Cơ sở thờ tự và những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp của người Việt Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.. Các loại hình tín ngưỡng liên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-o0o -
LÊ THU HUYỀN
ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở
QUẢNG NAM
(Nghiên cứu trường hợp tại TP Hội An)
Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC
Mã số: 62.31.03.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC
Người hướng dẫn khoa học
1 GS.TS Ngô Văn Lệ
2 TS Trương Thị Thu Hằng
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
Trang 2Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Thư viện Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Trang 3LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
I Tạp chí khoa học
1 Lê Thu Huyền.(2014) Các yếu tố tác động đến đời sống nữ tu sĩ Phật giáo tại Quảng Nam, Đà Nẵng từ năm 1990 đến nay.Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8/2014.
2 Lê Thu Huyền.(2016) Đặc điểm các loại hình tín ngưỡng của
người Việt ở Quảng Nam dưới góc nhìn lý thuyết Đặc thù lịch sử
và Sinh thái văn hóa.Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 5/2016.
3 Lê Thu Huyền.(2017) Thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt tại Quảng Nam hiện nay Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Học viện
Chính trị III, số 1/2017
4 Lê Thu Huyền.(2017) Cơ sở thờ tự và những giá trị văn hóa trong
tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp của người Việt (Nghiên
cứu trường hợp tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung, số 6/2017.
5 Lê Thu Huyền.(2017) Các loại hình tín ngưỡng liên quan đến
nghề nghiệp của người Việt ở Quảng Nam và giá trị của nó trong
đời sống hiện nay Tạp chí Phát triển khoa học & Công nghệ
(ĐHQG TP HCM), tập 20, số X1-2017
6 Lê Thu Huyền.(2018) Đặc điểm tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt ở Quảng Nam trong tương quan so sánh với tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt ở miền Trung Tạp chí Khoa học & Sáng tạo
– Sở KHCN Quảng Nam, 08/2018
II Kỷ yếu hội thảo
1 Lê Thu Huyền.(2015) Tác động của du lịch đối với đời sống tínngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong bối cảnh toàn cầuhóa (Nghiên cứu so sánh khu đô thị cổ Hội An, Quảng Nam và
làng Ban Prasat tỉnh Nakhon Ratchasima, Thái Lan) Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Việt Nam và Đông Nam Á trong bối cảnh toàn cầu hóa(đã được xuất bản sách) Nxb Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh
2 Lê Thu Huyền.(2016) Đời sống tín ngưỡng của người Việt ở
Quảng Nam: truyền thống và biến đổi Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ V.
3 Lê Thu Huyền.(2018) Tìm hiểu các yếu tố tác động đến thựchành tín ngưỡng và vai trò của tín ngưỡng trong đời sống ngư
dân ven biển Kỷ yếu Hội thảo khoa học ngôn ngữ và văn học Quảng Nam, Trường ĐH Quảng Nam, tháng 4/2018.
Trang 4DẪN LUẬN
1 Lý do thực hiện đề tài
Đối với mảnh đất Quảng Nam, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong việc định hình đặctrưng văn hóa của vùng đất này Tín ngưỡng đã góp phần không nhỏ để tạo ra những nét riêngbiệt, đặc trưng khi đánh giá về đặc trưng văn hóa xứ Quảng Tín ngưỡng của người Việt ở QuảngNam được hình thành dựa trên sự kết tinh của nhiều tầng văn hóa từ nhiều tộc người khác nhau.Chính điều đó đã tạo ra cho mảnh đất này những giá trị văn hóa đặc trưng “Những cư dân cómặt trên đất Quảng Nam ngày nay và trước đây vừa là những cư dân có mặt từ rất sớm trong lịch
sử phát triển của vùng đất (người Chăm và có thể là các dân tộc miền núi Cơ - tu, Xơ - đăng, Giẻ-Triêng, Co…) vừa là những cư dân từ nơi khác chuyển đến vào những thời điểm lịch sử khácnhau là người Việt, người Hoa…”(Sở văn hóa Thông tin Quảng Nam, 2004, tr.23) Chính bởi do
sự đa dạng trong thành phần tộc người đã làm cho bản sắc văn hóa Quảng Nam rất phong phú vànhiều nét độc đáo Trong đó, tộc người chủ thể - tộc người Việt đã biết giữ những nét văn hóariêng trong quá trình Nam tiến vào mảnh đất này đồng thời họ cũng khéo léo tiếp nhận những nétvăn hóa từ các tộc người bản địa, tộc người cùng sinh sống tại mảnh đất xứ Quảng để tạo ranhững giá trị văn hóa đặc trưng cho tộc người Việt tại Quảng Nam
Hội An là một vùng đất tích tụ những dấu ấn văn hóa đặc trưng trong dòng chảy văn hóa xứQuảng Lịch sử phát triển tộc người ở Hội An là một quá trình xuyên suốt qua 3 thời kỳ Tiền Sơ
sử - Chămpa – Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam diễn ra từ trên 3000 năm cho đến nay (Trung tâmquản lý bảo tồn di tích Hội An, 2008a, tr.6) Nổi lên của quá trình này là sự tiếp nối liên tục giữacác lớp cư dân, là sự cộng cư giữa nhiều thành phần dân tộc Trải qua quá trình này, các hình tháivăn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng đã được định hình để tạo nên những sắc thái văn hóa mang tínhđộc đáo, có riêng của địa phương được bảo lưu bền vững cho đến hôm nay
Nghiên cứu đời sống tín ngưỡng người Việt – tộc người chủ thể tại Quảng Nam (điểm nghiêncứu là Hội An) không chỉ làm rõ được bức tranh tín ngưỡng đa dạng nơi đây từ lịch sử hìnhthành, phát triển và những biến đổi hiện nay, mà còn thấy được sự thích nghi của các loại hìnhtín ngưỡng trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi bởi những tác động của quá trình toàn cầuhóa Chính những tìm hiểu này, sẽ đóng góp một phần vào công tác quản lý của nhà nước đối vớihoạt động tín ngưỡng ở Quảng Nam hiện nay
Ngoài ra, việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng ở Quảng Nam là một đề tài tương đối rộng,nguồn tài liệu tản mạn Các nghiên cứu đi trước chủ yếu dừng lại ở chỗ miêu tả một số loại hìnhtín ngưỡng của cư dân Việt chứ chưa gắn với việc khái quát hóa bức tranh đời sống tín ngưỡngnói chung Hơn nữa, khi đi sâu nghiên cứu sẽ có nhiều vấn đề nhạy cảm, khó đánh giá bởi vì liênquan đến thực hiện chính sách tôn giáo tín ngưỡng và sự hội nhập toàn cầu hóa tôn giáo đã vàđang diễn ra còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến chính trị, an ninh
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam”
(Nghiên cứu trường hợp tại TP Hội An) làm đề tài luận án Tiến sĩ Dân tộc học Thực hiện
nghiên cứu luận án này góp phần khái quát rõ hơn các loại hình tín ngưỡng của người Việt tạiQuảng Nam; đồng thời nhằm chỉ ra những nguyên nhân thực hành tín ngưỡng và những biến đổitrong đời sống tín ngưỡng; qua đó góp phần khẳng định được vai trò của tín ngưỡng người Việttrong đời sống văn hóa Quảng Nam
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện đời sống tín ngưỡng của cư dân Việt trong quá trình phát triển của tộc người; từ
đó, làm rõ những đặc điểm tín ngưỡng của người Việt trong quá trình tạo ra giá trị bản sắc tộcngười ở Quảng Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về tín ngưỡng và đời sống tín ngưỡng;
- Khảo sát, tìm hiểu những hiểu nguyên nhân thực hành tín ngưỡng người Việt ở QuảngNam và làm rõ những biến đổi trong sinh hoạt của các loại hình tín ngưỡng của người Việt;
Trang 5- Phân tích những ảnh hưởng của tín ngưỡng người Việt đối với văn hóa Quảng Nam.
Nội dung 1: Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng nói chung
* Tác phẩm chung về khái niệm tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
* Tác phẩm lý thuyết nghiên cứu tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
* Tác phẩm nghiên cứu các biểu hiện của tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
* Tác phẩm nghiên cứu về biến đổi, cách tân tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng (trong du lịch, đô thị hóa)
Những công trình khoa học thuộc những chủ đề nêu trên là nguồn tư liệu quan trọng màchúng tôi có thể sử dụng để tham khảo trong nội dung chương 01 của luận án khi làm rõ các vấn
đề liên quan đến cơ sở lý luận Ngoài ra, một số công trình, bài viết khoa học còn có giá trị thamkhảo để so sánh khi đánh giá đặc điểm các loại hình tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam sovới tín ngưỡng của người Việt ở địa phương khác
Nội dung 02: Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, văn hóa của người Việt
Những công trình, bài viết nghiên cứu trong nội dung 02 là cơ sở lý thuyết quan trọng chochúng tôi chọn lọc, kế thừa, tham khảo để phân tích, làm rõ nhiều nội dung trong chương 02 củaluận án
Nội dung 03: Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam
Quảng Nam là vùng đất có bề dày lịch sử khá lâu đời Bởi vậy, nghiên cứu về lịch sử, văn
hóa và trong đó có một số nghiên cứu về loại hình tín ngưỡng đã được nhiều nhà nghiên cứuquan tâm Qua những phân tích nguồn tư liệu nghiên cứu về lý thuyết sử dụng trong luận án củahọc giả quốc tế và trong nước; lý thuyết về văn hóa, tín ngưỡng nói chung và đặc điểm một sốloại hình tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam chúng tôi nhận thấy đó là cơ sở khoa học tincậy đảm bảo việc thực hiện luận án Cùng với nguồn tư liệu có được thông qua điền dã dân tộchọc, chúng tôi có cơ sở lý luận và thực hiện để thực hiện luận án
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam, do đó đối tượngnghiên cứu là các loại hình tín ngưỡng của người Việt Vấn đề nghiên cứu của đề tài là nhữnghoạt động trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Việt ở Quảng Nam như đức tin, thờ phụng, tổchức, nghi lễ…
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: Nghiên cứu đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam, về mặt
nội dung luận án chúng tôi sẽ thực hiện dựa trên đặc điểm chung và riêng của các loại hình tínngưỡng của người Việt ở Quảng Nam chia các loại hình tín ngưỡng thành 02 loại hình chính sau: Thứ nhất, là các loại hình tín ngưỡng cộng đồng Trong đó, chúng tôi chia tín ngưỡng thànhcác loại hình sau: tín ngưỡng thờ Mẫu/Nữ thần; tín ngưỡng thờ Âm linh và tín ngưỡng thờ Tiềnhiền
Thứ hai, là các loại hình tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp Chúng tôi chia thành cácloại hình tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp; tín ngưỡng liên quan đến ngư nghiệp
và tín ngưỡng liên quan đến thờ tổ nghề
Sau khi đã mô tả được các loại hình tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam, chúng tôi sẽ
đi sâu lý giải được các nhân tố tạo nên hình hài các tín ngưỡng Chúng tôi cũng nghiên cứu được
Trang 6sự ảnh hưởng của tín ngưỡng các cư dân đã và đang sinh sống ở Quảng Nam đến tín ngưỡngngười Việt và ngược lại Đặc biệt, chúng tôi còn quan tâm, làm rõ xu thế biến đổi trong sinh hoạttín ngưỡng hiện nay của người Việt ở Quảng Nam trong bối cảnh phát triển du lịch và hội nhậpquốc tế.
+ Về mặt không gian: Đề tài được giới hạn trong phạm vi Quảng Nam, nghiên cứu sâu tại
Thành phố Hội An, vì đây là mảnh đất hội tụ 02 loại hình tín ngưỡng đặc trưng nêu trên…Quathống kê, có hơn 60 di tích tín ngưỡng ở Hội An (địa phương nhiều di tích tín ngưỡng và nhiềuloại hình tín ngưỡng nhất ở Quảng Nam) Trong phạm vi luận án, chúng tôi sẽ nghiên cứu, khảo
tả các cơ sở thờ tự tín ngưỡng sau:
Đối với loại hình tín ngưỡng cộng đồng:
Tín ngưỡng thờ Mẫu (chúng tôi khảo tả tư liệu Lăng Bà Thu Bồn ở xã Duy Hải, huyện DuyXuyên; Lăng Ngũ hành trong cụm lăng cùng tên ở phường Cẩm Nam, thành phố Hội An; Lăngnhị vị tiên nương trong cụm miếu Nam Diêu ở phường Thanh Hà, thành phố Hội An)
Tín ngưỡng thờ Âm linh (Lăng Âm linh trong cụm lăng Ngũ hành ở phường Cẩm Nam;Lăng Tiêu Diệm Nhiên vương Bồ tát trong cụm lăng Tứ Chánh vạn, phường Cửa Đại; bàn thờ và
lễ cúng Âm linh trong tất cả lễ hội của các loại hình tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam) Tín ngưỡng thờ Tiền hiền (Đình Hương hiền Cẩm Phô, phường Cẩm Phô; Đình Tiền hiềnKim Bồng, xã Cẩm Kim)
Đối với loại hình tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp:
Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp (Miếu Thần Nông ở 76 đường Trần HưngĐạo, TP Hội An; Miếu cầu bông ở làng Trà Quế, phường Cẩm An)
Tín ngưỡng liên quan đến ngư nghiệp (Lăng Cá Ông trong cụm lăng Ngũ hành ở CẩmNam; Lăng Tứ Chánh Vạn ở phường Cửa Đại)
Tín ngưỡng liên quan đến thờ tổ nghề (Bàn thờ tổ nghề trong Đình Tiền hiền Cẩm Kim;Bàn thờ tổ nghề trong khu miếu thờ tổ nghề gốm Thanh Hà; miếu tổ nghề yến Thanh Châu)
+ Giới hạn thời gian:
Thời gian nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mô tả bức tranh tín ngưỡng, thấyđược sự biến đổi cùng như làm rõ vai trò của các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng của người Chonên thời gian nghiên cứu của đề tài được kéo dài từ trong lịch sử đến hiện nay
Thời gian khảo sát: Đề tài được khảo sát trong thời gian 4 năm, từ năm 2014 đến năm 2018(Năm 2014, khảo sát để xây dựng đề cương nghiên cứu Từ năm 2015 đến năm 2018, khảo sát,nghiên cứu để hoàn thành đề tài)
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Những nội dung đề tài quan tâm tìm hiểu nhằm trả lời cho một số câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Người Việt ở Quảng Nam có những loại hình tín ngưỡng nào? Đặc điểm của tín
ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam là gì? Những đặc điểm này giống
và khác như thế nào với tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng của các tộc người khác ở địa phương?
Câu hỏi 2: Các nhân tố hình thành nên đặc điểm của tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng của
người Việt ở Quảng Nam?
Câu hỏi 3: Tín ngưỡng của người Việt đóng góp như thế nào đối với tín ngưỡng và văn hóa
tín ngưỡng nói chung ở Quảng Nam?
Câu hỏi 4: Biến đổi tín ngưỡng của người Việt tại Quảng Nam diễn ra như thế nào trong
bối cảnh hiện nay?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam được chia thành 02 loại hình
chính đó là tín ngưỡng cộng đồng và các loại hình tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp Đặcđiểm của tín ngưỡng biểu hiện qua sự đa dạng của loại hình tín ngưỡng, qua các cơ sở thờ tự vànghi lễ, lễ hội tín ngưỡng So với các tộc người thiểu số khác sinh sống trên mảnh đất Quảng
Trang 7Nam, sự biểu hiện của sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt phong phú hơn rất nhiều từ các loạihình tín ngưỡng, cách thức tổ chức lễ hội và các cơ sở thờ tự.
Giả thuyết 2: Đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam được cấu thành từ các
nhân tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội Từ yếu tố môi trường tự nhiên, ngườiViệt đã hình thành được những kỹ thuật khai thác đặc trưng trong sản xuất, cùng với nó là hìnhthành nên các hoạt động tín ngưỡng Đặc biệt là từ mối quan hệ lịch sử của tộc người Việt vớicác tộc người đã và đang sinh sống trên mảnh đất này, cụ thể đó là sự tiếp thu ảnh hưởng của tínngưỡng của người Chăm, người Hoa và những tín ngưỡng vốn có của người Việt đã tạo ra sựtiếp biến văn hóa mạnh mẽ tại vùng đất Quảng Nam
Giả thuyết 3: Tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam là một phức hệ bao gồm nhiều
nhân tố hiện nay gắn bó thiết thực với sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng liên quan đến nghềnghiệp Ảnh hưởng của tín ngưỡng người Việt ở Quảng Nam đối với đời sống vật chất đó chính
là các cơ sở thờ tự liên quan đến sinh hoạt tín ngưỡng như lăng, đình, miếu,… Ngoài ra, tínngưỡng của người Việt còn ảnh hưởng đến việc thiết lập trật tự đời sống văn hóa xã hội đó là sự
cố kết cộng đồng chặt chẽ, nâng cao tinh thần giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống
Giả thuyết 4: Ở Quảng Nam hiện nay với sự phát triển nhanh của du lịch đã tác động, tạo
ra một phần nội tại sức sống mới trong đời sống văn hóa của cộng đồng Hoạt động du lịch màngười dân tham gia được nhận thức như là một hoạt động thực hành tôn giáo, tín ngưỡng Dulịch có thể là một hoạt động có tính nghi lễ chứa đựng trong nó đầy ý nghĩa đối với những ngườitham gia để họ có thể duy trì các thực hành văn hóa truyền thống của họ
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative
research) để thu thập dữ liệu phục vụ luận án này: Điền dã dân tộc học, phỏng vấn sâu, ghi chépthực địa,
7 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã tập hợp các nguồn tư liệu (tư liệu thành văn, tư liệu điền dã) thành hệ thống để
phân tích, làm rõ lịch sử và quá trình phát triển của các loại hình tín ngưỡng của người Việt ởQuảng Nam từ truyền thống đến hiện đại một cách đầy đủ nhất so với những công trình đã công
bố trước đây Miêu tả tỉ mỉ các lễ nghi sinh hoạt của các tín ngưỡng trong đời sống xã hội củangười Việt ở Quảng Nam Trên cơ sở đó chỉ ra được các yếu tố cấu thành tín ngưỡng người Việt
ở Quảng Nam
- Luận án đã đưa ra bức tranh so sánh/sự tiếp nhận/ảnh hưởng của các lớp văn hóa Chăm, Hoa,Môn – Khmer trong đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Hội An nói riêng, người Việt ở QuảngNam nói chung
- Luận án còn cung cấp cho ngành Dân tộc học nguồn tư liệu mới giúp cho những ngườinghiên cứu kế tiếp hiểu biết thêm về tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam nói riêng, ở ViệtNam nói chung Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở khoa học góp phần cho việchoạch định và cụ thể hóa chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh hiện nay
8 Bố cục luận án
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, luận án gồm có 03 chương
- Chương 01: Những vấn đề lý luận và tổng quan lịch sử người Việt ở Quảng Nam.
- Chương 02: Đặc điểm của tín ngưỡng người Việt ở Quảng Nam.
- Chương 03: Ảnh hưởng của các lớp văn hóa trong đời sống tín ngưỡng, xu thế biến đổi và giá trị của các loại hình tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam
Trang 8Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGƯỜI VIỆT Ở QUẢNG
của chúng tôi, thì tín ngưỡng được hiểu như sau: Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin và cách
thức biểu lộ đức tin của con người đối với những hiện tượng tự nhiên hay xã hội; nhân vật lịch
sử hay huyền thoại có liên quan đến cuộc sống của họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ phụng Niềm tin ấy được biểu hiện qua các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng và cơ sở tín ngưỡng
1.1.1.2 Đời sống
Có thể hiểu một cách khái quát nhất về đời sống, đó là toàn bộ, là tổng thể các hoạt động
của một cá nhân con người hay toàn bộ xã hội trong một lĩnh vực nào đó Đời sống luôn tồn tại
ở trạng thái động Chính thông qua các hoạt động nhằm duy trì sự tồn tại mà đời sống ngày càng có sự thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của văn hóa.
1.1.1.3 Đời sống tín ngưỡng
Từ khái niệm đời sống, có thể hiểu cấu trúc và thành tố cấu thành của đời sống tín ngưỡngbao hàm những yếu tố, hoạt động liên quan đến hành vi biểu lộ đức tin của con người trong xãhội Những hoạt động được biểu hiện qua các cơ sở thờ tự và các nghi lễ, lễ hội để phục vụ chođức tin của con người tại mỗi cộng đồng nhất định
Ngoài ra, trong luận án này chúng tôi còn sử dụng nhiều khái niệm liên quan đến tínngưỡng như sau: Thực hành tín ngưỡng; Sinh hoạt tín ngưỡng; Biến đổi tín ngưỡng
1.1.2 Quan điểm tiếp cận đề tài
* Bối cảnh văn hóa
Bối cảnh văn hóa là nhân tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển các loại hình tínngưỡng Nằm trong bức tranh tổng thể của bối cảnh văn hóa nói chung thì yếu tố biến đổi vănhóa của tộc người là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm văn hóa của tộc người Trênnền tảng văn hóa nội sinh, yếu tố văn hóa ngoại sinh du nhập vào sẽ được sàng lọc, chọn lựa đểlàm phong phú thêm cho nền văn hóa bản địa (tr.206) Lịch sử tộc người Việt ở Quảng Nam đó
là một vòng cộng sinh phong phú Bản thân người Việt không phải là tộc người bản địa tại vùngđất xứ Quảng Tuy nhiên, khi đến vùng đất này, qua sự tiếp biến văn hóa thì họ đã biết phát huy,
kế thừa văn hóa của tộc người Chăm và một số tộc người thiểu số khác, cùng với văn hóa vốn cócủa họ khi mang theo đến vùng đất mới, trải qua thời gian đã hình thành nên một đặc tính vănhóa người Việt rất đặc trưng tại vùng đất Quảng Nam Cùng với sự kết tụ với yếu tố văn hóangoại sinh từ người Hoa khi đến sinh sống, điều đó đã tạo ra một bức tranh văn hóa đa sắc màucủa vùng đất rộng lớn về phương Nam
* Nhu cầu tín ngưỡng của con người
Người Việt di cư đến Quảng Nam có nguồn gốc xuất thân khác nhau và đa phần là nhữngngười lao động Khi đến với vùng đất hoàn toàn mới, chắc chắn không tránh khỏi những khókhăn, cùng tâm lý lo sợ Bởi vậy, bên cạnh việc gây dựng một cuộc sống vật chất mới thì họ cònhình thành nên nhiều loại hình tín ngưỡng để thực hành nhằm trấn an tâm lý, cầu cho cuộc sốngthuận hòa
* So sánh – đối chiếu
Trang 9Khi nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam, bên cạnh việc chútrọng đến hướng tiếp cận bối cảnh văn hóa đặc biệt chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu trong đặctrưng văn hóa vùng miền để thấy được những nét đặc thù của đối tượng nghiên cứu Ngoài ra,với quan điểm tiếp cận so sánh – đối chiếu có thể giúp chúng tôi chỉ ra được những điểm tươngđồng, khác biệt và lý giải được nhiều vấn đề xung quanh vấn đề cần giải quyết trong luận án.
1.1.3 Lý thuyết nghiên cứu
1.1.3.1 Thuyết đặc thù lịch sử của Franz Boas
Đặc điểm cốt lõi của lý thuyết này khi giải thích được các nền văn hóa khác nhau cần xuấtphát từ ba yếu tố dưới đây:
+ Yếu tố điều kiện môi trường;
+ Yếu tố tâm lí (chính môi trường đã tác động đến tâm lí của cộng đồng ấy);
+ Yếu tố từ các quan hệ lịch sử của nền văn hóa Có thể nói, đây là yếu tố quan trọng nhất Việc sử dụng lý thuyết đặc thù lịch sử để kiểm nghiệm cho một số vấn đề nghiên cứu trong
Luận án “Đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam” (Nghiên cứu trường hợp tại
Thành phố Hội An), chúng tôi phân tích làm sáng tỏ vấn đề đó là tín ngưỡng của người Việt ở
Quảng Nam có sự tiếp xúc, ảnh hưởng với tín ngưỡng của một số tộc người đã sinh sống trước
và sau khi người Việt có mặt tại mảnh đất này
1.1.3.2 Lý thuyết sinh thái văn hóa
Thuyết này gắn liền với tên tuổi nhà Nhân học Mỹ Julian Steward (1902-1972) Quan niệm
của Steward là nghiên cứu sinh thái văn hóa – phân tích mối quan hệ giữa một nền văn hóa và
môi trường của nó Mục đích chính của lý thuyết này nhằm tìm hiểu những biến đổi xã hội bên trong mang tính chất tiến hóa phải bắt đầu từ sự thích nghi với môi trường
Việc vận dụng những quan điểm của sinh thái văn hóa để tìm hiều đời sống tín ngưỡng củacộng đồng người Việt ở Quảng Nam (qua nghiên cứu trường hợp ở Hội An), chúng tôi phân tíchlàm sáng tỏ các nhân tố hình thành nên đặc điểm của tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng củangười Việt ở Quảng Nam
1.1.3.3 Lý thuyết về sự sáng lập truyền thống
Lý thuyết này gắn liền với tên tuổi của hai nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đó là EricHosbawm và Roy Wagner Hosbawm đã nhận định, “sáng lập truyền thống là một quá trình tựnhiên ở bất kì một xã hội nào, ở thời điểm nào, nhất là trong những xã hội có sự chuyển biếnmạnh mẽ Một trong những phức hợp nổi bật của truyền thống được sáng lập mới chính là lễ hội
vì trong lễ hội các nghi thức, lễ lạc, âm nhạc, ẩm thực… đều được phơi bày vì vậy qua đó thểhiện rõ tính thích nghi của những yếu tố này trong hoàn cảnh mới”(Eric Hobsbawm and TerenceRanger, 1983, p.1-4, Dẫn lại từ Trương Thị Thu Hằng 2014, tr.65) Trong rất nhiều nguyên liệu
cũ của văn hóa cũ mà người Việt từ miền quê gốc của họ Nam tiến vào mảnh đất xứ Quảng, họnhất định sẽ tiến hành chọn lựa và nhặt lấy chỉ một vài thứ và rồi tự tạo ra các thứ mới cho phù
hợp với điều kiện sống mới Cơ chế Hosbawm gọi là thích ứng này giúp truyền thống mới được
phác họa nhanh chóng dựa vào những truyền thống xưa Việc sử dụng lý thuyết này giúp chúngtôi lý giải được thực trạng biến đổi trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam vàkhẳng định vai trò của tín ngưỡng đã hòa vào dòng chảy văn hóa chung để tạo nên đặc trưng vănhóa Quảng Nam rất giàu giá trị
1.2 Tổng quan về Quảng Nam và lịch sử tộc người Việt ở Quảng Nam
1.2.1 Tổng quan về Quảng Nam
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.2 Đặc điểm đời sống kinh tế
1.2.1.3 Đặc điểm đời sống văn hóa – xã hội
Trang 101.2.2 Lịch sử tộc người Việt ở Quảng Nam
Ngoài ra, chương này chúng tôi cũng tập trung làm rõ một số vấn đề về lý thuyết có sử dụngtrong luận án Các quan điểm bối cảnh văn hóa; quan điểm nhu cầu tín ngưỡng và quan điểm sosánh – đối chiếu Đặc biệt, chúng tôi phân tích các lý thuyết Nhân học ứng dụng cho đề tàinghiên cứu này đó là lý thuyết Đặc thù lịch sử; Sinh thái văn hóa và Sáng lập truyền thống
Từ lý thuyết Đặc thù lịch sử cho thấy, văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành trong quátrình lịch sử, gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện địa lý cụ thể Đặc biệt,
lý thuyết nhấn mạnh đến sự biến đổi văn hóa khi nhận thấy đời sống xã hội của các dân tộcthường xuyên vay mượn từ các xã hội lân cận hơn là sáng tạo một cách độc lập Sự biến đổi vănhóa là mối quan hệ qua lại giữa các xã hội khác nhau và chính mối liên hệ này đã tạo điều kiệncho sự giao lưu và thích nghi văn hóa
Với lý thuyết Sinh thái văn hóa giúp chúng tôi có thể chứng minh vấn đề nghiên cứu đó là sựtrải nghiệm của con người nhằm thích nghi với môi trường thiên nhiên cụ thể theo những cáchkhác nhau và sáng tạo nên những dạng thức văn hóa đã và đang diễn ra trong đời sống tínngưỡng người Việt ở Quảng Nam
Việc vận dụng lý thuyết sáng lập truyền thống sẽ giúp chúng tôi trả lời cho câu hỏi tại sao lại
có sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam Đặc biệt, chúng tôi có cơ
sở để khẳng định được vai trò của tín ngưỡng trong đời sống con người và đặc biệt là trong việctạo dựng lên hệ giá trị văn hóa Quảng Nam rất đặc trưng
Trang 11Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở
QUẢNG NAM 2.1 Biểu hiện của đặc điểm các loại hình tín ngưỡng
2.1.1 Phân loại các loại hình tín ngưỡng
2.1.1.1 Tín ngưỡng cộng đồng
a Tín ngưỡng thờ Mẫu
* Các dạng thức thờ phụng
- Thiên Y A Na và các hiện thân
Thiên Y A Na/Bà Chúa Ngọc là thần Mẹ xứ sở của người Chăm, được người Việt đón nhận
và thờ phụng, kể từ khi mở mang bờ cõi về phía biển và phương Nam Trong cuộc sống thườngngày, Bà được gọi là Bà Chúa Ngọc hoặc Bà Chúa Về ''lai lịch'' Bà Chúa, hầu như không ai biết.Hiện nay, Bà được suy tôn và thờ phụng như một Bà Mẹ Đất của bổn xứ (làng này
Bên cạnh việc thờ Thiên Y A Na theo dạng chính danh, cư dân biển xứ Quảng còn thờphụng một số Bà khác như: Bà Dàng Chào (Điện Dương - Quảng Nam), Bà Phường Chào (ĐạiCường, Đại Lộc), Bà Dàng Lồi (Cẩm Thanh - Hội An), Bà Cổ Vàng/ Dàng (Cẩm Hà - Hội An),
Bà Dàng Bô/Bà Bô Bô - Thu Bồn (Duy Hải, Duy Xuyên); Bà Chiêm Sơn (Duy Xuyên), Bà ChợĐược (Thăng Bình)
- Bà Ngũ Hành
Kim đức Thánh phi, Mộc đức Thánh phi, Thuỷ đức Thánh phi, Hoả đức Thánh phi, Thổđức Thánh phi, gọi nôm Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thuỷ, Bà Hoả, Bà Thổ
- Các nữ thần của riêng nghề biển
Ngoài tín ngưỡng thờ các Bà/ Mẫu chung của quê hương, cư dân ven biển xứ Quảng còn córiêng một lớp nữ thần chủ về nghề biển, gồm: Bà Thuỷ Long, Bà Dàng Lạch, Bà Hà Bá, Bà MaNha
b Tín ngưỡng thờ Âm linh
Âm linh là khái niệm dùng để chỉ linh hồn những người chết nói chung có nguồn gốc từthuyết vạn vật hữu linh (anismism, thuyết duy hồn, thuyết vật linh) Trong tâm thức dân gian, âmhồn và linh hồn đôi khi chỉ được hiểu là linh hồn của những người chết bất đắc kỳ tử, của nhữngngười chết không nơi thờ tự, chết vì tự tử, tai nạn, thú dữ, chết yểu…Theo cách hiểu này, thì âmhồn hay âm linh gần nghĩa với vong hồn cô độc (cô hồn), sống lang thang vất vưởng, không nơinhang khói nên thường gieo rắc tai họa (Nguyễn Thanh Lợi, 2012, tr.26)
c Tín ngưỡng thờ Tiền hiền
Người Việt từ miền Bắc vào miền Trung khai lập vùng đất mới, họ ra đi mang theo truyền thống văn hóa lâu đời cùng hòa nhập với đời sống hiện thực, một trong những giá trị văn hóa họ gìn giữ đó chính là truyền thống hiếu nghĩa Ở góc độ làng (vượt ra ngoài gia đình – hiếu nghĩa
tổ tiên), sự hiếu nghĩa được mở rộng thành tín ngưỡng thờ cúng Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ “Tiền hiền khai khẩn là trước hết biết ơn cha mẹ có công vỡ hoang khai khẩn nên mảnh đất này Hậu hiện khai cơ là sau đó biết ơn cha mẹ đã mở ra cơ nghiệp để lại cho con
cháu.”(Nguyễn Đăng Duy, 1997, tr.29)
2.1.1.2 Tín ngưỡng nghề nghiệp
a Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp
* Tín ngưỡng liên quan đến nghề trồng lúa
Những tín ngưỡng đó là tín ngưỡng thờ cúng Thần Nông; tín ngưỡng cúng Mục đồng; tínngưỡng cúng cơm mới
* Tín ngưỡng liên quan đến nghề trồng rau
Lễ cúng cầu bông
Trang 12b Tín ngưỡng liên quan đến ngư nghiệp
Căn cứ vào các cơ sở thờ cúng qua quá trình điền dã dân tộc học, chúng tôi nhận thấy rằng,
biểu hiện rõ rệt nhất, tiêu biểu nhất cho loại hình tín ngưỡng liên quan đến ngư nghiệp đó là Tín
ngưỡng thờ Cá Ông/Cá Voi/Nam Hải Đại tướng quân.
c Tín ngưỡng thờ tổ nghề thủ công truyền thống
Hiện nay, tín ngưỡng thờ tổ nghề thủ công truyền thống ở Hội An chia thành 02 loại hình : Thứ nhất, loại hình tín ngưỡng có cơ sở thờ tự chung: Tín ngưỡng thờ tổ nghề gốm ; tínngưỡng thờ tổ nghề mộc, tín ngưỡng thờ tổ nghề yến Những loại hình tín ngưỡng có cơ sở thờ
tự chung thì nghi lễ và lễ hội liên quan được chuẩn bị và tổ chức rất quy mô và thu hút được sựtham gia của cộng đồng
Thứ hai, loại hình tín ngưỡng không có cơ sở thờ tự chung, việc thực hành nghi lễ tínngưỡng được thực hiện tại mỗi gia đình có làm nghề thủ công với quy mô nhỏ, nghi thức đơngiản hơn những tín ngưỡng thờ tổ nghề có cơ sở thờ tự chung Đó là các loại hình tín ngưỡng thờ
tổ nghề rèn (hiện nay còn 13 lò rèn ở Hội An, phân bố rải rác ở Cẩm Châu, Sơn Phong, CẩmPhô, Cẩm Nam, Cẩm Hà, ngày giỗ tổ nghề là 12/02 âm lịch); tín ngưỡng thờ tổ nghề may (ngày
lễ là ngày 12 tháng Giêng và được tổ chức cúng tại các cơ sở may ở Hội An)
Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung phân tích, mô tả các loại hình tín ngưỡng thờ tổnghề thủ công có cơ sở thờ tự chung của người Việt ở Hội An
* Tín ngưỡng thờ tổ nghề gốm
*Tín ngưỡng thờ tổ nghề mộc
* Tín ngưỡng thờ tổ nghề yến
2.1.2 Cơ sở thờ tự của các loại hình tín ngưỡng
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung làm rõ đặc điểm của cơ
sở thờ tự liên quan đến tín ngưỡng cộng đồng và cơ sở thờ tự liên quan đến nghề nghiệp của
người Việt ở Quảng Nam ở những đặc điểm chính như sau: Đối tượng thờ phụng, Vị trí cảnh quan, Đặc điểm kiến trúc.
2.1.2.1 Cơ sở thờ tự liên quan đến tín ngưỡng cộng đồng (Khảo cứu Đình Hương hiền Cẩm Phô; Đình tiền hiền Kim Bồng)
a Đình Hương hiền Cẩm Phô (Số 52, đường Nguyễn Thị Minh Khai, khối 04, phường Cẩm
Phô, thành phố Hội An) (Phụ lục ảnh 01+02)
Sơ đồ 1: Sơ đồ bài trí thờ phụng đình Hương hiền Cẩm Phô – Hội An
(Nguồn: Lê Thu Huyền vẽ) Chú thích:
1: Ban thờ Tiền hiền 4 Nhà Đông; 5: Nhà Tây; 6 Phương đình
2,3: Bàn thờ Hậu hiền 7: Bình phong
6
7
Trang 13
b Đình tiền hiền Kim Bồng (thôn Trung Châu, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An)
Sơ đồ 2: Sơ đồ bài trí thờ phụng đình Tiền hiền Kim Bồng (Cẩm Kim, Hội An)
(Nguồn: Lê Thu Huyền vẽ) Chú thích: 1: Ban thờ Thành hoàng, 2,3: Bàn thờ Tiền hiền, Hậu hiền, 4: Tổ miếu thờ các vị Tổ
sư, Tiên sư nghề5, 6: Tả ban, hữu ban, 7: Bình phong
2.1.2.2 Cơ sở thờ tự của tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp của người Việt trong đời
sống vật chất người Quảng Nam
a Cơ sở thờ tự của tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp (miếu Thần Nông; miếu
làng rau Trà Quế)
Chú thích: 1: Bàn thờ Thánh Thần 2: Bình phong
Sơ đồ 3: Sơ đồ bài trí thờ phụng tại miếu Thần Nông ( 76 Trần Hưng Đạo Cẩm Phô – Hội
An) (Nguồn: Lê Thu Huyền vẽ)
b Cơ sở thờ tự của tín ngưỡng liên quan đến nghề biển (Khảo sát Lăng Tứ Chánh Vạn –
Phường Cửa Đại)
1 2
1
2
8