Trong quátrình phát triển, hát Đúm còn gắn với những phong tục văn hóa địa phương, góp phần làm phong phú thêm chođời sống văn hóa tinh thần của người Việt trong xã hội cổ truyền.. Từ sa
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỖ HIỆP
HÁT ĐÚM CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở BẮC BỘ
Trang 2Chuyên ngành Văn hóa dân gian
Mã số: 62 31 70 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2013
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Hồng Lý
Trang 3PGS.TS Lê Văn Toàn
Phản biện 1: PGS.TS Phạm Tú Hương
Phản biện 2: PGS.TS Trần Đức Ngôn
Phản biện 3: PGS.TS Vũ Anh Tuấn
Luận án tiến sĩ sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân,
Hà Nội vào hồi… giờ… ngày… tháng… năm 2013
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 4- Thư viện Quốc gia
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hát Đúm là một loại hình dân ca đối đáp nam nữ phổ biến trong đời sống của người Việt ở vùng châu thổBắc Bộ Ngoài những yếu tố tương đồng với một số loại hình dân ca đối đáp nam nữ khác, nó còn có những nétriêng biểu hiện ở phương thức diễn xướng, lối tiến hành âm điệu, thủ pháp phổ thơ, nội dung lời ca Trong quátrình phát triển, hát Đúm còn gắn với những phong tục văn hóa địa phương, góp phần làm phong phú thêm chođời sống văn hóa tinh thần của người Việt trong xã hội cổ truyền
Từ sau năm 1945 đến những thập kỉ 60, 70 của thế kỷ XX và thời điểm trước Đổi mới (1986), hát Đúm
đã mai một và chìm vào quên lãng nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây, loại hình dân ca này lại được hồisinh ở một số địa phương ven biển Bắc Bộ như Hải Phòng, Quảng Ninh
Đã có một số công trình nghiên cứu về hát Đúm nhưng cho đến nay vẫn còn có một số vấn đề chưa thậtsáng tỏ về loại hình dân ca này, đặc biệt, diện mạo và ý nghĩa của hát Đúm trong xã hội cổ truyền và sự tồn tại,biến đổi của nó trong xã hội hiện đại chưa được phản ánh thật đầy đủ và rõ nét
Giai đoạn gần đây, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, nhiều loạihình văn hóa phi vật thể nói chung và hát Đúm nói riêng có nguy cơ mai một và mất đi, do đó, cần nghiên cứuloại hình dân ca cổ này nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của nó
Những vấn đề nêu trên là lý do chúng tôi chọn đề tài Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sâu thêm về nghệ thuật và những yếu tố văn hóa của hát Đúm nhằm nêu bật diện mạo và ýnghĩa của nó trong xã hội cổ truyền
Trang 6Khảo sát sự phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm, trên cơ sở thực tế, đề xuất một số ý kiến bảo lưu,thực hành hát Đúm trong xã hội hiện đại.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hát Đúm của người Việt và những khía cạnh liên quan
Phạm vi nghiên cứu:
- Hát Đúm của người Việt và những khía cạnh liên quan tới nó trên địa bàn là vùng châu thổ Bắc Bộ, cụ thể
là 8 tỉnh, thành phố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và TháiBình
- Một số loại hình dân ca khác có liên quan đến hát Đúm như hát Ví, hát Xoan của người Việt và hát Víđúm của người Mường ở Hòa Bình, Ninh bình cũng được luận án tham khảo, so sánh đối chiếu
4 Cơ sở lý thuyết của đề tài
Dựa vào mục đích nghiên cứu hội hát đối đáp nam nữ của GS.TS Nguyễn Văn Huyên, chúng tôi nghiên
cứu hát Đúm trong xã hội cổ truyền với những câu hỏi nghiên cứu như sau: Trong quá khứ (từ 1945 trở vềtrước), hát Đúm đã có ở những địa phương nào, nó thường được hát ở đâu? nghệ thuật hát Đúm như thế nào?loại hình dân ca này đã có ý nghĩa gì đối với các cộng đồng người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ?
Dựa trên lý thuyết biến đổi văn hóa trong xã hội công nghiệp hiện đại chúng tôi nghiên cứu hát Đúm hiệnnay Những vấn đề cơ bản sẽ được luận án xem xét là: Hát Đúm được phục hồi dưới những hình thức nào? nóđang tồn tại và biến đổi như thế nào? có những vấn đề gì đặt ra cho loại hình dân ca này trong đời sống văn hóa
xã hội đương đại?
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 7Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (âm nhạc học, văn hóa học)
- Phương pháp khảo sát thực địa (quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi chép)
- Phương pháp hồi cố và phục dựng
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu và tổng hợp
6 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án xác định không gian tồn tại trong quá khứ và hiện trạng của hát Đúm người Việt thông qua khảosát đối tượng ở những tiểu vùng văn hóa khác nhau như tiểu vùng đất Tổ trung du, tiểu vùng Kinh Bắc, tiểuvùng Thăng Long, Hà Nội và tiểu vùng Hải Đông
- Góp phần làm rõ diện mạo hát Đúm của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ biểu hiện qua khía cạnh nghệthuật, khía cạnh văn hóa và những yếu tố xã hội liên quan
- Nêu bật ý nghĩa của hát Đúm trong xã hội cổ truyền (từ năm 1945 trở về trước)
- Từ thực tế khảo sát trên một địa bàn tiêu biểu, chỉ ra những biểu hiện phục hồi, biến đổi và xác định khảnăng tồn tại của hát Đúm trong xã hội đương đại
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hát Đúm và tình hình nghiên cứu hát Đúm của người Việt
Chương 2: Hát Đúm trong xã hội cổ truyền
Chương 3: Sự phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm trong xã hội hiện đại
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
HÁT ĐÚM CỦA NGƯỜI VIỆT 1.1 Định nghĩa hát Đúm
Trong những tư liệu mà chúng tôi thu thập được, đã có một số tác giả đã nêu định nghĩa về hát Đúm Nhìnchung, các định nghĩa đều giải thích hát Đúm là một “lối hát” hay một “hình thức hát” đối đáp nam nữ có mộtlàn điệu phổ thơ dân gian Để có sự thống nhất và cách hiểu đầy đủ hơn về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi nêu
ra một định nghĩa và diễn giải những dấu hiệu mà định nghĩa chỉ ra Có hai dấu hiệu cơ bản như sau:
- Hát Đúm là một loại hình nghệ thuật vừa mang những nét tương vừa có những nét khác biệt với nhữngloại hình dân ca đối đáp nam nữ khác đó là: Hình thức hát đối đáp một nam với một nữ, sử dụng một làn điệutrong đối đáp, nhịp điệu và thanh điệu của lời thơ là cơ sở hình thành âm nhạc Ở trung du, khi diễn xướng,người hát thường sử dụng đạo cụ kèm theo là quả Đúm, nó có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quátrình diễn xướng
- Hát Đúm là một hiện tượng văn hóa phổ biến nảy sinh trong xã hội cổ truyền xuất phát từ nhu cầu kếtbạn, kết tình, chia sẻ tâm tư tình cảm và thưởng thức thơ ca dân gian truyền thống của thanh niên nam nữ vàcộng đồng
1.2 Giả thuyết về nguồn gốc hát Đúm
- Căn cứ vào thời điểm xuất hiện và định hình của thể thơ lục bát vào cuối thế kỷ XV, mà thể thơ này được
sử dụng phổ biến trong lời ca hát Ví, từ đó chúng tôi nêu giả thuyết loại hình hát ví bằng thơ lục bát đã địnhhình vào khoảng cuối thế kỷ XV khi thể thơ này đã rất phổ biến trong đời sống của người dân Bắc Bộ
Trang 9- Căn cứ vào một số yếu tố tương đồng, gần gũi giữa hát Đúm với hát Ví như thể thơ, hình thức diễnxướng, nội dung lời ca, thang âm vv chúng tôi nêu giả thuyết hát Đúm có nguồn gốc từ loại hình hát Ví Tuynhiên, bên cạnh những nét gần gũi, tương đồng với hát Ví, hát Đúm còn có một số biểu hiện khác biệt xuất phát
từ nhu cầu thưởng thức và sự sáng tạo riêng của người dân ở những địa phương khác nhau
1.3 Không gian và thực trạng của hát Đúm
Thông qua khảo sát đối tượng trên diện rộng, chúng tôi thấy: Trong xã hội cổ truyền, hát Đúm là một loạihình dân ca có mặt ở nhiều địa phương thuộc vùng châu thổ Bắc Bộ nhưng hiện nay nó đã mai một và chỉ còntồn tại ở một số địa phương thuộc khu vực ven biển phía Đông Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh), trong đó, nơiđậm đặc nhất là ở ba xã Phục Lễ, xã Phả Lễ và Lập Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng Việc xác định thực trạng củahát Đúm hiện nay là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể và rõ ràng hơn về đối tượng nghiêncứu
1.4 Tình hình nghiên cứu hát Đúm và hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án
1.4.1 Lịch sử nghiên cứu
Từ những năm cuối của thế kỷ XX trở lại đây mới có một số tư liệu nghiên cứu về hát Đúm Có thể phânchia các tư liệu thành hai giai đoạn chủ yếu như sau:
1.4.1.1 Giai đoạn cuối thế kỷ XX
Chỉ có 4 tư liệu về hát Đúm Nổi bật là công trình Hát Đúm Hải Phòng của TS Đinh Tiếp Ngoài ra còn
một số bài viết khác nhưng mới chỉ đề cập hoặc giới thiệu sơ lược về hát Đúm
1.4.1.2 Giai đoạn đầu thế kỷ XXI đến nay
Trang 10Trong giai đoạn này, số lượng tư liệu đã tăng lên Có tất cả 9 công trình, bài viết, phần viết về hát Đúm.Chất lượng của các công trình cũng được nâng lên rõ rệt.
1.4.2 Đánhh giá tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án
1.4.2.1 Những vấn đề đã được đề cập
a Khía cạnh văn hóa
- Trong những công trình, bài viết, các tác giả đã giải nghĩa tên gọi “hát Đúm” Trên cơ sở này có thể thấytên gọi “hát Đúm” xuất phát từ trò ném quả Đúm và hát giao duyên của các cô đào phường Xoan với trai làng
sở tại ở trung du Bên cạnh đó, hát Đúm còn mang hàm nghĩa “hát Đám”, hoặc mang nghĩa “đàn đúm”
- Trước khi bước vào nghiên cứu, một số tác giả đã nêu định nghĩa về hát Đúm
- Một số tác giả đã nêu giả thuyết về nguồn gốc của hát Đúm
- Vấn đề thực trạng của hát Đúm đã được một số tác giả đề cập
b Khía cạnh nghệ thuật
Những tư liệu về hát Đúm chủ yếu tập trung vào hai phương diện: Âm nhạc và văn học
- Về âm nhạc: Các tác giả đã nêu ra một số đặc điểm âm nhạc của hát Đúm (chủ yếu là hát Đúm ởThủy Nguyên, Hải Phòng)
- Về văn học: Các công trình đã phân tích nội dung văn học của lời ca hát Đúm ở một số địa phương như
Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Hải Phòng
1.4.2.2 Những đóng góp
Những tư liệu đã có một số đóng góp đáng ghi nhận như sau:
Trang 11- Khảo tả khá chi tiết về hát Đúm ở trung du (Phú Thọ, Vĩnh Phúc) và một số địa phương thuộc thành phốHải Phòng như Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy Nguyên
- Bước đầu đề cập đến khía cạnh nghệ thuật và khía cạnh văn hóa của hát Đúm ở một số địa phương
- Khẳng định những giá trị văn hóa của hát Đúm cùng với những mặt hạn chế của nó
- Cung cấp một số văn bản lời ca và bản kí âm hát Đúm
1.4.2.3 Một số hạn chế
Bên cạnh những đóng góp đáng ghi nhận, trong các tư liệu còn có một số hạn chế như sau:
- Hầu hết các tư liệu mới dừng lại nghiên cứu đối tượng ở một địa phương đơn lẻ
- Một số công trình, bài viết mới đề cập đến thực trạng của hát Đúm trong đời sống văn hóa xã hội hiện đạinhưng chưa được các tác giả đi sâu và làm rõ
1.4.2.4 Hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án
Từ tình hình nghiên cứu hát Đúm của người Việt, luận án tập trung vào các vấn đề trọng tâm như sau:
- Nghiên cứu sâu về nghệ thuật hát Đúm, chỉ ra phương thức diễn xướng, những yếu tố nghệ thuật trong lời
ca, qui luật phát triển giai điệu, mối quan hệ giữa âm nhạc với lời thơ thông qua thủ pháp phổ thơ điển hình
- Chỉ ra những ý nghĩa nổi bật của hát Đúm trong xã hội cổ truyền
- Khảo sát những biểu hiện phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm trong xã hội hiện đại thông qua khảosát đối tượng trên một địa bàn tiêu biểu là ba xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố HảiPhòng Từ kết quả khảo sát thực tế, đưa ra những nhận định khoa học và nêu một số ý kiến gợi mở về việc bảolưu, thực hành hát Đúm trong xã hội hiện đại
Tiểu kết chương 1
Trang 12Chúng tôi đã nêu một số định nghĩa về hát Đúm của các tác giả đi trước, bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu
ra một định nghĩa nhằm xác định những dấu hiệu bản chất của hát Đúm
Sử dụng phương pháp khảo sát nguồn gốc loại hình, chúng tôi đã nêu giả thuyết hát Đúm có nguồn gốc từ hát
Ví của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ
Việc khảo sát hát Đúm trên diện rộng đã giúp chúng tôi xác định được không gian tồn tại trong quá khứ vàthực trạng của hát Đúm hiện nay
Từ tình hình nghiên cứu hát Đúm, chúng tôi đã xác định hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án
CHƯƠNG 2 HÁT ĐÚM TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN 2.1 Phương thức diễn xướng
Chúng tôi tập trung khảo sát phương thức diễn xướng của một cuộc hát trong lễ hội và những sinh hoạt vănhóa cộng đồng
Trang 13Đối lời là phương thức đối theo nội dung lời ca trên một làn điệu không thay đổi Khi hát, người hát sử
dụng những lời ca tương ứng để đối lại, đáp lại lời ca mà người hát trước đưa ra
Bên cạnh đối lời còn có đối ý Đó là cách đối lại theo đúng chủ đề, đề tài mà bên đối phương (bạn hát) đặt
ra, tức là tương ứng về nội dung
2.1.3 Cách hát
2.1.3.1 Hát thuần túy
Hát thuần túy là chỉ có hát, không có nhạc đệm hay kèm theo các động tác múa Khi hát thường đối đáp
một nam với một nữ tức là đơn đối với đơn Tập thể chỉ đứng vòng ngoài trợ giúp Hát Đúm không có phươngthức hát đối đáp giữa hai nam với hai nữ như Quan họ hay đối đáp giữa tập thể với tập thể hoặc phương thứcxướng - xô (một người xướng, tập thể xô) như hò lao động
2.1.3.2 Hát kèm theo đạo cụ
Bên cạnh phương thức hát hát thuần túy, hát Đúm ở trung du còn sử dụng quả Đúm như một đạo cụ bắt
buộc Quả Đúm được nam nữ sử dụng để tung đi, ném lại cho nhau trong quá trình diễn xướng
2.1.4 Sử dụng làn điệu dân ca khác
Sử dụng làn điệu dân ca khác là cách mà người hát “ứng phó” “ứng đối” với bạn hát Với phương thức này hátĐúm có thể mở rộng trên phương diện nghệ thuật âm nhạc qua hình thức “vay mượn” những làn điệu dân ca khác
2.2 Yếu tố nghệ thuật trong lời ca
2.2.1 Thể thơ và hệ thống niêm luật phổ biến
Trang 14- Thể thơ phổ biến trong lời ca hát Đúm là thể lục bát và song thất lục bát Niêm luật (nguyên tắc gieo vần vàhợp thanh) của các thể thơ là cơ sở để những chủ thể diễn xướng vận dụng và sáng tạo lời ca phục vụ cho mục đíchđối đáp.
- Bên cạnh những văn bản lời ca tuân theo niêm luật thơ truyền thống còn xuất hiện một số câu thơ khôngtuân theo niêm luật Hiện tượng phá cách này vẫn được chấp nhận đáp ứng nhu cầu mở rộng nội dung lời ca vàứng đối nhanh nhạy của những chủ thể diễn xướng
2.2.2 Phân ngắt nhịp thơ
2.2.2.1 Phân ngắt đều
Phân ngắt đều là kiểu phân chia số lượng tiếng trong các dòng thơ (chủ yếu là thơ lục bát) thành những
phần đều hai tiếng một tạo thành kết cấu 2+2+2; 2+2+2+2 Kiểu phân ngắt này tạo nên nhịp điệu bình ổn, đều
đều
2.2.2.2 Phân ngắt không đều
Phân ngắt không đều là kiểu phân chia số lượng các tiếng trong dòng thơ thành những phần không đều
nhau (chủ yếu ở hai dòng thơ 7 từ thuộc thể song thất lục bát) Có hai kiểu phân ngắt nhịp phổ biến:
+ Kiểu thứ nhất: Trong hai dòng thơ bảy từ, ba tiếng đầu được ngắt thành một nhóm Bốn tiếng còn lại
được phân chia đều ra thành hai nhóm, mỗi nhóm có hai tiếng, tạo thành kết cấu 3+2+2; 3+2+2; 2+2+2; 2+2+2+2.
Kiểu thứ hai: Trong hai dòng thơ dòng bảy từ, các tiếng đầu được ngắt riêng, các tiếng còn lại được phân
đều thành ba nhóm, mỗi nhóm có hai tiếng, tạo thành kết cấu 1+2+2+2; 1+2+2+2; 2+2+2; 2+2+2+2.
Hai kiểu phân ngắt nhịp thơ là cơ sở hình thành nên các mô hình tiết tấu, nhịp điệu âm nhạc hát Đúm
Trang 152.2.3 Thời gian và không gian nghệ thuật
2.2.3.1 Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật trong lời ca là thời gian hiện tại và quá khứ gần Thời gian hiện tại thường là “hôm
nay” và “bây giờ” Tác giả dân gian sử dụng thời gian hiện tại để nói về những hành động, những cảm xúc thực tại Thời gian quá khứ thường là “hôm qua”, “đêm qua”, “tối hôm qua” Đó là thời điểm diễn ra rất gần với hiện
tại
2.2.3.2 Không gian nghệ thuật
Có nét tương đồng với ca dao người Việt, không gian nghệ thuật trong lời ca hát Đúm là những không giangần gũi, thân quen với đôi trai gái như bờ giếng, bờ ao, ngôi chùa, mảnh vườn vv… Không gian nghệ thuật cònđược mở rộng ra các quan hệ xã hội khác như mối quan hệ của đôi trai gái với cộng đồng, mối quan hệ xã hội
2.3 Nội dung và ý nghĩa xã hội của lời ca
2.3.1 Nội dung lời ca
Tình yêu nam nữ là nội dung chủ đạo trong lời ca hát Đúm và xoay quanh nội dung này, những chủ thểdiễn xướng hát Đúm còn mở rộng ra những đề tài về thiên nhiên đất nước, về đời sống gia đình và xã hội Một
số lời ca còn mang nội dung nghi lễ và mang dấu ấn lịch sử xã hội
2.3.2 Ý nghĩa xã hội của lời ca
2.3.2.1 Tạo sự đồng cảm, đồng tình giữa người hát và người tham dự
Lời ca hát Đúm luôn gần gũi với đời sống tình cảm của con người trong xã hội cổ truyền nên nó luôn đượcđông đảo thanh niên nam nữ hướng tới Lời ca đã tạo nên sự đồng cảm, đồng tình giữa những người hát (chủ
Trang 16thể diễn xướng) và những người tham dự (người xem, người nghe) Những người xem hát tưởng như người hát(đôi nam nữ) đang nói hộ lòng mình và nói hộ nhiều người.
2.3.2.2 Bổ sung kiến thức tự nhiên, xã hội cho người dân lao động
Thông qua những nội dung lời ca, thanh niên nam nữ và cộng đồng còn trau dồi thêm được nhiều kiến thức
bổ ích về tự nhiên, đời sống, gia đình và xã hội
2.4 Âm nhạc và mối quan hệ giữa âm nhạc với lời ca
2.4.1 Thang âm
2.4.1.1 Thang 3 âm
Trong hát Đúm ở các địa phương phổ biến dạng thang 3 âm có cấu trúc 5.2 (có 5 nửa cung từ âm thấp nhất
tới âm kế tiếp và 2 nửa cung từ âm kế tiếp tới âm trên cùng - ví dụ rê - son - la) và thang 3 âm có cấu trúc 7.3 (có 7 nửa cung từ âm thấp nhất tới âm kế tiếp và 3 nửa cung từ âm kế tiếp tới âm trên cùng - ví dụ rê - la - đô).
Hai dạng cấu trúc thang 3 âm này còn phổ biến trong hát Ví ở đồng bằng Bắc Bộ Dấu hiệu này cho thấy mốiquan hệ gần gũi giữa hát Đúm với hát Ví
2.4.1.2 Thang 4 và 5 âm
- Thang 4 âm xuất hiện trong hát Đúm với dạng cấu trúc 3.2.2 và 5.2.3.Nó xuất hiện trong một số bài hát
Đúm ở Hải Dương như Đúm xếp, Đúm đôi và hát Đúm ở Bắc Ninh
- Thang 5 âm xuất hiện với một số dạng cấu trúc khác nhau Phổ biến là cấu trúc ứng cách sắp xếp các
âm của điệu Chủy trong âm nhạc ngũ cung Trung Hoa (ví dụ: đồ - rê - pha - xon - la) hoặc điệu Bắc trong âm
nhạc cổ truyền Việt Nam Dạng cấu trúc thang 5 âm này xuất hiện trong hát Đúm ở Phú Thọ Ngoài ra, trongmột số bài Đúm ở Hải Dương, thang 5 âm còn xuất hiện ở dạng đan xen, pha trộn một số dạng cấu trúc khác