Một số biện pháp dể bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong tín ngưỡng của cộng đồng người Kinh ở Vạn Vĩ.

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 92 - 101)

Người Kinh cũng giống như cộng đồng cư dân ở Vạn Vĩ, hiện nay đang bước vào thời kỳ phát triển mới, nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó có khía cạnh xây dựng một đời sống văn hóa vừa văn minh vừa hiện đại vừa mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc. Trong thời kỳ này, giá trị tín ngưỡng truyền thống của tộc người Kinh đang dần bị mai một, đời sống tinh thần với những nét văn hóa truyền thống đang có chiều hướng bị Hán hóa. Trước thực tế ấy, chủ thể của nền văn hóa đó đang làm gì? và chúng ta những người đang sinh sống trên đất Mẹ của dân tộc Kinh sẽ làm gì để cùng người Kinh ở Vạn Vĩ lưu giữ và phát huy không ngừng giá trị văn hóa ấy. Trong luận văn xin đưa ra một vài biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy những gí trị trong tín ngưỡng của người Kinh nơi vùng đảo biên cương này.

Một là: bản thân những nhà nghiên cứu cần tổ chức thực hiện những chuyến điền dã tại làng Vạn Vĩ và những làng người Kinh lân cận. Trong quá trình điền dã cần làm tốt công tác sưu tầm, thống kê, phân loại hệ thống tín

ngưỡng của tộc người Kinh ở Vạn Vĩ, trong đó công tác sưu tầm phải được quan tâm đầu tiên và thực tế cho thấy tín ngưỡng truyền thống có giá trị ngày càng mờ nhạt dần, nếu không làm tốt thì những giá trị ấy chỉ còn là sự hoài cổ. Khi điền dã tại làng Vạn Vĩ chúng tôi chỉ đếm được trên đầu ngón tay những người có sự hiểu biết sâu sắc lịch sử, văn hóa của người Kinh. Hầu hết những người này đã rất cao tuổi, chỉ có họ mới hiểu tường tận văn hóa truyền thống nói chung và tín ngưỡng của người Kinh nói riêng. Những người từ trung niên trở xuống đặc biệt là lớp trẻ thì họ chỉ biết chút ít, thậm chí không biết đến những tín ngưỡng, phong tục truyền thống nữa. Việc sưu tầm nhằm giữ lại những giá trị văn hóa đã mất và đang có xu thế mất đi. Đây không phải là cách tối ưu để bảo tồn văn hóa song lại là cách tốt nhất để khôi phục lại những gì đã mất. Bên cạnh công tác sưu tầm, thì việc thống kê, phân loại cũng rất quan trọng, giúp cho công tác sưu tầm, tra cứu được chính xác và hiệu quả hơn.

Nên xây dựng công trình nghiên cứu tổng thể dựa vào những kết quả thực tế ở địa phương. Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, tìm tòi những phong tục, tín ngưỡng đã mất để đáp ứng được việc bảo tồn văn hóa.

Hai là: trong quá trình được tiếp xúc trực tiếp với người Kinh nơi đây người nghiên cứu cần trao đổi những ý tưởng tốt trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa tộc người của người Kinh ở Vạn Vĩ. Sự trao đổi cũng cần phải được diễn ra thường xuyên trong cộng đồng cư dân nơi này. Việc trao đổi giúp mọi người tìm được ra những cách làm hay, cách làm đúng đã được thực tế kiểm định, tránh những sai sót. Hơn nữa việc làm này mang tính kế thừa, tiếp thu những cái hay, nét đẹp trong cuộc sống của cộng đồng người Kinh giữa làng này với làng khác. Qua đó tinh thần đoàn kết xóm làng, đoàn kết trong gia đình, tương trợ, giúp đỡ nhau được tăng cường, đây là điểm quan trọng để góp phần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Kinh ở Trung Quốcnói chung và Vạn Vĩ nói riêng.

Ba là: các cơ sở tín ngưỡng và các hoạt động lễ hội mang tính chất tín ngưỡng cần được tôn trọng và chọn lựa, nhằm bảo tồn và nâng cao yếu tố truyền thống tốt đẹp, phát huy trong việc xây dựng một đời sống văn hóa mới cho cộng đồng người Kinh và cho bán đảo Vạn Vĩ. Môi trường sinh hoạt văn hóa có giá trị ở Vạn Vĩ là Đình làng cùng với các di tích: miếu, nghè... chính từ nơi đây góp phần tạo nên những sinh hoạt cộng đồng truyền thống phong phú. Sinh hoạt cộng đồng còn là một biện pháp hữu hiệu để tái hiện quá khứ làm sống lại những giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Tái hiện quá khứ, những lễ nghi truyền thống là việc làm cần thiết trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa.

Bốn là: các cấp chính quyền địa phương ở Vạn Vĩ cần tăng cường tuyên truyền về nét đẹp, tính nhân văn của những lễ nghi truyền thống, nhằm làm cho mọi người hiểu những giá trị đặc sắc ấy, từ đó họ sẽ tự giác bảo vệ gìn giữ được những tín ngưỡng của cha ông. Mặt khác khi con người nơi đây bảo vệ và lưu giữ được những nét riêng có của mình thì chính họ sẽ là điểm thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của những nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước đối với nền văn hóa nói chung và tín ngưỡng nói riêng của họ.

Song song với công việc ấy cần giáo dục cho con em người Kinh những lễ nghi truyền thống, những tri thức lịch sử, văn hóa của dân tộc Kinh. Công tác tuyên truyền, vận động giữ gìn bản sắc, phát huy giá trị tốt là việc làm cần quan tâm và đầu tư thích đáng. Đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi để lớp trẻ có điều kiện tham gia thường xuyên vào những sinh hoạt truyền thống của cộng đồng. Qua đó sẽ giúp cho thế hệ trẻ thấy rõ tầm quan trọng của giá trị văn hóa truyền thống, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ những giá trị tốt đẹp ấy.

Năm là: kết hợp tốt những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào với những chủ trương chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc. Những yếu

tố mới và cũ bao giờ cũng có nét tương đồng và khác biệt nhưng làm sao để hai yếu tố này tồn tại song song một cách hài hòa là việc làm vô cùng khó khăn. Cái mới, cái tiến bộ giúp ích cho sự phát triển kinh tế xã hội, về nhận thức con người, nhưng bản sắc văn hóa là cái đã cùng chung sống với tộc người qua nhiều thế kỷ là việc từ bỏ không dễ dàng. Việc dung hòa hai yếu tố đó là rất cần thiết trong đời sống hiện đại của đồng bào Kinh.

Sáu là: cần phải xây dựng chính sách cho nghệ nhân, những người đang lưu giữ trong mình những giá trị văn hóa truyền thống của tộc Kinh. Thời gian trôi đi, tuổi tác của họ ngày càng cao, những hiểu biết của họ cũng không thể tồn tại mãi với thời gian. Sự “ra đi” của các nghệ nhân đồng nghĩa với việc họ sẽ mang theo những tinh hoa văn hóa của tộc người. Vì vậy các cấp chính quyền ở địa phương cần có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm kéo dài thời gian cống hiến của họ, đồng thời khuyến khích họ trao truyền những hiểu biết ấy cho con cháu của tộc người mình. Những nét đẹp của phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống được tồn tại mãi với thời gian hay không đều nhờ vào sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ những thế hệ đi trước cùng với ý thức gìn giữ, kế thừa, phát triển của lớp lớp con cháu sau này. Đây là biện pháp bảo tồn những giá trị mang nhiều tích cực.

Ngày nay khu vực dân tộc Kinh trở nên giàu có, đã xây dựng một Bảo tàng dân tộc sinh thái. Trong đó, trưng bày rất nhiều tư liệu, hiện vật liên quan đến đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Kinh. Điều đó càng giúp cho việc bảo tồn, kế thừa văn hóa dân tộc Kinh tốt hơn, từ đó thúc đẩy sự bền vững của xã hội dân tộc Kinh.

Tiểu kết chương 3

Có thể thấy tín ngưỡng của người Kinh ở vạn Vĩ có những điểm giống với tín ngưỡng của người Hán cùng sinh sống trên bán đảo Vạn Vĩ và của

ngưỡng của người Kinh ở đây. Trên nền tảng tín ngưỡng truyền thống, người Kinh vùng biển khi di cư đến vùng đất mới đã hội nhập với văn hóa của người Hán, Choang và một số dân tộc khác và trong môi trường mới. Trong quá trình hội nhập yếu tố truyền thống nơi cố hương cũng có ít nhiều biến đổi.

Trong suốt chiều dài lịch sử ổn định thích nghi, mở rộng cả đến giai đoạn phát triển hiện nay, một mặt người Kinh ở Vạn Vĩ đã gìn giữ nền tảng tín ngưỡng cổ truyền nhưng mặt khác họ cũng dung nạp tín ngưỡng bên ngoài theo cơ chế khác nhau: tiếp nhận nguyên vẹn, tiếp nhận thông qua sự cải biến cho phù hợp với cuộc sống hiện tại, có lúc tiếp nhận tự nguyện, có lúc tiếp nhận do áp đặt… nhưng có thể thấy sự giao lưu trong suốt thời gian tính bằng các thế kỷ đủ để hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng nhiều màu sắc Vạn Vĩ hiện nay. Tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ khá đặc biệt nó không hoàn toàn giống văn hóa Hán nhưng cũng rất khác với tín ngưỡng của người Kinh ở trong nước. Chính màu sắc độc đáo của sự giao lưu, hội nhập ấy lại là đặc trưng rất riêng làm nên diện mạo văn hóa của người Kinh ở Vạn Vĩ trong tín ngưỡng. Nét đặc trưng này có tính chất bền vững tồn tại bền bỉ cùng với thời gian.

Đến Vạn Vĩ hôm nay đâu đâu cũng thấy người ta nói về đặc trưng văn hóa của họ, họ kể về văn hóa truyền thống với niềm tự hào sâu sắc về những đặc trung riêng mà họ đã có và họ đang cố khôi phục lại.

Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hóa của xã hội trong thời kì hiện đại hóa đã làm cho hệ thống tín ngưỡng truyền thống có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó có mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy chúng ta cần phải có những giải pháp đúng đắn để loại bỏ những tiêu cực, phát huy giá trị tốt đẹp của nó.

KẾT LUẬN

Từ kết quả khảo sát thực địa và nghiên cứu các hoạt động tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ đã được trình bày trong các chương của luận văn, chúng tôi xin có một vài điểm kết luận và nhận xét sau:

Người Kinh là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Trung Quốc. Họ sinh sống tập trung chủ yếu ở thị trấn Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây. Lịch sử quá trình di cư, lập nghiệp và phát triển của người Kinh đến nay đã trải qua gần 5 thế kỷ và đó cũng là thời gian gìn giữ, bảo tồn nền văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng.

Qua quá trình di cư, lập nghiệp thủa ban đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, người Kinh đã xây dựng cho mình cuộc sống ổn định với những bản sắc văn hóa rất riêng của dân tộc mình. Nằm trong lòng một đất nước khác nhưng Vạn Vĩ vẫn giữ được khung của làng quê Việt. Đặt chân đến khu vực Kinh Đảo nói chung và Vạn Vĩ nói riêng chúng ta cảm thấy “tinh thần” Việt Nam rất rõ trên mảnh đất này. Ở Vạn Vĩ chúng ta nhận ra nhiều điểm rất “thuần Việt”: nhiều người dân sử dụng tiếng Việt thành thạo, có âm thanh réo rắt của tiếng đàn bầu, hình ảnh chiếc nón lá, vườn cây ăn quả và giếng nước sau nhà, ngôi đình làng và những lễ hội truyền thống. Những nét riêng đó được tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với các tộc người bản địa như người Hán, Choang… chính nó đã tạo ra nền văn hóa đặc sắc, nổi bật của người Kinh ở vùng đất này.

Người Kinh ở Vạn Vĩ có đời sống vật chất với những nét đặc sắc trong cách ăn, mặc ở. Sinh hoạt văn hóa phong phú với kho tàng văn học dân gian đa dạng, với câu hát đối trữ tình, đằm thắm, những nhạc cụ và những lễ hội truyền thống mà cha ông để lại. Có nền kinh tế với cơ cấu nhiều ngành nghề

trong đó nghề đánh cá là chủ yếu vì điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý nơi đây rất thuận lợi cho nghề này phát triển.

Cơ cấu tổ chức làng Việt ở Vạn Vĩ cũng như nhiều làng Việt truyền thống chặt chẽ theo thứ tự các chức sắc được dân bầu và phân chia quyền lợi, trách nhiệm tương đối rõ ràng. Cơ cấu dòng họ bền chặt, các dòng họ ở Vạn Vĩ rất đoàn kết với nhau và với các dòng họ khác của người Hán cùng định cư, ít có sự phân biệt hay cạnh tranh mạnh mẽ như các làng người Việt ở trong nước. Trong gia đình, các thành viên người Kinh sống với nhau hòa thuận, không có sự tranh chấp lớn về quyền lợi. Gia đình là một đơn vị kinh tế, môi trường gìn giữ và lưu truyền văn hóa, là môi trường giáo dục đối với mỗi con người.

Tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ khá phong phú đa dạng và đặc sắc. Là tín ngưỡng đa thần, vừa tin theo Phật giáo, vừa tin theo Đạo giáo, vừa thờ các vị thần dân gian. Cộng đồng người Kinh thờ rất nhiều thần linh: 5 vị thần chính, 12 vị Tổ tiên của 12 dòng họ, các anh hùng dân tộc, ngoài ra còn thờ Thần Đất, Thần Tài, Thần Bếp… nơi thờ các vị thần là đình, các miếu, nghè. Đây là những vị thần bảo trợ cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân trong làng đồng thời cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, niềm tin vào một thế giới siêu nhiên, vào sự tồn tại của linh hồn, vạn vật của những con người đang sinh tụ tại mảnh đất này.

So với các dân tộc khác ở Trung Quốc nói chung và Vạn Vĩ nói riêng, người Kinh có những nét văn hóa khác biệt ít nhiều. Đây là một tộc người thiểu số của Trung Quốc có nguồn gốc ở Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỷ định cư, phát triển và hội nhập để từ một cộng đồng di dân trở thành công dân Trung Quốc. Quá trình cộng cư với các dân tộc khác, đặc biệt là với người Hán, Choang… đã để lại dấu ấn trong văn hóa người Kinh, trong đó có sự giao lưu văn hóa trên lĩnh vực tín ngưỡng. Trong tín ngưỡng, người Kinh đã

tiếp thu một số yếu tố tín ngưỡng của người Hán, và một số dân tộc khác trên cùng địa bàn. Một số tín ngưỡng thờ cúng trong gia đình như thờ Thần đất, Thần tài… hoặc cơ sở tín ngưỡng cộng đồng của người Kinh mà chúng tôi đề cập trong luận văn, thực chất đó là kết quả giao lưu văn hóa với người Hoa và cộng đồng cư dân của Vạn Vĩ trong lịch sử. Đồng thời khi di cư từ Việt Nam sang vùng biên cương hải đảo, người Kinh đã đem theo vốn liếng tín ngưỡng truyền thống của mình đến sinh sống ở nơi đây. Sau quá trình định cư, hội nhập vào môi trường sống mới, tín ngưỡng truyền thống của người Kinh cũng có sự thay đổi nhất định, nhưng về cơ bản vẫn giữ được bản sắc, đặc trưng vốn có của dân tộc mình.

Từ những đặc điểm về tín ngưỡng cho thấy văn hóa của người Kinh ở Vạn Vĩ là sự kết hợp nhiều yếu tố. Tín ngưỡng là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Kinh. Ở đó có sự giao lưu, hòa đồng về nhiều mặt giữa người Kinh với người Hán và các dân tộc khác, giữa người Kinh với người Việt trong nước.

Trong quá trình phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng người Kinh ở Vạn Vĩ cũng ít nhiều có sự thay đổi, biến chuyển. Một số tín ngưỡng truyền thống có chiều hướng phát triển nhưng cùng đó một số tín ngưỡng cũng có chiều hướng mai một dần, thanh niên không mặn mà với phong tục truyền thống. Hiện nay sự lai căng, hỗn tạp và chỉnh thể tín ngưỡng phong tục không trọn vẹn là điều thường thấy. Những giá trị tín ngưỡng truyền thống mất đi do nhiều nguyên nhân như việc sinh sống đan xen nhiều tộc người trên cùng địa bàn, không còn nhiều nghệ nhân, sự thờ ơ của giới trẻ, chính sách về kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo… Sự biến đổi đó có mặt tích cực và hạn chế,

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 92 - 101)