Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
79,37 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ MAI LINH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ HUỲNH HOA 2. PGS. TS. PHAN AN Phản biện 1: PGS. TS. PHAN XUÂN BIÊN Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN VĂN TIỆP Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi…. …giờ….….ngày…….tháng……năm………. Có thể Jm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Thư viện Khoa Học Xã Hội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 3. Thư viện Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Hoa ở Việt Nam là một tộc người có tỉ lệ khá đông so với những tộc người khác, ngoài tộc người Kinh. Lịch sử hình thành cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam cũng có những thăng trầm gắn liền với bối cảnh của từng chính quyền thống trị trong lịch sử Việt Nam. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), các quốc gia Đông Nam Á vừa giành được độc lập về chính trị và cố gắng giành độc lập về kinh tế trong bối cảnh phải thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế của yếu tố “ngoại kiều”, mà chủ yếu là Hoa kiều. So với các nước ở Đông Nam Á, sau năm 1954, vấn đề người Hoa ở miền Nam Việt Nam phức tạp hơn. Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh liên quan đến cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 nhưng đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam cùng tác động nhiều mặt cũng như lý giải nguyên nhân vì sao chính sách đó ra đời. Từ ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài: “Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975” làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam; Mã số 62 22 03 13. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xử lí nguồn tư liệu liên quan đến các nội dung cơ bản trong chính sách đối với người Hoa của chính quyền Sài Gòn qua một số khía cạnh chủ yếu: quốc tịch, kinh tế, tổ chức xã hội, giáo dục, báo chí. Hệ thống, hoàn chỉnh nội dung cơ bản trong chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Lý giải nguyên nhân hình thành cùng những tác động nhiều mặt của các biện pháp đó. Xây dựng một bức tranh toàn diện về sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của cộng đồng người Hoa ở MNVN giai đoạn 1955 – 1975. 4 3. Mục đích nghiên cứu Góp phần xác định một số khái niệm và thuật ngữ nằm trong hệ thống đề tài nghiên cứu, phân loại các biện pháp trong chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 và nêu đặc điểm, tính chất của chính sách này. Góp phần đánh giá đúng vai trò, vị trí kinh tế - xã hội của người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Qua đó, giúp người đọc phân định được rõ sự khác nhau cũng như sự thống nhất giữa chính sách của các nhà cầm quyền Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả luận án có điều kiện để tiếp tục phát triển đề tài trong việc tìm hiểu chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối trượng nghiên cứu: Hoàn cảnh ra đời, nội dung chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam cùng những tác động của chính sách. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Ở miền Nam Việt Nam, bao gồm: 35 tỉnh và Đô thành Sài Gòn năm 1956 cho đến năm 1975 là 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn, theo địa giới hành chính của VNCH. Về thời gian: Từ ngày 26 tháng 10 năm 1955 - Ngày ra đời Hiến ước tạm thời quyết định: “Việt Nam là một nước Cộng hòa”, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 – Ngày chính quyền Sài Gòn đầu hàng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu cụ thể là 5 kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử học Mác-xít là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp điều tra dân tộc học, phương pháp đối chiếu, so sánh. Ngoài ra các biện pháp kĩ thuật như: chụp ảnh, ghi âm, quay phim, scan… cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. 6. Nguồn tài liệu, tư liệu của luận án Nguồn tài liệu quan trọng nhất và sử dụng chủ yếu nhất trong luận án là tài liệu lưu trữ từ các phông Lưu trữ hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (TPHCM), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Hà Nội). Tài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước VNDCCH, Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn tham khảo các công trình nghiên cứu của Học viện Hành chánh Quốc gia Sài Gòn về “Vấn đề Hoa kiều” ở VNCH giai đoạn 1955 – 1975. 7. Đóng góp của luận án Tập hợp tư liệu và hệ thống hoá được một lượng lớn tư liệu đáng tin cậy của chủ đề nghiên cứu về các chính sách về quốc tịch, kinh tế và tổ chức xã hội của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Luận án hệ thống chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Luận án tổng kết một bước có hệ thống nội dung, đặc điểm, tính chất chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Luận án góp phần bổ sung lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách phát triển bền vững cộng đồng người Hoa ở Việt Nam hiện nay. 8. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung được trình bày trong 4 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận, cách tiếp cận vấn đề, tình hình nghiên cứu và 6 tổng quan về người Hoa và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam Việt Nam Chương 2 Chính sách về quốc tịch của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 Chương 3 Chính sách về kinh tế của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 Chương 4 Chính sách về tổ chức xã hội của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở lí luận Trong luận án, khái niệm Người Hoa được dùng là để chỉ những người Hoa ở Miền Nam Việt Nam, gắn với bối cảnh xã hội của Miền Nam Việt Nam, với thực thể thống trị là Chính quyền Sài Gòn (Chính quyền VNCH). Do vậy, luận án không đề ra nội dung khái niệm mới mà đi vào cơ cấu thành phần, đối tượng của nội dung khái niệm người Hoa chỉ ở miền Nam Việt Nam, là đối tượng chính sách của Chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975. Đó là: 1. Người Hoa sinh tại Việt Nam (Minh Hương và Hoa kiều thổ sinh); 2. Người Hoa không sinh tại Việt Nam (Hoa kiều – với tư cách ngoại kiều). 1.1.2. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 1.1.2.1. Thuyết xung đột tộc người: Xung đột tộc người có xuất hiện trong trường hợp của VNCH, khi mà chính quyền VNCH cho thi hành chính sách Việt Nam hóa khối ngoại kiều, mà chủ yếu là Hoa kiều sinh sống trên lãnh thổ VNCH. 1.1.2.2. Các thuyết chức năng Thuyết tiếp biến văn hóa: Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người có một nền văn hóa mang nét đặc thù riêng. Trải qua quá trình định cư và 7 sinh sống lâu dài trên một vùng lãnh thổ, sự tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người đương nhiên xảy ra. Thuyết đa nguyên: Thuyết đa nguyên văn hóa giải thích sự tồn tại khác biệt của các tộc người do khác biệt về nguồn gốc và văn hóa. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM 1.2.1. Trên phương diện nghiên cứu về lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam Các công trình đều khẳng định người Hoa đến Việt Nam sớm, từ những năm đầu công nguyên và hầu hết các chính quyền Việt Nam đều có những chính sách nhằm quản lí người Hoa chặt chẽ. 1.2.2. Trên phương diện nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở Việt Nam Các công trình đều khai thác kĩ sinh hoạt kinh tế của người Hoa giai đoạn 1955 – 1975, nhưng chưa chỉ rõ được quan hệ trực tiếp từ chính sách của chính quyền Sài Gòn đến hoạt động kinh tế của người Hoa giai đoạn 1955 – 1975. Để khắc phục những khiếm khuyết trên, luận án bổ sung chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa trên lĩnh vực kinh tế bao gồm các biện pháp nhằm quản lí hoạt động kinh tế và cả các tổ chức kinh tế cùng tác động trực tiếp của nó đến sinh hoạt kinh tế của cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. 1.2.3. Trên phương diện nghiên cứu về hoạt động văn hóa – xã hội của người Hoa ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về tổ chức xã hội – sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Miền Nam Việt Nam khá phong phú. Nghiên cứu “Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975” cung cấp một bức tranh tổng thể về các biện pháp nhằm quản lí hành chính và một số hình thức thể hiện của tổ chức xã hội của người Hoa ở miền Nam Việt Nam. Với lịch sử nghiên cứu vấn đề trên, luận án có cơ sở đi sâu tìm hiểu chính sách đối với người Hoa của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam 8 giai đoạn 1955 – 1975 dưới một góc nhìn toàn diện hơn; đồng thời, tiếp tục những nhận định mà các công trình trước giải quyết chưa triệt để hoặc mới dừng ở mức độ gợi mở. 1.3. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM 1.3.1. Khái quát về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước năm 1955 1.3.1.1. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam Người Hoa có mặt rất sớm ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sự hiện diện đông đảo của người Hoa tại Việt Nam thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, bắt nguồn từ những cuộc chính biến lớn từ Trung Hoa. 1.3.1.2. Dân số người Hoa ở Việt Nam Theo sự tổng hợp của tác giả luận án từ Địa phương chí của 30 tỉnh, thành phố ở miền Nam Việt Nam năm 1956 số Hoa kiều trên 18 tuổi là 119.519 người, chiếm tỷ lệ 1,38%. 1.3.2. Khái quát về sự ra đời của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam 1.3.2.1. Sự ra đời chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Genève Ngày 26-10-1955, Hiến ước tạm thời được tuyên bố tại Dinh Độc Lập quy định Việt Nam là một nước Cộng hòa, Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống VNCH. Chính quyền VNCH (chính quyền Sài Gòn) được hình thành ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 với mục đích thực hiện cho mưu đồ “chống Cộng”, che đậy cho âm mưu xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Chính quyền mới này phải đối phó với rất nhiều vấn đề khẩn trương về chính trị và quân sự ở Miền Nam Việt Nam, trong đó có “Vấn đề Hoa kiều”. 1.3.2.2. “Nha Trung Hoa Sự vụ” trong cơ cấu tổ chức chính quyền Sài Gòn Ngay khi Ngô Đình Diệm về Việt Nam giữ chức Thủ tướng Chính phủ QGVN ngày 7-7-1954 đã chỉ định cho Bộ Nội vụ áp dụng các biện pháp quản lí người Hoa. Về mặt tổ chức, chính quyền Sài Gòn đã thành lập Nha Trung Hoa Sự vụ đặt tại Phủ Tổng thống ngày 10-9-1956. Nguyễn Văn Vàng được cử làm Đặc ủy THSV tại Phủ Tổng thống kiêm Phó Đô trưởng Sài Gòn để có điều kiện tiếp 9 xúc hàng ngày với người Hoa. Do sự gần gũi về mặt địa lý và văn hóa với Việt Nam, mà người Hoa đến định cư ở Việt Nam sớm, thường xuyên và với số lượng lớn sự tiếp biến văn hoá Việt – Hoa và giải thích quá trình tiếp biến văn hoá Việt – Hoa trong lịch sử. Trước năm 1955, trong số ngoại kiều sống ở Việt Nam, Hoa kiều là đối tượng mà chính quyền Sài Gòn quan tâm nhất. Bởi vì: Về dân số, tổng số người Hoa cư ngụ trên lãnh thổ VNCH rất quan trọng đối với các hạng ngoại kiều khác chia làm hai nhóm: Nhóm sinh tại Việt Nam gọi là Hoa kiều thổ sinh; Nhóm không sinh tại Việt Nam, nhưng đến Việt Nam làm ăn, sinh sống gọi là Hoa kiều (tư cách ngoại kiều). Về kinh tế, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền thực dân Pháp và nhờ ở những tổ chức xã hội dưới nhiều hình thức chặt chẽ, cùng với óc kinh doanh và có vốn, thêm tính nhẫn nại, cần cù, người Hoa ở miền Nam Việt Nam đã chi phối toàn bộ nền kinh tế VNCH, nhất là nắm các ngành có liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày của dân bản xứ. Do vậy, dưới thời Pháp thuộc, nền kinh tế Việt Nam có một diện mạo: Pháp thống trị, nắm mọi quyền hành kinh tế; Hoa kiều là tầng lớp trung gian thương mại; còn người dân Việt bị bóc lột nặng nề. Về chính trị, nhóm Hoa kiều hải ngoại là đối tượng cần tranh thủ của cả CHND Trung Hoa và Đài Loan. Bên nào cũng nhận Hoa kiều hải ngoại là công dân của mình, nên những hoạt động của người Hoa trở thành mối quan tâm của chính quyền VNCH. Ngoài ra, VNCH còn phải đương đầu với công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam Việt Nam của nhân dân hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Người Hoa trở thành một lực lượng mà chính quyền Sài Gòn cần phải tranh thủ, lôi kéo. Như vậy, từ nhân số đông đảo, đến địa vị và quyền lợi kinh tế mà người Hoa có được ở Việt Nam cùng với việc tổ chức được một hệ thống chặt chẽ liên kết với nhau trên nhiều phương diện: luật lệ, tổ chức y tế, sự bành trướng của trường học không chịu sự kiểm soát, và sự lớn mạnh không ngừng của các nhật 10 báo và tạp chí Hoa ngữ. Chính quyền Sài Gòn ngay từ khi mới thành lập đã tập trung giải quyết vấn đề Hoa kiều trên nhiều phương diện: chính trị; kinh tế; văn hóa – xã hội. CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 -1975 2.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 1.1.1. Chính sách về quốc tịch của một số chính quyền Đông Nam Á đối với người Hoa ở Đông Nam Á Các quốc gia Đông Nam Á lựa chọn biện pháp bản địa hóa người Hoa vào quốc gia mình, nhằm quốc hữu hóa sản nghiệp cũng như đưa người Hoa từ thân phận ngoại kiều trở thành công dân của xứ sở mình. 1.1.2. Tình hình quốc tịch của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1955 Dưới thời chính quyền thực dân Pháp, các hạng người sau đây không có quốc tịch Trung Hoa: thứ nhất, người Minh Hương; thứ hai, người Trung Hoa lấy thẻ Việt Nam; thứ ba, dân thiểu số ở biên giới Việt Trung. Cho đến trước năm 1955, tình hình quốc tịch của người Hoa ở Việt Nam luôn ở trong tình trạng không rõ ràng và phức tạp. 2.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 2.2.1. Về việc xác định quốc tịch cho người Hoa ở miền Nam Việt Nam 2.2.1.1. Giai đoạn 1955 – 1963 Chính quyền Sài Gòn phân tách hai nhóm: Nhóm sinh tại Việt Nam đương nhiên có quốc tịch Việt Nam gồm hai đối tượng là Minh Hương và Hoa kiều thổ sinh; Nhóm người Hoa sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam, với tư cách ngoại kiều, hay còn gọi là Hoa kiều. Chính quyền sử dụng quyền lập pháp, hành pháp [...]... được hỗ trợ bởi hệ thống tài chính dồi dào từ các ngân hàng mà chủ của nó là người Hoa 3.3.2 Chính quyền Sài Gòn đối phó với những phản ứng từ chính sách về kinh tế của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam 3.3.2.1 Chính quyền Sài Gòn đối phó với phản ứng của người Hoa về các biện pháp kinh tế đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam Người Hoa ở miền Nam Việt Nam vẫn tiếp tục được làm... tiên mà chính quyền Sài Gòn phải đối mặt khi giải quyết những vấn đề liên quan đến người Hoa ở miền Nam Việt Nam Chính quyền Sài Gòn áp dụng chính sách buộc tất cả người Hoa sinh tại miền Nam Việt Nam phải nhập Việt tịch 2.3 TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 2.3.1 Đối với cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai... số người Hoa trên 18 tuổi đã nhập Việt tịch là 231.158/232.397 người 15 CHƯƠNG 3 CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 3.1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 3.1.1 Chính sách về kinh tế của một số chính quyền Đông Nam Á đối với người Hoa ở Đông Nam. .. động đối với chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975 Đối với cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam: Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam ra đời trong bối cảnh VNCH có chiến tranh Đối tượng người Hoa ở miền Nam Việt Nam trở thành lực lượng quan trọng mà các bên tham chiến đều muốn tranh thủ Trên phương diện chính trị, cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam bị... vậy, người Hoa ở miền Nam Việt Nam nhập Việt tịch giai đoạn 1955 – 1975 chiếm tỷ lệ 99, 46% Mục tiêu Việt tịch hóa người Hoa ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Sài Gòn được thực hiện Đối với quá trình hội nhập của cộng đồng và tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 cũng có những đóng góp nhất định Chính. .. vực chính trị và kinh tế thì biện pháp ở lĩnh vực tổ chức xã hội chưa được chính quyền đầu tư đúng với tầm quan trọng của vấn đề Chính sách về tổ chức xã hội của chính quyền Sài Gòn đối với người người Hoa ở miền Nam Việt Nam tập trung đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết hành chính, chính sách chưa thực sự đi vào tâm khảm của người Hoa ở miền Nam Việt Nam KẾT LUẬN Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối. .. Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 2.3.1.1 Phản ứng của người Hoa đối với chính sách về quốc tịch của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam Những phản ứng cũng như sự đấu tranh của người Hoa về vấn đề quốc tịch của họ ở VNCH cho thấy: Người Hoa ở miền Nam Việt Nam không đồng tình với chính sách nhập Việt tịch của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1963 Từ sự phản ứng về vấn đề... toàn vào xã hội VNCH; chính sách đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Sài Gòn thực chất nhằm chống lại chính sách Hoa vận của VNDCCH” ở miền Nam Việt Nam, nhưng hiệu quả của việc làm này rất mờ nhạt Chính sách ra đời trong bối cảnh chính quyền Sài Gòn phải đương đầu với những nhiệm vụ hệ trọng về mặt chính trị và quân sự; nên lực lượng người Hoa ở miền Nam Việt Nam, với thế lực kinh tế... của người Hoa ở miền Nam Việt Nam Dưới tác động của chính sách đối với người Hoa của chính quyền Sài Gòn, người Hoa ở miền Nam Việt Nam vẫn giữ ảnh hưởng bao trùm, chỉ một nhóm nhỏ tư sản người Hoa kiểm soát đa số các cơ sở kinh tế của Miền Nam Việt Nam và giữ vai trò chi phối sản xuất, họ làm chủ hoàn toàn và trực tiếp điều khiển cơ sở sản xuất Với mục đích thu hồi chủ quyền kinh tế, chính quyền Sài. .. hành chính sách đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 Chính sách chưa hoàn tất thì xảy ra đảo chính, tranh giành nội bộ khiến chính sách bị ngưng trệ; thứ ba, chính sách đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975 từ khi ban hành và trong quá trình thực thi gặp phải sự phản đối từ phía người Hoa ở miền Nam Việt Nam Vì vậy, đặc điểm của chính . với người Hoa ở miền Nam Việt Nam 3.3.2.1. Chính quyền Sài Gòn đối phó với phản ứng của người Hoa về các biện pháp kinh tế đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam Người Hoa ở miền Nam Việt Nam vẫn. kinh tế của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 Chương 4 Chính sách về tổ chức xã hội của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở Miền Nam Việt Nam giai. tác động đối với chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975. Đối với cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam: Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam ra đời trong