1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc

105 852 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 564,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân vào bậc nhất thế giới. Trong cộng đồng cư dân Trung Quốc, người Kinh là một dân tộc thiểu số, tập trung phần lớn ở Kinh Đảo, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây. Ngôi làng Vạn Vĩ nằm trong khu vực Kinh Đảo, là nơi người Kinh tập trung sinh sống từ khi đến đảo (cách đây gần 500 năm). Trải qua 5 thế kỉ định cư thăng trầm nơi vùng đảo biên cương, ở Vạn Vĩ vẫn tồn tại khung cảnh làng quê, ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam trong lòng một đất nước khác. Người Kinh ở Vạn Vĩ đã định hình một kho tàng văn hoá vừa dung hoà các yếu tố văn hoá Hán vừa mang đậm nét văn hoá truyền thống của người Kinh. Tín ngưỡng là biểu hiện sắc thái văn hóa tộc người, là tấm gương phản ánh đời sống thực của họ. Nằm trong kho tàng văn hoá đặc sắc, hệ thống tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ đã phản ánh sinh động đời sống xã hội và đời sống tinh thần của con người nơi đây. Toàn bộ tư liệu thu thập trong luận văn này sẽ phác họa tương đối đầy đủ, toàn diện về tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ. Nghiên cứu về tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ giúp chúng ta làm rõ và nhận diện những đặc điểm văn hoá của một dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Trung Quốc. Ghi nhận sự thay đổi từng bước, sự thích nghi, sáng tạo, hội nhập và phát triển của cộng đồng cư dân người Kinh làng Vạn Vĩ trong xã hội Trung Quốc đồng thời có thể thấy được sự giao lưu văn hoá trong tín ngưỡng giữa người Kinh và với các dân tộc khác. Ngày nay, cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, không chỉ người Kinh mà các tộc người thiểu số khác ở Vạn Vĩ đều chịu tác động từ bên ngoài. Quá trình ấy đã mang lại những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa song cũng chính điều đó cũng làm nảy sinh những nguy cơ và thách 1 thức mới. Đặc biệt là sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống của người Kinh. Vì vậy nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng của người Kinh nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị ấy là việc làm cần thiết. Ở Việt Nam, đã từng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh trong vai trò là chủ thể của đất nước. Nhưng tìm hiểu về tín ngưỡng của người Kinh với vai trò là dân tộc thiểu số ở Trung Quốc còn rất ít, chưa hệ thống và mang tính chuyên khảo. Với lòng khát khao tìm hiểu một phần văn hóa của người Kinh ở Trung Quốc nói chung và Vạn Vĩ nói riêng, cùng với những nỗ lực hết mình, chúng tôi mong muốn sẽ thực hiện tốt đề tài này. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc” làm đối tượng nghiên cứu và tìm hiểu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay, nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh với vai trò là chủ thể ở Việt Nam đã thu hút rất nhiều của các học giả trong và ngoài nước với nhiều công trình tương đối hệ thống, toàn diện. Nhưng khai thác về tín ngưỡng của người Kinh với vai trò là một dân tộc thiểu số ở một đất nước đông dân như Trung Quốc thì chưa được giới học giả quan tâm nhiều. Ở Việt Nam và thế giới, trong giới Sử học, Dân tộc học, Việt Nam học, Quốc tế học… chưa có công trình nào nghiên cứu về tín ngưỡng của người Kinh một cách có hệ thống và mang tính chuyên khảo. Cuốn “Các dân tộc trên thế giới”, Nhà xuất bản Giáo dục Maxcơva, xuất bản năm 1984 do tác giả Tolxtov (chủ biên), là một công trình đồ sộ về các dân tộc trên thế giới. Các dân tộc ở Trung Quốc trong đó có người Kinh với tư cách là một dân tộc thiểu số cũng là một trong số những đối tượng được tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên tác phẩm cũng chỉ giới thiệu một cách chung nhất về 2 người Kinh ở Trung Quốc. Văn hóa nói chung và hệ thống tín ngưỡng nói riêng cũng chưa được trình bày hệ thống, cụ thể. Tác phẩm “Kinh tộc” của Hán Minh, Nhà xuất bản dân tộc Bắc Kinh, xuất bản 1994 (chữ Hán) là công trình viết về người Kinh ở khu vực Kinh Đảo, thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc rất có giá trị. Tác giả đã theo sát bước chân người Kinh từ khi họ đến sinh cơ, lập nghiệp trên vùng đất mới này. Thông qua những trang viết tác giả đã dựng nên bức tranh sinh động đời sống của cư dân người Kinh ở Kinh Đảo với các mảng như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, hôn nhân, gia đình, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Trong các lĩnh vực mà tác giả quan tâm nghiên cứu thì hoạt động kinh tế và những tập quán trong nghề đánh cá ở biển khơi chiếm một thời lượng đáng kể. Tuy nhiên, đây chỉ là tác phẩm rất tổng quan về người Kinh, những thông tin chỉ cập nhật đến 1994. Tác phẩm “Tôn giáo dân gian Trung Quốc” của nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhà xuất bản Thiên Tân ấn hành năm 1996 (chữ Hán), cũng đề cập đến các loại hình tôn giáo dân gian của 56 dân tộc ở Trung Quốc. Trong tác phẩm này, các hình thức tín ngưỡng trong gia đình và cộng đồng của người Kinh cũng được các tác giả nghiên cứu một cách khái lược. Năm 1996, 1997, nhà nghiên cứu Trung Quốc Kiều Thu Hoạch đã công bố 2 bài viết có giá trị về văn hóa có liên quan đến người Kinh ở Trung Quốc. Đó là bài “Sơ bộ tìm hiểu truyện Tấm Cám ở Trung Quốc”, tạp chí Văn hóa Dân gian, số 4, 1996 và bài “Sức sống trường tồn - truyện Nôm bình dân”, tạp chí Văn học, số 2, 1997 đã đề cập phần nào các hình thức lưu truyền và bảo tồn văn hóa dân gian của cộng đồng người Kinh ở vùng Kinh Đảo. Cũng với đề tài tìm hiểu về dân tộc Kinh ở Trung Quốc, tác giả Vương Văn Quang - giáo sư chuyên ngành lịch sử dân tộc thuộc Đại học Vân Nam, Trung Quốc có tác phẩm “Trung Quốc Nam phương dân tộc sử”, Nhà xuất 3 bản dân tộc, Bắc Kinh, ấn hành năm 1999. Trong tác phẩm này tác giả có trình bày về người Kinh trong mục “Kinh tộc” dưới các góc độ: lịch sử hình thành, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, phong tục, tập tục, quan hệ dân tộc Qua bản dịch của Hoàng Quân cho thấy vấn đề được tác giả đề cập nhiều nhất là nguồn gốc của Kinh tộc còn các lĩnh vực khác chỉ được trình bày một cách ngắn gọn. Phạm vi thời gian của tác phẩm còn giới hạn, chưa bao gồm cả giai đoạn hiện tại. Trong hội nghị thông báo Dân tộc học, Viện dân tộc học năm 2004, Tiến sĩ Nguyễn Duy Bính với bài viết “Khái quát về người Kinh (Việt) ở Trung Quốc”, đã dưa ra cái nhìn khái quát về người Kinh ở khu vực Kinh Đảo trên các phương diện: lịch sử hình thành, tộc danh, địa bàn cư trú, vai trò của người Kinh trong lịch sử Trung Quốc. Tác giả cũng trình bày khái lược về các loại hình kinh tế, các dạng thức văn hóa, phong tục tập quán của người Kinh ở nước này. Tác giả Nguyễn Duy Bính cũng có bài viết “Dân tộc và chính sách dân tộc của Trung Quốc” trên tạp chí Dân tộc học số 5 (131) năm 2004. Bài viết cho người đọc một cái nhìn khái quát về dân số, sự phân bố dân cư, tình hình kinh tế xã hội các dân tộc ở Trung Quốc. Đặc biệt tác giả dành thời lượng đáng kể viết về các chính sách của Đảng cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đối với các dân tộc thiểu số trong đó có người Kinh. Năm 2005, Nguyễn Duy Bính có 2 bài “Nhóm Việt tộc (Kinh tộc)” và “Hoạt động kinh tế của người Kinh ở Trung Quốc” trên tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 80 và 81. Trong những bài viết của mình, tác giả chú ý đến các hoạt động kinh tế và những tập quán trong hoạt động kinh tế của người Kinh ở Trung Quốc. Cũng trong năm 2005, trong Kỷ yếu Hội nghị thông báo dân tộc học, Viện dân tộc học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2005, tác giả Nguyễn Duy 4 Bính còn có bài “Những quy tắc và nghi lễ trong hôn nhân của người Kinh ở Trung Quốc”. Tác giả đã nghiên cứu những quan niệm, quy tắc hôn nhân và những nghi lễ trong hôn nhân của người Kinh ở Kinh Đảo trong lịch sử cũng như sự biến đổi của nó trong hiện tại. Tác phẩm “Đương đời Trung Quốc đích Kinh tộc” của hai tác giả Ngô Mãn Ngọc, Tiễn Thiếu Hoa, Nhà xuất bản Học viện Xã hội Quảng Tây, 2006 đã đề cập toàn diện về lịch sử nguồn gốc, khu vực cư trú, kinh tế, chính trị, ngôn ngữ, tiết khánh tập tục, hôn nhân, gia đình, giáo dục, khoa học kĩ thuật… của người Kinh ở Quảng Tây. Trong đó tín ngưỡng của người Kinh ở khu vực này cũng chỉ được giới thiệu một cách khái quát chưa đầy đủ, sâu sắc. Nguyễn Thị Phương Châm có tác phẩm “Nghi lễ hôn nhân của người Kinh ở Làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, xuất bản 2006. Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện về nghi lễ hôn nhân của người Kinh ở Vạn Vĩ: bao gồm đầy đủ các bước trong một hệ thống lễ nghi; những nền tảng văn hoá, kinh tế, xã hội cho sự hình thành, tồn tại và biến đổi các nghi lễ này; tác giả có so sánh nghi lễ hôn nhân của người Kinh với các tộc người khác ở Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề cập tới văn hoá vật thể và phi vật thể để giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về Vạn Vĩ. Có thể thấy các phẩm, tác giả nêu trên đã có cái nhìn tổng quan về người Kinh ở Trung Quốc dưới nhiều góc độ khác nhau: nguồn gốc, kinh tế, văn hoá, chính sách dân tộc, hôn nhân… Và như vậy chưa có tác phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng của người Kinh ở Trung Quốc. Tuy nhiên đây là những nguồn tư liệu rất quý để chúng tôi tham khảo trong quá trình hoàn thành đề tài về tín ngưỡng của người Kinh ở vạn Vĩ từ thế kỉ XX đến nay. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Các loại hình tín ngưỡng cụ thể đã từng tồn tại, đang tồn tại và giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong đời sống văn hoá tinh thần của của người Kinh ở Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây Trung Quốc là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. + Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu chính của khoá luận là làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc. - Phạm vi thời gian: khoá luận giới hạn phạm vi nghiên cứu về thời gian từ thế kỉ XX đến nay. Đây là khoảng thời gian mà tín ngưỡng của người Kinh còn bảo lưu khá nhiều những yếu tố truyền thống, đồng thời cũng đang diễn ra những biến đổi trong đời sống của họ. Tất nhiên, khi nghiên cứu tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ trong thời gian này, chúng tôi có đề cập đến tín ngưỡng của giai đoạn trước thế kỷ XX để đảm bảo tính liên tục và hệ thống của đề tài; đồng thời cũng để làm rõ hơn những đặc điểm về tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ trong cộng người Kinh ở Trung Quốc. - Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu là hệ thống tín ngưỡng truyền thống trong cộng đồng người Kinh ở Vạn Vĩ và sự giao lưu của nó với các dân tộc khác. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu + Phương pháp luận Để hoàn thành luận văn này tác giả sử dụng phương pháp biện chứng, phương pháp logic và phương pháp lịch sử là chủ yếu. Sử dụng phương pháp biện chứng, tác giả đặt đối tượng nghiên cứu là tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ trong mối liên hệ, tác động qua lại với tín ngưỡng của người Hán và các dân tộc anh em khác ở Trung Quốc nói chung và Vạn Vĩ nói riêng. Trong 6 các mối liên hệ đó, tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ giao lưu, tiếp biến với tín ngưỡng của người Hán và các dân tộc khác ở Trung Quốc và với người Kinh ở Việt Nam. + Phương pháp cụ thể Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp nghiên cứu dân tộc học. Đặc biệt là phương pháp nghiên cứu điền dã. Tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa tại địa bàn có đông người Kinh sinh sống đó là khu vực Kinh Đảo nhưng chủ yếu là ở làng Vạn Vĩ… Trong chuyến đi điền dã, tác giả đã trực tiếp quan sát các hoạt động diễn ra trong đời sống kinh tế, xã hội của người Kinh ở Vạn Vĩ, nhất là những sinh hoạt tín ngưỡng; cố gắng phỏng vấn những người Kinh hiện đang sinh sống trên địa bàn này để cảm nhận những biểu lộ tâm lý và tình cảm của họ. Bằng phương pháp xã hội học, tác giả thực hiện những cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn trên diện rộng. Sau đó dùng phương pháp liên ngành như thống kê, phân tích định lượng để thu được những kết quả nghiên cứu về tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ đồng thời cũng để nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của tín ngưỡng trong đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của người Kinh nơi đây. Ngoài ra các biện pháp kỹ thuật như chụp ảnh, ghi âm… cũng được sử dụng nhằm minh họa những nội dung thiết yếu + Nguồn tư liệu - Nguồn tư liệu bậc 1: Tài liệu khảo cổ, tài liệu hiện vật, quan trọng nhất là tư liệu thu thập qua điền dã của chính tác giả tại địa bàn làng Vạn Vĩ, những hiện vật ở bảo tàng, các khu di tích đình, miếu… - Các nguồn tư liệu khác như sách báo, tạp chí chuyên ngành, các trang website có liên quan đến người Kinh ở Trung Quốc. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc từ thế kỉ 20 đến nay. Đây có thể 7 được coi là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống, mang tính khái quát về tín ngưỡng của cộng đồng người Kinh nơi đây. Trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các loại hình tín ngưỡng của cộng đồng người Kinh ở Vạn Vĩ giúp người đọc thấy được những nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của một dân tộc thiểu số Trung Quốc có nguồn gốc từ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn với những tư liệu mới về hệ thống tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ có ý nghĩa thực tiễn và lí luận sâu sắc trong việc tìm hiểu nguồn gốc tộc người, lịch sử hình thành, ổn định và phát triển của người Kinh trong cộng đồng các dân tộc ở Trung Quốc. Nội dung luận án còn góp phần bảo tồn, phát huy hơn truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Kinh ở Quảng Tây, làm tăng thêm tình đoàn kết giữa cộng đồng người Kinh ở Quảng Tây và các dân tộc ở Việt Nam đồng thời củng cố quan hệ ngoại giao Việt - Trung. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về người Kinh ở Vạn Vĩ Chương 2: Tín ngưỡng Chương 3: Giao lưu văn hoá trong tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ với các dân tộc khác. 8 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KINH Ở VẠN VĨ 1.1. Lịch sử hình thành Người Kinh ở Kinh Đảo nói chung và Vạn Vĩ nói riêng đã đến nơi này định cư từ rất lâu. Từ những bước chân khai phá buổi đầu tiên cho đến nay, người Kinh ở Vạn Vĩ đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy biến động. Vậy họ từ đâu đến và có mặt ở Vạn Vĩ khi nào? - đó là một trong những câu hỏi mà tôi rất muốn tìm hiểu khi điền dã ở làng này. Những tư liệu thành văn cho biết nguồn gốc và sự hiện diện của người Kinh rất ít. Hương ước của làng là một trong những tư liệu thành văn quan trọng của người Việt ở đây. Mặc dù trong “Cách mạng văn hoá” hương ước, gia phả đã bị đốt nhưng một phần của nó được ghi lại trong vài cuốn sách nghiên cứu về tộc Kinh của các học giả Trung Quốc. Cuốn Giản sử kinh tộc viết: “Hương ước làng còn ghi: Thừa tiên tổ phụ Hồng Thuận tam niên quán tại Đồ Sơn, lưu lạc xuất đáo… lập cơ hương ấp nhất xã nhị thôn, các hữu đình từ…” [23: 6]. Cuốn Ghi chép về phong tục của dân tộc Kinh ghi: 1953 tìm thấy hương ước ở Vạn Vĩ ghi: tổ tiên quê ở Đồ Sơn, vào năm 1511 đi biển gặp bão phiêu bạt đến lập cư hương ấp xã nhị thôn, có đình miếu thờ các liệt vị hương hoả… Hương ước này lập năm Tự Đức thứ 28 tức thời Tự Đức hoàng đế triều Nguyễn của Việt Nam. Năm Tự Đức thứ 28 tức là Đức Tông Quang Tự nguyên niên đời Thanh ở Trung Quốc (1875)” [12: 34]. Gia phả các dòng họ họ lớn trong làng cũng là nguồn tư liệu có giá trị để ta tìm hiểu về nguồn gốc người Kinh. Gia phả họ Tô ghi rằng ông tổ họ Tô đến đảo này vào khoảng giữa thế kỷ XVI, nay đã định cư được hơn 10 đời. “Ngồi buồn nghĩ chuyện đời xưa Cha ông truyền lại là người Đồ Sơn 9 Từ đời Hồng Thuận Tam niên Cha ông lưu lạc Phúc Yên chốn này” Đó là những lời ca nói về lịch sử làng, nguồn gốc tổ tiên mà hầu hết người dân nào sinh sống ở Vạn Vĩ đều thuộc. Anh Tô Minh Bân - ở làng chài Vạn Vĩ cho hay hầu hết cư dân trên đảo Vạn Vĩ là người gốc Hải Phòng, định cư ở vùng đất này được khoảng 9-10 đời. “tổ tiên tôi là gốc Đồ Sơn (Hải Phòng), định cư từ thế kỷ XVI, theo gia phả tính đến đời tôi là đời thứ 9 những người như tôi trên đảo Vạn Vĩ có đến 8.000 người. Người Trung Hoa gọi chúng tôi là Kinh tộc, là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất của đại lục rộng lớn này” [52: 1]. Nghiên cứu về buổi đầu tiên định cư của người Kinh ở Vạn Vĩ nói riêng và Kinh Đảo nói chung, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã có sự đồng nhất về mốc thời gian người Kinh đến Kinh Đảo. Tác giả Hán Minh trong tác phẩm Kinh tộc có ghi “Tổ tiên của dân tộc Kinh từ thế kỷ XVI đã bắt đầu lần lượt di chuyển từ Đồ Sơn (Việt Nam) đến”. Tác giả Vương Văn Quang trong cuốn Trung Quốc Nam phương dân tộc sử cũng cho rằng “Người Kinh từ Đồ Sơn, Việt Nam sang Trung Quốc vào khoảng đời Minh… do theo đuổi đàn cá ở vùng vịnh Bắc bộ mà lạc đến nơi này… thấy làng xóm vắng vẻ lại thuận tiện trong việc đánh bắt cá, họ bèn định cư hẳn không về nữa” [33: 14]. Trong bài ca kể về lịch sử làng người dân hát rằng: "Tổ tiên ta ở Đồ Sơn Theo đàn cá Sủ mới lên đầu Dồi" (Dồi là tên gọi dân gian của núi Bạch Long - núi trên biển phía đông Vạn Vĩ, nay thuộc địa phận hương Giang Sơn). Theo truyền thuyết, do mải đuổi theo đàn cá Sú (song), cha ông của họ đã lưu lạc đến Tam Đảo, lúc đó là hòn đảo hoang vắng. Mãi đến nhưng năm 60 của thế kỷ trước. Vạn Vĩ vẫn còn là rừng rậm, thân cây mấy người ôm không xuể [53: 1]. 10 [...]... nền văn hóa truyền thống của dân tộc Kinh ở Trung Quốc Dân Tộc Kinh cũng là dân tộc thiểu số duy nhất ở Trung Quốc sống ở vùng ven biển, tập trung chủ yếu ở Kinh Đảo: Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu, ngoài ra còn sống rải rác ở các địa phương Như Đầm Cát, Dốc Đỏ, Hằng Vọng, Trúc Sơn… thuộc huyện Đông Hưng, Quảng Tây Bảng số liệu phân bố người Kinh ở Kinh Đảo theo khu vực Đơn vị Vạn Vĩ Sơn Tâm Vu Đầu Diện... miền núi xuống) Cộng đồng cư dân ở Vạn Vĩ có các thành phần: người Kinh gốc, Người Kinh tự nhận, người Kinh mới và người Kinh theo Người Kinh gốc là người Kinh đã định cư ở các làng trên từ 5 đến 10 đời, còn duy trì tiếng Kinh và tập quán Kinh Người Kinh mới là những người đến Vạn Vĩ rải rác từ đầu thế kỷ 20 đến nay chủ yếu là những người buôn bán, đi tàu, lao động ở các bến bãi, họ học phong tục Hán,... mở cửa, phát triển kinh tế cụ thể của Chính phủ cho từng giai đoạn, từng khu vực được thực hiện triệt để đã đưa kinh tế Trung Quốc nói chung và Vạn Vĩ nói riêng tăng trưởng rõ rệt Đến nay Vạn Vĩ là một trong 3 làng của Kinh Đảo có sự giao lưu văn hoá rộng mở, lại có đời sống khá nhất, còn giữ vị trí trung tâm, là nơi mang đặc trưng Kinh tộc nhất trong cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc 14 Người dân ở. .. quá trình lập nghiệp ở vùng đất mới Đồng thời những truyền thuyết này cũng là chứng cứ quan trọng cho thấy sợi dây kết nối giữa người Kinh nơi đây với cội nguồn Việt Nam 1.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 1.2.1 Vị trí địa lý Địa bàn cư trú tập trung nhất của Người Kinh ở Trung Quốc là Kinh Đảo thuộc trấn Giang Bình, Thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Vùng biển Kinh Đảo nằm giáp vịnh... rất ít có liên hệ với người Kinh gốc Người Kinh tự nhận là người Hán tự nhận mình là người Kinh trong chính sách dân tộc của chính phủ Trung Quốc vào những năm 80 (khi đó 20 chính phủ để cho dân tự khai về thành phần dân tộc của mình) Kết quả là nhiều người Hán ở Vạn Vĩ đã tự khai ông, bà tổ tiên của họ là người Kinh để được công nhận và hưởng những quyền lợi ưu tiên cho người Kinh với tư cách là một... cá heo, phình to ở đầu đông và vót nhọn ở đầu tây Vạn Vĩ là tên gọi của cả bán đảo lớn về cơ cấu hành chính nhà nước tương đương với cấp xã dưới sự quản lý của chủ nhiệm và bí thư đảng uỷ Bán đảo Vạn Vĩ được chia thành 3 thôn: Vạn Đông, Vạn Tây và Vạn Vĩ trong đó thôn Vạn Vĩ là trung tâm của bán đảo Đến trước năm 1949 thôn Vạn Vĩ nay vẫn là làng mang tên Phúc Yên, nơi người Kinh tập trung sinh sống... suất Số người (đội) 23 4026 7 1700 6 1600 [Tổng hợp từ: 12] 19 Tỉ lệ người Kinh (chiếm %) 69 % 95 % 90 % Trong ba hòn đảo, Vạn Vĩ là bán đảo có diện tích lớn nhất, số lượng dân cư đông nhất, gồm 3 thôn Vạn Đông, Vạn Tây và Vạn Vĩ trong đó Vạn Vĩ là thôn trung tâm của bán đảo lớn Hiện nay, dân số người Kinh ở thôn Vạn Vĩ có 1146 nhân khẩu, 316 hộ trên tổng số 4026 khẩu và 1002 hộ của cả bán đảo Vạn Vĩ,. .. thì vẫn theo cơ cấu cũ Tiểu kết chương 1 Người Kinh là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Trung Quốc có nguồn gốc từ Việt Nam Họ sinh sống tập trung chủ yếu ở thị trấn Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây Lịch sử quá trình di cư, lập nghiệp và phát triển của người Kinh đến nay đã gần 5 thế kỷ Vạn Vĩ là một ngôi làng có nhiều người Kinh sinh sống trên đất Trung Hoa, trải qua quá trình di cư, lập... ẩm thực, người Kinh ở Vạn Vĩ đã thể hiện một nét văn hoá rất riêng Họ vừa giữ được những nét văn hoá ẩm thực truyền thống của dân tộc Kinh nhưng đồng thời cũng có sự pha trộn giữa món ăn của người Kinh và món ăn của người Hán Đó là một trong những nét văn hoá rất thú vị, độc đáo trong đời sống vật chất của cư dân nơi đây 1.5.1.2 Trang phục Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, trang phục của người Kinh vẫn... trị Trung Quốc nói chung khá phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân Vạn Vĩ Năm 1911 thực dân pháp lại gây chiến, người Kinh ở Tam Đảo lại một lần nữa cầm vũ khí chống Pháp ở Đông Hưng Cũng năm này, Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo thành công, lật đổ triều đình Mãn Thanh - chế độ phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc và Chính phủ Dân quốc lâm thời được thành lập ở Nam Kinh . trang website có liên quan đến người Kinh ở Trung Quốc. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc từ thế kỉ 20. tập trung nhất của Người Kinh ở Trung Quốc là Kinh Đảo thuộc trấn Giang Bình, Thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Vùng biển Kinh Đảo nằm giáp vịnh Bắc bộ thuộc biển phía Nam Trung Quốc. . Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu và tìm hiểu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay, nghiên cứu về tín ngưỡng

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vương Đức Anh “Dân tộc Kinh ở Tam Đảo”, NXB Dân tộc Quảng Tây, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Kinh ở Tam Đảo
Nhà XB: NXB Dân tộc Quảng Tây
2. Toan Ánh, “Nếp cũ: con người Việt Nam”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ: con người Việt Nam
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ ChíMinh
3. Toan Ánh, “Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam ”, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam
Nhà XB: NXB Vănhóa dân tộc
4. Almanach “Những nền Văn minh thế giới” NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những nền Văn minh thế giới
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
5. Nguyễn Duy Bính, “Khái quát về người Kinh ở Trung Quốc”, Hội nghị thông báo Dân tộc học, Viện Dân tộc học, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về người Kinh ở Trung Quốc
6. Nguyễn Duy Bính , “Dân tộc và chính sách dân tộc ở Trung Quốc ”, Tạp chí Dân tộc học số 5 (131), 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc và chính sách dân tộc ở Trung Quốc
7. Nguyễn Duy Bính “Nhóm Việt tộc (Kinh) ở Trung Quốc”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 80 (2), 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm Việt tộc (Kinh) ở Trung Quốc
8. Nguyễn Duy Bính, “Hoạt dộng kinh tế của người Kinh ở Trung Quốc”, Tạp chí dân tộc và Thời đại, số 81 (2), 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt dộng kinh tế của người Kinh ở Trung Quốc
9. Nguyễn Duy Bính, “Những quy tắc và nghi lễ trong hôn nhân của người Trung Quốc”, NXB Khoa học xã hội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quy tắc và nghi lễ trong hôn nhân củangười Trung Quốc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
10. Nguyễn Duy Bính, “Những phong tục trong nghi lễ vòng đời của người Kinh ở Quảng Tây, Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 8 (113), 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phong tục trong nghi lễ vòng đời củangười Kinh ở Quảng Tây, Trung Quốc
11. Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục”, NXB TPHCM, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Nhà XB: NXB TPHCM
12. Nguyễn Thị Phương Châm “Nghi lễ hôn nhân của người Kinh ở Trung Quốc” (Trường hợp làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc), NXB Văn hoá thông tin, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghi lễ hôn nhân của người Kinh ởTrung Quốc
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
13. Lê Ngọc Canh (chủ biên), Phạm Minh Hạnh, Đặng Diệu Trang, Phạm Quỳnh Phương “Văn hoá dân gian vùng biển Đồ Sơn” 1999, lưu tại Viện nghiên cứu dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian vùng biển Đồ Sơn
14. Ngô Vĩnh Chính, Vương Miện Quý (Chủ biên) “Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc”, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1994, Bản dịch của Lương Duy Thứ, Nguyễn Thiện Chí, Nguyễn Tấn Đắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đại cương lịch sử vănhoá Trung Quốc”
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
15. Tô Quang Duy, Qua Vĩ, Vi Kiên Bình, “Tuyển tập dân ca dân tộc Kinh”, NXB Dân tộc Quảng Tây, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập dân ca dân tộcKinh
Nhà XB: NXB Dân tộc Quảng Tây
16. Nguyễn Dăng Duy “Văn hoá Tâm linh” NXB Văn hoá thông tin, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn hoá Tâm linh”
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
17. Nguyễn Đăng Duy “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam”NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam”
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
18. Nguyễn Đăng Duy “Văn hóa Tâm linh” NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Tâm linh”
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
19. Du nouy Pierre Lecomte “Từ khoa học đến tín ngưỡng”, Nguyễn Hữu Trọng dịch. Tủ sách Kim Văn, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Từ khoa học đến tín ngưỡng
20. Dương Thành Đạt, “Vịnh Bắc Bộ và nghề đánh cá biển”, NXB Nông thôn, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vịnh Bắc Bộ và nghề đánh cá biển
Nhà XB: NXB Nôngthôn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w