Những tín ngưỡng liên quan đến nghi lễ vòng đời ngườ

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 48 - 62)

cộng đồng. Những mốc được đặc biệt chú ý là: Sinh ra, Hôn nhân (trưởng thành), Lên lão và Chết.

Những phong tục truyền thống liên quan đến nghi lễ vòng đời người được người Kinh ở Vạn Vĩ đặc biệt chú ý đó là: những phong tục liên quan đến sinh đẻ, hôn nhân, tang lễ.

+ Tín ngưỡng liên quan đến sinh đẻ

Gia đình tồn tại, phát triển tức truyền nối được do sự sinh con đẻ cái. Việc sinh con được coi trọng và là lễ thức đầu tiên trong một vòng tiến triển một đời người vì đây là một sinh mệnh mới xuất hiện trong gia đình, sẽ là thành viên của xã hội.

Sinh đẻ là việc rất quan trọng đối với người phụ nữ ở Vạn Vĩ. Trước giải phóng 1949, việc sinh đẻ của người Kinh ở Vạn Vĩ khá khó khăn, ngay từ khi thai ngén người ta phải giữ gìn và kiêng cữ rất cẩn thận để tránh những điều không hay cho mẹ con đứa trẻ.

Theo phong tục trong gia đình có người mang thai thì người nhà lấy một đoạn dây thừng buộc vào đầu con lợn của nhà đang nuôi để đánh dấu. Những con lợn sau khi được đánh dấu sẽ được gia đình chăm sóc chu đáo. Ngoài chế độ ăn uống tốt chúng còn được tắm rửa cẩn thận, không ai được phép đánh, mắng con lợn này. Sau khi đứa trẻ được sinh ra thuận lợi thì người ta dùng con lợn đó để tế thần, tạ ơn thần đã phù hộ cho mẹ con đứa trẻ mới chào đời. Những người có thai được gia đình chăm sóc rất đặc biệt, họ thường mời những bà đỡ có kinh nghiệm đến nhà khám, hướng dẫn cách ăn uống, kiêng cữ, chuẩn bị cho việc sinh nở cả về tinh thần lẫn vật chất. Cẩn thận hơn nữa, các gia đình người có thai thường mời thầy cúng đến để thực hiện một số việc liên quan đến tâm linh như chọn hướng cho sản phụ nằm ngồi với niềm tin rằng như vậy khi sản phụ sinh sẽ “mẹ tròn con vuông” [10: 53]. Thầy cúng sẽ xem trong các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc hướng nào thuận lợi thì sản

phụ lúc sinh con sẽ nằm theo hướng đó. Quần áo của sản phụ khi phơi cũng phải phơi theo hướng đó.

Khi đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh thì nghi lễ đầu tiên có tính chất bắt buộc là xem tướng số cho đứa trẻ. Gia đình đưa ngày, tháng, năm sinh của đứa trẻ cho thầy tử vi xem, nếu thấy có vấn đề gì trong văn hóa tâm linh như khắc mệnh thì phải nhận một người cha đỡ đầu, hoặc một vật tôtem đỡ đầu cho đứa bé. Cha đỡ đầu sẽ đặt tên cho đứa trẻ đó. Ví dụ, nếu nhận một người họ Hoàng làm cha đỡ đầu thì tên bé sẽ là Hoàng Sanh, Hoàng Dưỡng, Hoàng Bảo; nếu nhận vật totem là hòn đá thì thầy cúng sẽ dặt tên cho bé là Thạch Sanh, Thạch Dưỡng, Thạch Bảo; Nếu nhận Quan Âm là cha đỡ đầu thì tên sẽ là Quan Sanh, Quan Dưỡng, Quan Bảo.

Ba ngày sau khi đứa trẻ được sinh ra, gia đình mời thầy đến làm lễ “Tam chiêu tế tổ” và cúng Mụ cho đứa trẻ. Những lễ vật cúng thần gồm thịt gà, lợn, hoa quả. Vào ngày lễ này, bố đứa trẻ mang thịt lợn, gà, chùm cau, hoa quả, những vật cát lợi đến nhà bố mẹ vợ để báo tin mừng. Sau đó bà ngoại đứa trẻ cùng một số phụ nữ, trẻ em bên ngoại mang gà, thịt lợn nạc, bánh trái, rượu, pháo, quần áo sơ sinh và một dải vải gồm nhiều miếng nhỏ với rất nhiều màu sắc tết lại với nhau để đến chúc mừng mẹ con đứa trẻ. Người Kinh thường cho trẻ sơ sinh mặc trang phục màu đỏ, màu được cho là biểu tượng của sự may mắn.

Trong tháng đầu tiên, đồng bào gọi là tháng “tọa nguyệt”, sản phụ được nghỉ ngơi. Những gia đình khá giả thường cho sản phụ ăn những thức ăn bổ dưỡng như canh gà, thịt lợn nạc hầm thuốc bắc. Sau khi sinh con được bảy ngày sản phụ mới được ra khỏi nhà. Nhà của đứa trẻ mới sinh được treo một tấm lưới ở của chính hoặc cắm một cành cây trên nóc nhà làm dấu hiệu báo rằng gia đình vừa có người sinh con, người ngoài không nên vào. Đối với những người đi biển thì việc vào nhà có người mới sinh con là rất kỵ. Đến khi

tròn một tháng, gia đình làm lễ đầy tháng cho cháu nhỏ. Trong lễ đầy tháng, người ta dâng lễ cúng tổ tiên, cúng bà Mụ, sau lễ này coi như mệnh đứa trẻ đã ổn định, không cần cúng nữa.

Người Kinh có rất nhiều cấm kỵ trong sinh đẻ. Ví dụ như trong thời gian mang thai người phụ nữ có mang không được vào đình làng, không đến chỗ hội hè đình đám như đám ma, đám cưới. Cấm kỵ việc cắt quần áo trong phòng của người phụ nữ mang thai. Đồng bào tin rằng nếu không kiêng cữ tốt có thể sẽ dẫn đến xảy thai [10: 54]. Trong thời gian “tọa nguyệt”, sản phụ không được vào nhà người khác, không được tham gia các buổi lễ cúng bái, không được đến gần giếng làng. Những người đến thăm bé mới sinh rất kiêng khen cháu ngoan, bụ bẫm. Những gia đình hiếm muộn, hiếm hoi còn đặt cho bé những cái tên rất xấu, họ tin rằng gọi bé bằng những tên xấu xí nhất, không khen cháu để ma quỷ khỏi ghen ghét và làm hại cháu bé.

Hiện nay, một số thủ tục kiêng cữ cho việc sinh đẻ được đơn giản đi nhiều. Những nghi lễ xem mệnh, lễ đầy tháng, đầy năm cho đứa trẻ vẫn được các gia đình coi trọng. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả làm lễ xem mệnh, lễ đầy tháng, đầy năm rất linh đình.

+ Tín ngưỡng liên quan đến cưới xin

Nghi lễ hôn nhân là nghi lễ dặc biệt trong các nghi lễ nói chung và nghi lễ vòng đời nói riêng. Hôn nhân “mang tính chất hợp nhất trước sự chứng kiến của cộng đồng để sau đó người thực hành nghi lễ tái nhập cộng đồng trong một vị trí mới trưởng thành hơn” [12: 86]. Nghi lễ hôn nhân được thực hành chu đáo từng bước trong suốt một quá trình, một hệ thống nghi lễ, nhưng thời điểm quan trọng nhất là ngày cưới với nghi lễ đón dâu và tiệc cưới long trọng

Ở Vạn Vĩ, thời kì trước 1949 trình tự nghi lễ gồm 8 bước: lễ đặt, lễ khóc chào, lễ bái thần, lễ gánh, lễ nhận thân, lễ cưới, lễ bê nước rửa mặt, lễ lại mặt.

Lễ đặt: đây là lễ gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai gia đình để bàn bạc

chuyên hôn sự cho con cái. Trong ngày này nhà trai phải mang lễ vật sang nhà gái. Việc bày mâm lễ vật cũng được chuẩn bị chu đáo, nhà trai mời một người có uy tín hoặc một người thân trong họ giúp bày mâm lễ. Tùy theo điều kiện từng gia đình mà số lượng lễ vật nhiều ít khác nhau nhưng không thể thiếu những lợi lễ vật sau: một chùm cau to, hai cặp lá trầu (mỗi cặp 10 lá), 0,5kg trà, 1kg đường, 1kg gạo nếp, 3kg bánh xếp hình chữ hỷ, 3kg quả. Cùng với lễ vật nhà trai mời một đôi hát hay để đem mâm lễ đến nhà gái. Nhà gái cũng chọn một đôi hát giỏi để đón mâm lễ. Trong quá trình trao đổi mâm lễ hai đôi hát đối với nhưng lời lẽ ngọt ngào đầy tình tứ để thay cho lời chào, lời bày tỏ tình cảm của đôi lứa. Khi nào hát xong thì mâm lễ coi như mới được nhận. Cũng trong ngày này nhà trai dạm hỏi nhà gái xem họ yêu cầu những lễ vật gì và ghi nhớ để thực hiện đầy đủ. Sau lễ đặt công việc chuẩn bị cho đám cưới tiến hành nhanh chóng hơn. Thời gian từ sau lễ đặt đến lễ cưới dài ngắn tùy từng gia đình.

Khóc chào: trước ngày cưới từ 3 đến bảy ngày cô dâu phải khóc 3 tối

gọi là khóc chào hoặc khóc đi lấy chồng. Khóc chào bằng lời theo kiểu hát kể lể. Con gái Kinh Vạn Vĩ đều biết hát khóc do người mẹ, chị hoặc các thím trong nhà dạy và do trực tiếp họ dự các tối khóc chào của cô dâu đi trước. Hình thức khóc chào mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với các cô gái chuẩn bị lập gia đình về bổn phận đối với cha mẹ, họ hàng bạn bè, ý thức về đạo làm dâu con, làm vợ.

Bái thần: là một nghi lễ bắt buộc đối với gia đình nhà trai bên cạnh mục

đích bái thần còn có mục đích báo làng. Ngày trước không có thủ tục đăng ký kết hôn nên việc trình thần báo làng là việc để công khai hóa và chính thức công nhận đôi trai gái nên vợ nên chồng. Trước ngày cưới một hoặc hai ngày chú rể mang 10 miếng trầu, 10 quả cau và một phong bao tiền, (số tiền tùy

thuộc vào từng gia đình, mức chung tương đương khoảng một vài chục nhân dân tệ hoặc 20kg gạo) ra đình thắp hương, trình đủ tên tuổi cô dâu và chú rể và nhờ ông mo làm lễ. Ông mo giúp gia đình chú rể báo cáo vơi thần linh về hôn lễ và cầu các thần phù hộ. Sau khi thắp hương bái thần xong ông mo nổi một hồi trống cho cả làng chứng giám cho đôi lứa ngày mai hoặc kia chính thức sẽ trở thành vợ chồng. Nhiều nhà gái cũng làm lễ bái thần nhưng đơn giản hơn nhà trai, không cần sự chứng kiến của ông mo ở đình và làng xóm.

Đưa gánh: trước ngày cưới một ngày, nhà trai làm lễ đưa gánh sang nhà

gái, nhà gái làm lễ đón gánh. Nhà trai chọn mời một đoàn đưa gánh gồm: một người có uy tín trong họ để nói chuyện với nhà gái, bồ đa, ba người (có đủ nam nữ) gánh lễ. Lễ vật là những thứ mà nhà gái yêu câu trước đó. Lễ vật được xếp vào những cái sọt dán giấy đỏ xung quanh rồi sắp thành 3 gánh nếu ít có thể một gánh. Nhà trai chọn giờ tốt để gánh lễ vật đi, đến cổng nhà gái đốt một bánh pháo để nhà gái biết và cử người ra đón gánh. Đại diện nhà gái kiểm tra gánh xem nhà trai có mang đẩy đủ những thứ và chính xác số lượng mà mình yêu cầu hay không. Nếu thiếu thì gọi bồ đa lại và người này phải báo ngay với nhà trai để bổ sung cho đầy đủ. Đoàn đưa gánh của nhà trai ở lại ăn bữa cơm nhà gái mời rồi về, để lại gánh ở nhà gái để ngày cưới nhà trai cử đoàn sang lấy gánh và gánh đồ của cô dâu về nhà trước. Khi đoàn đưa gánh về nhà gái biếu lại nhà trai mỗi thứ một chút gọi là “có đi có lại”. Sau khi đoàn đưa gánh trở về nhà, nhà trai chuẩn bị một miếng thịt dài từ đầu đến đuôi con lợn cho bồ đa để cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của họ trong suốt buổi lễ.

Nhận thân: Vào buổi tối trước ngày cưới hoặc sáng ngày cưới nhà trai

của một đoàn đưa chú rể sang nhà gái nhận thân. Dẫn đầu đoàn là ông đới (người tài ăn nói, gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt), bồ đa và khoảng năm đến bảy người đại diện cho họ hàng và bạn bè thân thiết của nhà trai, trong đó nhất thiết phải có đôi giỏi hát đối. Nhà trai chuẩn bị một khay trầu, ít trà, thuốc,

một chiếc dù đỏ mang sang nhà gái. Nhà gái cũng chuẩn bị bánh trái, hoa quả, trầu, trà thuốc, rượu để mời nhà trai và cũng có một đôi hát đối giỏi. Khi đoàn nhận thân của nhà tai đến cửa, nhà gái cử chị em gái hoặc anh em trai của cô dâu ra rước dù vào nhà, nhà trai sẽ cho phong bao người rước dù. Ông đới sẽ là người đại diện nói chuyện với nhà gái. Sau lời của ông đới, nhà gái cho phép chú rể quỳ xuống chiếu trước bàn thờ để vái tổ tiên bốn vái và vái bố mẹ vợ ba vái. Sau đó chú rể mới làm lễ bê trầu, dâng trầu cho từng người của nhà gái theo thứ tự từ cao xuống thấp. Những người sau khi nhận trầu của chú rể sẽ đưa phong bao đã chuẩn bị sẵn cho chú rể và nói lời dặn dò, chúc may mắn. Sau khi làm lễ bê trầu xong chú rể được ngồi, hai bên gia đình mời nhau những vật phẩm chúc mừng hạnh phúc, đây cũng là thời gian dành cho những lời hát đối tình tứ bắt đầu. Cuộc hát vui vẻ kéo dài từ tối đến tận đêm.

Lễ cưới: Lễ cưới được tiến hành một ngày với lễ đón dâu, đưa dâu, bái

đường thực hiện ở cả gia đình nhà trai và gái những ở bên nhà trai là chính. Lễ đón dâu thường tiến hành vào buổi sáng. Thành phần đoàn đón dâu gồm: ông cầm hương dẫn đầu, một người hát chính, khoảng hai đến bốn người hát giỏi khác nữa và khoảng hai đến bốn người đại diện cho họ hàng và bạn bè. Bố mẹ chú rể và chú rể không đi đón dâu. Khi đi đón dâu phải tránh không đi qua cổng đình, nếu trường hợp bất đắc dĩ phải đi qua thì phải chăng dây màu đỏ đi qua của đình rồi đốt pháo. Đoàn đón dâu mang theo một chút thịt rượu, trầu cau, hoa quả, bánh, pháo và nhiều phong bao. Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, của nhà gái đóng lại, ngoài ngõ chăng ba dây đỏ ngăn lại. Nhà trai phải hát đối đáp mới được đi qua ba dây đó. Khi đã qua được cả ba dây nhà trai được vào nhà, đến cửa nhà gai, nhà trai đốt một băng pháo sau đó đại diện nhà gái mở cửa mời đoàn đón dâu vào phòng khách đã được trang hoàng. Đại diện nhà gái thắp hương trên bàn thờ rồi mời hai họ ngồi thành hàng và cuộc hát lại tiếp tục bằng những lời hát mời cào, hát chúc, hát đố.

Cuộc hát kết thúc, nhà trai được mời vào bàn tiệc, nam riêng, nữ ngồi riêng nhưng nhà trai chỉ ăn lấy lệ vì phải nhanh chóng đón dâu về nhà mở tiệc bên nhà trai. Cô dâu lúc này đã được trang điểm xong nhưng chưa đi ngay mà còn hát trả ơn cha mẹ, anh em, bạn bè. Khi cô dâu và gia đình trong tâm trạng buồn bã khi phải chia tay thì nhà trai lại tiếp những lời hát động viên, nhắc nhở cô dâu đi cho kịp giờ. Cô dâu được người anh trai, hoặc em trai cõng qua ngạch cửa, cô dâu không được chạm chân vào ngạch của, khi đã được cõng qua, cô dâu cho phong bao người cõng. Đoàn đưa dâu của nhà gái có số lượng người tương đương với nhà trai. Đoàn đưa dâu đi rất chậm, cứ một vài bước lại dừng lại hát một đoạn. khoảng cách từ nhà trai đến nhà gái cho dù xa hay gần thì cũng phải đến khi mặt trời lặn mới về đến nơi. Lời hát đối đáp giữa hai đội hát của hai nhà theo suốt cô dâu trong hành trình quan trọng của cuộc đời. Cô dâu về gần đến nhà trai mới che mặt bằng một mảnh vải đỏ có thêu hoa. Đoàn đón dâu vào đến cửa, nhà trai đốt pháo, chú rể đã đứng sẵn ở đó cúi đầu chào mọi người. Cô dâu được đưa vào chuẩn bị thực hiện các lễ nghi ở nhà trai. Nhà trai mời nhà gái uống trà, ăn trầu bằng những tiếng hát mời chào, nhà gái đáp lại bằng lời hát cảm ơn. Sau những lời hát đó cô dâu chú rể làm lễ bái đường. Đại diện nhà trai thắp hương, cô dâu, chú rể vái tổ tiên bốn vái, cha mẹ ba vái, sau đó bưng trầu cau đi mời người lớn tuổi, cha mẹ, khách khứa. Bố mẹ và các bậc họ hàng cho cô dâu chú rể phong bao và chúc những lời chúc tốt đẹp nhất. Lúc này cuộc hát bước vào giai đoạn chúc, bày tỏ niềm vui khi lễ cưới chuẩn bị kết thúc tốt đẹp. Lời hát chấm dứt là lúc mọi người giục cô dâu chú rể vào phòng cưới. Từ lúc đó cô dâu ở lại phòng cưới không ra tiếp khách cùng chủ nữa. Đám cưới kết thúc ở nhà trai với một bữa tiệc long trọng.

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 48 - 62)