địa phương và môi trường học đường
- Cụm từ bảo tồn phát triển được hiểu là việc khai thác chất liệu hát Đúm tạo nên những tác phẩm mới mang hơi thở đương đại. Chúng tôi cho rằng, hiện nay có nhiều phương cách khai thác khác nhau. Chẳng hạn,
tiết tấu hoá cho hát Đúm và bổ sung thêm một số yếu tố nghệ thuật âm nhạc ngoài hát Đúm, tạo thêm sự phong phú đa dạng và hấp dẫn trên phương diện nghệ thuật nhưng không làm biến dạng hoàn toàn hát Đúm truyền
thống. Có thể coi tác phẩm “Hát Đúm hội đu” của đoàn Ca múa Hải Phòng làm ví dụ điển hình về phương thức bảo tồn phát triển.
- Có thể khai thác những nội dung lời ca phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay như “thách đố”, “thách cưới”, “họa” vv...và gắn những nội dung này với các chương trình, tiết mục văn nghệ ở nhà trường phổ thông nhằm rèn luyện khả năng đối đáp nhanh nhạy cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Với hình thức này, ngoài việc khai thác những lời ca hát Đúm cổ, nên bổ sung nội dung lời ca mới phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên hiện đại, góp phần phản ánh những khía cạnh mới của đời sống văn hóa xã hội.
- Trong xã hội hiện đại, xu hướng gắn kết và lồng ghép hát Đúm với những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của địa phương là có tính khả thi. Nên tiếp tục duy trì việc đưa hát Đúm vào những hội diễn văn nghệ của huyện, thành phố và lồng ghép vào những cuộc thi tìm hiểu về văn hoá dân gian của địa phương trong môi trường học đường góp phần giáo dục vốn văn hóa phi vật thể của cha ông cho thế hệ trẻ, giúp các em hiểu thêm về văn hóa dân gian truyền thống của quê hương mình.