Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
280,24 KB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, đặc biệt là đạo đức cách mạng. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa công và tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Bởi vậy, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ đã trở thành vấn đề sống còn đối với cách mạng Việt Nam hiện nay. Đối với thanh niên - sinh viên (SV) vùng Tây Bắc, đặc thù sinh sống trên một địa bàn tương đối phức tạp với vị trí địa chính trị quan trọng của Tổ quốc nên công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống luôn được các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các cấp giáo dục quan tâm. Một trong những việc làm đó là giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV để rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, hun đúc lòng tự hào, bản sắc văn hóa dân tộc, quyết tâm chiến thắng đói nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết, phòng chống diễn biến hòa bình. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV có thể thực hiện ở nhiều nội dung, với nhiều hình thức trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong giảng dạy, nhiều giảng viên (GV) còn thiên về truyền đạt nội dung tư tưởng mà chưa chú ý đúng mức đến giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng như chưa hướng đến những biện pháp dạy học phù hợp để giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho người học. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 2 Quá trình dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Những yêu cầu và biện pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV là vấn đề quan trọng của sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay. Con đường giáo dục có hiệu quả là dạy học tốt môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu tổ chức việc dạy học này, bao quát cả chính khóa và ngoại khóa, thúc đẩy được cả thầy và trò thì chất lượng dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ có hiệu quả như mong đợi. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh. - Luận cứ được ưu thế môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. - Điều tra, đánh giá thực trạng đạo đức SV và thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc. - Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tổ chức TN sư phạm để đánh giá hiệu quả các biện pháp đã đề xuất trong luận án. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát thực trạng đạo đức SV và thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV sư phạm ở 5 trường: ĐH Tây Bắc, CĐ Hoà Bình, CĐ Sơn La, CĐ Điện Biên, CĐ cộng đồng Lai Châu và triển khai TN tại trường ĐH Tây Bắc. Số lượng nghiên cứu: 400 SV, 100 GV. Thời gian điều tra và TN: tháng 10 năm 2011 đến tháng 05 năm 2013. 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 3 6.1. Phương pháp luận: luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước về đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh; lí luận dạy học hiện đại; lí luận và phương pháp dạy học bộ môn giáo dục chính trị… 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các PP phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa nhằm thu thập các thông tin để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - PP quan sát: quan sát thái độ, sự chú ý, biểu hiện hứng thú, tính tích cực nhận thức của SV trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức của Người thông qua các buổi dự giờ, giảng dạy. - PP điều tra: sử dụng phiếu hỏi đối với GV, SV nhằm thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - PP TN: tổ chức TN sư phạm để phân tích, đánh giá, so sánh nhóm TN và nhóm ĐC thông qua tác động của TN, góp phần kiểm định giả thuyết khoa học. 6.2.3. Các phương pháp bổ trợ - PP chuyên gia: tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn PP nghiên cứu, xây dựng bộ phiếu khảo sát thực trạng. - PP nghiên cứu tác động (action research) để xử lý thông tin, từ đó khẳng định biện pháp luận án đưa ra có mang tính khả thi và có áp dụng đại trà được không. - PP xử lý các số liệu thu được bằng toán thống kê và phần mềm SPSS: PP này được sử dụng để xử lý các số liệu thu được trong điều tra thực trạng và TN nhằm rút ra những kết luận cần thiết. 7. Những luận điểm cần bảo vệ - Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam. Có nhiều con đường để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - SV, trong đó dạy học trong nhà trường, đặc biệt là nhà trường ĐH, CĐ là con đường cơ bản nhất. 4 - Môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình đào tạo ở các trường ĐH, CĐ là môn học có ưu thế nhất trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. - Để nâng cao hiệu quả dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn học, cần phải quán triệt sự đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức dạy học, trong đó kết hợp chặt chẽ nội - ngoại khóa, kích thích động cơ học tập đúng đắn của trò và sự tận tụy gương mẫu của thầy phải là các nhân tố căn cốt. 8. Những đóng góp mới của luận án - Làm sáng tỏ một số vấn đề về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh và luận cứ được ưu thế môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. - Đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc. - Đề xuất yêu cầu, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc nói riêng, SV các trường ĐH, CĐ nói chung trên phạm vi cả nước. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 3: Yêu cầu, biện pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 4: Thực nghiệm sư phạm 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Đạo đức Hồ Chí Minh Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp cận đạo đức của Người trên nhiều phương diện khác nhau. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở nhận định: có một đạo đức học Hồ Chí Minh, thể hiện trong tư tưởng và tấm gương đạo đức cao đẹp của Người. 1.2. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên Có nhiều công trình nghiên cứu bàn về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên, trong các công trình đó, các tác giả đều khẳng định: Hồ Chí Minh là lãnh tụ rất quan tâm đến đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên - SV; ý nghĩa giáo dục giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - SV trong các thời kỳ cách mạng và trong điều kiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước hiện nay; nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - SV tập trung trong những vấn đề như giáo dục phẩm chất trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng; PP giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là nâng cao nhận thức cho SV, quán triệt đầy đủ nội dung giáo dục đạo đức cách mạng, đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú; kết hợp giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội… 1.3. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh Để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - SV, các nhà nghiên cứu đã bàn đến dưới các góc độ khác nhau, song giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh thì hầu như chưa có công trình nào bàn đến một cách chi tiết cần giáo dục cho SV như thế nào? môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có ưu thế ra sao, biện pháp dạy học nào là phù hợp, phát huy hiệu quả mà chỉ lồng ghép nội dung đạo đức Hồ Chí Minh qua tài liệu. Vì vậy, luận án cần tiếp tục làm rõ các nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV, 6 yêu cầu giáo dục và biện pháp phù hợp để giáo dục thông qua môn tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.4. Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu Một là, tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV trong giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, điều tra, đánh giá thực trạng đạo đức SV và thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc. Ba là, đề xuất một số yêu cầu và biện pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở giờ học chính khóa và ngoại khóa. Bốn là, tổ chức TN sư phạm đánh giá hiệu quả các biện pháp đề xuất trong luận án. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÙNG TÂY BẮC TRONG DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng vùng Tây Bắc 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến luận án 2.1.1.1. Đạo đức Đạo đức bao gồm một hệ thống các qui tắc, các chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội để bảo vệ lợi ích của cá nhân và của cộng đồng, chúng được đảm bảo thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống, tập quán và sức mạnh của dư luận xã hội. 2.1.1.2. Giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức là quá trình tác động một cách tích cực đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức. Giáo dục đạo đức có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như tổ chức lao động, tổ chức hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí, văn 7 hóa thể dục thể thao, hoạt động tập thể… trong đó, dạy học là con đường giáo dục có bài bản nhất, tích cực, chủ động và ngắn nhất, có hiệu quả nhất làm cho thế hệ trẻ lĩnh hội một cách có hệ thống những kho tàng văn hóa của loài người trong một thời gian nhất định. Điều này được lý giải từ vai trò của nhà trường, đây là cơ sở chuyên thực hiện chức năng giáo dục, chuyên trách làm công tác giáo dục đào tạo, do một đội ngũ các nhà sư phạm đã được đào tạo chu đáo và có đầy đủ kinh nghiệm thực hiện các chương trình giáo dục có mục đích, nội dung và phương pháp theo một kế hoạch nhất định. Thông qua nội dung các môn học, người học lĩnh hội được một khối lượng kiến thức hệ thống, xây dựng kĩ năng lao động, tiếp thu những kiến thức, phẩm chất chính trị, nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển. 2.1.2. Đạo đức Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Khái niệm Đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung cơ bản và toàn diện, cần được hiểu một cách đầy đủ, đó không chỉ là tư tưởng mà còn là thực tiễn đời sống đạo đức của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức, bao gồm vị trí, vai trò, nội dung; những phẩm chất đạo đức cơ bản và những yêu cầu xây dựng nền đạo đức mới; yêu cầu rèn luyện đạo đức đối với người cách mạng. Sở dĩ đạo đức Hồ Chí Minh trở nên vĩnh hằng, trở thành tài sản tinh thần vô giá đối với Đảng với nhân dân là bởi tấm gương đạo đức cao đẹp của Người. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện qua hoạt động, hành vi và lối sống, qua các mối quan hệ với con người, với công việc, trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, đó là tấm gương trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng; tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; tấm gương của lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân 8 hậu, hết mực vì con người; tấm gương cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức sang trọng. 2.1.2.2. Bản chất, đặc điểm, nội dung đạo đức Hồ Chí Minh Bản chất đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là đạo đức của người cách mạng trong thời kỳ giải phóng dân tộc đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam, đó là đạo đức vì dân, vì mọi người. Người khẳng định: đạo đức chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cách mạng và trong điều kiện đó nó mới tạo ra một sức mạnh to lớn cho sự nghiệp của chúng ta. Đặc điểm đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện ở tính thực tế, tính toàn diện và tính thống nhất. Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh biểu hiện ở vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người; ở những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại: trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội (CNXH), nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, là suốt đời trau dồi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn yêu thương quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng; ở những yêu cầu xây dựng đạo đức mới trong xã hội: nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức, thể hiện tính trung thực và nhất quán của đạo đức; xây đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; tấm gương trong sáng, mẫu mực về đạo đức của Người trong đời sống hàng ngày. 2.1.2.3. Hệ thống giá trị đạo đức Hồ Chí Minh Bao hàm 12 giá trị cơ bản: thiện, trung - hiếu, nhân - trí - dũng, cần - kiệm - liêm - chính, tình - nghĩa. 2.1.3. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên 2.1.3.1. Sự cần thiết của giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên SV là tầng lớp đặc biệt của xã hội, đại diện cho thế hệ trẻ năng động, trí tuệ, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, có lý tưởng cách mạng. Tuy nhiên, SV cũng có những nhược điểm về tâm sinh lý, hạn chế về thế giới quan khiến cho việc rèn luyện đạo đức gặp phải không ít những khó khăn. Xã hội ngày càng phát triển, cơ 9 hội giao lưu hợp tác ngày càng được mở rộng cũng có nghĩa là sự du nhập các giá trị văn hóa, đạo đức từ bên ngoài sẽ mạnh hơn, nhanh hơn. Song, không phải SV nào cũng giữ được bản lĩnh của mình trước những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Điều đó đã khiến một bộ phận không nhỏ SV có lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, coi thường các giá trị truyền thống, sống ỷ lại bố mẹ, không chịu phấn đấu rèn luyện. Trong khi đó, kẻ thù vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính và phá hoại cách mạng. Với “diễn biến hòa bình”, kẻ thù tấn công chúng ta chủ yếu trên các lĩnh vực văn hóa để làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp của Đảng, làm băng hoại đạo đức, lối sống của nhân dân. Đối tượng trực tiếp của chúng là lớp trẻ, trong đó có SV - những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV trong giai đoạn hiện nay, là một việc làm cần thiết và hết sức cấp bách vì hơn ai hết, Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ viết nhiều, bàn nhiều và thực hiện nhiều nhất về đạo đức. Bên cạnh đó, Bác cũng rất quan tâm đến SV - những thanh niên có học thức cao và theo Người cần phải bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cho họ để họ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước vừa “hồng” vừa “chuyên”. Có như vậy, mới góp phần giữ vững định hướng XHCN, bảo tồn được bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Mặt khác, tính tất yếu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV Việt Nam hiện nay, cũng là một đảm bảo cho thành công của sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế như Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã nêu. 2.1.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục thông qua tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức. Nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên tập trung vào các vấn đề sau: một là, giáo dục cho SV nắm được vị trí, tầm quan trọng của đạo 10 đức đối với mỗi người; hai là, giáo dục phẩm chất trung với nước, hiếu với dân; ba là, giáo dục những phẩm chất cao quý: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; bốn là, giáo dục lòng yêu thương con người; năm là, yêu cầu SV tự giáo dục, tự rèn luyện, chống lại chủ nghĩa cá nhân; sáu là, giáo dục cho SV tinh thần quốc tế trong sáng; bảy là giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 2.1.3.3. Con đường giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Bằng và trong dạy học, SV có được những thay đổi trong kinh nghiệm cá nhân để tạo ra những thay đổi trong nhân cách của bản thân. Trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, dạy học là con đường giúp SV có được những kinh nghiệm cần thiết, tạo ra những thay đổi trong đạo đức của bản thân theo yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của Người. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục đã làm cho dạy học đạt được mục tiêu trên. Tính khoa học trong dạy học càng sâu sắc bao nhiêu thì tính đảng càng cao bấy nhiêu. 2.1.4. Môn tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng 2.1.4.1. Vị trí môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng Giáo dục nhà trường, nhất là giáo dục ĐH, CĐ là đào tạo con người, cung cấp nhân lực cho xã hội, lẽ đương nhiên phải chú trọng đào tạo nghề cho SV để họ thành nghề và sống bằng nghề. Song không nên quên rằng, cái quan trọng và sâu xa nhất là phải đào tạo ra những con người có đạo đức, có nhân cách. Không thể thành nghề nếu không thành người, nghề nghiệp cũng không còn mang ý nghĩa xã hội tích cực, hữu ích nếu chủ thể của nó lệch lạc về đạo đức và lối sống, khiếm khuyết trong nhân cách. Vì thế, tư tưởng Hồ Chí Minh là môn khoa học không thể thiếu, hơn nữa là một môn khoa học chủ đạo trong đào tạo khoa học, giáo dục đạo đức và trau dồi nhân cách ở bậc học ĐH, CĐ. Điều đó góp phần làm cho môn tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành kênh tuyên truyền, một phương thức phổ cập lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng cho các cán bộ tương lai, góp phần tích cực trên địa hạt tư tưởng lý luận nhằm khẳng định, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng chung của toàn xã hội. [...]... đánh giá thái độ và hành vi đạo đức của lớp TN và ĐC Qua quan sát, chúng tôi khẳng định: có sự nhất quán cao giữa điểm số, thái độ và hành vi đạo đức ở nhóm TN Những SV có điểm số cao trong bài kiểm tra cũng đều có ý thức tham gia hoạt động ngoại khóa môn học Còn ở nhóm ĐC từ điểm số, thái độ và hành vi đạo đức, qua các chỉ số đánh giá cũng đều thấp hơn nhóm TN 4.4 Kết luận chung về thực nghiệm - Giáo. .. lòng về đánh giá Các nguyên nhân ngẫu nhiên được loại bỏ 19 4.3.3 Kết quả thực nghiệm giáo án 2 4.3.3.1 Mô tả dữ liệu - Kết quả bảng 4.13 và hình 4.5 cho thấy, so với kết quả TN giáo án 1, các kết quả TN thu được từ giáo án 2 có kết quả chung cao hơn Giá trị điểm xuất hiện nhiều nhất (Mode) của nhóm TN là điểm 8, nhóm ĐC là điểm 7 Điểm nằm ở giữa (Median) trong tập hợp điểm của nhóm TN là điểm 8, còn... luận án đã phân tích cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó khẳng định sự cần thiết giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV hiện nay Phần cơ sở lý luận cũng đã luận giải những nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần giáo dục cho SV và ý nghĩa môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ Phần cơ sở thực tiễn, nghiên cứu sinh đã điều tra, khảo sát, đánh giá,... xuất những yêu cầu và nhóm biện pháp giáo dục phù hợp với lí luận dạy học nói chung, lí luận dạy học bộ môn nói riêng Những yêu cầu đó đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng của môn học, căn cứ vào chủ thể và đối tượng giáo dục, với điều kiện kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc Bên cạnh đó, nhóm biện pháp luận án nghiên cứu cũng đã bao quát các thành tố của quá trình dạy học, có cơ sở khoa học, phù hợp với đặc. .. học môn tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài việc căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn như đã trình trình ở các chương trước đó, còn cần tuân thủ theo các yêu cầu sau: đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng của môn học; thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn, gắn lý luận với thực tiễn; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc và nhạy bén, bám sát tình hình đất nước, khu vực; phát huy tính tích cực,... học môn tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh - Thứ tư, về triển khai kết quả luận án Với kết quả đạt được, luận án có thể vận dụng ở các trường ĐH, CĐ vùng Tây Bắc, các trường ĐH, CĐ có những đặc điểm tương đồng Chúng tôi đề nghị Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường triển khai và chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội SV, khoa đào tạo và các phòng, ban chức năng tổ chức thực hiện và cần có sự... chức TN Ở các lớp ĐC, GV tiến hành dạy học bình thường 4.2.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm Bước 1: kiểm tra sự chuẩn bị cho quá trình TN về giáo án, phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất và lớp học Trước khi TN, chúng tôi tiến hành khảo sát đầu vào Bước 2: tiến hành TN: GV tiến hành dạy theo phương án TN ở các lớp TN và giảng dạy bình thường ở các lớp ĐC với cùng một bài dạy Bước 3: kiểm tra và đánh giá... quả thực nghiệm 4.3.1 Kết quả bài kiểm tra đầu vào Các đại lượng thống kê phản ánh học lực của 2 nhóm trước khi tiến hành TN là tương đương nhau: điểm trung bình chung tương ứng là 6,45 điểm (TN) và 6,44 điểm (ĐC), giá trị điểm xuất hiện nhiều nhất (Mode) 2 nhóm là điểm 7, điểm nằm ở giữa (Median) trong tập hợp điểm là 7, độ lệch chuẩn (SD) tương ứng là 1,15 (TN) và 1,14 (ĐC), hệ số biến thiên điểm. .. tưởng Hồ Chí Minh do nội dung môn học đã trực tiếp chứa đựng những giá trị đạo đức Hồ Chí Minh Đây là vấn đề ngày càng được quan tâm trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta tiếp tục triển khai việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giai đoạn hiện nay Sau khi tổng quan các công trình nghiên cứu, đánh giá những giá trị, những luận điểm kế thừa và vấn đề cần tập trung giải quyết, luận. .. dãy: 1 dãy của TN giáo án 1, một dãy của TN giáo án 2, so sánh tương quan điểm của chính từng SV đó qua 2 bài kiểm tra để đánh giá tương quan Bài toán được chúng tôi tính thông quan tương quan Pearson Kết quả nhận được giá trị tương quan r = 0,7 Giá trị này ở ngưỡng tương quan chặt, trong trường hợp này giải thích được rằng, những SV làm tốt bài kiểm tra lần 1 cũng sẽ làm tốt bài kiểm tra lần 2 4.3.4.2 . 8. Những đóng góp mới của luận án - Làm sáng tỏ một số vấn đề về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh và luận cứ được ưu thế môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. - Đánh. được trong điều tra thực trạng và TN nhằm rút ra những kết luận cần thiết. 7. Những luận điểm cần bảo vệ - Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển. 6 yêu cầu giáo dục và biện pháp phù hợp để giáo dục thông qua môn tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.4. Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu Một là, tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề về đạo đức