VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ SĨ HẢI NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI THÀNH PHỐ ĐỂ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP NGHIÊ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ SĨ HẢI
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH
Ở LẠI THÀNH PHỐ ĐỂ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TP HỒ CHÍ MINH)
Ngành: Xã hội học
Mã số: 9.31.03.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2Công trình đã được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Đức Vinh
2 TS Đỗ Thiên Kính
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Hữu Minh
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Chí Dũng
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ chức tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc phút, Ngày Tháng Năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1 Lê Sĩ Hải (2017) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp của sinh viên nhập cư” Bài đăng Hội thảo Quốc
tế “Văn hóa – xã hội và giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế”, tr 121-130
2 Lê Sĩ Hải (2016) “Sự hòa nhập lối sống đô thị của người nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 382, tr 98-101
3 Lê Sĩ Hải (2016) “Đặc điểm đời sống của sinh viên nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số tháng 1/2017, tr 45-53
4 Lê Sĩ Hải (2016) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên nông thôn học đại học ở TP.HCM” Tạp chí khoa học Yersin, số 1, tr 92-97
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cũng như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác, ngày nay thanh niên Việt Nam được tự do hơn để làm các công việc bên ngoài gia đình và thường di cư đến các thành phố để có thu nhập tốt hơn và sống độc lập TP.HCM là nơi tập trung nhiều sinh viên nhập cư đến học tập, ngay sau khi tốt nghiệp, việc cân nhắc sẽ ở lại hay quay về quê là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của mỗi sinh viên tốt nghiệp
Trong các nghiên cứu về hiện tượng di dân nói chung và di dân trẻ nói riêng, phần lớn cho rằng di dân tìm đến các đô thị lớn vì lý do kinh tế So với các địa phương khác, TP.HCM tạo ra nhiều cơ hội việc làm thông qua
mở rộng các dịch vụ và sản xuất trong khu vực chính thức và phi chính thức Chính yếu tố này đã tạo ra lực hút, tác động đến động cơ ở lại TP.HCM của phần lớn sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp
Với đối tượng là sinh viên nhập cư tốt nghiệp, việc quyết định chuyển
cư không xảy ra lần đầu, mà là lần thứ hai, khi họ đã kết thúc quá trình học tập tại thành phố Chính vì đặc điểm này đòi hỏi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định ở lại thành phố của sinh viên nhập cư tốt nghiệp phải có cái nhìn đa chiều, đa cấp độ; từ các nhân tố thuộc cấp độ vĩ mô đến
vi mô, các nhân tố kinh tế và phi kinh tế khác
Từ những lý do trên, tác giả thực hiện đề tài “Những nhân tố tác động đến việc quyết định ở lại thành phố để làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tại Tp Hồ Chí Minh)”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ mô tả đời sống, lý giải về mạng lưới xã hội, quá trình thích nghi với lối sống đô thị tác động như thế nào đến quyết định ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp của sinh viên nhập cư Ở cấp độ vĩ mô, nghiên cứu giải thích sự chênh lệch mức thu nhập, cơ hội việc làm, các tiện ích khác giữa nơi xuất cư và thành phố tạo ra lực đẩy - lực hút tác động đến quyết định nơi sinh sống, làm việc của sinh viên nhập cư tốt nghiệp Từ kết quả nghiên cứu đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện nghiên cứu, triển khai các nghiên cứu tiếp theo, gợi mở ra một số vấn đề liên quan đến chính sách nhập cư, sử dụng, thu hút, phát triển nguồn nhân lực
Trang 53 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến quyết định ở lại TP.HCM sau khi tốt nghiệp của sinh viên nhập cư
Ngoài các dữ liệu từ các nguồn có sẵn, nghiên cứu này đo lường các dữ liệu độc lập từ các cuộc khảo sát năm 2014, 2015 trên các nhóm khách thể: sinh viên nhập cư đang học tập và đã tốt nghiệp, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM; một số sinh viên đã quay về quê làm việc
4 Câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu:
- Gia đình và các kết nối xã hội ở nơi đi, nơi đến ảnh hưởng thế nào đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp?
- Quá trình học tập, thích nghi với môi trường sống tại đô thị có là yếu
tố chi phối đến quyết định không trở về nơi xuất cư của sinh viên tốt nghiệp tại TP.HCM không?
- Các yếu tố ở cấp độ vĩ mô nào đã tác động trực tiếp làm gia tăng khoảng cách giữa các địa phương, tạo ra các lực hút và lực đẩy, ảnh hưởng đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu:
- Những yếu tố liên quan đến vai trò gia đình và những kết nối từ mạng lưới xã hội như bạn bè trong và ngoài trường, người thân đang sinh sống tại thành phố; mối quan hệ khá lỏng lẻo với nơi xuất cư góp phần tác động đến quyết định trở về hay ở lại thành phố làm việc, sinh sống của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp tại các đô thị, trong đó có TP.HCM
- Trong quá trình học tập tại TP.HCM, những sinh viên đã hòa nhập vào đời sống đô thị, có tính cách phù hợp với lối sống năng động, tính ẩn danh cao, sự tự do thoải mái ở đô thị sẽ không muốn trở về quê sinh sống
và làm việc Như vậy, việc thích nghi với môi trường sống tại đô thị tại TP.HCM là một trong những yếu tố chi phối đến quyết định không trở về nơi xuất cư của sinh viên nhập cư tốt nghiệp
- So với các địa phương khác, TP.HCM tập trung nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân đã tạo ra cơ hội việc làm, thu nhập kỳ vọng và
cơ hội thăng tiến cao, đáp ứng sự mong đợi của sinh viên nhập cư tốt nghiệp Mặt khác, TP.HCM cũng là đô thị phát triển có nhiều dịch vụ công cộng hiện đại, hệ thống giáo dục - y tế đa dạng làm gia tăng khoảng cách
Trang 6Bối cảnh kinh tế - xã hội nơi xuất cư, nhập cư
giữa các địa phương, tạo ra các lực hút và lực đẩy, ảnh hưởng đến quyết định ở lại thành phố của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp
4.3 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin, bao gồm: Phân tích tài liệu có sẵn; Phỏng vấn sâu; Khảo sát bằng bản hỏi
Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Dữ liệu từ được mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS Các phân tích được áp dụng: Đơn biến, hai biến (kiểm định Pearson’s chi – square và T – test), đánh giá thang
đo về các nhân tố tác động (phân tích nhân tố khám phá EFA)
Khung phân tích:
Các biến số: Biến độc lập (yếu tố hành vi cá nhân, vai trò gia đình và những kết nối xã hội; thích nghi môi trường sống; bối cảnh kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, phát triển giáo dục và y tế, cơ sở hạ tầng); Biến
phụ thuộc (quyết định ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư sau
khi tốt nghiệp); Biến can thiệp (các yếu tố cá nhân và quan điểm, chính sách của Nhà nước, của TP.HCM về di cư, di cư học tập)
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Góp phần bổ sung, làm hoàn thiện, sâu sắc hơn khái niệm di dân nói chung Hàng năm có hàng ngàn sinh viên nhập cư khi tốt nghiệp đã ở lại làm việc đã góp phần vào tỉ lệ gia tăng dân số cơ học Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về di dân thường không thống kê và bỏ qua đối tượng này Mặc dù các nghiên cứu về di dân thường đề cập đến vai trò của mạng lưới xã hội, tuy nhiên thường tập trung phân tích mạng lưới xã hội ở nơi đến Trong nghiên cứu này, hiện tượng sinh viên nhập cư tốt nghiệp quyết
Trang 7định ở lại các thành phố còn do tác động kép từ mạng lưới xã hội tại nơi xuất cư và việc thiết lập các mạng lưới xã hội tại nơi nhập cư
Bên cạnh đó, bằng việc giải thích các nhân tố phi kinh tế, trong đó có yếu tố thích nghi lối sống đô thị của giới trẻ nhập cư cũng là một đóng góp trong việc chứng minh các yếu tố tác động đến các quyết định chuyển cư
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Với việc mở rộng khái niệm di dân, nghiên cứu này đã khẳng định di dân học tập là một thành phần không thể thiếu trong các nghiên cứu về sự chuyển cư, điều mà nhiều công trình nghiên cứu thường bỏ qua
Bằng việc áp dụng các lý thuyết đa cấp độ, nghiên cứu đã đề nghị mô hình phân tích phù hợp Từ đây đã định hướng cho nghiên cứu để phát hiện
ra các yếu tố phi kinh tế trong quyết định di dân, đặc biệt đã bổ sung yếu tố thích nghi lối sống tại nơi nhập cư, ảnh hưởng quyết định định cư lâu dài hoặc quay trở về nơi xuất cư Yếu tố này đã góp phần giải thích hiện tượng sinh viên chấp nhận làm việc tạm bợ, trái ngành nghề, chấp nhận cuộc sống
“làng nhàng” tại đô thị
Kết quả nghiên cứu này cũng cho phép mở ra những ý tưởng nghiên cứu về vấn đề hồi cư, nguồn nhân lực trẻ cho sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, hiện tượng chảy máu chất xám khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào các thiết chế kinh tế khu vực và thế giới Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố ở cấp độ vĩ mô tác động đến quá trình chuyển cư, đặc biệt là đối tượng tuổi trẻ, trình độ cao Lực lượng này là nòng cốt, bổ sung nguồn nhân lực cho các vùng trong quá trình phát triển, do vậy kết quả nghiên cứu có thể gợi ra cho các nhà quản lý nhằm hoạch định chính sách cho cả nơi xuất cư và nhập cư
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu (16 trang) và kết luận (06 trang), nội dung chính của luận án gồm 5 chương, 12 mục với tổng cộng 145 trang Ngoài ra, danh mục các công trình của tác giả (05 bài báo); tài liệu tham khảo (150 tài liệu); phần phụ lục có: bản câu hỏi khảo sát, nội dung phỏng vấn sâu
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về di dân nội địa
1.1.1 Về nguyên nhân và đặc điểm di dân
Với những chính sách đổi mới, đã làm sự bùng nổ sự tăng trưởng kinh
tế ở các đô thị thúc đẩy quá trình đô thị hóa dẫn đến sự tăng nhanh dòng
Trang 8nhập cư nông thôn - đô thị nhằm tìm kiếm việc làm Việc di cư không mang tính cá nhân, mà phụ thuộc vào mạng lưới xã hội, mà đặc biệt là vai trò của mạng lưới xã hội “không chính thức” Xu hướng xuất cư kinh tế thường là xuất cư ngoài tỉnh và đến các vùng đô thị, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trẻ, nam giới, độc thân, có học vấn tương đối cao, làm nghề nông, trong những gia đình ít ruộng đất và đông con; diện tích đất canh tác trung bình trên nhân khẩu thấp có khuynh hướng xuất cư cao hơn
1.1.2 Về vai trò và hệ quả của di dân
Đối với nơi xuất cư, di cư góp một phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, tạo vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bên cạnh những lợi ích kinh tế là sự thay đổi trong ý thức, lối sống của người dân nông thôn, thiết lập các bậc thang giá trị mới trong lối sống,
ý thức làm giàu… Việc người dân từ nông thôn di cư đến đô thị đã tạo ra những áp lực về cơ sở hạ tầng hiện nay ở các thành phố và các dịch vụ xã hội như nhà ở, khám chữa bệnh, hệ thống điện, nước và vệ sinh Bên cạnh
đó, người di cư cũng rất dễ bị tổn thương Đối với người di cư nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, di cư đầy rủi ro và phải trả giá cao
1.1.3 Những thách thức và chính sách cho di dân
Việc di dân từ những vùng nông thôn lên thành thị là một thực tế cần được chấp nhận Di cư là đặc trưng của mọi xã hội trong các thời kỳ, và trong hầu hết các trường hợp di cư là để tồn tại và giảm nghèo, vì vậy việc hoạch định chính sách di cư cần trả lời cho câu hỏi “liệu sự kiểm soát di cư
có phải là biện pháp tốt nhất không?”
1.2 Tổng quan nghiên cứu về di dân trẻ, sinh viên nhập cƣ
1.2.1 Thanh niên và khuôn mẫu di dân trẻ tại các quốc gia Châu Á
Thế hệ trẻ hiện nay ở các nước Châu Á đang trải qua thời kỳ quá độ từ truyền thống sang hiện đại, quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra cho họ cơ hội học tập, sống độc lập So với các thế hệ trước, thanh niên hiện nay di động hơn và có xu hướng di chuyển đến các thành phố để tìm cơ hội cho cuộc sống tốt hơn Quá trình biến đổi kinh tế - xã hội ở Châu Á đã làm xu hướng
di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng, trong đó lực lượng thanh niên tham gia nhiều vào dòng di chuyển này khiến độ tuổi của người di dân ngày càng trẻ
1.2.2 Những nghiên cứu về thanh niên, di dân trẻ ở Việt Nam
Trang 9SAVY2 tiến hành năm 2009 cung cấp cái nhìn tương đối toàn diện về thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 14 - 25 sống trong các hộ gia đình trên 2/3 lãnh thổ Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau: giáo dục, lao động, việc làm, tình dục và sức khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần, tai nạn, thương tích và bệnh tật, hành vi, ước muốn, hoài bão
Tổng điều tra dân số và nhà ở, công bố giữa kỳ 2014 cho phép phân tích cho toàn bộ thanh niên lứa tuổi 16 - 30 cũng như phân tích trong 3 nhóm nhỏ 16 - 19, 20 - 24 và 25 - 30 tuổi
Điều tra Lao động việc làm 2015, 2016, 2017 với mục đích thu thập các thông tin cơ bản về thị trường lao động có tính kế thừa và so sánh với các cuộc điều tra trước đây, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, phục vụ việc đánh giá sự biến động của thị trường lao động giữa các quý trong năm
và phản ánh ảnh hưởng của tình hình kinh tế lên thị trường lao động Năm 2013, Tổ chức Lao động quốc tế điều tra về chuyển tiếp từ trường học tới việc làm nhằm làm rõ thời gian từ khi thanh niên rời trường học, đến khi có được công việc ổn định hoặc công việc đầu tiên thấy hài lòng Các nghiên cứu về thanh niên và di dân trẻ cho rằng, hiện nay có những vấn đề khó khăn, bất cập trong viêc đáp ứng nhu cầu giải trí của thanh niên Một số nghiên cứu tập trung vào sức khỏe của thanh niên nhập cư tại thành phố cho rằng, hành vi của thanh niên không tiếp cận đầy đủ các thông tin
về chăm sóc sức khỏe sinh sản có thể dẫn đến nhiều nguy cơ
Ở khía cạnh việc làm của thanh niên, các nghiên cứu cho rằng tình trạng thiếu việc làm và chất lượng nguồn nhân lực là một thách thức trong quá trình phát triển Lao động di chuyển trong độ tuổi thanh niên chiếm tỉ
lệ cao, tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn nghiêm trọng hơn thanh niên thành thị Do có đến 52% thanh niên có nhu cầu làm việc tại các thành phố lớn, mong muốn trở về nông thôn chỉ chiếm 5.3%
Đối với di dân trẻ vào đô thị, phần lớn trong số họ làm việc trong các khu vực phi chính thức (69,2%), chỉ khoảng 30,8% làm trong các khu vực chính thức nhưng với những công việc lao động giản đơn Những nghiên cứu về di dân trẻ cho thấy TP.HCM là nơi thu hút phần lớn người nhập cư
từ nông thôn, đặc biệt là thanh niên Động cơ kinh tế vẫn là chủ đạo đối với những di dân trẻ và trước khi đến họ đã dựa vào các mạng lưới xã hội là người thân, bạn bè tại thành phố để tìm kiếm việc làm
Trang 101.2.3 Nghiên cứu sinh viên nhập cư và nơi làm việc sau tốt nghiệp
Sinh viên nhập cư vào các thành phố học tập phải đối mặt với các vấn
đề như: nhà trọ, mối quan hệ bạn bè, các nhu cầu vui chơi giải trí Tuy nhiên, đối với sinh viên nhập cư tốt nghiệp, mối quan tâm hàng đầu là việc làm và nơi làm việc
Cũng như các kết quả trong nghiên cứu về di dân, các nhân tố tác động đến việc về quê hay ở lại thành phố làm việc, sinh sống cũng xuất phát từ
“lực hút” - “lực đẩy” khi sinh viên cân nhắc các lợi ích tối ưu dựa trên các năng lực mà mình có được
Hiện tượng sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp tại đô thị hoặc làm trái ngành nghề không phải là hiếm, thậm chí với cả thủ khoa Tuy nhiên, trong
số những sinh viên nhập cư, vẫn có tỉ lệ cao mong muốn ở lại thành phố
1.3 Đánh giá tổng quan nghiên cứu
1.3.1 Đánh giá nghiên cứu về di dân nội địa
Trong cách lý giải các nhân tố tác động đến quá trình di cư, phần lớn các công trình nghiên cứu thực nghiệm đều tiếp cận dựa trên lý thuyết tân
cổ điển về “lực hút” - “lực đẩy”, đồng thời tập trung vào các nguyên nhân
về kinh tế, văn hóa, xã hội, mà chủ yếu là góc độ kinh tế
Các nghiên cứu về di dân được tiếp cận và phân tích một cách hệ thống, đa chiều, song đều hướng tới việc làm rõ các vấn đề xã hội, các hiện tượng xã hội của quá trình di dân, từ đó tìm kiếm và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết hài hòa giữa mặt tích cực và tiêu cực của hiện tượng di dân, góp phần vào ổn định và phát triển xã hội
1.3.2 Đánh giá các nghiên cứu về thanh niên, di dân trẻ
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thanh niên có một vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Tuy nhiên, liên quan đến thanh niên cũng còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu
để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của giới này như quan điểm và giá trị sống, các vấn đề về giáo dục và việc làm, vui chơi giải trí và sức khỏe… Các nghiên cứu về thanh niên sử dụng nhiều số liệu, tiến hành các khảo sát định lượng quy mô lớn, cho các dữ liệu tốt
1.3.3 Đánh giá các nghiên cứu về sinh viên nhập cư
Tuy tiếp cận được một vài nghiên cứu riêng biệt quy mô nhỏ về nhóm khách thể đặc thù này, nhưng các đề tài này đã cho thấy một vài đặc điểm quan trọng của sinh viên nhập cư: các mối quan tâm khi tốt nghiệp, các yếu
Trang 11tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc, động cơ ở lại các thành phố lớn khi tốt nghiệp, tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề, làm những công việc mà mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thấp hơn so với bậc học của sinh viên tốt nghiệp…
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của nghiên cứu
2.1.1 Một số khái niệm công cụ
Khái niệm di dân: Chỉ một hiện tượng xã hội diễn ra trong một không
gian và thời gian xác định Không gian của di dân là nơi đi - gắn liền với khái niệm xuất cư, và nơi đến - gắn liền với khái niệm nhập cư
Khái niệm di dân học tập: Được hiểu là di dân với động cơ học tập, tức
là những sinh viên ở các tỉnh khác đến TP.HCM học tập Trong khái niệm
di dân học tập lại được chia thành 2 loại: di dân tạm thời (sau khi học tập xong thì quay về nơi xuất cư, trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp) và di dân lâu dài (xác định làm việc, sinh sống và lập nghiệp lâu dài tại nơi nhập
cư, có thời gian cư trú từ 6 tháng trở lên)
Khái niệm nhân tố tác động: Là các nhân tố có thể xuất phát từ bên
trong (chủ quan, vi mô) hoặc bên ngoài (khách quan, vĩ mô) có thể ảnh hưởng đến quan điểm, hành vi, động cơ của mỗi các nhân, dẫn đến lựa chọn hành động mà cá nhân cho là phù hợp
2.1.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
Lý thuyết lực hút – lực đẩy: Everett Lee đã tổng kết một số các yếu tố
quyết định đến việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị Ông chia thành hai nhóm yếu tố: (1) Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà; (2) Nhóm yếu tố tích cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến… Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến Theo Lewis, lý do di cư dân số từ nông thôn ra đô thị là sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp đòi hỏi phải có thêm lực lượng lao động đáp ứng, sự tăng lên không ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nông nghiệp dư thừa, số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làm việc tại các khu công nghiệp và thành phố nơi có nhu cầu tuyển dụng Mô hình Harris - Todaro giải thích sự di cư từ nông thôn ra đô thị
Trang 12trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, có thể được lý giải về mặt kinh
tế, nếu thu nhập kỳ vọng từ khu vực đô thị cao hơn Mô hình Harris - Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thất nghiệp ở các
đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển tới các thành phố Để giải quyết vấn đề này, mô hình Harris - Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức Quyết định di dân là một quá trình tác động đa chiều bởi các yếu tố kinh tế lẫn phi kinh tế trên cả hai cấp
độ vi mô và vĩ mô Massey và cộng sự cho rằng để có thể hiểu được toàn diện về di dân, cần có một lý thuyết phức hợp, trong đó kết hợp đa dạng quan điểm, cấp độ và giả thuyết
Lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội: Lý thuyết tương tác xã hội của
Georg Simmel tập trung vào phân tích các kiểu, hình thức của mạng lưới gồm các mối liên hệ của các cá nhân đang tác động lẫn nhau Theo thuyết cấu trúc chức năng, Emile Durkheim phân biệt hai kiểu đoàn kết xã hội: đoàn kết hữu cơ và đoàn kết cơ học hoặc máy móc trên cơ sở phân công lao động phức tạp và đơn giản tạo nên những kiểu quan hệ và liên hệ tương ứng giữa các cá nhân và nhóm Các nghiên cứu về di dân cho thấy vai trò của mạng lưới xã hội (đặc biệt là nơi đến) có tác động rất mạnh đến các quyết định chuyển cư
Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý: Friedman và Hechter đã đưa ra lí thuyết
lựa chọn hợp lí với mục đích là các chủ thể Cả hai tác giả không quan tâm đến tính chất sở thích hay là cơ sở tạo ra sự mong muốn (nhu cầu) của chủ thể mà chủ yếu quan tâm đến sự lựa chọn của chủ thể phù hợp với hệ thống
sở thích của họ Nghĩa là không quan tâm đến cái mà chủ thể mong muốn
mà chỉ quan tâm đến cách mà chủ thể sử dụng để đạt đến mục đích cuối cùng và kết quả đạt được có phù hợp với mong muốn của chủ thể hay không Quyết định chuyển cư (hoặc là các quyết định tiếp tục ở lại nơi đã đến hay quay về nơi xuất cư trước đó) là một hành động mà ở đó cá nhân nhận thấy vào thời điểm đó là hợp lý nhất, có lợi nhất cho họ
2.2 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
2.2.1 Chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm cho sinh viên
Giải quyết việc làm cho thanh niên, sinh viên là ưu tiên đặc biệt trong chính sách của Nhà nước Có thể kể ra các chủ trương được cụ thể hóa thành văn bản như Bộ luật Lao động năm 2012 (sửa đổi), Luật Giáo dục
ĐH năm 2012, Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm
Trang 132014; Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 -
2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn
2012 - 2015; Đề án hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh - sinh viên đến 2020
2.2.2 Chính sách thu hút nguồn nhân lực của TP.HCM
Phát triển nguồn nhân lực nói chung và thu hút nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là một trong những khâu đột phá chiến lược của TP.HCM Có thể nêu ra một số chính sách sau: Chương trình hành động số 19-CTrHĐ/TU ngày 31/10/2016 của Thành ủy
về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020; Kết luận
số 86-KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về “chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ” theo đặc thù của TP.HCM; Dự thảo đề án thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ về công tác tại các sở, ban, ngành, các khu công nghệ cao của TP.HCM giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2025
2.2.3 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu
Vị trí địa lý: Nằm ở vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á,
TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành
19 quận và 5 huyện với 322 phường - xã, thị trấn
Kinh tế - xã hội: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thành phố đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp
và 44% dự án đầu tư nước ngoài Năm 2016, dân số là 8.441.902 người, mật độ dân số đạt 4.029 người/km², dân số sống tại thành thị chiếm 85% Trong các thập niên gần đây, TP.HCM luôn thu hút luồng nhập cư từ các tỉnh khác với số nữ nhiều hơn nam TP.HCM gặp phải tình trạng quá tải dân số, tạo áp lực lớn lên nền kinh tế và đời sống người dân TP.HCM cũng
lập thì các trường tư thục phát triển mạnh tại đây Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ của thành phố, có khoảng 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia