Giao lưu văn hoá trong tín ngưỡng của người Kinh với người Hán và các dân tộc khác ở Vạn Vĩ

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 76)

Hán và các dân tộc khác ở Vạn Vĩ

Sự đan xen, giao lưu, tiếp biến văn hóa là một khái niệm thường gặp trong quá trình nghiên cứu về văn hóa các tộc người. Đó là “hiện tượng xảy ra khi có những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay hai nhóm” [38: 50]. Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng, phong tục là một nội dung quan trọng của văn hóa. Nó là yếu tố quan trọng của cuộc sống và là nhu cầu tự nhiên của con người. Ở vạn Vĩ có nhiều tộc người sinh sống nhưng nổi bật lên là hai tộc người Kinh và Hán, giữa hai tộc người này có mối quan hệ đặc biệt, nhiều ý nghĩa.

Lịch sử định cư của Người Kinh ở Vạn Vĩ không đồng thời với việc cộng cư Kinh - Hán. Người Kinh đã khai phá hòn đảo này ngay từ thuở nó còn hoang sơ, khi làng xóm đã hình thành, công việc sản xuất và đời sống dân cư dần di vào ổn định thì người Hán, Choang… mới đến định cư đan xen và tiếp tục mở rộng địa bàn sinh sống của làng Vạn Vĩ sang hai đầu Đông và Tây. Các cụ thuộc thế hệ già nhất làng nhớ lại lời kể của cha ông họ rằng đời cha ông họ, người Hán đã có nhưng rất ít ở Vạn Vĩ, họ đến sinh sống nhiều chừng hai đến ba thế kỷ gần đây. Trong quá trình sinh sống, lao động, các tộc người ở Vạn Vĩ đã có nhiều những trao đổi, tiếp thu về kinh nghiệm sống. Ví như, người Hán học người Kinh nghề khai thác biển, ngư dân người Kinh học được nhiều kinh nghiệm làm nông nghiệp từ người Hán… Giữa họ chưa từng xảy ra những xung đột lớn, gây mất đoàn kết. Người Kinh, Hán, Choang… đã có thời kỳ liên kết mật thiết với nhau, chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược Pháp, Nhật, sự

được sơn màu đỏ, chủ yếu làm bằng gỗ. Người Kinh ở Vạn Vĩ cũng giống như người Hán trên bàn thờ thường đặt bài vị đề tên tuổi những người quá cố (người Hán thường là 5 thế hệ, người Kinh thường là 3 thế hệ), được sơn bằng màu đỏ, trên có khắc hoặc viết chữ màu vàng. Khác với người Việt ở Việt Nam, cả người Kinh và người Hán ở vạn Vĩ không thờ di ảnh của người quá cố, thường họ chỉ treo trên vách tường ở hai bên để kỷ niệm mà thôi. Phía trước bài vị đặt lư hương bằng gốm, sứ hoặc đồng cùng với những đồ thờ cúng khác. Hai bên bàn thờ nhà nào cũng đều có treo câu đối đỏ với nội dung khác nhau. Trong những quan trọng: kỵ nhật, tết, đám hỏi, đám cưới, lễ đầy tháng, đầy năm… thường cúng thịt lợn, gà, rượu, hoa quả, bánh, tiền giấy, vàng mã. Khi thắp nhang cả người Kinh và người Hán ở Vạn Vĩ thường thắp lẻ với quan niệm số lẻ thuộc số âm.

Tín ngưỡng thờ Thần Tài của người Kinh cũng chịu ảnh hưởng tục thờ Thần Tài của người Hán. Hơn 70% số người Kinh khi được hỏi về nguồn gốc của Thần Tài đều trả lời họ chỉ đơn giản thờ thần Tài để cầu mong tài lộc, còn nguồn gốc thế nào họ không quan tâm. Ở người Hán, Thần Tài được thờ trong một trang nhỏ hướng ra phía cửa, với câu đối chữ Hán: “Môn khẩu tiếp dẫn Thần Tài”. Với người Hán, có khi họ thờ hàng chục vị thần tài khác nhau. Biểu tượng Thần Tài có khi chỉ là tấm biển đỏ mang hai chữ ghi tên Thần Tài dán trên nhà chính. Bệ thờ Thần Tài phải được đặt sát mặt đất. Thần Tài ở các gia đình không có danh tính cụ thể, còn Thần Tài ở các miếu thì có danh tính hẳn hoi. Lễ vật cúng Thần Tài phải có “Tam sên”, bao lì xì. Đầu tháng, đầu năm, cả người Hán và người Kinh đều tin rằng, nếu chăm lo, cung phụng Thần Tài tốt, Thần sẽ phù hộ, độ trì cho gia chủ làm ăn phát đạt.

Thờ Thần Bếp của người Kinh cũng có nhiều điểm tương đồng với Thần Bếp của người Hán. Cả người Kinh và người Hán đều cho rằng Thần Bếp là một vị bộc thần của gia đình, do đó họ vừa cung kính ông như một vị thần, vừa cho

phép mình cư xử với ông như một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên có sự khác biệt cơ bản trong tín ngưỡng thờ Thần Bếp của người Kinh và người Hán ở chỗ, người Hán có thể thắp hương trước bài vị Thần Bếp mỗi ngày, còn người Kinh thì không phải ngày nào cũng thực hành các nghi lễ như vậy. Người Kinh chỉ làm lễ cúng Thần Bếp vào những dịp quan trọng như ngày sóc, ngày vọng, ngày tết, lễ giỗ, chạp… Người Kinh cũng giống như người Hán, họ quan niệm rằng ngày 23 tháng Chạp là ngày Thần Bếp về chầu Ngọc Hoàng để báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm.

Tục thờ Thiên quan (thờ Trời), thờ Quan Thế âm bồ tát của người Kinh cũng bắt nguồn từ phong tục của người Hán

Sự giao lưu về tín ngưỡng giữa người Kinh và người Hán còn thể hiện rất rõ trong nghi lễ hôn nhân. Nghi lễ hôn nhân của người Kinh và người Hán về cơ bản là rất khác biệt nhưng lại có nhiều điểm tương đồng về trình tự các nghi lễ.

Hầu hết các sách khi nghiên cứu về nghi lễ hôn nhân cổ truyền của người Việt trong nước đều nói hôn lễ của ta phỏng theo hình thức hôn lễ của Trung Quốc chủ yếu theo lục lễ, tam thư nghi trong sách Văn công gia lễ. Lục lễ bao gồm: nạp thái (nhà trai nhà gái trao đổi sự đính ước), vấn danh (hỏi tên tuổi cô gái để đi so tuổi), nạp cát (lễ chấp nhận sự đính ước sau khi nhà trai đã so tuổi), nạp lệ (lễ ăn hỏi, dẫn cưới), thỉnh kỳ (lễ xin cưới), thân nghinh (lễ rước dâu); Tam thư là ba lá thư do nhà trai gửi sang nhà gái để xin báo và chuẩn bị dàn xếp các nghi thức hôn lễ. Tuy nhiên, trong hôn nhân của người Kinh ở Trung Quốc có tục “những ngày khóc” trong đám cưới là rất đặc biệt. Cùng xuất phát từ một cội nguồn đất Việt, hơn nữa lại có thời gian dài cộng cư với người Hán ở vùng đất mới người Kinh ở Vạn Vĩ chắc chắn đã tiếp thu có cải biến nghi lễ hôn nhân kiểu Trung Quốc.

Trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền, người Kinh và người Hán ở Vạn Vĩ có môi trường gặp gỡ giống nhau đó là trong lao động và sinh hoạt cộng đồng. Trai

Mặc dù vậy hiện nay nghi lễ hôn nhân của người Kinh và người Hán có rất ít sự khác biệt. Có nhiều lí do giải thích cho thực tế này. Hầu hết thanh niên ở vạn Vĩ hiện nay đều muốn tổ chức hôn lễ theo mô hình hiện đại kiểu thành phố rất giống nhau là làm các lễ đơn giản, lễ vật chủ yếu thay bằng tiền, đón dâu bằng xe hoa, cô dâu chú rể mặc kiểu Phương Tây, cỗ cưới đặt ở nhà hàng, khách sạn... Hôn lễ hiện đại đã lấy đi môi trường tồn tại của nhiều ghi lễ cổ truyền của riêng mỗi dân tộc. Cũng từ những năm 80 hôn nhân liên tộc giữa người Kinh và người Hán ở Vạn Vĩ ngày càng phổ biến góp phần làm cho sự tương đồng về nghi lễ tăng lên. Ngoài ra hiện nay có sự gắn bó chặt chẽ giữa hai tộc người cùng định cư về quyền lợi và trách nhiệm với cộng đồng, về giáo dục, sự không phân biệt trong ăn, mặc, ở và các sinh hoạt hàng ngày nên cũng dần ít đi sự khác biệt giữa hai tộc người trong nghi lễ hôn nhân.

Tìm hiểu về tục lệ, lễ nghi của những ngày Lễ Tết trong năm chúng ta cũng thấy sự giao lưu khá đậm nét trong phong tục, tín ngưỡng của người Kinh với người Hán.

Trong dịp tết Nguyên Đán, trước năm 1949, các gia đình người Kinh đều gói bánh trưng vuông đúng truyền thống dân tộc Việt nhưng từ khoảng những năm 60 của thế kỷ XX thì bánh trưng vuông đã vắng bóng dần, nhường chỗ cho bánh tày. Cả người Kinh và người Hán, Choang và các dân tộc khác ở Vạn Vĩ đều dùng loại bánh này trong dịp tết. Chiều 30 tết cả người Kinh và người Hán đều chú ý đến việc sửa sang lại bàn thờ, dán lại câu đối đỏ và lời cầu chúc mới lên bàn thờ và bên ngoài cửa nhà, cửa bếp. Cháo mật và cháo chè, bánh bạc dầu là những món ăn quan trọng không thể thiếu được trong ngày tết của cả gia đình người Kinh và Người Hán ở Vạn Vĩ. Trong mâm cơm cúng tổ tiên tối 30 tết không thể không có các món này. Rằm tháng riêng được cả người Kinh và người Hán ở Vạn Vĩ tiến hành cúng lễ cẩn thận.

Thần (Đạo giáo) biểu thị cho sự dung hợp Phật, Đạo của người Kinh. Sinh đồng, còn gọi “giáng sinh đồng” là vu sư dân gian. Sinh đồng phần nhiều do cha truyền con nối, họ tự xưng là phái chính nhất của Đạo giáo, tự bảo là được thần linh dựa vào người nên có khả năng liên lạc với quỷ thần. Thông thường tại nhà riêng thiết lập bàn thờ thần, cúng bái Tổ sư thần, thổ nhưỡng, thổ địa thần… phần nhiều làm phép đuổi tà trị bệnh.

Những minh chứng trên đây cho ta thấy rõ quá trình tiếp thu thực chất là sự giao lưu và hội nhập văn hóa sâu sắc trong tín ngưỡng của người Kinh và người Hán trên cơ sở gần gũi về địa lí, tộc người. Mặc dù định cư cùng với người Hán trong một thời gian rất dài, gần 200 năm nhưng tín ngưỡng của người Kinh ở vạn Vĩ lại không tương đồng đến mức đồng nhất với tín ngưỡng của người Hán đã phản ánh quá trình bền bỉ, bảo lưu những đặc trưng văn hóa của người Kinh ở đây.

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w