ sở nghiên cứu, nội dung Luận văncũng góp phần vào công tác giáo dục cho thế hệ trẻ niềm tự hào về truyềnthống quê hương; yêu lao động, lao động sáng tạo; có ý thức học tập và biết

kế thừa kinh nghiệm truyền thống của cha ông- tinh hoa văn hoá dân tộc

Trang 7

4.1 Nguồn tư liệu

Tiếp cận đề tài này, chúng tôi gặp không Ýt khó khăn về nguồn tư liệu,đặc biệt là nguồn tư liệu cổ xác định nguồn gốc cư dân, lịch sử hình thànhlàng xã Đại Đồng và sự ra đời của nghề đúc đồng Xã Đại Đồng được thànhlập từ bao giê? Ai là người khai cơ lập nghiệp và sinh sống đầu tiên ở đây? Tưliệu bi ký, gia phả hầu như không còn Để xác định thời điểm ra đời của nghềđúc đồng chúng tôi chủ yếu dùa vào tư liệu khảo cổ học Nhìn chung nguồn

tư liệu hết sức tản mạn vì vậy buộc chúng tôi phải đối chiếu so sánh, kiểm tra

độ tin cậy của thông tin

Cơ sở tư liệu mà chúng tôi sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra là:

4.1.1 Nguồn tài liệu thành văn

- Đó là các bộ chính sử, địa lý học lịch sử do các sử gia phong kiến

biên soạn như: Đại Việt sử ký toàn thư [35], Lịch triều hiến chương loại chí [10], Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Hưng Yên) [30], hoặc các cuốn Địa phương chí như: Hưng Yên địa chí [65], Địa chí Hà Bắc [69]… Ngoài ra là

nguồn tư liệu sưu tầm được ở địa phương như:

- Văn bia: ở đình, chùa trong xã Đại Đồng

- Thần tích, thần sắc : ở thôn Văn Ổ, Xuân Phao, Lộng Thượng …[84]

- Các luận văn, các bài viết đăng trên tạp chí, các sách liên quan trựctiếp hay gián tiếp đến đề tài

4.1.2 Nguồn tài liệu vật chất

- Các sản phẩm bằng đồng còn lưu giữ trong các đình, chùa, nhà thờ ởĐại Đồng như đình Đại Đồng, chùa Đại Đồng; đình, chùa Lộng Thượng;nghĩa trang huyện Văn Lâm …

- Di vật đồng ở khu di tích khảo cổ học Ao Chai.

- Sản phẩm đồng ở cửa hàng bán đồ đồng của ông bà Hoằng Thắm,thôn Lộng Thượng

Trang 8

- Lò đúc đồng của các gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Bổng, PhạmVăn Chân (đúc sanh); Nguyễn Văn Nhiên (đúc ninh); Dương Văn Ban (đúcđỉnh); Dương Hồng Thắm (đúc chuông)…

- Ga xe lửa: Đồng Xá, Lạc Đạo nằm trên địa bàn xã Đại Đồng, trướcđây là nơi trung chuyển đồ đồng đi các vùng miền trong cả nước

- Chợ Cầu Nôm - trung tâm buôn bán đồng nát và các sản đồng trước đây

4.1.3 Nguồn tài liệu dân gian

Để bổ sung cho thêm cho nguồn tư liệu trên, chúng tôi đặc biệt chú ýđến nguồn tư liệu dân gian truyền miệng, lời kể của các nghệ nhân cao tuổi về

sự tồn tại và phát triển của nghề, những câu chuyện dân gian phản ánh về lịch

sử hình thành làng xã Đại Đồng, những bài ca dao, những câu thành ngữ…

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phươngpháp sử học kết hợp với điền dã dân tộc học từ việc sưu tầm các tư liệu thànhvăn lưu trữ tại các thư viện, các Viện nghiên cứu ở Hà Nội và địa phương đếnviệc tiến hành một số đợt khảo sát thực địa tại các thôn đúc đồng ở xã ĐạiĐồng; nghiên cứu trao đổi với các cơ quan tỉnh, huyện, xã, thôn; gặp trực tiếpcác nghệ nhân, các cụ cao tuổi có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc vềnghề đúc đồng để thu thập tư liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu làng nghề thủ công chúng tôi còn sử dụng phương phápgiám định các văn bản, phân tích thành phần sản phẩm Trên cơ sở những sốliệu, tư liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp, so sánh, đối chiếu đểtìm ra những tư liệu tin cậy nhất phục vụ nội dung của Luận văn

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Lần đầu tiên nghề thủ công cổ truyền - Nghề đúc đồng ở xã ĐạiĐồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên được luận văn nghiên cứu một cách có

hệ thống, góp phần khôi phục lại thực trạng của nghề từ khi xuất hiện đếnnay Trong đó nêu rõ quy trình sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của

Trang 9

làng nghề, đặc biệt là kỹ thuật đúc Từ kỹ thuật đúc các đồ vật chứa đựng cóthành vách mỏng đến các vật có bề dày lớn, thấy rõ tính kế thừa và phát triểnnghề thủ công đúc đồng

- Luận văn nêu được vai trò quan trọng của nghề đúc đồng cổ truyềntrong đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của nhân dân địa phương Từ đó thấyđược vị trí của nó trong làng nghề thủ công truyền thống dân tộc

- Luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và pháttriển nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng (Văn Lâm, Hưng Yên)

- Luận văn cung cấp nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sửđịa phương về làng nghề truyền thống, là nguồn tư liệu cho những ngườinghiên cứu tiếp theo

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, nội dung của luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng

Yên

Chương 2: Nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng.

Chương 3: Nghề đúc đồng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của

nhân dân địa phương

Trang 10

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐẠI ĐỒNG, HUYỆN VĂN LÂM

TỈNH HƯNG YÊN

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Từ thủ đô Hà Nội, xuôi theo quốc lộ số 5, khoảng chừng 15km đếnchân cầu vượt Như Quỳnh, rẽ tay trái theo đường xe lửa Hà Nội - Hải Phòngkhoảng 3km, chóng ta vào địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh HưngYên - nơi đã và đang tồn tại một số làng nghề đúc đồng cổ truyền và buôn bánđồng nát

Phía Bắc, Đại Đồng giáp xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh BắcNinh, nơi có làng Rí (nay là làng Đào Viên) xưa kia là một làng đúc đồng nổitiếng chuyên đúc những sản phẩm thờ cúng cao cấp, tinh xảo và quý giá, đặcbiệt họ có biệt tài về đúc tượng đồng Phía Nam giáp xã Phan Đình Phùng,phía Đông giáp xã Việt Hưng, chủ yếu làm nông nghiệp, phía Tây giáp xã ChỉĐạo, ở đây có làng Đông Mai (Hè) trước đây cũng khá nổi tiếng về làm nghềđúc đồng và nghề nặn khuôn Phía Bắc của xã hiện có con sông chảy qua, tớithôn Văn Ổ (Ã) khoảng 3km thì cụt hẳn Qua khảo sát trên thực địa, kết hợpvới việc tìm hiểu các địa danh lịch sử và theo truyền ngôn của các bậc caoniên ở địa phương cho biết thì đây chính là con sông Dâu xưa Trải qua nhữngbiến thiên của thời gian, nay con sông này không còn đóng vai trò là tuyếngiao thương đường thủy nữa, nhưng dấu tích của dòng sông cổ còn được nhậnthấy qua một số địa danh ở khu vực này, đó là tên gọi hai chiếc cầu: cầu Gáy(cầu Ngui) và cầu Đá (cầu Nôm - cầu bắc qua sông chảy qua làng Nôm).Sông Dâu xưa có lẽ rất rộng, nên người địa phương còn gọi là sông Cái Hiệnnay, sông còn có tên gọi là sông Rí hoặc sông Nôm Sở dĩ có tên gọi như vậy

là vì sông chảy qua hai làng: làng Rí (xã Nguyệt Đức - Thuận Thành - BắcNinh) và làng Nôm (xã Đại Đồng) “Thời Lý, Trần sông Rí là một dòng sông

Trang 11

lớn thuyền bè lưu thông dễ dàng Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông (thế kỷ XIII), sông Rí cùng với sông Thiên Đức (sông Đuống) là huyếtmạch giao thông nối liền hai vùng chiến lược của nhà Trần: Thăng Long vàLục Đầu Sông Rí có một đoạn chảy qua làng Nguyệt Đức nên cũng được gọi

-là sông Nguyệt Đức” [79; 3] “Trong những thế kỷ trước, con sông này -làtuyến giao thông đường thủy nối trung tâm Dâu xưa (Lũng Khê - Luy Lâu)với Thăng Long” [50; 7] Nhờ tuyến giao thông thủy quan trọng này mà ở haibên bờ sông này sớm hình thành những làng nghề đúc đồng Từ trung tâm đúcđồng Lũng Khê (Luy Lâu), các sản phẩm của nghề đúc tỏa đi khắp mọi miền.Nguyên liệu phục vụ cho nghề đúc từ các nơi tụ về đây cũng được vận chuyểntheo tuyến đường này

Khoảng đầu thế kỷ XX, Đại Đồng có tuyến đường sắt Hà Nội - HảiPhòng chạy qua dài gần 4km Sự phát triển và hệ thống giao thông đường bộ

đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đại Đồng mở rộng tiếp xúc với các địa phươngtrong hoạt động sản xuất kinh tế và giao lưu văn hóa Đại Đồng có đườnggiao thông hợp từ đường số 5 đi song song với đường sắt xuống tới CẩmGiàng - Hải Dương Ga Lạc Đạo và ga Đồng Xá nằm ngay trên địa phận của

xã Đường số 19 là đường giao thông huyết mạch quan trọng, đường số 196chéo qua đầu xã phía Tây là đường liên tỉnh Hưng Yên - Bắc Ninh, có đườngliên huyện chạy qua giữa xã và các đường liên xã nối Đại Đồng với ViệtHưng, Lương Tài, Chỉ Đạo và xã Phan Đình Phùng huyện Mỹ Hào Đây làđịa bàn chiến lược quan trọng không chỉ về kinh tế, chính trị mà cả về quân

sự vì Đại Đồng nằm ở giữa Hà Nội và Hải Phòng, sát Bắc Ninh, thông liềnvới 4 huyện khác Nằm ở đầu mối các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện

và gần với đường quốc lộ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đại Đồng đãgóp phần làm nên chiến công to lớn “Sấm đường 5 vang dội và đường sắtkiên cường” Mạng lưới giao thông thuỷ, bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sùgiao lưu buôn bán giữa các vùng miền với chợ Nôm Mỗi khi có phiên chợ

Trang 12

Nôm nhân dân ở các xã Lạc Đạo, Như Quỳnh, Đình Dù lại mang các sảnphẩm nông nghiệp đến bán và mua Mặt hàng mà họ buôn bán trao đổi nhiềunhất là đồng nát và các sản phẩm đồ đồng Vì thế, chợ Nôm trở thành nơicung cấp chủ yếu nguyên liệu đồng cho các làng đúc trong xã và các vùng lâncận.

Nằm ở phía Đông của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, xã Đại Đồng códiện tích tự nhiên là 80.296 ha; chiều dài của xã là 4km; chiều rộng, chỗ rộngnhất là 2km Đại Đồng có đất đai màu mỡ, dân cư tập trung đông đúc Theođiều tra dân số năm 2005, toàn xã có 2.100 hé, 8.578 khẩu, tập trung ở 9 thônhầu hết đều làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra Đại Đồng còn cónhiều ao, hồ để thả cá, chăn nuôi gia cầm như gà, ngan, vịt…

Bên cạnh nghề nông là chính thì trên địa bàn xã Đại Đồng đã và đangtồn tại một làng buôn nổi tiếng xứ Kinh Bắc xưa - làng Cầu Nôm, chuyênbuôn bán đồng nát và các sản phẩm đúc đồng Hoạt động tấp nập của chợ CầuNôm xưa cũng như nay đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc sản xuất và tiêuthụ đồng, góp phần duy trì nghề đúc đồng cổ truyền và ngày càng phát triển

Qua quá trình biến thiên của lịch sử, địa giới hành chính ở Đại Đồng cónhiều thay đổi Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lậpđạo Bãi Sậy Huyện Văn Lâm thuộc đạo Bãi Sậy gồm 7 tổng 54 xã của 3 huyệnVăn Giang, Gia Lâm, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh), huyện lỵ đặt tại xã Nghĩa Lộ.Trong đó, tổng Đồng Xá gồm: Bắc Hoa, Đại Đồng, Hậu Trường, Hữu Môn,

Mỹ Xá, Nguyệt Hồ, Sầm Khúc, Tân Nhân, Tân Thị, Thục Cầu [67; 25] Xã ĐạiĐồng thuộc tổng Đồng Xá

Đầu năm 1946, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bỏ đơn vị tổng,phủ Ngày 06/6/1947, Liên bộ Nội Vụ - Quốc Phòng đã ra Nghị định số79/NĐ/NV-QP quyết định chuyển huyện Văn Lâm thuộc về tỉnh Bắc Ninh

Trang 13

Đến ngày 20/10/1947, Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng ra Nghị định số167/NĐ/NV-QP quy định huyện Văn Lâm sát nhập vào tỉnh Hưng Yên dưới

sự điều hành của Uỷ ban kháng chiến khu III

Năm 1948, xã Đại Đồng thành lập gồm 9 thôn: Bùng Đông, Văn Ổ, XuânPhao, Lộng Thượng, Đại Từ, Đồng Xá, Đại Bi, Đình Tổ, Đại Đồng (Cầu Nôm)

Tháng 7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58/QĐ-CP hợp nhấthuyện Văn Lâm, Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ Đến tháng 2/1979, Hội đồngChính phủ ra quyết định hợp nhất huyện Văn Mỹ và Văn Yên thành huyện MỹVăn Đến tháng 9/1999, huyện Văn Lâm được tái lập gồm 11 đơn vị xã, thị trấn

Từ đó đến nay, xã Đại Đồng trực thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

1.2 LỊCH SỬ VĂN HOÁ LÀNG XÃ ĐẠI ĐỒNG

Tế Giang, phủ Kiến Xương; thời Hậu Lê là phủ Thuận An thuộc trấn KinhBắc Đến thời Nguyễn chia lại địa giới hành chính, tách 5 tổng của huyệnThuận An và 2 tổng của huyện Siêu Loại lập ra huyện Văn Lâm [5; 6]

Qua tìm hiểu các bản thần tích còn lưu giữ tại đình, chùa xã Đại Đồng,trong đó bản thần tích ở đình Cầu Nôm và đình Đại Từ có đề cập đến quátrình lập làng xã Cả hai bản thần tích này được sao từ bản chính do Đông cácĐại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) Theo nộidung bản thần tích tại đình làng Nôm được sao lại từ năm Vĩnh Hựu thứ 6(1740) và năm Khải Định thứ 7 (1922) cho biết thì đây là một trong nhữngnơi thờ đức thánh Tam Giang Bấy giờ, vào thời Đông Hán khi Hai Bà Trưng

Trang 14

được cử làm Điện tiền Đô chỉ huy sứ tướng quân Một lần, khi đem quân điđánh giặc đến trại Đồng Cầu, trang Đồng Xá, huyện Siêu Loại, thấy có một ụđất lớn hình long hổ ôm Êp, sơn thuỷ quan quanh, liền cho quân sĩ lập đồnphòng thủ, làm lễ cáo trời đất và xuất quân đi đánh giặc Hán Đây là một cứliệu để suy đoán, ngay từ đầu công nguyên, vùng đất Đại Đồng đã có cư dânsinh sống và vùng đất này đã có một vai trò lịch sử trong công cuộc chốnggiặc ngoại xâm

Nội dung thần phả đình làng Đại Từ, xã Đại Đồng cho biết: Thời 12 sứquân (thế kỷ IX - X), vùng Siêu Loại là địa bàn cát cứ của Lý Khuê (tức LýLãng Công) Trong quá trình dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã cử tướngLưu Cơ (Lưu Kỳ) về vùng Siêu Loại Sau này, Lưu Cơ được dân trong vùngthờ làm Thành hoàng Nội dung các bản Thần tích cho thấy sự tụ cư khá sớmtrên vùng đất này, có thể là vào thời đầu Công nguyên Từ thế kỷ XV trở đi,

cư dân ở đây đã khá mật tập và trù phú Nội dung tấm bia (sè 3) dựng ở chùaLinh Thông được soạn năm Chính Hoà thứ 21 (1700) đã phản ánh điềuđó.Với lợi thế giao thông thuỷ, bộ, lại là vùng có nhiều làng nghề đúc đồngnổi tiếng, cộng đồng cư dân Đại Đồng đã sớm đi vào ổn định và từng bướcphát triển

Xã Đại Đồng ngày nay được hình thành trên cơ sở hai xã Lộng Đình vàTùng Xá thuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận An trấn Kinh Bắc

Theo “Lịch sử Hà Bắc”[25], xã Lộng Đình dưới thời Nguyễn thuộctổng Đồng Xá, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc Xã có 6 làng:Văn Ổ (Ã), Xuân Phao (Pheo), Lộng Đình (Rồng), Đình Tổ (Tó), Cự Đình,Bùng Đông Trong xã này, chỉ có hai làng Cự Đình và Đình Tổ là chuyên làmnông nghiệp, còn lại bốn làng đều có nghề đúc đồng cổ truyền Xưa kia, nóiđến sản phẩm gia dụng và các đồ thờ cúng bằng đồng của Lộng Đình thì aicũng biết đó là sản phẩm của bốn làng Văn Ổ, Xuân Phao, Bùng Đông, LộngThượng Trong bốn làng này làng Lộng Thượng, có tên nôm là làng Rồng có

Trang 15

trình độ nghề đúc cao nhất Theo như lời kể của các cụ già, Rồng có hàm ýcon Rồng Rất có thể, người xưa căn cứ theo thế đất của làng nằm trên rẻo caothềm sông, chạy uốn lượn ven sông Rí như hình con rồng mà đặt tên Ngay tạilàng Rồng hiện còn ngôi chùa mang tên Long Lư tự, đối diện bên kia sông Ríthuộc đất làng Rí, xã Đề Cầu (Bắc Ninh) hiện có chùa Bạch Long Tên làngđược nôm hoá từ “Long” sang “Lộng”.

Cũng như Lộng Đình, xã Tùng Xá, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An,

trấn Kinh Bắc có nhiều thôn, trong đó có thôn Kiều Tùng Theo Bia Sùng tạo

Linh Thông tự bi ký còn lưu tại chùa Linh Thông (chùa Nôm) thì thôn Kiều

Tùng nay là làng Nôm Dưới thời Lê - Trịnh, có lẽ do kiêng huý Trịnh Tùngnên tên làng đổi thành thôn Đồng Cầu, xã Đồng Xá và vẫn thuộc các huyện,phủ trên Sau này, huyện Siêu Loại và một số huyện khác tách khỏi Kinh Bắccắt sang tỉnh Hưng Yên, làng Nôm mang tên là Đại Đồng, nhưng từ trước đếnnay dân gian vẫn quen gọi là làng Cầu Nôm vì có cầu đá bắc qua sông Rí,đoạn chảy qua làng Làng Nôm, trong trung tâm Ngũ Xã, xưa kia là làng buônsầm uất Người làng Nôm thường lấy hàng đúc trong vùng đi bán khắp nơi,rồi thu gom đồng nát về bán lại hoặc đổi cho làng đúc Nhờ hoạt động buônbán mà làng Nôm giàu có nhất trong Ngũ Xã

Trên nền tảng truyền thống Êy, trải qua hàng chục thế kỷ mảnh đất ĐạiĐồng ngày nay đã có nhiều thay đổi theo xu hướng phát triển chung của xãhội Từ một vùng đất bùn lầy, sú vẹt quanh năm ngập lụt, người dân ĐạiĐồng đã bỏ biết bao bao mồ hôi công sức cải tạo, để hôm nay, Đại Đồng trởthành một làng quê giàu đẹp, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của một làngquê thuần Việt Trong làng hiện còn lưu giữ được nhiều nếp nhà cổ (5 ngôinhà cổ, 7 nhà thờ họ được xây dựng cách ngày nay trên dưới 100 năm).Đường làng quanh co, lát gạch nghiêng và đường đất Bờ rào dâm bụt, mâyleo, ô rô và tường đất Luỹ tre cạnh hồ nước, ao làng Cây đa cổ thụ và nhữngcây lưu niên toả bóng mát…

Trang 16

Theo dòng chảy của lịch sử, cư dân ở Đại Đồng ngày một đông đúchơn Năm 1930, dân số xã Đại Đồng có 677 hé, 2.476 nhân khẩu; năm 1939,

có 735 hé, 2.918 nhân khẩu; năm 1950 có 819 hé, 3.265 nhân khẩu và đến

năm 2005 có tới 2.100 hé, 8.578 nhân khẩu [6; 10] Để tồn tại và phát triển,

người dân Đại Đồng luôn kề vai sát cánh bên nhau đấu tranh chinh phục thiênnhiên và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ xóm làng và xây dựng cuộc sống.Trong quá trình Êy đã tạo nên truyền thống đoàn kết, gắn bó thương yêu đùmbọc lẫn nhau trong tình làng, nghĩa xóm… Có thể nói, Đại Đồng là vùng đất

có lịch sử lâu đời Từ thuở xa xưa, nơi đây đã là điểm dừng chân của nhiềubậc hiền tài giúp dân dẹp loạn cứu nước cứu làng, rồi nhập cư nơi đây cùngnhân dân bản địa khai hoang, mở đất tạo lập xóm, làng

Cùng với các thế hệ nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác Ngày nay,Đại Đồng đã trở thành một vùng quê đông vui, trù phú, nơi hội tụ của gần 40dòng họ lớn nhỏ Với những nét riêng, chung của từng thôn xóm đã hìnhthành nên bản sắc riêng của quê hương Đại Đồng trong dòng chảy lịch sử củadân tộc…

1.2.2 Đời sống văn hoá tinh thần

Nằm trong vùng văn minh sông Hồng rực rỡ, từ xa xưa nhân dân ĐạiĐồng đã không ngừng xây dựng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyềnthống văn hoá của quê hương mình Nhiều phong tục tập quán của Đại Đồng

đã nói nên bản sắc văn hoá riêng của làng quê Việt Nam, những nét riêng biệt

đó lại được hoà quyện vào truyền thống văn hoá dân tộc Việt, tạo nên nềntảng vững chắc trong tâm hồn người Việt Nam Nét đẹp trong đời sống vănhoá của nhân dân Đại Đồng được tạo nên bởi phong cách lễ nghi, phong tụctập quán cổ truyền, bởi sự cố kết bền chặt giữa các gia đình, dòng tộc, xómgiềng tương thân tương ái Sự đoàn kết gắn bó đó được thể hiện trong sinhhoạt, giao lưu văn hoá, kinh tế, trong hôn nhân, trong quan hệ tình làng, nghĩaxóm…

Trang 17

Từ xa xưa, các làng xã ở Đại Đồng đã hình thành nên truyền thống vănhoá, vừa có nét đặc trưng của yếu tố bản địa, vừa phản ánh những giá trị vănhoá riêng của dân tộc Việt Nam Trong tiến trình lịch sử, ông cha ta đã đúc rútđược một hệ thống kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong quản lý xã hội

để truyền thụ cho các thế hệ con cháu Biểu hiện của nó là sự ra đời của cácloại hình văn hoá dân gian, hương ước, khoán ước của làng xã Các làng ở ĐạiĐồng như: Xuân Phao, Văn Ổ, Bùng Đông, Lộng Thượng, Cầu Nôm… đều lậphương ước riêng của làng mình Hương ước góp phần xây dựng quy chế củalàng xã, bảo vệ an ninh thôn xóm, đồng thời gắn kết trách nhiệm của các thànhviên trong các dòng họ đối với làng xã Bên cạnh bảo vệ thuần phong mỹ tục,xây dựng nông thôn, hương ước còn có những điều khoản quy định riêng về

ma chay, cưới hỏi, hội hè, đình đám…buộc mọi người dân phải thực hiện

Cũng như bao làng quê khác ở nông thôn Việt Nam, cùng với sự hìnhthành cộng đồng cư dân làng xã, dần dần các lễ thức sinh hoạt văn hoá, tínngưỡng tôn giáo cũng hình thành và phát triển Đại Đồng có địa giới hànhchính gần với Bắc Ninh, là nơi tín ngưỡng Phật giáo xuất hiện sớm và pháttriển mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử đất nước Trước kia, Đại Đồngthuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, do vậy đại đa số nhândân trong xã theo đạo Phật Duy nhất có nhân dân xã Đình Tổ theo đạo Thiênchúa giáo từ năm 1915 Thời điểm tín ngưỡng Phật giáo du nhập vào ĐạiĐồng, hiện không có đủ cứ liệu chứng minh, chỉ biết rằng ở Đại Đồng hầu hếtcác thôn đều có chùa, ngôi chùa xuất hiện sớm nhất là chùa “Linh Thông cổtự” hay “Linh Thung cổ tự”, tiếc rằng ngôi chùa hiện chỉ còn phế tích Chùa

xây dựng từ bao giờ, hiện chưa thể xác định Theo Sùng tạo Linh Thông tự bi

ký vào thời Lê trung hưng, niên hiệu Chính Hoà thứ nhất (1680), vua Lê Hy

tông đã cho trùng tu xây dựng lại trên nền đất cũ của chùa Thôn LộngThượng có chùa Lộng Thượng Theo lạc khoản khắc trên quả chuông treo ởchùa thì chùa được xây dựng vào năm Quang Trung thứ nhất (1789) Xưa kia,

Trang 18

chùa không chỉ là nơi diễn ra các lễ nghi sinh hoạt tôn giáo mà còn là trungtâm sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng làng xã Ngày nay, chùa làng vẫn lànơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của cả làng xã Ngày hội làng, tết Nguyênđán, ngày rằm, mồng một hàng tháng nhân dân trong xã vẫn tấp nập đến chùahương khói lễ bái Ngoài thờ Phật, nhân dân Đại Đồng còn có đời sống sinhhoạt tín ngưỡng khá phong phú Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo huyếtthống trong các gia đình, dòng tộc, và cao hơn cả là tục thờ cúng mang tínhcộng đồng làng xã như: thờ Tổ nghề - người đem nghề về dạy cho dân làng,thờ Thành hoàng - vị thần hộ mệnh của cả cộng đồng làng xã Các vị thầnđược thờ có cả thiên thần và nhân thần, song dù là đối tượng nào thì theo thầntích, các vị Thành hoàng đều là những người có công đánh giặc cứu dân, giúptạo dựng quê hương Thành hoàng là vị thần đem lại điều phúc lành cho dân,diệt ma trừ tà bảo hộ cho cả cộng đồng làng xã, bởi vậy Tổ nghề và ThànhHoàng được dân làng thờ phụng với nghi lễ trang trọng, thiêng liêng và thànhkính nhất

Trước kia, ở Đại Đồng, cả bốn thôn Lộng Thượng, Xuân Phao, Văn Ổ,Bùng Đông làm nghề đúc đồng đều thờ chung một tổ nghề Khổng MinhKhông, nhưng điều đặc biệt là hiện nay ở cả bốn thôn này không có thôn nào

có nhà thờ tổ nghề và tục thờ tổ nghề hiện chỉ còn ở làng Lộng Thượng

Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao xã có tới bốn thôn làm nghề đúc đồng

mà chỉ còn thôn Lộng Thượng có tục thờ tổ nghề? Giải thích điều này các cụtrong xã cho biết : Trước Cách mạng tháng Tám 1945, cả bốn thôn này đềuthuộc xã Lộng Đình, trong bốn thôn chỉ thôn Lộng Thượng là thôn có taynghề cao hơn cả vì vậy được tôn làm anh cả, theo quy định làng nào có taynghề cao nhất thì được xây đền thờ tổ nghề Mặt khác, nói về nghề đúc dụng

cụ đun nấu thì làng nắm giữ bí quyết tay nghề cao nhất lại là thợ đúc làng Hè(Chỉ Đạo, Văn Lâm), do vậy ba thôn Xuân Phao, Văn Ổ, Bùng Đông không

có nhà thờ tổ nghề Hàng năm, cứ đến ngày giỗ tổ, ngày rằm tháng giêng âm

Trang 19

lịch thì các làng bên kéo đến dự đông đủ Theo lời kể của các cụ thì đền thờ tổnghề có ở Lộng Thượng từ những năm 80 cuối thế kỷ XIX Trước đó, LộngThượng chưa xây dựng đền thờ Tổ nghề thì hàng năm dân làng nghề đúcđồng Đại Đồng đặc biệt là làng Lộng Thượng lại phải sang làng Đào Viên(tên xưa là Đề Cầu - làng Rí) để lễ tổ nghề Hai làng này có tục kết chạ, họDương của làng Rồng và họ Dương làng Rí có quan hệ thân tộc với nhau Dochiến tranh, loạn lạc, đền thờ và tượng thờ tổ nghề bị phá huỷ vào những năm

1945 - 1950 Tháng 10/2000, nhân dân thôn Lộng Thượng đã đúc lại tượngKhổng Minh Không, phối thờ tại đình làng

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa, vào ngày rằm

tháng riêng hàng năm dân trong làng lại tổ chức giỗ tổ nghề Vào ngày này,dân làng có ai đi làm hay buôn bán ở xa quê dù bận đến đâu họ cũng tranh thủ

về dự giỗ tổ nghề Ngày giỗ tổ, theo tục lệ làng cử một người cao tuổi, khoẻmạnh, gia đình song toàn, kinh tế khá giả vào đền lau chùi ngai thờ (lễ mộcdục) Trước khi lau ngai cũng phải làm lễ nhưng chỉ có hương và hoa quả,trầu, rượu Ngoài rằm tháng chạp, chỉ ngày lễ Tổ tức rằm tháng giêng mớiđược bỏ vải điều ra để dân làng thắp hương tưởng niệm

Ngoài ngai, bệ thờ còn đặt bộ ngũ sự: bát hương, đỉnh, hạc, nến, tất cảđều bằng đồng Rằm tháng chạp chỉ được lau bụi bám bên ngoài ngũ sự chứkhông được đánh bóng Sau này vì hương khói và thời gian, bộ ngũ sự đã đổi

từ màu vàng thành màu đen nâu Bộ ngũ sự này do người làng đúc từ khi xâyđền

Ngày rằm tháng Giêng hàng năm là lễ giỗ Tổ nghề chính thức Ngoài ramột tháng đôi lần làng mở cửa cho mọi người kể cả người làng đi xa có dịp vềquê lễ tổ Từ ngày mồng 4 đến 14 tháng giêng, các gia đình mang hương hoađến lễ tổ nhân dịp đầu năm

Vào dịp lễ tổ, dân làng mổ một lợn, con lợn này được phân công chomét gia đình nuôi từ sau ngày lễ tổ năm trước, vì làng có hai giáp (Giáp Đông

Trang 20

và Giáp Đoài), nên các giáp thay nhau cử người nuôi lợn Mức tối thiểu lợncúng phải có trọng lượng 50kg Các gia đình trong Giáp khi được được phâncông thường ngầm có sự ganh đua nhau cho nên cứ năm sau thường lợn tohơn năm trước, dù chỉ là vài cân Lợn cúng khác lợn thường từ khâu chămnuôi; cho ăn đầy đủ, thức ăn ngon, sạch Chuồng nuôi cũng phải sạch, không

được nói hỗn với “ông ỷ”(lợn cúng tổ được gọi là ông ỷ) Mỗi khi “ông ỷ” trái gió, trở trời chỉ cần ra nhà thờ lễ là “ông” khái ngay?.

Lợn giỗ tổ được gọi là lợn đãi quan viên Ai có lợn thì được làng bancho phẩm oản ba cân (5 cái) và ba cân giò lợn cho người nuôi Người nuôi lợn

sẽ nhận phần giò Êy rồi căn cứ số đinh trong làng để cắt ra làm nhiều miếng

gọi là “léc” Khi chuẩn bị xong, người phụ trách lễ giỗ tổ đánh một hồi trống

mời các gia đình đến nhà thờ để nhận lộc Nhận lộc, mọi người bao giờ cũng

so sánh với năm trước, vì thế mà người nuôi “ông ỷ” rất tự hào.

Trong ngày lễ tổ làng quy định, không cứ lý do gì, nếu lợn năm sau nhỏhơn lợn năm trước thì phẩm oản ba cân thuộc về người nuôi lợn năm trước,nghĩa là “kỷ lục” chưa bị phá Nhưng về sau thấy sự ganh đua lớn, khó khăncho những gia đình nghèo nên làng phá bỏ lệ này

Ngày lễ tổ, tiên chỉ của làng là người được dâng lễ đầu tiên gồm hươnghoa và rượu Sau đó đến lượt đại diện 2 giáp, mỗi bên 3 người chứng kiến, rồi

đến gia đình được nuôi “ông ỷ”, mọi người trong gia đình sắp xếp theo thứ tự

cha, mẹ, con trai, con gái Bài văn cúng không dài nhưng chủ nhà phải học

thuộc từ trước để khấn cho trôi chảy Đại ý bài cúng là: “Hôm nay nhân lễ

nguyên tiêu, dân làng không quên ơn tổ, có nén nhang gọi là tấm lòng thành của người sau… “ Uống nước nhớ nguồn” Phần gia đình con nhờ tổ ăn nên làm ra, mọi người khoẻ mạnh cũng nuôi được một “ông” hôm nay mong tổ chứng giám, nhận lễ và phù hộ cho cả làng” Sau lễ này mọi người về nhà

mới được sờ vào đất để làm khuôn hoặc mua bán, trao đổi hàng hoá bằngđồng, cũng có nơi gọi đó là lễ khai cân

Trang 21

Người chủ lễ tổ không phải là tiên chỉ (khác với người được thắpnhang, dâng lễ đầu tiên) Làng có hai giáp: Đông và Đoài thì mỗi năm ngườigiáp này và giáp kia thay nhau chủ lễ, song phải chọn người có uy tín

Việc tổ chức giỗ tổ nghề hàng năm đã có ảnh hưởng rất tốt tới thế hệtrẻ, giáo dục cho mọi người trong thôn xã luôn có tinh thần giữ gìn và pháttriển nghề truyền thống của cha ông Tiếc rằng, đến nay lễ tổ nghề không cònđược tổ chức như trước nữa mà lễ giỗ tổ lại được tổ chức đồng thời với cácnghi lễ thờ Thành hoàng làng tại đình làng Các gia đình đến ngày giỗ tổthường tổ chức cúng tại gia đình sau đó dâng hương tại đình Hy vọng rằngmột ngày nào đó, chính những người con của các làng nghề đúc đồng ĐạiĐồng sẽ khôi phục lại truyền thống lễ Tổ nghề long trọng và thành kính như

xưa, bởi điều này sẽ giúp cho thế hệ trẻ thấu hiểu đạo lý “Uống nước nhớ

nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” Không những thế, việc thờ cúng Tổ

nghề còn giúp cho lớp trẻ biết trân trọng những tinh hoa văn hoá dân tộc, từ

đó có ý thức giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông

Bên cạnh hoạt động lễ Tổ nghề như trước đây thì ngày nay, hàng năm,nhân dân xã Đại Đồng vẫn duy trì các dịp sinh hoạt văn hoá truyền thống, tổchức các ngày hội làng Hội làng của các thôn có khác nhau về thời gian tổchức và nghi thức đón rước, nhưng nhìn chung hội làng thường tổ chức vàomùa xuân, sau tết Nguyên đán

Thôn Văn Ổ, Xuân Phao, Bùng Đông, Lộng Thượng hội làng được tổchức từ ngày mồng 4 đến ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm Họ cùngthờ Ba vị đại vương và Mộ chúa phu nhân (xem thêm phần phụ lục IV) Hộilàng được tổ chức long trọng linh đình, lễ đón rước diễn ra tưng bừng, đôngvui, nhộn nhịp thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia Từ ngày mồng 4 đếnngày mồng 8 tháng giêng, ngày nào cũng vậy, bắt đầu từ 8 giờ sáng, ngườigià dẫn đầu đám trai rước kiệu ra Nghè Ã (Văn Ổ), rồi lại rước về đình.Người rước kiệu gồm một nửa của Giáp Đông, một nửa của Giáp Đoài, đó là

Trang 22

những trai tráng từ 18 đến 20 tuổi, không nhất thiết phải chưa vợ Trong đoànrước, ngoài kiệu bát cống ra còn có một trống (hai người khiêng, một ngườiđánh), một thanh la, một tù và Ngày mồng 8 tháng giêng làng rước kiệu cũnggiống như các ngày trước, nhưng đoàn rước lần này có vai trò “đối ngoại”:rước sang làng Đào Viên (làng Đề Cầu xưa) giao lưu Số lượng người thamgia buổi rước do làng cắt cử và giao cho một người cao tuổi có uy tín và nuôi

được “ông ỷ” đãi quan viên (tất nhiên phải có nghề làm ăn phát đạt) dẫn đầu.

Đoàn rước sang mời chạ (làng Đào Viên) sang Lộng Thượng dự hội làng.Đoàn rước ở lại qua đêm, sáng mồng 9 mới về Bữa tiệc mà làng Đào Viêntiếp chạ (làng Lộng Thượng) phải đảm bảo: Một đĩa thịt thủ (bắt buộc), lòng,gan, một món rau sống, hai bát nấu, một bát sào Cỗ đóng 5 người Ngàymồng 10, làng Đào Viên lại rước qua Lộng Thượng và mời chạ Lộng Thượngsang dự hội làng Làng Lộng Thượng làng bên “chạ” ngày mồng 10 thánggiêng, làm hội to nhất có mổ lợn Khi làm cỗ cũng chỉ đóng 5 người Cả làngLộng Thượng có bao nhiêu suất đinh được ra đình ăn cỗ bấy nhiêu, cònnhững người ở làng khác không ra đình thì được cấp phát phần mang về nhà

ăn tại nhà

Ngoài “ông ỷ” được phân công nuôi trong lễ tổ, ngày mồng 10 tháng

giêng còn có lợn của trai làng đến tuổi trưởng thành (từ 16 đến 18 tuổi) Cónăm số lợn này có tới năm con, phần vì người trưởng thành nhiều, phần vì cóngười năm trước khó khăn phải xin khất lễ vào đám và sang năm thì làm bù

số lợn này Vì vậy, không nhất thiết năm nào cỗ bàn cũng như nhau, có nămlàng ăn cỗ kéo dài cả tuần lễ

Trong hội làng, chủ tế là người giáp Đông hoặc giáp Đoài Người làmchủ tế phải thông thạo từ việc đọc văn tế đến việc điều hành các nghi lễ.Người chủ tế bên giáp Đông bao giờ không làm việc được nữa (quá già yếuhoặc chết) mới chuyển sang người giáp Đoài NÕu vì lÝ do ốm thì phải người

Trang 23

thay thế, bên giáp Đoài không chịu trách nhiệm Khi người giáp Đoài đượclàm chủ tế cũng như vậy, không quy định niên hạn.

Khi tế có hai hàng người mặc lễ phục: áo dài màu xanh bằng sa tanh cóthêu chim phượng hoặc chữ thọ (không được thêu rồng, không được dùngmàu vàng), quần màu trắng cũng bằng sa tanh và đi giầy vải (được đặt riêng).Trong quá trình tế lễ mọi nghi thức được thực hiện theo hiệu lệnh trống Dovậy, giữa người chủ tế và người đánh trống phải có sự phối hợp nhịp nhàng.Ngoài người chủ tế và người đánh trống, hai hàng gồm 14 người, mỗi giáp 7

người Tuỳ theo lời xướng của chủ tế mà người tế “bái”, “vái” hoặc đi vòng

quanh chiếu được trải giữa đình

Nội dung bài văn tế thường các năm giống nhau, có mẫu sẵn nói vềcông đức Thành hoàng, lòng biết ơn của dân làng với Thành hoàng và báo cáovới Thành hoàng về đời sống dân tình hiện nay, cuối cùng là lời cầu mongThành hoàng phù hộ cho dân làng gặp nhiều may mắn

Thường trong lễ ở đình, đàn bà con gái không được vào đình và người

được tham gia hàng “quan tế” phải Ýt nhất là 40 tuổi, song thường phải 45

tuổi trở lên Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thì đàn bà, con gái cũng đượclên đình như đàn ông, nhưng phải sau lễ tế ngày mồng 8 tháng giêng (lễchính), tức khoảng từ 10 giờ trở ra

Phần hội làng được tổ chức suốt từ ngày mồng 4 tháng giêng, buổi tối

tổ chức hát chèo, ban ngày thì đánh cờ Những người “nhất thắng” được vào vòng hai Nếu như “nhị thắng” được vào vòng ba và “tam thắng” coi như vô

địch (giải nhất) Ngoài đánh cờ, còn có chơi đu, bịt mắt bắt dê, bắt vịt dưới

ao, chọi gà, đấu vật Hội làng mang đậm dấu Ên văn hoá Kinh Bắc

Ngày 12 tháng giêng là ngày giã hội Buổi sáng, đoàn rước do tiên chỉlàng dẫn đầu rước kiệu cùng với trống, thanh la, tù và rước đến giữa cánhđồng sang chạ (làng Đề Cầu), bên chạ cũng có đoàn rước kiệu đến đó Khinào hai đoàn rước gặp nhau, kiệu được rước quay 3 vòng trên đất trống thì

Trang 24

chia tay ra về Cả hai làng đều kết thúc hội làng Ngày đó làng mổ “ông ỷ” thứ

hai Thực tế từ mồng 4 làng đã mổ lợn rồi, nhưng đó là lợn thường của người

trưởng thành chứ không phải lợn thờ cúng, nghĩa là không được gọi là “ông

ỷ”; (ông ỷ thứ nhất mổ ngày mồng 10 để tiếp chạ, ông ỷ thứ hai mổ ngày 12

để giã đám và ông ỷ thứ ba mổ ngày lễ tổ rằm tháng giêng).

Quan hệ làng Lộng Thượng và làng Đào Viên là quan hệ kết chạ (giaohữu) Xung quanh làng Lộng Thượng không chỉ có Đào Viên (tức Đề Cầu), còn

có các làng nông nghiệp thuần tuý như Đại Từ, có làng đúc như Văn Ổ, XuânPhao và làng buôn như làng Nôm thế nhưng, chỉ có Lộng Thượng và ĐàoViên mới có quan hệ làng chạ Đây là nguồn gốc việc thờ cúng tổ nghề đúcđồng: cùng thờ một tổ Vì lẽ đó mà hội làng, ma chay, cưới xin hai làng đều cónhau và cử đoàn đại biểu qua lại chu đáo chứ không tuỳ tiện ai thích thì đi

Trải qua thăng trầm, nghề đúc làng Đề Cầu dần bị mai một và mất hẳn,chỉ còn làng Lộng Thượng giữ được nghề và ngày càng phát triển Bởi vậy,những năm vừa qua, bên chạ (Đề Cầu) muốn khôi phục lại nghề, làng LộngThượng đã sang Đề Cầu để truyền lại Đây là việc làm ngoại lệ ở các làngnghề nói chung và ở Lộng Thượng nói riêng

Như vậy, hội làng không chỉ là những hoạt động sinh hoạt vui chơi,giải trí mà còn là hoạt động giao lưu văn hoá, thể hiện nét đẹp truyền thốngcủa nhân dân Việt Nam nói chung và của nhân dân Đại Đồng nói riêng Vìthế, nó cần được giữ gìn và phát triển để những người dân Việt Nam luôn tựhào về truyền thống quê hương mình

1.3 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ SỰ RA ĐỜI CÁC LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG CỦA XÃ ĐẠI ĐỒNG.

Là cư dân của đồng bằng châu thổ sông Hồng, từ xưa, cư dân Đại Đồngđều lấy nghề nông làm nền tảng kinh tế truyền thống Hầu hết các thôn trong

xã đều sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa với phương thức độc canh.Mặc dù làm ruộng là nghề sản xuất chính, là nguồn sống chủ yếu của các gia

Trang 25

nhập từ việc làm ruộng rất thấp và bấp bênh Thêm vào đó, đồng ruộng ở ĐạiĐồng không bằng phẳng, nơi cao, nơi thấp, lệch nhau khá nhiều, nơi cao thì

hạn hán, nơi trũng lại ngập úng, người dân quanh năm phải chịu cảnh “chiêm

khê, mùa thối” Vùng cao hàng năm cấy một vụ lúa mùa, vùng trũng cấy một

vụ lúa chiêm, năng suất lúa năm cao nhất cũng chỉ đạt 40 đến 50kg/sào Bắc

Bộ Ở Đại Đồng, ngoài làm ruộng, chăn nuôi không được phát triển vì lươngthực quá Ýt, hoa màu không có, nên cả xã chỉ có một số hộ gia đình chăn nuôithêm lợn gà song không nhiều

Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Đại Đồng có ruộng đấtmàu mỡ, thuận lợi cho việc cấy lúa và trồng các loại cây Trong điều kiệnthủy nông, thủy lợi đảm bảo thì sản xuất nông nghiệp ở Đại Đồng sẽ pháttriển, đảm bảo đời sống sinh hoạt của nhân dân Song do nhiều yếu tố kháchquan tác động mà chủ yếu là tác động của thiên nhiên nên xưa kia người dânĐại Đồng nếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp thì đời sống sẽ gặp rất nhiềukhó khăn Chính vì vậy, người dân ở một vài làng trong xã đã tự tìm đến một

số nghề phụ, mong thoát khỏi cảnh đói nghèo và thêm công ăn việc làm trongnhững lúc nông nhàn, trong đó tiêu biểu là nghề đúc đồng

Luận văn này chỉ đề cập khái quát đến phạm vi không gian của các làngnghề đúc đồng ở Đại Đồng bao gồm các thôn Văn Ổ (Ã), Xuân Phao (Pheo),Bùng Đông, Lộng Thượng (Rồng)

Trong xã có nhiều nghề nhưng cả 4 thôn trên đều làm nghề thủ côngđúc đồng truyền thống và một làng chuyên buôn bán đồng nát và các sảnphẩm đúc đồng - làng Cầu Nôm

Phát huy tính năng động, sáng tạo, sự khéo léo của mình, người dânĐại Đồng đã sớm đầu tư phát triển các nghề thủ công, trong đó có nghề đúcđồng Nghề thủ công truyền thống đúc đồng ở Đại Đồng đã có từ lâu đời vớinhững sản phẩm nổi tiếng được lưu truyền từ đời này qua đời khác và ở mỗilàng có những đặc trưng về riêng sản phẩm của mình Ngày xưa đồ gia dụng

Trang 26

bằng nhôm còn là của lạ, của hiếm thì mọi vật nhỏ từ cái cối giã trầu của các

cụ già đến nồi nấu rượu, sanh, ninh, chảo, chậu đều bằng làm bằng đồng, vìthế đồ đồng rất quý và được ưa chuộng Ngay từ khi nghề mới xuất hiệnngười ta đã thấy dường như có sự phân công ngẫu nhiên đối với các làng nghềđúc đồng Làng Rồng chuyên đúc đồ tế lễ như chuông, đỉnh, tượng…, làngXuân Phao, Văn Ổ, Bùng Đông chuyên đúc đồ gia dụng như sanh, ninh, chảo,chậu… và làng Nôm thì nổi tiếng với nghề buôn đồng nát (cung cấp nguyênliệu đồng và bán sản phẩm đồng) Từ xa xưa khi hỏi đến làng nghề đúc đồng

ở Đại Đồng dân thường nói rằng;

Đố ai biết cổng làng Rồng Biết sông làng Ã, biết chồng bà Đô.

Làng Rồng là Lộng Thượng, xưa kia làng có hai giáp: giáp Đông vàgiáp Đoài, ngày nay có 4 xóm, với 3 dòng họ, không phân biệt giàu nghèo.Ngoài trồng lúa, làng có nghề thủ công đúc đồng Cổng làng có từ thế kỷ XVIđược dựng bằng đồng, chứng tỏ vào thời gian này nghề đúc đồng ở đây đãthực sự phát đạt, đồng thời cũng phản ánh lịch sử của làng, lịch sử của nghềđúc đồng có từ trước đó rất lâu Nghề phát triển, dân làng tập trung dựng cổnglàng Ở hai cột đồng trụ chính có câu đối: “Quốc thái, dân an, thiên hạ đạiđồng môn bất bế Dân khang, vật tiết, triều đình hữu đạo quán vô tư” Nộidung câu đối thể hiện cuộc sống bình an, thịnh vượng của làng Rồng bấy giờ.Tiếc rằng, theo phỏng đoán, cổng làng bị phá cùng với việc nhà Lê triệt phálàng Tòng Chương vì tội đúc tiền giả Năm 1922, làng Rồng xây cổng lại vàlại bị phá năm 1966 trong cuộc bài trừ phong kiến Còn vợ chồng bà Đô là ai?hiện không rõ xuất xứ Làng à tức làng Văn Ổ, có sông nhưng không có tên,

nó là một đoạn dài khoảng 3km của sông Nguyệt Đức chảy qua rồi cụt hẳn

So với các làng đúc đồng Xuân Phao, Văn Ổ, Bùng Đông thì LàngRồng có tay nghề cao hơn cả, giải thích điều này các nghệ nhân kể rằng: Từrất xa xưa dân làng Rồng đã kết thân với làng Tòng Chương và làng Rí

Trang 27

Tương truyền rằng làng Tòng Chương là một làng có tay nghề đúc thiện nghệnhất vùng Vào khoảng những năm dưới thời Lê, dân làng này đã bị xoá sổsau vụ đúc tiền giả bị phát giác, phần thì bị triều đình xử chém, số còn lại litán sang làng bên hoặc chạy đi tứ xứ May nhờ mối quan hệ kết giao thânthiết với làng Rồng kề cận mà rất nhiều thợ đúc giỏi đã chạy sang làng Rồngđịnh cư, tiếp tục hành nghề đúc Sau vụ Tòng Chương bị xoá sổ, dân làngRồng đã tận dụng được nhiều thợ của làng bạn và cũng từ đây trình độ, kỹthuật đúc của làng Rồng khá hơn rất nhiều so với các làng khác Cùng vớithời gian, nhờ cần cù chịu khó, cộng với óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn taykhéo léo, người Đại Đồng đã phát triển nghề đúc đồng, những sản phẩm củalàng như: nồi, ninh, hạc, chân nến, lư hương, đều mang phong cách riêng vàrất được ưa dùng Đặc biệt, các sản phẩm phục vụ cho những công trình kỷniệm, các cơ sở tôn giáo như chuông, đỉnh, tượng, lư hương đều đạt đến trình

độ khéo léo, tinh xảo và thẩm mỹ cao, để lại Ên tượng đẹp trong lòng cáckhách thập phương mỗi khi thưởng lãm

Nếu như làng Rồng có bề dày về lịch sử, làng nghề được duy trì từ xaxưa tới nay và khá nổi tiếng, là một trong những cái nôi góp phần tạo lên làngđúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội), thì Văn Ổ, Xuân Phao, Bùng Đông cũng có lịch

sử phát triển lâu đời với nghề đúc đồng chuyên đúc các đồ gia dụng phục vụchủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt trong các gia đình ở nông thôn Việt Nam Sảnphẩm của họ làm ra khá đa dạng, năng suất cao, kỹ thuật đạt đến trình độ điêuluyện Người dân các làng nghề Văn Ổ, Xuân Phao, Bùng Đông tiếp thunhững nét tinh tuý từ nghề đúc dụng cụ đun nấu có thành mỏng ở làng Hè(Đông Mai) để tạo nên một sắc thái riêng độc đáo Các dụng cụ đun nấu ở đâyrất nổi tiếng, tiện dụng, bền, có nhiều kiểu dáng và mẫu mã phù hợp với nhucầu sử dụng của mọi gia đình Khi nhắc đến các dụng cụ đun nấu người dânnghĩ ngay tới “Pheo”, “Ô Trước đây, khi chưa bị hàng công nghiệp cạnhtranh, nghề đúc đồ gia dụng ở các làng nghề này rất phát triển, nhưng ngày

Trang 28

nay do nhu cầu của thị trường ưa dùng hàng công nghiệp nhôm, gang thép,nhựa, inox đã làm cho nghề đúc các dụng cụ nồi, ninh, sanh, chậu ngày mộtgiảm dần Hiện nay ở các làng nghề này chỉ còn một vài hộ duy trì nghề đúcninh, sanh đổ cho các thương lái buôn chuyên chở đến các chợ miền núi TâyBắc Để duy trì nghề đúc đồng và tạo công ăn việc làm trong những lúc nôngnhàn các gia đình ở Văn Ổ, Xuân Phao, Bùng Đông đã chuyển sang làm nghềđúc đỉnh nhưng chủ yếu là nhận làm gia công (làm nguội) cho các lò đúcLộng Thượng, thu nhập bình quân của thợ làm gia công khoảng 600 đến 700nghìn đồng/ người/ tháng.

Khác với các làng Văn Ổ, Xuân Phao, Bùng Đông, Lộng Thượng, ởlàng Nôm (Cầu Nôm) hầu như nhà nào cũng có một vài sào vườn trồng cáccây lưu niên như mít, nhãn, na, bưởi, chuối… Những mảnh vườn này khôngđem lại nguồn thu nhập chính, nhưng nó lại có vai trò đáng kể trong sinh hoạtcủa làng Vì là làng buôn, nên người buôn đi theo lịch trình của mình, trướckhi đi buôn họ thường có chén rượu, đĩa hoa, trái dâng lên bàn thờ tổ tiên để

tỏ lòng thành kính và cầu xin gặp may mắn, có tài có lộc Như các làng nôngnghiệp khác, dân làng Nôm cũng chăn nuôi gia sóc, gia cầm nhằm phục vụsản xuất nông nghiệp và đời sống con người Nhưng cũng như hoạt độngnông nghiệp, các hoạt động này đều rất mờ nhạt so với kinh tế thương nghiệp.Trong trung tâm Ngũ Xã xưa gồm Đại Bái - Quảng Bố (Bưởi-Vó), Đề Cầu(Rí), Đông Mai (Hè), Lộng Đình (Rồng), Đại Đồng (Nôm) thì Nôm là làngbuôn sầm uất Người làng Nôm thường lấy hàng đúc trong vùng đi rao bánkhắp nơi, rồi thu gom đồng nát về bán lại hoặc đổi cho các làng đúc Nhờnhững hoạt động buôn bán mà làng Nôm trở nên giàu có hơn bất kỳ làng xãnào trong Ngũ Xã Làng Nôm buôn bán đồng nát nổi tiếng khắp mọi nơi,chính vì vậy mà trong dân gian có câu:

Đồng nát thì về Cầu Nôm Con gái nỏ mồm về ở với cha.

Trang 29

Hiện nay chợ Nôm không còn sầm uất như xưa nữa và nó cũng khôngcòn là chợ giành riêng cho buôn bán đồng nát và các sản phẩm đồng Nhu cầu

về nguyên liệu đồng bây giờ là rất lớn, trong khi đó đồng nát ngày một Ýt,sản phẩm đúc chủ yếu là đồ tế lễ, vì vậy các lò đúc tự đi tìm nguồn nguyênliệu và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ Chợ Nôm ngày nay thuần tuýnhư những chợ miền quê khác, nơi mà người dân các xã trong huyện mangcác sản phẩm nông nghiệp đến bán và mua

Như vậy, bên cạnh nghề trồng lúa, sự ra đời của các nghề thủ côngđúc đồng và buôn bán đồng nát đã tạo cho Đại Đồng có một sắc thái riêng.Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có làng nghề đang dần bị mai một vìsản phẩm làm ra không còn phù hợp với nhu cầu thị trường, có làng lạiđang được phục hưng và phát triển mạnh lên, nhưng dù ở thời điểm lịch sửnào thì nghề đúc đồng cũng đều mang lại nguồn thu nhập đáng kể chongười dân Đại Đồng Tuy nhiên, trong tương lai muốn duy trì và phát triểnnghề đúc đồng cổ truyền thì không chỉ nhân dân Đại Đồng mà Đảng vàNhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa, cần đưa ra những chính sách và giảipháp phù hợp

Trang 30

Chương 2

NGHỀ ĐÚC ĐỒNG CỔ TRUYỀN Ở XÃ ĐẠI ĐỒNG

2.1 VÀI NÉT VỀ SỰ XUẤT HIỆN NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở XÃ ĐẠI ĐỒNG

Những kết quả nghiên cứu Khảo cổ học đã chứng minh được rằng đồng

đỏ đã xuất hiện ở nhiều di tích khác nhau trên thế giới cách ngày nay 6000

-7000 năm và sau đó hai nghìn năm đồng thau ra đời Ở Việt Nam cũng đã tìmđược xỉ đồng và những mảnh đồng thau trong tầng văn hoá cuối thiên niên kỷIII trước Công nguyên ở di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên (Vĩnh Phúc), đượcxác định là thời kỳ đầu của Thời đại đồ đồng ở Việt Nam Kỹ thuật đúc đồngcủa nước ta phát triển rực rỡ không phải vào Thời đại đồ đồng nói chung màlại vào Sơ kỳ thời đại đồ sắt, cách ngày nay trên 2000 năm, được phản ánh rõnét nhất trong các di tích đồ đồng Đông Sơn (Thanh Hoá) Đông Sơn đượcnhận thức là một nền văn hoá vào sơ kỳ thời đại đồ sắt ở Việt Nam mà hiệnvật đặc trưng là trống đồng và các đồ đồng cùng thời Văn minh Đông Sơnlan toả khắp đồng bằng châu thổ, vào miền Trung, miền Nam và ngược lênphía Bắc Quá trình lan toả đó, đã hình thành những trung tâm đúc đồng vàchế tạo đồng nổi tiếng tại Thanh Hoá, Hà Nội, Bắc Ninh Trong số các trungtâm đúc đồng thì Bắc Ninh là một trung tâm đúc đồng hình thành từ đầu Côngnguyên Bằng chứng là các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng loạt đồ đồngnhư: rìu, giáo, dao găm, lưỡi câu, mũi tên, mảnh đồng trang trí, trống đồng ở

di chỉ Lãng Ngâm, một số lò đúc và mảnh khuôn đúc sản phẩm bằng đồng lớnnhư trống hay thạp Đông Sơn ở các hố khai quật trong thành Lũng Khê - LuyLâu có niên đại khoảng thế kỷ II sau Công nguyên “Điều này không chỉ phảnánh sự phát triển của nghề luyện kim đồng, mà còn chứng tỏ khả năng bấy giờ

ở khu vực này đã có những trung tâm đúc đồng Nghiên cứu nghề đúc đồng,

gò dát đồng ở Vó, Đại Bái (Gia Lương), Hè Nôm, Long Thượng (Văn Lâm,Hải Hưng) trước đây, thuộc Kinh Bắc cho thấy nghề đúc đồng ở đây có nguồn

Trang 31

Đại Đồng vốn là vùng đất thuộc trấn Kinh Bắc xưa, vì thế mà nghề đúcđồng ở Đại Đồng xuất hiện từ khá sớm và cũng không nằm ngoài lịch sử hìnhthành nghề đúc đồng ở khu vực này Điều này được khẳng định thêm khi cácnhà khảo cổ học phát hiện ra ở Ao Chai (xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên)

di chỉ khảo cổ học có “tầng văn hoá dày khoảng 1,5 m chứa dày đặc gốm sứ,vật liệu kiến trúc và đặc biệt rất nhiều mảnh nồi nấu đồng, khuôn phá và100m3 sỉ chai nấu đồng tích thành vệt chạy dài ven bê con lạch cổ từ làngRồng (Lộng Thượng) đến sát cánh đồng làng Thông (Làng Nôm) dài gần500m” [79; 13] Kết quả Khảo cổ học đã chứng minh cho thấy nghề đúc đồng

ở Ao Chai có độ tuổi Ýt nhất 400 năm Tuy nhiên bức tranh lịch sử của nghềđúc đồng ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi khoảng thời gian trên cũngnhư địa vực hành chính mà nó trải rộng trong một không gian văn hoá - lịch

sử rộng lớn thuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Hiệnnay, huyện Siêu Loại đã bị chia tách làm hai phần, được ngăn cách bởi consông Rí: phía Bắc thuộc một phần của các huyện Thuận Thành, Gia Bình,Lương Tài (Bắc Ninh), phía Nam thuộc huyện Văn Lâm (Hưng Yên) Mặc

dù, những dấu tích kể trên chưa thể khẳng định một cách chính xác thời gian

ra đời nghề đúc đồng ở Đại Đồng, song kết quả nghiên cứu trên đã phần nàominh chứng cho sự xuất hiện sớm của nghề đúc đồng ở Đại Đồng với nhữngsản phẩm đầu tiên là ninh, sanh, nồi, chảo Lúc đầu, những sản phẩm này chỉ

để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong thôn xã Về sau, nã lan rộng ra khắp cácvùng miền trong cả nước, thậm trí được các nước bạn Lào, Campuchia rất ưadùng Vì thế, trước năm 1945 nghề đúc đồng rất phát triển Tại sao nghề đúcđồng xuất hiện và phát triển ở Đại Đồng sớm như vậy? theo tác giả Phan Gia

Bền trong tác phẩm “Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam”

thì: lý do khiến cho nghề thủ công xuất hiện và phát triển ở các địa phương là

vì vùng đó có sẵn nguyên liệu, hoặc có vị trí tốt, hay người nào đó biết nghềđến ở tại địa phương và truyền cho dân làng hoặc cũng có thể do nhu cầu của

Trang 32

con người mà nghề đó xuất hiện… Như vậy, mảnh đất Đại Đồng nằm trongvùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, chắc rằng không thể có sẵn nguyên liệucho nghề đúc đồng, vì những mỏ đồng ở nước ta hầu hết nằm ở vùng núi phíaBắc (Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang ) Khi tìm hiểu về quátrình hình thành làng xã Đại Đồng chúng ta biết rằng cư dân ở đây chủ yếusống bằng nghề nông nghiệp, nhưng do Đại Đồng là vùng đất không mấybằng phẳng, nơi cao, nơi thấp, vùng đất khi nhắc tới người ta nghĩ ngay cảnh

“chiêm khê, mùa thối”, vì thế, nó không hề thuận lợi cho việc phát triển nghềnông nghiệp, trồng trọt buộc người dân Đại Đồng đã chuyển sang làm nghềphụ Như thế, nghề đúc đồng ở Đại Đồng ra đời khá sớm nhưng không phảidựa trên cơ sở của sự sẵn có nguyên liệu như một số làng nghề khác mà có lẽbắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống của con người cần có “đồ ăn thức đựng” -những vật dụng sinh hoạt trong gia đình Cho nên, lúc đầu họ chủ yếu đúc đồgia dông (ninh, sanh, nồi, chậu…) Hơn thế, Đại Đồng có vị trí địa lý, đườnggiao thông thuỷ, bộ khá thuận lợi tạo điều kiện cho nghề đúc đồng xuất hiện,tồn tại và phát triển

Theo truyền thuyết, nghề đúc đồng ở đây phát triển rực rỡ nhất vào thờiLê- Trịnh Làng Tòng Chương đúc khéo hơn cả, họ chuyên đúc các mặt hàngcao cấp như đỉnh, lư hương, tượng, chuông đồng Thời gian này, có một sốngười trong làng đúc trộm tiền đồng để tiêu dùng Sự việc trên bị phát giác,triều đình đã ra lệnh triệt hạ làng Tòng Chương, cư dân xiêu dạt sang các làngbên, dần dà lại nhen nhóm lên lò đúc đồng ở nơi trú ngụ? Làng Tòng Chươngtrù phú xưa, nay chỉ còn là một cánh đồng cao, với nhiều gò, đống ở khoảnggiữa hai làng Lộng Thượng và Cầu Nôm Khu vực này, theo như lời kể củangười dân Đại Đồng khi đi làm đồng họ vẫn thường xuyên tìm thấy những xỉ

lò, mảnh sành sứ và tiền đồng khi xưa Như vậy, từ trước thời Lê - Trịnh nghềđúc đồng ở Đại Đồng đã phát triển rất rực rỡ

Trang 33

Đồng Xá là một trong những thôn (xã) có nghề đúc đồng khá phát triển.Một số thợ (khoảng 30 thợ) đã theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam năm 1600,lập lò tại Kinh Nhơn

Theo gia phả họ Nguyễn ở Kinh Nhơn ghi từ thời Cảnh Hưng, được tụcbiên qua các triều Gia Long, Minh Mạng và soạn lại vào năm Tự Đức thứ 35(1882) thì: trong các thế kỷ XVI-XVII, chiến tranh loạn lạc, một số thợ(khoảng 30 thợ) làng Đồng Xá đã theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, lập ÊpKinh Nhơn, làng Dương Xuân, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, tỉnhThừa Thiên Huế Thủy tổ là ông Nguyễn Văn Lương, theo Nguyễn Hoàngvào Thuận Quảng từ năm 1600 sau khi Nguyễn Hoàng đem quân đi dẹp loạnPhan Ngạn và Bùi Văn Khuê tại cửa Đại An (Nam Định) Con trai NguyễnVăn Lương là Nguyễn Văn Đào sinh vào thời Nguyễn Phúc Lan còng theochúa Nguyễn vào Phước Yên năm 1636, giữ chức Thủ hợp, tước phongCường Đức tử, về sau chính thức định cư ở Kinh Nhơn Nơi đây đã phát triển

và tồn tại nghề đúc đồng lâu đời nhất ở khu vực miền Trung, phường Đúc nay thuộc tổ 24 khu vực 5 phường Đúc, tức 171 Bùi Thị Xuân - Huế

-Như vậy, vào khoảng thế kỷ thứ XVI, nghề đúc đồng ở Đại Đồng đãphát triển lan toả đến tận miền Trung Dưới chế độ “công tượng” của triềuđình Huế, một số người thợ giỏi đã vào Huế và hình thành nên nghề đúc đồng

Trang 34

thôn trong xã, trong vùng Sự chuyên môn hóa cao đã tạo điều kiện cho cáclàng đúc đồng mở rộng phát triển sản xuất, phân phối sản phẩm thuận lợi.

Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làng đúc đồng ĐạiĐồng đã hình thành dây chuyền lao động khép kín tự nhiên - từ A đến Z nhưthuật ngữ trong sản xuất kinh doanh vẫn dùng, từ khâu nguyên liệu đến sảnxuất (đúc) và bán các sản phẩm Nhiều làng nghề đúc đồng với nhiều địa danhnhưng thực ra chỉ là một trung tâm Đây cũng là quê hương của những thế hệđúc đồng Ngũ Xã nổi tiếng trên đất Thăng Long - Hà Nội

Cũng như nhiều làng nghề đúc đồng trên đất nước Việt Nam, nghề đúcđồng Đại Đồng cũng có tổ nghề Các bản thần tích hiện còn lưu giữ được ởcác di tích trong vùng đều xác nhận tổ nghề là thiền sư Khổng Minh Không.Khổng Minh Không - người bạn đồng hành cùng thiền sư Từ Đạo Hạnh đời

Lý sang Trung Quốc tầm đạo đắc pháp, đồng thời học được nghề đúc đồng rồitruyền cho dân ta Trong tâm thức dân gian ông được tôn làm ông tổ nghề đúc

ở Việt Nam Nằm trong vùng ảnh hưởng của truyền thuyết này, các làng nghềđúc đồng Đại Đồng từ rất lâu đã tôn ngài là ông tổ truyền nghề đúc đồng

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Khổng Minh Không chính là hai vị tổ

sư Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không, thuộc đời nhà Lý Mặc dù nghềđúc đồng đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, nhưng hai ông là người đã cócông xây dựng và làm cho nghề đúc đồng ở nước ta đạt tới đỉnh cao rực rỡvào thời nhà Lý “Dương Không Lộ là một nhà sư lớn, người hương GiaoThuỷ, phủ Hải Thanh, nay là tỉnh Hà Nam Ông sinh năm Bính Thìn niên hiệuThuận Thiên (1016) và mất vào năm Giáp Tuất niên hiệu Hội Phong (1094).Còn Nguyễn Minh Không người làng Đàm Xá, huyện Gia Viễn (nay thuộctỉnh Ninh Bình), sinh vào năm Long Chương thiên tự thứ 1 (1066) và mấtvào năm Đại Định thứ 2(1141)” [88; 85] Cả hai ông đều trụ trì ở chùa PhảLại (Quế Võ, Bắc Ninh) Xưa nay, hầu hết mọi người đều lẫn lộn hành trạngcủa hai ông làm một vì thế mới có tên là Khổng Minh Không Tương truyền:

Trang 35

“Nhờ có túi thần hai ông đã mang được hết kho đồng từ bên Trung Quốc vềlập lò đúc dạy cho dân đúc An Nam tứ đại khí đó là: pho tượng khổng lồ ởchùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), tượng cao 6 trượng; đỉnh tháp Báo Thiên ởThăng Long cao 20 trượng; chuông Quy Điền gần chùa Một Cột; vạc lớn ởchùa Phổ Minh (Nam Định)” [78; 73] Xung quanh việc thờ tổ nghề thì nhândân ở làng Đông Mai xã Đại Đồng lại kể rằng: ngoài việc đèn nhang kinh kệthì Sư Không Lộ còn lấy đất nặn khuôn rồi rót đồng nóng chảy vào để đúcnhững lư, đỉnh hoặc chuông Ông có hai chú tiểu giúp việc là Phạm Quốc Tàingười làng Đề Kiều (Bắc Ninh) và Trần Lạc người làng Đông Mai (ĐạiĐồng) ngày nay Sau khi hai chú tiểu thành nghề, Không Lộ cho họ về quê đểdạy dân lập nghiệp Từ đấy dân hai làng Đề Kiều và Đông Mai có nghề đúcđồng Để tỏ lòng biết ơn tổ nghề đã đem nghề về dạy cho dân làng, họ đã lậpđền thờ các vị tổ sư lấy tên chung là Khổng Minh Không Theo khảo sát thìhiện nay trong vùng chỉ có hai làng lập đền, đình thờ tổ nghề đó là làng LộngThượng thờ Khổng Minh Không làm tổ nghề đúc đồng và làng Nôm thờ bàPhùng thị hiệu Diệu Thanh Xuân làm tổ nghề buôn đồng

Với nguồn tư liệu trên cho phép chúng ta đưa ra nhận định về sự ra đờisớm của nghề đúc đồng truyền thống làng Đại Đồng, nơi đây đã góp phần tạonên Ngũ Xã xưa (làng Hè, làng Me, làng Rồng, làng Rí trên, làng Rí dưới)

Từ những thế kỷ trước, Đại Đồng trở thành một trung tâm đúc đồng lớn ởvùng châu thổ sông Hồng và chính từ trung tâm này nghề đúc đồng cổ truyền

đã lan toả hình thành nên các trung tâm đúc đồng khác như Ngũ Xã (Hà Nội),phường đúc Huế …

Lịch sử phát triển nghề đúc đồng Đại Đồng đã trải qua nhiều bướcthăng trầm Do cơ chế thị trường, do sự phát triển của sản phẩm hàng côngnghiệp chèn Ðp sản phẩm đồ đồng, có những lúc nghề đúc đồng tưởng như đãthất truyền Tuy nhiên, với ý thức giữ gìn nghề truyền thống của cha ông,người thợ đúc Đại Đồng đã biết phát huy những tinh hoa nghề nghiệp, kết

Trang 36

hợp yếu tố truyền thống với hiện đại dùng bàn tay khối óc của mình tạo ranhững sản phẩm phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của xã hội Trước Cách mạngtháng Tám 1945, nghề đúc đồng rất phát triển, các sản phẩm làm ra chủ yếu là

đồ chứa đựng như sanh, ninh, nồi, chậu, Êm, tích…với các loại hình, kích cỡkhác nhau, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của từng gia đình ở các vùng miềntrong cả nước, những sản phẩm này còn được cung cấp cho cả các nước bạnLào, Cămpuchia… Sau này để phù hợp với thị hiếu của xã hội người thợ đúcđồng Đại Đồng không chỉ đúc các đồ gia dụng mà còn đúc rất nhiều đồ thờcúng và tế lễ như: đỉnh, hạc, nến, lư, lọ hoa, tượng, chuông… phục vụ nhucầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Bên cạnh việc đúc các sảnphẩm trên, đúc đồng Đại Đồng còn sản xuất các thỏi đồng (cây đồng) và một

số thiết bị máy móc cho Nhà máy ắc quy Hải Phòng, trạm bơm Hải Dương,Nhà máy cơ khí chính xác số 1 Hà Nội Như vậy, không chỉ trong lịch sử mà

cả thời đại ngày nay, nghề đúc đồng đã, đang và sẽ mãi đóng vai trò quantrọng trong đời sống cộng đồng Vì thế, người dân Đại Đồng rất biết trântrọng và giữ gìn nghề truyền thống, để rồi hôm nay cái chất tài hoa sáng tạocủa người thợ đúc đồng Đại Đồng được hun đúc từ mấy nghìn năm lịch sử lạiđược phát huy cao độ trong truyền thống của quê hương Để tỏ lòng trân trọngcông lao của những người thợ đúc tài hoa, năm 1983, hai cụ Dương Văn Ban

và Dương Văn Vĩnh ở xã Đại Đồng đã được Ty Văn hoá tỉnh Hải Hưng (naytách thành Hưng Yên và Hải Dương) công nhận là nghệ nhân đúc đồng Kếthừa truyền thống tốt đẹp đó, ngày nay Đại Đồng có tới hàng trăm đôi tay thợtài hoa và sáng tạo Họ hàng ngày, hàng giờ làm ra các loại sản phẩm phục vụnhân dân, phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra thị trường các nước ngoài như Lào,Thái Lan, Campuchia…và được đánh giá cao

Trải qua nhiều thế kỷ với bao thăng trầm, biến động của thời gian, củanền kinh tế thị trường, nhưng nghề đúc đồng Đại Đồng vẫn tồn tại và ngàycàng phát triển, điều đó chứng tỏ sức sống trường tồn của một nền văn hoá

Trang 37

làng nghề mang tính cộng đồng, chứa đựng những tinh hoa văn hoá dân tộc,được những người thợ, các nghệ nhân đúc đồng Đại Đồng thể hiện trong từngsản phẩm của làng nghề.

2.2 NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở ĐẠI ĐỒNG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

2.2.1 Giai đoạn từ khi xuất hiện nghề đến năm 1945.

Việc tìm hiểu nghề đúc đồng ở Đại Đồng từ khi hình thành đến năm

1954 là vô cùng khó khăn Nguồn tài liệu đề cập đến vấn đề này hầu như rấtthiếu vắng, cho nên khi tìm hiểu giai đoạn này chúng tôi chủ yếu căn cứ vàolời kể của các cụ cao tuổi trong làng

Theo lời kể của cụ Dương Văn Ban, Dương Văn Vĩnh thôn LộngThượng, cụ Nguyễn Văn Bổng thôn Xuân Phao thì ban đầu xã Lộng Đình(nay thuộc xã Đại Đồng) có sáu thôn thì bốn thôn biết làm nghề đúc đồng đó

là Xuân Phao, Văn Ổ, Bùng Đông, Lộng Thượng nhưng chỉ có làng LộngThượng là có nghề đúc phát triển nhất, còn các làng tuy đã biết nghề nhưngchưa đúc được, cuộc sống của họ chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.Song, dưới chế độ thực dân phong kiến, giống như bao người dân ở các làngquê khác, ruộng đất của người dân Đại Đồng đều bị địa chủ cường hào chiếmđoạt, diện tích canh tác tính theo nhân khẩu rất thấp Là xã thuần nông nhưngcông tác thuỷ lợi ở Đại Đồng không được quan tâm, không những thế đất đai

ở đây cũng không thuận lợi, nơi úng lụt, nơi hạn hán, cả năm chỉ được một vụlúa cho năng suất thấp Vì thế, nghề nông đã trở thành nghề thu nhập phô khinghề đúc đồng phát triển Thời kỳ này, nguyên liệu đồng nát rất sẵn lại rẻ,trong khi đó nhu cầu sử dụng đồ dùng bằng đồng trong sinh hoạt của mọi tầnglớp nhân dân, nhất là tầng lớp địa chủ ngày một nhiều, cho nên thợ đúc đồngĐại Đồng quan tâm đến phát triển nghề nhiều hơn, sản phẩm họ đúc ra ngàycàng phong phó Tuy nhiên, lúc đầu thợ đúc đồng Đại Đồng chỉ mới đúc đượccác sản phẩm đơn giản, chủ yếu là sanh, ninh, nồi, chảo, siêu bằng đồng Đây

là những vật dụng cần thiết và có tác dụng thiết thực, nó rất bền, “tuổi thọ”

Trang 38

tương đối cao, phù hợp với mọi gia đình ở nông thôn Việt Nam, nhất là giaiđoạn trước năm 1945 Đặc biệt nó còn có ý nghĩa đánh dấu cho sù ra đời vàphát triển của cả một thời kỳ lịch sử - thời đại đồ đồng thay thế đồ gốm, sứ…

Cùng với thời gian, nghề đúc đồng ngày càng phát triển, thợ đúc đồngĐại Đồng nhất là Lộng Thượng có tay nghề trội hơn các làng khác Họ nhậnhàng về hoặc những ai có nhu cầu đến tận nơi đặt và thợ đúc thường đúc ngaytại nhà Trong gia đình ai cũng có thể tham gia vào công việc đúc, mặc dùthời gian này chưa có sự phân công lao động rõ ràng nhưng phần lớn trongcác gia đình những công việc nặng nhọc hay đòi hỏi kỹ thuật sẽ do người đànông đảm nhiệm, còn phụ nữ chủ yếu lo nhiên liệu bếp núc và nuôi dạy concái

Ngay cả khi nghề đúc đồng mới xuất hiện thợ đúc đồng Đại Đồng đãbiết kỹ thuật đúc các vật thờ cúng và tế lễ, mặc dù nó phức tạp hơn rất nhiều

so với đúc đồ gia dụng Thời kỳ này tuy chưa có sự can thiệp của máy móc,

kể cả điện cũng chưa được sử dụng trong sản xuất, hoàn toàn làm bằngphương pháp thủ công, nhưng với đôi bàn tay tài hoa, sự cần cù chịu khó, thợđúc đồng Đại Đồng đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹcao như đỉnh, chuông, tượng Một trong những sản phẩm có giá trị nhất trongthời kỳ này của thợ đúc đồng Đại Đồng là họ đã đúc được Tượng tổ nghềKhổng Minh Không và bộ Tam sự (một đỉnh và hai cây nến) đặt ở nhà thờ tổ(tiếc rằng bây giờ không còn nữa)

Trong thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, chính sách "ức thương" của nhàNguyễn có gây ảnh hưởng không Ýt đến sự phát triển của nghề đúc Dướithời Pháp thuộc, tư bản Pháp chỉ ưu tiên “đầu tư và khai hoá” những ngành,mặt hàng mang lại lợi nhuận cho chúng nên những ngành thủ công truyềnthống của nước ta cũng không được người Pháp chú ý Mặc dù vậy, nghề thủcông truyền thống đúc đồng Đại Đồng vẫn được duy trì và phát triển ngàymột phong phú tạo ra các sản phẩm đa dạng Ngoài các sản phẩm thông dụng

Trang 39

phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, thợ đúc đồng Đại Đồng còn đúc các sảnphẩm cao cấp phục vụ nhu cầu sử dụng của các tầng lớp địa chủ quan lạiphong kiến như lư hương, đỉnh các loại, hạc, chuông, tượng… trưng bày tạigia đình hoặc cúng tiến vào đình, chùa.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cả dân tộc ta bước vào một giaiđoạn đấu tranh cam go với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Cuối năm

1946, kháng chiến bùng nổ trên phạm vi cả nước, làng quê loạn lạc, nạn đói,nạn dốt hoành hành khắp đường làng, ngõ xóm của làng quê Việt Nam ĐạiĐồng cũng không nằm ngoài hoàn cảnh đó, nhu cầu về đồ dùng sinh hoạtgiảm đi rất nhiều Hơn nữa, nguồn nguyên liệu khó khăn, sản xuất giảm dần.Đây là thời điểm khó khăn nhất để duy trì được nghề Mặc dù khó khăn chồngchất nhưng với tinh thần yêu nghề, gìn giữ nghề truyền thống của cha ông,thợ đúc đồng Đại Đồng vẫn gắn bó với nghề Nếu như trước đây do công việcnhiều, thợ chủ yếu đúc tại nhà, thì nay chiến tranh bùng nổ, nguyên liệu khókhăn, để giữ nghề họ đến từng gia đình, từng vùng quê giao bán đồ đồng, thugom đồng nát hoặc họ tự mình tổ chức các hiệp thợ mang đồ dùng dụng cụ,nguyên liệu đến tại địa phương đúc phục vụ nhân dân Tuy nhiên các sảnphẩm đúc đồng tiêu thụ cũng chẳng đáng bao nhiêu, nghề đúc đồng bị đìnhtrệ, trong xã chỉ còn một vài hộ gia đình làm nghề đúc đồng

Như vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), cũnggiống như tiểu thủ công nghiệp của cả nước, do loạn lạc chiến tranh, ngườithợ thủ công phải kết hợp sản xuất nông nghiệp với làm nghề, để phục vụcuộc sống đồng thời cũng là để duy trì nghề

2.2.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến 1986

Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt đầu bước vào thời kỳkhôi phục kinh tế Từ năm 1954 đến 1957, nhìn chung các ngành nghề thủcông nghiệp miền Bắc được phục hồi, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho côngcuộc phục hồi phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên, sau chiến tranh

Trang 40

chóng ta bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, đời sống nhân dân khókhăn, mức tiêu dùng của nhân dân thấp Vì vậy, người thợ thủ công vẫn còngặp nhiều khó khăn trong nghề, phần đông số thợ lại chuyển sang làm nôngnghiệp Bối cảnh chung của đất nước đã tác động sâu sắc đến nghề đúc đồng

ở Đại Đồng, làng nghề không phải một sớm một chiều mà vực dậy được.Trước tình hình đó, nhà nước đã kịp thời điều chỉnh ruộng đất cho thợ thủcông Trong 10 chính sách của Hội đồng Chính phủ ban hành tháng 3/1954 cóquy định: khuyến khích sản xuất phụ, không đánh thuế vào nghề phụ, ngườilàm nghề vẫn được tính vào nhân khẩu nông nghiệp trong gia đình họ…Tuynhiên, đó chỉ là dấu hiệu ban đầu Nhà nước nhằm phục hưng lại các nghề thủcông, còn trên thực tế hoạt động thủ công nghiệp vẫn trong tình trạng đìnhđốn

Từ năm 1958 đến 1978, quá trình nhà nước tổ chức lại sản xuất trongcác ngành nghề như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ v.v …đã thuhút được đại bộ phận nông dân, thợ thủ công vào các hình thức sản xuấtchuyên nghiệp Đó là các Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp tác xã tiểu thủ côngnghiệp và tổ sản xuất Hình thức này nhằm tách sản xuất thủ công ra khỏinông nghiệp

Để hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tháng 11/1958, Hộinghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khoá II) đã ra Nghị quyếtcải tạo xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợthủ công, người buôn bán nhỏ Tiếp đó, Hội nghị Ban chấp hành Trung ươngĐảng lần thứ 16 (khoá II) ra Nghị quyết về Hợp tác hoá nông nghiệp - Tiểuthủ công nghiệp trên phạm vi toàn miền Bắc Thực hiện chủ trương của Đảng,cuối năm 1960 chi bộ Đảng xã Đại Đồng đã họp và quyết định thành lập 9Hợp tác xã nông nghiệp ở 9 thôn và một Hợp tác xã thủ công nghiệp mangtên Hợp tác xã thủ công nghiệp đúc đồng Thành Công Trên thực tế, sau ngàymiền Bắc giải phóng, nghề đúc đồng ở Đại Đồng đã mau chóng phục hưng,

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2005): Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2005
2. Đào Duy Anh (1957): Văn hoá đồ đồng và truyền thống Lạc Việt, Hà Nội, (KNXB) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá đồ đồng và truyền thống Lạc Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB)
Năm: 1957
3. Nguyễn Quang Ân (1994): Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-1977). Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-1977)
Tác giả: Nguyễn Quang Ân
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 1994
4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1998): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tập 1, 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
5. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Văn (1990): Lịch sử Đảng bộ huyện Mỹ Văn. Tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Mỹ Văn
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Văn
Năm: 1990
6. Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Đồng (2005): Lịch sử Đảng bộ xã Đại Đồng. Tập 1 (1930 – 2000) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ xã Đại Đồng
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Đồng
Năm: 2005
7. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (1990): Lịch sử Thanh Hoá. Tập I - Thời tiền sử và sơ sử. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Thanh Hoá. Tập I - Thời tiền sử và sơ sử
Tác giả: Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội
Năm: 1990
8. Phan Gia Bền (1957): Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Phan Gia Bền
Nhà XB: Nxb Văn Sử Địa
Năm: 1957
9. Huỳnh Thị Cận (1981): Tìm hiểu nghề đúc đồng ở “Phường đúc” Huế. Tạp chí NCLS sè 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nghề đúc đồng ở “Phường đúc” Huế
Tác giả: Huỳnh Thị Cận
Năm: 1981
10. Phan Huy Chó (1992): Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chó
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
11. Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn (1977): Chuyện các ngành nghề. Nxb Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện các ngành nghề
Tác giả: Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 1977
12. Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Viết Hiểu (1993): Sự biến đổi đời sống vất chất của người nông dân đồng bằng sông Hồng từ 1976 đến nay , Tạp chí NCLS sè 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi đời sống vất chất của người nông dân đồng bằng sông Hồng từ 1976 đến nay
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Viết Hiểu
Năm: 1993
13. Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc (1988): Những bàn tay tài hoa của cha ông. Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bàn tay tài hoa của cha ông
Tác giả: Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1988
14. Vò Cao Đàm (1997): Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vò Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1997
15. Đảng bộ xã Đại Đồng: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã năm 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w