Tín ngưỡng cộng đồng 1 Thờ thần trong đình, miếu

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 62)

2.2.2.1. Thờ thần trong đình, miếu

Cũng giống như ở Việt Nam, trong các làng của người Kinh ở Kinh ở Vạn Vĩ cũng có đình, chùa, miếu… là những nơi linh thiêng thờ những vị thần bảo trợ cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào. Tương truyền rằng trước đây Vạn Vĩ có ngôi chùa đẹp nhưng do nhiều nguyên nhân nó đã bị phá hủy cách đây khoảng 200 năm. Hiện nay ở Vạn Vĩ chỉ còn một ngôi đình, 7 ngôi miếu và một nghè.

+ Thờ thần trong đình

Đình Vạn vĩ tồn tại cách ngày nay khoảng 400 năm. Lúc đầu ngôi đình này chỉ là một ngôi nhà vách đất, mái lá, cột gỗ rất nhỏ. Theo các tác giả Phù Đạt Thăng, Qua Vĩ trong cuốn Ghi chép về phong tục của dân tộc Kinh thì: “cho đến 1911, ngôi đình này còn rất nhỏ, mái lợp dạ, cột gỗ đơn giản. Sau đó bà con mới mời đội thợ mộc rất giỏi ở Việt nam sang để tu sửa, chỉnh trang thành ngôi đình mái ngói, cột gỗ hoành tráng, sàn đình với nhiều họa tiết, điêu

khắc đẹp” [45: 106]. Tuy nhiên trong lịch sử tồn tại của mình đình Vạn Vĩ cũng trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Năm 1958, trong phong trào nông thôn mới, đình bị phá bỏ. Cho đến tận năm 1984, dân làng mới tự dựng lại ngôi đình trên nền đất cũ, đình lúc đó nhỏ bé ba gian, rồi năm gian và rồi đình được làm mới trên diện tích hơn 100m2 vào năm 2001 với lối kiến trúc mới, cột xi măng, khám thờ rộng rãi, sân đình có tường bao, cổng sắt. Trước cửa đình có hai hồ nước nhỏ với chiếc cầu nhỏ có mái che đến một con đường lớn trung tâm của làng. Đình được thiết kế với 20 cột bê tông giả gỗ, chia làm ba lớp ứng với các vị trí trong lễ ngồi mâm của dân làng trong những ngày lễ hội. Trên mỗi cột đều có câu đối. Đình của người Kinh ở đây được gọi với cái tên đặc biệt là “kháp đình” nghĩa là đình hát. Tên gọi này phản ánh tục hát ở đình trong những dịp lễ hội vì trong những dịp lễ hội dân làng thường tổ chức ca hát trong đình.

Đình Vạn Vĩ thờ Thành Hoàng - thờ năm vị thần, không có tượng, di ảnh chỉ có bài vị theo thứ tự từ cao xuống thấp. Chính giữa, cao nhất thờ thần Bạch Long Trấn hải Đại vương, hai bên là thần Đức Cao Sơn và thánh tổ Quảng Trạch Đại vương, ngoài cùng thần Điểm Tước và thần Đức Trần triều. Trong các vị thần trên, thần Bạch Long Trấn Hải đại vương được coi là vị thần chủ vốn là Rồng thần trấn ngự Đảo Bạch Long Vĩ, cửa ngõ đi vào vùng biển Đông. Các vị Thành hoàng khác phần lớn khá quen thuộc ở Việt Nam: Đức Trần Triều chính là Trần Hưng Đạos Quảng Trạch đại vương là vua Lê thái Tổ; Cao Sơn là thần Núi; Điểm tước là thần Chim, sự thờ phụng vị thần này đã nói lên một cách chắc chắn gốc rễ Đồ Sơn của cư dân Vạn Vĩ vì Thành hoàng Đồ Sơn chính là thần Điểm Tước. Điều đó cho ta thấy, cách đây ba bốn trăm năm khi người Đồ Sơn sang lập nghiệp định cư ở Vạn Vĩ, họ đem theo cả tín ngưỡng Thành hoàng ở làng quê gốc. Cộng vào đấy là bên cạnh niềm tự hào về vị anh hùng được thần linh hóa là Trần Hưng Đạo, còn

có sự nương tựa tinh thần vào uy linh và cầu mong sự che chở của vị thần này nên họ đưa luôn “Đức Thánh Trần” vào điện. Nay ở hay cây cột chính của Kháp đình còn đôi câu đối đắp nổi có từ lâu đời:

"Xã tắc lưỡng hồi, thanh sử biên trung thùy hỏa liệt

Phong vân nhất biến, Bạch Đằng giang thượng tiếp uy linh.

Nghĩa là:

Xã tắc hai phen (thắng giặc Nguyên) bên trong sử xanh còn rực ánh lửa hào hùng.

Gió mây một trận, trên sông Bạch Đằng uy linh vẫn tiếp nối" [54: 2]

Ngoài ra, đình Vạn Vĩ còn có ban thờ Đỗ Quang Huy, người anh hùng của dân tộc Kinh ở Trung Quốc ở ngay chính giữa khám thờ, thấp hơn ban thờ của năm vị thần trên. Cụ Tô Duy Khôn cho biết “Đỗ Quang Huy là người đã có công tổ chức đồng bào Kinh tộc đánh lại giặc Tây xâm lấn biên cương hồi thế kỷ 19. Đỗ Quang Huy lúc sống được vua Quang Tự nhà Thanh phong Tướng và khi chết được Triều đình phong thần. Tưởng nhớ công lao vị anh hùng dân tộc, người Kinh ở Vạn Vĩ đã lập ban thờ ông ở trong đình”. Trong đình còn có hai ban thờ hai bên khám thờ chính gọi là ban Tả chiêu và Hữu mục thờ thập nhị gia tiên. Đó là 12 vị Tổ của 12 dòng họ ở Vạn Vĩ. Thêm vào đó trong đình còn thờ Nguyễn Đại tướng quân và em gái là Đạo Hồng công chúa. Trong đình còn treo hai tấm bảng lớn, đề “Truyện thần thoại về Bạch Long Trấn hải Đại vương” và “Truyện ca tùng Đỗ Quang Huy anh hùng dân tộc Kinh”. [phụ lục 7]

+ Thờ thần trong miếu, nghè

Ngoài đình làng, nơi thờ tự chính và cũng là nơi tập trung các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hệ thống thần linh của người Kinh ở Vạn Vĩ còn được thờ trong những ngôi miếu, nghè của làng.

Miếu Ông bản cảnh: là miếu thờ Thần đất, tọa lạc ngay sát bên tây đình.

Miếu Sáu vị chầu Bà: thờ 6 vị Đức chầu Bà và 3 vị chúa nàng. 6 vị đức chầu Mẹ là: Hải Dung công chúa, Mai Hoa công chúa, Vạn Hoa công chúa, Kim Phong công chúa và Xuân Hoa công chúa. Hiện nay tên 3 vị chúa nàng người dân Vạn Vĩ không nhớ cụ thể. Miếu nay nằm sát bên đông đình.

Miếu Ông: nằm cách đình khoảng gần 400m. Miếu có 3 gian thờ mỗi gian thờ một vị thần: gian giữa thờ Quảng Trạch đại vương, hai gian bên cạnh thờ Đức Trần triều và thần Điểm Tước.

Miếu Bà: thờ bốn vị chúa Mẹ là: Bạch long hải đệ Thánh tiên công chúa, Thủy Tinh công chúa, Vi Giang công chúa, Vi Châu công chúa. Miếu tọa lạc bên đầu đông của bãi biển, hướng mặt ra biển.

Miếu Cao sơn: cách đình khoảng 1km về phía đông, miếu dựa vào núi thờ Cao Sơn thượng đẳng thần.

Miếu Nam phương Thị khẩu: nằm bên đầu nam của bãi biển, sát ngay mép biển, hướng thẳng ra biển, thờ quan Thị khẩu trấn giữ bãi biển.

Miếu Đông phương Thị khẩu: Nằm bên phía nam bãi biển cũng ở sát mép biển, hướng thẳng ra biển, thờ quan Thị khẩu trấn giữ bãi biển.

Nghè: tọa ở trên núi Bạch Long, từ bờ biển Vạn Vĩ phải đi mất nửa giờ đồng hồ bằng mảng hai máy, nếu đi đường bộ bằng ô tô phải mất hơn một giờ đồng hồ. Nghè thờ thần Bạch Long Trấn Hải Đại Vương, Vi Châu công chúa, Vi Giang công chúa. Trong và ngoài của nghè đều có đôi câu đối: Ở trong nghè, câu đối bên phải của ban thờ “Thánh đức hộ trì trường xuân vượng”, bên trái là “Thần ân linh ứng báo bình an”; Bên ngoài cửa là “Hải đức anh linh báo nghề gia” và “Thần ân hiển hách hộ dân chúng”.

Các ngôi miếu, nghè đều nhỏ, bài trí trong miếu rất đơn giản, thường chỉ có bát hương, cờ, đôi hồng cảnh, vài mô hình thuyền đánh cá, câu đối dán

ngồi trên thuyền khi đang đốt nhang đèn. Vào ban đêm cấm huýt sáo ở trong rừng, nếu không ma quỷ có thể cướp hồn người huýt sáo. Cấm xem người khác cải táng, cấm dẫm chân lên bàn thờ Táo Quân... Trước đây nếu một người bị ốm người ta làm lễ gọi hồn, trong lễ gọi hồn, thầy cúng sẽ cầm một cành tre nhỏ, phần cuối treo một hộp gỗ, trong đó đựng một cây kéo, 10 sợi dây và cái áo của người bệnh. Khi làm lễ thầy cúng sẽ hô “ba hồn bảy vía quay về’’. Lễ vật trong lễ này nhất thiết phỉ có 5 bát cháo đường để cúng thần, mong thần thả hồn người ốm về.

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w