Trang phục

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 27)

Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, trang phục của người Kinh vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Đàn ông mặc áo dài qua gối, không cổ, tay nối, vạt xẻ dài, buộc đai bằng dây có màu sắc; quần dài, cạp rộng lấy sợi dây để buộc lại. Bình thường người ta để hai vạt áo dài buông tự nhiên nhưng khi làm việc lại buộc hai vạt lại trước bụng. Đàn ông thường mặc quần màu đen

hoặc nâu; áo cũng màu nâu hoặc xanh lam nhạt. Phụ nữ mặc yếm thêu, áo ngắn không cổ bó mình, mặc với quần rộng, đũng dài. Yếm vừa không chỉ là trang phục mà còn giống như đồ trang sức rất được phụ nữ ưa thích. Khi đi ra khỏi làng hoặc đi dự lễ hội, phụ nữ mặc thêm áo dài, tay vẫn nối nhưng cổ cao, vạt dưới rộng, đàn ông thì vẫn mặc kiểu áo dài thường ngày nhưng chất liệu đẹp hơn và đội thêm khăn xếp.

Phụ nữ ưa đeo nhiều khuyên tai, nhẫn, vòng; thích chải đầu ngôi giữa, vấn tóc cao và gọn. Con gái đến 15-16 tuổi là bắt đầu vấn tóc, đeo khuyên tai, đó là dấu hiệu đến tuổi trưởng thành. Trang phục của người Kinh đẹp, nhã nhặn, thoải mái phù hợp với môi trường, khí hậu và điều kiện lao động. Thông qua trang phục còn thấy được sự giàu nghèo, sự khéo léo tinh xảo qua chiếc dây lưng trong trang phục nam và yếm thêu trong trang phục nữ, biểu hiện tuổi tác thông qua màu sắc.

Từ những năm 40 của thế Kỷ XX, đặc biệt từ sau 1949, trang phục của cư dân Vạn Vĩ có sự thay đổi lớn. Chỉ có những người già mới còn mặc kiểu trang phục áo chặt, nối tay, không cổ, quần rộng, yếm thêu… còn thanh niên cả nam và nữ đều mặc giống như người Hán. Đến những năm 80 cả những người già đều bỏ lối ăn mặc đó trong ngày bình thường. Nhưng trong những ngày lễ chúng ta vẫn được gặp lại những trang phục truyền thống của người Kinh nơi đây.

Bây giờ Vạn Vĩ người Kinh ăn mặc giống như người Hán láng giềng, mặc dù còn số ít bà cụ già còn giữ lối ăn mặc theo cổ tục và một thiểu số phụ nữ trẻ còn búi tó, còn đàn ông thì đương nhiên ăn mặc thực tế theo hiện đại như những dân lân cận khác.

1.5.1.3. Nhà ở

Vào những năm 50, 60 của Thế kỷ XX, người Kinh ở Vạn Vĩ vẫn còn ở nhà sàn. Nhà rất thô sơ, vật liệu hoàn toàn bằng tranh tre. Người ta đan tre

có thể chia lời hát thành bốn loại chính: hát nghi lễ ở đình, hát cưới, hát đối đáp nam nữ, hát kể chuyện.

Hát nghi lễ ở đình: chủ yếu hát vào dịp hội đình ngày 10 tháng 6, ngoài ra còn hát ở miếu và các dịp cúng lễ chung của cả làng. Trong ngày hội đình người hát chính là Cô dào (cô nhà tơ), tham gia từ khi buổi lễ bắt đầu đến khi kết thúc. Vì có tục hát nghi lễ ở đình mà đình Vạn Vĩ còn được gọi là kháp đình (đình hát). Nội dung hát đình gồm: hát theo từng nghi thức cúng tế, hát

chúc thần, cầu thần, hát răn dạy, hát tình cảm.

Hát đối đáp nam nữ: số lượng người tham gia vào loại hình hát này nhiều nhất, phong phú về nội dung, không bị bó hẹp vào thời gian, địa điểm nhất định. Chủ đề của bài hát da dạng: đa phần là hát bày tỏ tình cảm giữa trai và gái, hát trêu trọc nhau, thử tài nhau, hỏi han nhau về cuộc sống, ngoài ra còn hát ca ngợi xóm làng, về cuộc sống lao động, truyền dạy những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong việc đối nhân xử thế… “Hàng tuần vào thứ bảy và chủ nhật, dân làng tụ tập nhau tại nhà ca hát của làng để hát đối đáp. Rải rác trong tuần từng nhóm gia đình hoặc nhóm những người thích ca hát thường hẹn nhau đến một nơi nào đó để hát” [12: 80].

Hát cưới: là một nét văn hóa độc đáo ở Vạn Vĩ, trong bất kì một đám cưới nào cũng không thể thiếu tiếng hát đối đáp trữ tình. Trong đám cưới những đôi hát của nhà trai sẽ hát đối với đôi hát của nhà gái. Hôn nhân và tiếng hát đã gắn bó chặt chẽ với nhau trong tiềm thức của người dân Vạn Vĩ.

Hát kể chuyện: đây là một hình thức nghệ thuật rất dặc biệt của người Kinh ở Đây. Nội dung là hát kể lại các truyện Nôm được người dân ưa thích như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Tống Trân Cúc Hoa, Kiều, Lưu

Bình Dương Lễ, Nhị độ Mai… Hiện nay nhiều cụ già ở Vạn Vĩ rất yêu thích và

cũng thuộc ít nhiều truyện Nôm. Người say sưa tìm hiểu về truyện Nôm rồi dịch rất nhiều truyện từ chữ Nôm sang tiếng Việt là bác Tô Duy Phương, bà con ở

Có thể thấy văn hóa của người Kinh ở Vạn Vĩ là bức tranh đa sắc. Truyền thống văn hóa nơi đây vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt nhưng cũng đồng thời pha lẫn những sắc màu của nền văn hóa Hán. Trong suốt giai đoạn phát triển từ buổi đầu định cư ở vùng đất mới đến nay, người Kinh ở Vạn Vĩ luôn có ý thức gìn giữ truyền thống văn hóa bản địa nhưng mặt khác họ cũng tích cực tiếp nhận văn hóa bên ngoài thông qua sự cải biến cho phù hợp. Văn hóa của người Kinh nơi đây rất dặc biệt, nó không giống văn hóa Hán nhưng cũng có nhiều nét khác với văn hóa của người Kinh ở Việt Nam. “Người Kinh trên phương diện sinh hoạt phấn đấu trường kỳ đã sáng tạo một nền văn hóa rực rỡ muôn màu, nội dung của nền văn học truyền khẩu thật phong phú, ca khúc và khúc điệu đạt đến 30 loại. Đàn bầu là một nhạc khí chỉ riêng người Kinh mới có mà thôi. Phê bình về âm nhạc và dân ca của Kinh tộc, sách Hoa ngữ nói rằng: lời ca thuần phác, khúc điệu bình dị, ít biến hóa” [55: 4].

Một phần của tài liệu luận văn Tín ngưỡng của người Kinh ở làng Vạn Vĩ, Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 27)