cộng đồng. Những mốc được đặc biệt chú ý là: Sinh ra, Hôn nhân (trưởng thành), Lên lão và Chết.
Những phong tục truyền thống liên quan đến nghi lễ vòng đời người được người Kinh ở Vạn Vĩ đặc biệt chú ý đó là: những phong tục liên quan đến sinh đẻ, hôn nhân, tang lễ.
+ Tín ngưỡng liên quan đến sinh đẻ
Gia đình tồn tại, phát triển tức truyền nối được do sự sinh con đẻ cái. Việc sinh con được coi trọng và là lễ thức đầu tiên trong một vòng tiến triển một đời người vì đây là một sinh mệnh mới xuất hiện trong gia đình, sẽ là thành viên của xã hội.
Sinh đẻ là việc rất quan trọng đối với người phụ nữ ở Vạn Vĩ. Trước giải phóng 1949, việc sinh đẻ của người Kinh ở Vạn Vĩ khá khó khăn, ngay từ khi thai ngén người ta phải giữ gìn và kiêng cữ rất cẩn thận để tránh những điều không hay cho mẹ con đứa trẻ.
Theo phong tục trong gia đình có người mang thai thì người nhà lấy một đoạn dây thừng buộc vào đầu con lợn của nhà đang nuôi để đánh dấu. Những con lợn sau khi được đánh dấu sẽ được gia đình chăm sóc chu đáo. Ngoài chế độ ăn uống tốt chúng còn được tắm rửa cẩn thận, không ai được phép đánh, mắng con lợn này. Sau khi đứa trẻ được sinh ra thuận lợi thì người ta dùng con lợn đó để tế thần, tạ ơn thần đã phù hộ cho mẹ con đứa trẻ mới chào đời. Những người có thai được gia đình chăm sóc rất đặc biệt, họ thường mời những bà đỡ có kinh nghiệm đến nhà khám, hướng dẫn cách ăn uống, kiêng cữ, chuẩn bị cho việc sinh nở cả về tinh thần lẫn vật chất. Cẩn thận hơn nữa, các gia đình người có thai thường mời thầy cúng đến để thực hiện một số việc liên quan đến tâm linh như chọn hướng cho sản phụ nằm ngồi với niềm tin rằng như vậy khi sản phụ sinh sẽ “mẹ tròn con vuông” [10: 53]. Thầy cúng sẽ xem trong các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc hướng nào thuận lợi thì sản
tròn một tháng, gia đình làm lễ đầy tháng cho cháu nhỏ. Trong lễ đầy tháng, người ta dâng lễ cúng tổ tiên, cúng bà Mụ, sau lễ này coi như mệnh đứa trẻ đã ổn định, không cần cúng nữa.
Người Kinh có rất nhiều cấm kỵ trong sinh đẻ. Ví dụ như trong thời gian mang thai người phụ nữ có mang không được vào đình làng, không đến chỗ hội hè đình đám như đám ma, đám cưới. Cấm kỵ việc cắt quần áo trong phòng của người phụ nữ mang thai. Đồng bào tin rằng nếu không kiêng cữ tốt có thể sẽ dẫn đến xảy thai [10: 54]. Trong thời gian “tọa nguyệt”, sản phụ không được vào nhà người khác, không được tham gia các buổi lễ cúng bái, không được đến gần giếng làng. Những người đến thăm bé mới sinh rất kiêng khen cháu ngoan, bụ bẫm. Những gia đình hiếm muộn, hiếm hoi còn đặt cho bé những cái tên rất xấu, họ tin rằng gọi bé bằng những tên xấu xí nhất, không khen cháu để ma quỷ khỏi ghen ghét và làm hại cháu bé.
Hiện nay, một số thủ tục kiêng cữ cho việc sinh đẻ được đơn giản đi nhiều. Những nghi lễ xem mệnh, lễ đầy tháng, đầy năm cho đứa trẻ vẫn được các gia đình coi trọng. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả làm lễ xem mệnh, lễ đầy tháng, đầy năm rất linh đình.
+ Tín ngưỡng liên quan đến cưới xin
Nghi lễ hôn nhân là nghi lễ dặc biệt trong các nghi lễ nói chung và nghi lễ vòng đời nói riêng. Hôn nhân “mang tính chất hợp nhất trước sự chứng kiến của cộng đồng để sau đó người thực hành nghi lễ tái nhập cộng đồng trong một vị trí mới trưởng thành hơn” [12: 86]. Nghi lễ hôn nhân được thực hành chu đáo từng bước trong suốt một quá trình, một hệ thống nghi lễ, nhưng thời điểm quan trọng nhất là ngày cưới với nghi lễ đón dâu và tiệc cưới long trọng
Ở Vạn Vĩ, thời kì trước 1949 trình tự nghi lễ gồm 8 bước: lễ đặt, lễ khóc chào, lễ bái thần, lễ gánh, lễ nhận thân, lễ cưới, lễ bê nước rửa mặt, lễ lại mặt.
thuộc vào từng gia đình, mức chung tương đương khoảng một vài chục nhân dân tệ hoặc 20kg gạo) ra đình thắp hương, trình đủ tên tuổi cô dâu và chú rể và nhờ ông mo làm lễ. Ông mo giúp gia đình chú rể báo cáo vơi thần linh về hôn lễ và cầu các thần phù hộ. Sau khi thắp hương bái thần xong ông mo nổi một hồi trống cho cả làng chứng giám cho đôi lứa ngày mai hoặc kia chính thức sẽ trở thành vợ chồng. Nhiều nhà gái cũng làm lễ bái thần nhưng đơn giản hơn nhà trai, không cần sự chứng kiến của ông mo ở đình và làng xóm.
Đưa gánh: trước ngày cưới một ngày, nhà trai làm lễ đưa gánh sang nhà
gái, nhà gái làm lễ đón gánh. Nhà trai chọn mời một đoàn đưa gánh gồm: một người có uy tín trong họ để nói chuyện với nhà gái, bồ đa, ba người (có đủ nam nữ) gánh lễ. Lễ vật là những thứ mà nhà gái yêu câu trước đó. Lễ vật được xếp vào những cái sọt dán giấy đỏ xung quanh rồi sắp thành 3 gánh nếu ít có thể một gánh. Nhà trai chọn giờ tốt để gánh lễ vật đi, đến cổng nhà gái đốt một bánh pháo để nhà gái biết và cử người ra đón gánh. Đại diện nhà gái kiểm tra gánh xem nhà trai có mang đẩy đủ những thứ và chính xác số lượng mà mình yêu cầu hay không. Nếu thiếu thì gọi bồ đa lại và người này phải báo ngay với nhà trai để bổ sung cho đầy đủ. Đoàn đưa gánh của nhà trai ở lại ăn bữa cơm nhà gái mời rồi về, để lại gánh ở nhà gái để ngày cưới nhà trai cử đoàn sang lấy gánh và gánh đồ của cô dâu về nhà trước. Khi đoàn đưa gánh về nhà gái biếu lại nhà trai mỗi thứ một chút gọi là “có đi có lại”. Sau khi đoàn đưa gánh trở về nhà, nhà trai chuẩn bị một miếng thịt dài từ đầu đến đuôi con lợn cho bồ đa để cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của họ trong suốt buổi lễ.
Nhận thân: Vào buổi tối trước ngày cưới hoặc sáng ngày cưới nhà trai
của một đoàn đưa chú rể sang nhà gái nhận thân. Dẫn đầu đoàn là ông đới (người tài ăn nói, gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt), bồ đa và khoảng năm đến bảy người đại diện cho họ hàng và bạn bè thân thiết của nhà trai, trong đó nhất thiết phải có đôi giỏi hát đối. Nhà trai chuẩn bị một khay trầu, ít trà, thuốc,
một chiếc dù đỏ mang sang nhà gái. Nhà gái cũng chuẩn bị bánh trái, hoa quả, trầu, trà thuốc, rượu để mời nhà trai và cũng có một đôi hát đối giỏi. Khi đoàn nhận thân của nhà tai đến cửa, nhà gái cử chị em gái hoặc anh em trai của cô dâu ra rước dù vào nhà, nhà trai sẽ cho phong bao người rước dù. Ông đới sẽ là người đại diện nói chuyện với nhà gái. Sau lời của ông đới, nhà gái cho phép chú rể quỳ xuống chiếu trước bàn thờ để vái tổ tiên bốn vái và vái bố mẹ vợ ba vái. Sau đó chú rể mới làm lễ bê trầu, dâng trầu cho từng người của nhà gái theo thứ tự từ cao xuống thấp. Những người sau khi nhận trầu của chú rể sẽ đưa phong bao đã chuẩn bị sẵn cho chú rể và nói lời dặn dò, chúc may mắn. Sau khi làm lễ bê trầu xong chú rể được ngồi, hai bên gia đình mời nhau những vật phẩm chúc mừng hạnh phúc, đây cũng là thời gian dành cho những lời hát đối tình tứ bắt đầu. Cuộc hát vui vẻ kéo dài từ tối đến tận đêm.
Lễ cưới: Lễ cưới được tiến hành một ngày với lễ đón dâu, đưa dâu, bái
đường thực hiện ở cả gia đình nhà trai và gái những ở bên nhà trai là chính. Lễ đón dâu thường tiến hành vào buổi sáng. Thành phần đoàn đón dâu gồm: ông cầm hương dẫn đầu, một người hát chính, khoảng hai đến bốn người hát giỏi khác nữa và khoảng hai đến bốn người đại diện cho họ hàng và bạn bè. Bố mẹ chú rể và chú rể không đi đón dâu. Khi đi đón dâu phải tránh không đi qua cổng đình, nếu trường hợp bất đắc dĩ phải đi qua thì phải chăng dây màu đỏ đi qua của đình rồi đốt pháo. Đoàn đón dâu mang theo một chút thịt rượu, trầu cau, hoa quả, bánh, pháo và nhiều phong bao. Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, của nhà gái đóng lại, ngoài ngõ chăng ba dây đỏ ngăn lại. Nhà trai phải hát đối đáp mới được đi qua ba dây đó. Khi đã qua được cả ba dây nhà trai được vào nhà, đến cửa nhà gai, nhà trai đốt một băng pháo sau đó đại diện nhà gái mở cửa mời đoàn đón dâu vào phòng khách đã được trang hoàng. Đại diện nhà gái thắp hương trên bàn thờ rồi mời hai họ ngồi thành hàng và cuộc hát lại tiếp tục bằng những lời hát mời cào, hát chúc, hát đố.
Trước tiên cô dâu phải chuẩn bị khăn mặt mới, số lượng phụ thuộc vào số người dự bữa cơm chiều hôm đó. Cô dâu bê một chậu nước và gấp một cái khăn mặt mới dâng cho từng người theo vai vế thứ tự từ cao xuống thấp… Đến ai, người đó lại cho cô dâu phong bao với cùng với lời chúc vợ chồng hòa thuận, sinh con đẻ cái… rồi lời dặn dò kính trọng bố mẹ và họ hàng bên chồng, làm tròn trách nhiệm dâu con trong nhà.
Lại mặt: có thể tiến hành ngay sau ngày cưới hoặc sau ngày cưới ba
ngày. Sáng sớm dâu rể mới cùng cô em chồng hoặc một người phụ nữ thân cận khác trong gia đình về nhà gái làm lễ lại mặt. Lễ vật gồm: hai cỗ xôi đỏ, hai con gà (một trống, một mái), 2kg thịt, bánh bạc dầu, hoa quả. Tới nhà gái, dâu rể đặt lễ lên bàn thờ lễ tổ tiên, chú rể chuẩn bị phong bao cho bố mẹ, chú bác trong nội tộc. Khi dâu rể ra về, bố mẹ vợ xắp cho nửa cỗ xôi đỏ, phong bao và một chút các lễ vật đã đem sang.
Có thể thấy, trong nghi lễ hôn nhân truyền thống của người Kinh ở Vạn Vĩ có đặc điểm nổi bật đó là hầu như trong tất cả các bước thực hiện nghi lễ đều gắn liền tiếng hát và sự say mê tiếng hát của người dân Vạn Vĩ.
Từ sau giải phóng 1949 đến cuối những năm 70, trình tự hôn lễ được thực hiện đơn giản và khác biệt về hình thức, quy mô và nội dung ý nghĩa so với nghi lễ hôn nhân cổ truyền.
Đa số hôn lễ không thực hiện lễ đặt, nhận thân nữa mà tùy từng hoàn cảnh cụ thể thực hiện một trong các lễ trên hoặc kết hợp một vài lễ lại. Hồi đó lễ vật mang sang nhà gái chỉ 5 đến 10 NDT (Vào thời điểm đó 2,5 NDT thì mua được một thước vải loại trung bình), một vài con cá khô mặn, vài lít nước mắm, cân đường, cân thịt.
Lễ đưa đón cô dâu, lễ bái đường thành thân vẫn bắt buộc phải có trong bất kỳ lễ cưới nào những cũng được đơn giản hóa về hình thức nội dung như không cần thiết sự có mặt của những ông cầm hương, bồ đa hay những đôi
Tang lễ là một nghi thức mang tính luân lý của mọi xã hội từ Đông sang Tây. Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống, gia đình, thân tộc nên tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong cuộc sống của người Kinh ở Trung Quốc nói chung và Vạn Vĩ nói riêng. Tang lễ của người Kinh bắt nguồn từ Nho giáo với quan niệm “Tử đất quy thổ” (chết là trở về với đất), gây ra thổ táng từ nhiều đời nay. Và bắt nguồn từ Phật giáo với quan niệm, người chết linh hồn chuyển qua nhiều kiếp, rồi trở lại làm người, sinh ra lịch lễ cúng người chết.
Để thể hiện tình cảm của người còn sống trên cõi trần tiễn đưa linh hồn người chết về nơi yên nghỉ ở cõi âm, với quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” nên người Kinh ở Vạn Vĩ làm lễ tang cho người quá cố rất chu đáo, long trọng.
Theo phong tục truyền thống, tang lễ của người Kinh ở Vạn Vĩ có rất nhiều nghi lễ có thể chia ra các giai đoạn sau:
Hấp hối, báo tang: Trong gia đình có ông, bà, cha, mẹ già yếu, con cháu
thường có ý thức chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khi có người qua đời công việc tổ chức tang lễ được thuận tiện. Sự chuẩn bị của gia đình tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình như hòm ván, tiền bạc, địa điểm chôn cất.
Khi gia đình có người sắp qua đời, con cháu phải đem người đó đến chính nơi tẩm (nơi quan trọng nhất trong nhà) người bệnh được đặt nằm ngay ngắn. không khí trong gia đình trở nên trầm lặng, trang nghiêm. Con cháu dù ở gần hay xa đều được gọi về. Trong lúc hấp hối, con cháu sẽ hỏi người sắp quá cố có trăng chối gì không? Nhiều người đã chuẩn bị sẵn di chúc, tất cả những lời trăng chối được con cháu bình tĩnh lắng nghe, nghi chép, hiện nay còn có nhiều gia đình còn thu băng, nghi hình. Trong lúc hấp hối, con cái trong gia đình phải túc trực để chờ phút lâm chung, giờ, ngày, tháng, năm qua đời được tang gia ghi lại. Khi người bệnh trút hơi thở cuối cùng, người ta vuốt mắt cho người chết, xếp tay chân ngay ngắn theo thân thể.
Theo phong tục, gia đình phải mời thầy cúng về xem ngày giờ mất cẩn thận rồi viết cáo phó và thông báo cho mọi người trong họ hàng, làng xóm, bạn bè. Nếu là tang mẹ thì địa chỉ đầu tiên cần báo tin là gia đình bên ngoại, trong đó người cậu có vai trò rất quan trọng. Người cậu phải nhanh chóng đến để “xem xét tử thi”, xem có phải người chết bị đầu độc, đánh đập nếu không có gì bất thường thì cho nhập quan, nếu chị mình bị chết vì uất ức hay những chuyện khác thì việc cần làm là “khám nghiệm tử thi”, sau đó có thể “lên án” hoặc đòi gia đình bên chồng của chị hoặc em mình phải chịu hình thức phạt nào đó sau đó mới làm lễ nhập quan. Tục này ngày nay đã được bỏ. Tiếp đó tang chủ phải báo cho ông thôn để ông này sắp xếp lực lượng trong làng đến giúp việc. Sau đó đi báo cho dân làng. Khi một gia đình nào đó trong làng có tang thì tất cả các gia đình trong làng tự nguyện mang tiền giấy, hương nến đến nhà tang chủ và ở đó giúp việc.
Tẩm niệm: Trước khi đưa người chết nhập quan, người nhà lấy nước
sạch ở trong nhà đun với lá thơm để lau người cho người chết. Người ta lau lần lượt từ mặt, thân, chân, tay. Nước lau xong được đựng vào trong một chiếc bình mới, đợi sau đám tang thì chôn bình nước đó trong rừng, tuyệt đối không đẻ ai đạp lên. Sau khi lau xong, Gia đình thay cho người chết bộ quần áo bằng đay mới, đội mũ thọ và đeo thắt lưng (với cha), khăn thọ (với mẹ), đi dép thọ đều bằng vải đay, lanh. Tất cả quần áo, khăn, mũ, dép đều phải lấy hương đang cháy châm vài lỗ thủng vì cô hồn ở âm phủ rất nhiều và thường cướp đồ của ma mới, nếu thấy quần áo có chỗ thủng thì họ sẽ không cướp đi nữa. Các công việc trên được làm bởi con trai nếu là tang cha, con gái nếu là tang mẹ. Những người con trai phải quỳ xuống túc trực bên cạnh thi thể, đợi khi thầy cúng đọc to hai chữ “trùng tang” thì con cháu mới được khóc
Nhập quan: Sau khi thay quần áo mới cho người quá cố, con cháu sẽ
khiêng quan tài đặt lên một tấm chiếu mới ở trước sảnh nhà, đắp lên chiếc
mùng mà người chết đã từng sử dụng, đầu quan tài hướng về phía đông.