Tổ chức gia đình

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 32 - 33)

Về cơ cấu gia đình có hai kiểu gia đình cơ bản: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Gia đình lớn có gia đình ba hoặc bốn thế hệ. Gia đình nhỏ là kiểu gia đình chỉ có hai thế hệ bố mẹ và con cái. Trong xã hội hiện đại, cơ cấu gia đình ở Vạn Vĩ có nhiều thay đổi. Kiểu gia đình nhỏ tăng lên, đồng thời còn xuất hiện kiểu gia đình mới như: gia đình chỉ có một nửa, mẹ hoặc bố cùng một con sống ở Vạn Vĩ, nửa còn lại sống ở nơi khác do yêu công việc; gia đình chỉ có bố mẹ sinh sống ở Vạn Vĩ, con cái đi làm ăn xa...

Trong cơ cấu gia đình, dặc trưng phụ hệ, gia trưởng vẫn là cơ bản, vai trò quan trọng nhất cả về kinh tế và các quyết định khác vẫn thuộc về người đàn ông. Cho đến nay mặc dù địa vị của người phụ nữ Kinh ở Vạn Vĩ đã được nâng nên nhiều và họ có quyền bình đẳng với nam giới trong công việc nhưng trụ cột

kinh tế trong gia đình vẫn là người đàn ông. Người đàn ông là lao động chính lo việc đánh bắt, buôn bán kiếm tiền đảm bảo cho cuộc sống của cả gia đình. Phụ nữ Kinh ở đây thường chỉ lo công việc nội trợ, chăm sóc con cái, lúc rỗi họ cũng ra biển khai thác ven bờ hoặc có một số ít người buôn bán nhỏ.

Có thể thấy tổ chức xã hội ở Vạn Vĩ trước và sau giải phóng có nhiều thay đổi cho phù hợp với xã hội mới hiện đại. Sự thay đổi đó được biểu hiện ở cơ cấu hành chính và chức sắc trong làng nhưng nhưng cơ cấu tổ chức liên quan đến đời sống tâm linh, cơ cấu gia đình, dòng họ truyền thống vẫn là cơ bản nó vẫn mang dáng vẻ của làng quê Việt truyền thống.

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 32 - 33)