Văn hoá vật chất 1 Ẩm thực

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 26 - 27)

1.5.1.1. Ẩm thực

Gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Vạn Vĩ, các loại ngô, khoai, sắn… làm thức ăn giậm. Họ có tập tục ăn cháo vào bữa chính như bữa trưa và bữa sáng, bữa chiều mới ăn cơm. Cháo không nấu nhừ mà chỉ dến độ nở tung hạt gạo, còn cơm khi nấu cho nhiều nước, nấu ướt như kiểu cháo đặc không giống như kiểu nấu cơm của người Kinh ở Việt Nam.

Thức ăn chính của người dân Vạn Vĩ là cá và các loại hải sản ở biển. Người dân ở dây có sở thích là ăn đồ ngọt và coi trọng đồ ngọt. Họ thường nấu cháo mật (nguyên liệu là gạo nếp và mật), cháo chè (nấu bằng đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ… với đường) đây là hai món không thể thiếu trong các dịp lễ tết và là một lễ vật quan trọng trong ngày cưới, hỏi... Ngày thường hai món này thường được dùng làm quà để tặng nhau.

Những món ăn truyền thống như bánh đa, bánh cuốn và nem rán đều mang những hương vị độc đáo của dân tộc Kinh. Trong bữa ăn của người dân Vạn Vĩ không thể thiếu món canh, họ ăn rất nhiều và sử dụng nó trước khi dùng những món khác. Người Kinh ở đây thích ăn nước mắm. Họ làm nước mắm cá để chấm khi ăn cơm và nêm trong việc chế biến thức ăn, một gia vị không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày. Mặc dù vậy trong cuộc sống thường nhật và trong dịp lễ tết nhưng món ăn quen thuộc của người Hán vẫn được người Kinh ở Vạn Vĩ ưa dùng như món khau (khay nhục), canh tổng hợp hay các món nấu cùng thuốc bắc…

Ẩm thực trong các ngày lễ tết, cưới hỏi được đặc biệt chú trọng. Trong một mâm cỗ có rất nhiều món sơn hào hải vị. Trung bình một mâm cỗ có đến 15 - 20 món ăn, có ba nhóm thực phẩm không thể thiếu đó là: thịt (gà, vịt, lợn); hải sản (cá tôm, ngao, mực…); rau củ (rau muống, rau cải, dưa, củ

sen…); tinh bột (cháo, cơm, bánh đa, miến). Người Hán cũng thường làm mâm cỗ có nhiều món như vậy.

Một điểm lý thú là người Kinh ở đây thích ăn hai món ăn mãi không ngán: đó là bánh dầy, loại bánh này dùng bột gạo nếp nấu chín, rồi cho vừng trộn vào rồi nướng trên than hồng mà sách tàu gọi là “Phong xuy hỉ- bánh phồng do gió thổi”, khi ăn thoa một lớp váng sữa mỏng rồi chấm nước mắm để ăn, đây là món ăn quý để đãi khách; và món “bún riêu, bún ốc” mà sách Hán ghi là “Hỷ Ty” tức là sợi bún nấu với canh cua và ốc.

Phụ nữ người Kinh ở đây cũng có tục ăn trầu nhưng từ những năm 50 trở lại đây không còn tục này nữa. Hiện nay tục ăn trầu chỉ còn lại ở một số ít các cụ già trong làng. Nhưng trong lễ cưới hỏi không thể thiếu được hương vị của miếng trầu, quả cau. Đàn ông hút thuốc lào bằng điếu cày, điếu bát.

Người Kinh ở Vạn Vĩ có truyền thống hiếu khách. Một trong những biểu hiện của lòng hiếu khách đó là việc đãi khách bằng những món ăn ngon. Mâm cỗ đãi khách luôn luôn thịnh soạn, nhiều món và đặc biệt không thể thiếu món ngọt.

Trong ẩm thực, người Kinh ở Vạn Vĩ đã thể hiện một nét văn hoá rất riêng. Họ vừa giữ được những nét văn hoá ẩm thực truyền thống của dân tộc Kinh nhưng đồng thời cũng có sự pha trộn giữa món ăn của người Kinh và món ăn của người Hán. Đó là một trong những nét văn hoá rất thú vị, độc đáo trong đời sống vật chất của cư dân nơi đây.

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w