VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ SĨ HẢI NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI THÀNH PHỐ ĐỂ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP NGHIÊ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ SĨ HẢI
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI THÀNH PHỐ ĐỂ LÀM VIỆC
CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TP HỒ CHÍ MINH)
HÀ NỘI - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ SĨ HẢI
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI THÀNH PHỐ ĐỂ LÀM VIỆC
CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TP HỒ CHÍ MINH)
Ngành: Xã hội học
Mã số: 9.31.03.01
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Đức Vinh
2 TS Đỗ Thiên Kính
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các kết quả nghiên cứu, kết luận trong luận án là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào, dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu được trích dẫn và trích nguồn theo đúng quy định
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
NCS Lê Sĩ Hải
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 15
1.1.Tổng quan nghiên cứu về di dân nội địa 15
1.2.Tổng quan nghiên cứu về di dân trẻ, sinh viên nhập cư 20
1.3.Đánh giá tổng quan nghiên cứu 29
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 33
2.1.Cơ sở lý luận của nghiên cứu 33
2.2.Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu 42
Chương 3 THỰC TRẠNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 52
3.1.Dòng di dân và thực trạng di dân học tập 52
3.2.Một vài đặc điểm đời sống của sinh viên nhập cư 59
Chương 4 ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA SINH VIÊN NHẬP CƯ SAU TỐT NGHIỆP QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI LÀM VIỆC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 77
4.1 Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 77
4.2.Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tại thành phố 90
4.3.Dự báo xu hướng nhập cư của sinh viên tốt nghiệp 98
Chương 5 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÀM VIỆC 104
CỦA SINH VIÊN NHẬP CƯ SAU TỐT NGHIỆP 104
5.1.Một số nhân tố tác động ở cấp độ vi mô 104
5.2.Một số nhân tố tác động ở cấp độ vĩ mô 127
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3-1: Tỉ lệ tăng dân số tại TP.HCM 1975 - 2015 và dự báo 2016 - 2020 53
Bảng 3-2: Nhập cư vào TP.HCM theo vùng xuất cư 54
Bảng 3-3: Tình trạng cư trú phân theo độ tuổi ở TP.HCM 54
Bảng 3-4: Quan điểm về việc chọn trường để học 58
Bảng 3-5: Vùng xuất cư của sinh viên chia theo giới tính 58
Bảng 3-6: Vùng xuất cư của sinh viên nhập cư tốt nghiệp 59
Bảng 3-7: Nơi ở của sinh viên nhập cư 59
Bảng 3-8: Các loại ở trọ của sinh viên nhập cư 60
Bảng 3-9: Người cùng ở trọ của sinh viên nhập cư 61
Bảng 3-10: Phương tiện phục vụ học tập của sinh viên nhập cư 63
Bảng 3-11: Chi tiêu hàng tháng của sinh viên nhập cư 64
Bảng 3-12: Những việc sinh viên nhập cư làm thêm 65
Bảng 3-13: Mức độ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí 66
Bảng 3-14: Các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi hàng ngày 69
Bảng 3-15: Thời gian sử dụng internet với mục đích giải trí/ngày 69
Bảng 3-16: Dự định khi tốt nghiệp của sinh viên nhập cư 72
Bảng 4-1: Mức độ liên quan giữa công việc hiện nay với ngành học 79
Bảng 4-2: Lý do thay đổi việc làm 80
Bảng 4-3: Kênh thông tin về việc làm sau tốt nghiệp 81
Bảng 4-4: Đã từng làm việc ở quê sau khi tốt nghiệp 82
Bảng 4-5: Khu vực làm việc của sinh viên nhập cư tốt nghiệp 84
Bảng 4-6: Tổng thu nhập trung bình/tháng giữa nam và nữ 85
Bảng 4-7: Mức độ gắn bó với công việc hiện tại 85
Bảng 4-8: Mức độ tham gia các hoạt động giải trí, thư giản bên ngoài 87
Bảng 4-9: Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội tại nơi cư trú 88
Bảng 4-10: Các quan điểm liên quan đến hôn nhân 90
Bảng 4-11: Sở hữu nhà tại thành phố 91
Bảng 4-12: Các nguồn kinh phí để mua nhà 91
Bảng 4-13: Các dạng nhà thuê 93
Bảng 4-14: Các lý do thay đổi chỗ ở 93
Bảng 4-15: Đánh giá mức thu nhập và chi tiêu 95
Trang 7Bảng 4-16: Đánh giá các phương tiện sinh hoạt 96
Bảng 4-17: Tình trạng hộ khẩu 97
Bảng 4-18: Lựa chọn ở lại thành phố hay về quê 98
Bảng 4-19: Cảm nhận về cuộc sống hiện tại 99
Bảng 4-20: Dự định nơi làm việc, sinh sống trong tương lai 100
Bảng 5-1: Xếp hạng các lý do chọn trường học tại TP.HCM 107
Bảng 5-2: Nghề nghiệp của cha mẹ sinh viên nhập cư tốt nghiệp 111
Bảng 5-3: Nghề nghiệp của cha mẹ và dự định nơi làm việc 113
Bảng 5-4: Người cùng ở chung 115
Bảng 5-5: Số lần về thăm gia đình ở quê 115
Bảng 5-6: Hình thức giúp đỡ của người thân tại thành phố 116
Bảng 5-7: Đánh giá các yếu tố phù hợp lối sống đô thị 122
Bảng 5-8: Giới tính, khu vực xuất cư của sinh viên nhập cư 127
Bảng 5-9: Tỉ lệ, khoảng cách nghèo đói giữa đô thị - nông thôn 132
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3-1: Dự định ở lại thành phố và dự định khác 73
Biểu đồ 4-1: Vị trí công tác của sinh viên nhập cư tốt nghiệp 84
Biểu đồ 4-2: Các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi hàng ngày 87
Biểu đồ 5-1: Mục đích ở lại thành phố khi tốt nghiệp 108
Biểu đồ 5-2: Quan điểm không về quê vì không có mối quan hệ để xin việc 112
Biểu đồ 5-3: Quan điểm vai trò người thân trong quyết định ở lại thành phố 117
Biểu đồ 5-4: Quan điểm ở lại thành phố vì có nhiều mối quan hệ giúp đỡ 118
Biểu đồ 5-5: Quan điểm ảnh hưởng của thông tin, chính sách việc làm 120
Biểu đồ 5-6: Quan điểm không về quê vì đã quen với lối sống tại thành phố 123
Biểu đồ 5-7: Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động 129
Biểu đồ 5-8: Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế 2015 130
Biểu đồ 5-9: Phân bố cơ sở giáo dục đại học theo các vùng 134
Biểu đồ 5-10: Lý do thanh niên độ tuổi 16 - 24 dừng học 135
Biểu đồ 5-11: Trình độ học vấn cao nhất theo vùng 137
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2-1: Bản đồ hành chính TP.HCM 49
Hình 3-1: Phòng trọ và điều kiện sinh hoạt của sinh viên nhập cư 62
Hình 3-2: Phương tiện di chuyển của sinh viên nhập cư 63
Hình 3-3: Các công việc làm thêm của sinh viên 65
Hình 3-4: Sinh viên nhập cư đang “cày game” 70
Hình 3-5: Hiện tượng “góp gạo thổi cơm chung” 71
Hình 4-1: Sinh viên nhập cư tốt nghiệp tìm hiểu thông tin việc làm 82
Hình 4-2: Tụ tập bạn bè để “giao lưu” 88
Hình 5-1: Sinh viên nhập cư về quê nghỉ lễ 30/4 – 1/5 110
Hình 5-2: Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau khi cải tạo 140
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Di dân là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan, xảy ra phổ biến trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại Trong mỗi giai đoạn, tùy vào bối cảnh xã hội cụ thể mà hiện tượng di dân có những đặc điểm, tính chất khác nhau Vào những thập niên gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam đã tạo ra các đô thị lớn có sức hút đối với làn sóng di dân từ các nơi khác đến, đặc biệt là dân
cư từ khu vực nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một đô thị lớn, có tốc độ phát triển nhanh bậc nhất Việt Nam nên đã tạo ra nhiều cơ hội về việc làm và thu nhập, cơ hội học tập và phát triển cá nhân, cơ hội thụ hưởng những dịch vụ và tiện ích của một đô thị hiện đại, năng động Với những chính sách của nhà nước về việc mở rộng các chính sách về cư trú và sở hữu đất đai, TP.HCM đã trở thành “lực hút” đối với nhiều người di cư từ các vùng khác đến sinh sống, học tập và lập nghiệp Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở, dân số của TP.HCM năm 2009
là 7.123.340 người, năm 2015 là 8.247.829 người, đến năm 2016 là 8.441.902 người, là địa phương có dân số đông nhất nước Trong giai đoạn 1999 - 2009 tỉ lệ tăng dân số của TP.HCM là hơn 3,5%, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm; giai đoạn 2009 - 2015 tăng hơn một triệu dân trong vòng 5 năm chủ yếu do tăng cơ học [22, tr.23], [25, tr.29], [27, tr.25-40], [28, tr.29-44]; dự đoán giai đoạn 2016 - 2020
tỉ lệ tăng chủ yếu vẫn là cơ học, khoảng 2,65% [124]
Nghiên cứu về những đóng góp của người nhập cư vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM cũng như các địa phương - nơi xuất cư trong nhiều năm qua đã có nhiều chương trình, dự án, đề tài của các tổ chức và cá nhân quan tâm Những nghiên cứu trên đã góp phần chỉ ra được bản chất của hiện tượng di dân, đồng thời tham mưu chính sách để tạo sự bình đẳng, phá vỡ các “rào cản” để phát huy tiềm năng và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ người nhập cư Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu này là mới đề cập đến di dân nói chung, đặc biệt
là người nhập cư từ nông thôn vào TP.HCM vì động cơ tìm kiếm việc làm và thu nhập Rất ít các nghiên cứu đề cập đến đối tượng di dân trẻ vào TP.HCM, đặc biệt
là thanh niên nhập cư vì lý do học tập và những sinh viên tốt nghiệp không trở về nơi xuất cư mà ở lại thành phố làm việc, sinh sống Thực tế cho thấy, trong số
Trang 10những người nhập cư vào TP.HCM góp phần gia tăng tỉ lệ dân số cơ học phải kể đến một nhóm di dân đặc thù, đó là di dân học tập [86, tr.86-87]
Khi học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, hầu hết đều định hướng tiếp tục thi vào đại học, cao đẳng hơn là tìm kiếm một việc làm hoặc chuyển sang học nghề [37, tr.23] Xu hướng tìm đến các thành phố lớn để học đại học là khá phổ biến Trong năm học 2011 - 2012, TP.HCM có 75 trường đại học, cao đẳng thì đến năm học 2016 - 2017 là 83 trường (50 đại học, 33 cao đẳng) và 7 học viện với 704.118 sinh viên, hàng năm thu hút 216.104 sinh viên mới và 99.476 sinh viên tốt nghiệp [26, tr.304-305] Trong số những sinh viên đang học tập tại TP.HCM thì có khoảng 40% là sinh viên nhập cư đến từ các địa phương khác [119], hiện nay có khoảng hơn 200.000 sinh viên nhập cư đang trọ học [111] Sinh viên nhập cư tại thành phố, ngoài việc thay đổi môi trường sống thì họ bị tách khỏi sự kèm cặp của gia đình, bắt đầu cuộc sống tương đối tự lập tại nơi mới, bên cạnh đó là việc thiết lập các mối quan hệ xã hội đa dạng, tự do tiếp cận với các phương tiện truyền thông… Tất cả những thay đổi này, cộng với tâm lý lứa tuổi trong giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành đã hình thành các khuôn mẫu hành động đặc thù, bao gồm cả những “nguy cơ” của sinh viên nhập cư tại TP.HCM
Những năm tháng học tập tại thành phố đã mang lại nhiều kỷ niệm và mỗi sinh viên nhập cư đều ấp ủ cho riêng mình các ước mơ về một tương lai tươi đẹp: tốt nghiệp, tìm được việc làm phù hợp chuyên môn, có thu nhập ổn định Tuy nhiên, thực tế khi tốt nghiệp, sinh viên phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trước các ngã rẽ vào đời… Câu hỏi “sẽ làm gì? làm ở đâu?” khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp lúng túng, đặc biệt là sinh viên nhập cư trước các lựa chọn nên ở lại thành phố hay quay trở về nơi xuất cư để xin việc, sinh sống Nhiều nghiên cứu về di dân,
di dân trẻ vào TP.HCM chỉ ra rằng “lực hút” ở khu vực đô thị và “lực đẩy” khu vực nông thôn đã tạo ra các làn sóng di dân mạnh mẽ, chủ yếu vì lý do kinh tế [02, tr.27-31], [126, tr.115-117] Với đối tượng là sinh viên nhập cư tốt nghiệp, việc quyết định chuyển cư không xảy ra lần đầu, mà là lần thứ hai, khi họ đã kết thúc quá trình học tập tại thành phố Chính vì đặc điểm này đòi hỏi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định ở lại thành phố của sinh viên nhập cư tốt nghiệp phải có cái nhìn đa chiều, đa cấp độ; từ các nhân tố thuộc cấp độ vĩ mô đến vi mô, các nhân tố kinh tế và phi kinh tế khác
Trang 11Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên nhập cư tốt nghiệp ở lại TP.HCM, không nhiều trường hợp trở về quê; trong số những sinh viên tốt nghiệp ở lại thành phố, có người thành công, có người phải đối mặt với nhiều thử thách về việc làm và cuộc sống tại đô thị Kết quả điều tra quốc gia về chuyển tiếp từ trường học tới việc làm cho thấy, phần lớn thanh niên Việt Nam (khoảng 59%) đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp sang thị trường lao động với tỉ lệ nam nhiều hơn nữ Trong số thanh niên đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp, một nửa tìm được việc làm ổn định, nửa còn lại đang làm những việc tạm thời mà mức yêu cầu chuyên môn thấp hơn nhiều
so với bằng cấp của họ Những người đang trong quá trình chuyển tiếp đã mất trung bình 6 năm “vật lộn” tìm kiếm một công việc ổn định hoặc làm họ hài lòng [88] Với đặc điểm nổi trội là độ tuổi trẻ, trình độ cao so với nhóm nhập cư khác, song nhóm nhập cư học tập, tốt nghiệp ở lại thành phố lại gây ra nhiều vấn đề cần quan tâm: thất nghiệp, làm tạm thời trái ngành nghề, cuộc sống tạm bợ ở thành phố Điều này đang đặt ra bài toán về nguồn nhân lực hiện nay, khi mà sinh viên tốt nghiệp, trung bình phải mất từ 6 đến 10 năm mới có công việc ổn định, lúc này đã qua thời
kỳ đỉnh cao của lao động; trong khi đó ở các vùng nông thôn lại thiếu nguồn nhân lực được đào tạo Kỳ vọng sinh viên sau khi tốt nghiệp ở các thành phố sẽ quay về phát triển địa phương, đặc biệt là vùng sâu vùng xa nên nhà nước đã triển khai thí điểm Dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo trong cả nước từ năm 2011 Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất nhỏ trong số những sinh viên nhập cư tốt nghiệp tại các thành phố hàng năm, và tính hiệu quả của Dự án cũng đang trong quá trình đánh giá
Trực tiếp quan sát hiện tượng di dân học tập tại TP.HCM trong nhiều năm qua, tác giả nhận ra rằng nghiên cứu về sinh viên nhập cư góp phần tạo ra tính đa dạng, bổ sung các khía cạnh trong các nghiên cứu về di dân Nghiên cứu về di dân học tập sẽ cho thấy bức tranh về cuộc sống của sinh viên nhập cư tại đô thị, đồng thời là sự hội nhập kinh tế - xã hội của họ vào TP.HCM sau khi tốt nghiệp Đặc biệt, nghiên cứu này cho thấy các nhân tố tác động đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên tốt nghiệp, trong đó có các yếu tố phi kinh tế, ở cấp độ vi mô như vai trò mạng lưới xã hội, sự thích nghi với lối sống đô thị Mặt khác, ở cấp độ vĩ mô, nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố tác động đến quá trình chuyển cư ở đối tượng tuổi trẻ, trình độ cao khác với các đối tượng di cư khác, đó là ngoài mục đích tìm
Trang 12kiếm việc làm và thu nhập từ sự tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, việc quyết định ở lại thành phố hay trở về quê còn liên quan đến các yếu tố khác giúp cho sự phát triển cho cá nhân và gia đình của họ trong tương lai Với việc giải thích các nhân tố tác động đến quyết định nơi làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên nhập cư có thể gợi ý cho các địa phương hoạch định chính sách phù hợp, tạo ra sức hút hơn đối với nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Với những phân tích trên cho thấy, việc triển khai nghiên cứu về di dân học tập tại TP.HCM nói chung và giải thích những nhân tố ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô tác động đến quyết định ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp đại học là cần thiết và mới mẻ Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Những nhân tố tác động đến việc quyết định ở lại thành phố để làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tại Tp Hồ Chí Minh)” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành xã hội học
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm cung cấp một cách khách quan thực trạng cuộc sống, việc làm của một bộ phận sinh viên các tỉnh khác sau khi tốt nghiệp đại học (ĐH) đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM Nếu như quá trình di cư của các nhóm
di cư khác thường chỉ xảy ra một giai đoạn (từ nông thôn ra đô thị sinh sống và làm việc) thì đối với di cư học tập, sau một thời gian học tập, sinh viên tốt nghiệp sẽ quyết định ở lại thành phố hoặc trở về quê theo hai hướng hoặc là tạm thời hoặc là lâu dài Vì vậy, nghiên cứu này đặc biệt đi sâu phân tích, đánh giá nhân tố tác động nhằm giải thích các nguyên nhân ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô dẫn đến quyết định không trở về nơi xuất cư mà ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư khi tốt nghiệp
Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, luận án đề xuất các khuyến nghị liên quan đến hoàn thiện nghiên cứu, triển khai các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề di dân học tập, gợi mở ra một số vấn đề liên quan đến chính sách nhập cư vào TP.HCM làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp nói riêng và chính sách sử dụng, thu hút, phát triển nguồn nhân lực nói chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội đối với cả nơi xuất cư và nhập cư
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm làm rõ mục tiêu của luận án, nghiên cứu này thực hiện một số nhiệm
vụ như nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu trên thực địa cụ thể như sau:
Trang 13- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhằm định hướng cho đề tài luận án bao gồm tổng quan các nghiên cứu liên quan chủ đề di dân, di dân học tập; thao tác hóa một số khái niệm công cụ; phân tích các lý thuyết tiếp cận và đưa ra các cơ sở thực tiễn liên quan đến chủ đề luận án
- Khảo sát thực trạng các nhân tố tác động đến quyết định ở lại thành phố làm việc của sinh viên nhập cư khi tốt nghiệp, bao gồm phân tích các nhân tố ở cấp
độ vi mô là mạng lưới xã hội, quá trình thích nghi với môi trường sống ở đô thị; ở cấp độ vĩ mô là sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố tạo ra cơ hội việc làm, thu nhập và phát triển tương lai cho cá nhân, gia đình
- Bên cạnh đó, để làm rõ hơn nhiệm vụ nghiên cứu chính về các nhân tố tác động đến quyết định ở lại thành phố làm việc của sinh viên nhập cư khi tốt nghiệp,
đề tài tiến hành phân tích xu hướng di dân học tập vào TP.HCM; khảo sát thực trạng cuộc sống và dự định nơi làm việc sau khi tốt nghiệp của nhóm sinh viên nhập
cư đang học tập tại TP.HCM; khảo sát tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, tiếp cận các dịch vụ cơ bản tại thành phố của nhóm sinh viên nhập cư đã tốt nghiệp đang ở tại TP.HCM
3 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nhân tố ở cấp độ vi mô và vĩ
mô tác động đến quyết định ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp
3.2 Khách thể nghiên cứu
Các nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: sinh viên nhập cư đã tốt nghiệp ĐH, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM; sinh viên tốt nghiệp ĐH tại TP.HCM nhưng hiện đã quay về quê (nơi xuất cư trước khi đi học) sinh sống và làm việc; sinh viên nhập cư đang học tập tại một số trường ĐH trên địa bàn
TP.HCM
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng, tác động đến quyết định di cư nói chung và chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các thành phố lớn nói riêng Tuy nhiên đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư
Trang 14sau khi tốt nghiệp ở cấp độ vi mô gồm vai trò của gia đình, những kết nối xã hội và
sự thích nghi với môi trường sống tại đô thị; ở cấp độ vĩ mô gồm sự chênh lệch về tăng trưởng kinh tế, phát triển hệ thống giáo dục - y tế, phát triển hạ tầng và các tiện ích xã hội
Về không gian nghiên cứu, đề tài giới hạn triển khai nghiên cứu tại địa bàn TP.HCM vì đây là đô thị lớn, có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, có sức hút với các dòng di cư từ nhiều địa phương khác đến, tập trung nhiều trường ĐH, có nhiều sinh viên ngoại tỉnh học tập
Về thời gian nghiên cứu, đề tài triển khai nghiên cứu thực địa vào năm 2014,
2015 Ngoài các dữ liệu sơ cấp từ các khảo sát độc lập, đề tài còn sử dụng nguồn dữ liệu có sẵn được tham khảo từ năm 2014 đến 2017
4 Câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi thứ nhất: Gia đình và các kết nối xã hội ở nơi đi, nơi đến ảnh hưởng
như thế nào đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp?
Câu hỏi thứ hai: Quá trình học tập tại TP.HCM, thích nghi với môi trường
sống tại đô thị có là yếu tố chi phối đến quyết định không trở về nơi xuất cư của sinh viên tốt nghiệp tại TP.HCM không?
Câu hỏi thứ ba: Các yếu tố ở cấp độ vĩ mô nào đã tác động trực tiếp làm gia
tăng khoảng cách giữa các địa phương, tạo ra các lực hút và lực đẩy, ảnh hưởng đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp tại các trường
ĐH trên địa bàn thành phố?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất: Những yếu tố liên quan đến vai trò gia đình và những
kết nối từ mạng lưới xã hội như bạn bè trong và ngoài trường, người thân đang sinh sống tại thành phố; mối quan hệ khá lỏng lẻo với nơi xuất cư góp phần tác động đến quyết định trở về hay ở lại thành phố làm việc, sinh sống của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp tại các đô thị, trong đó có TP.HCM
Giả thuyết thứ hai: Trong quá trình học tập tại TP.HCM, những sinh viên đã
hòa nhập vào đời sống đô thị, có tính cách phù hợp với lối sống năng động, tính ẩn danh cao, sự tự do thoải mái ở đô thị sẽ không muốn trở về quê sinh sống và làm việc Như vậy, việc thích nghi với môi trường sống tại đô thị tại TP.HCM là một
Trang 15trong những yếu tố chi phối đến quyết định không trở về nơi xuất cư của sinh viên nhập cư tốt nghiệp.
Giả thuyết thứ ba: So với các địa phương khác, TP.HCM tập trung nhiều
doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân đã tạo ra cơ hội việc làm, thu nhập kỳ vọng và cơ hội thăng tiến cao, đáp ứng sự mong đợi của sinh viên nhập cư tốt nghiệp Mặt khác, TP.HCM cũng là đô thị phát triển có nhiều dịch vụ công cộng hiện đại, hệ thống giáo dục - y tế đa dạng làm gia tăng khoảng cách giữa các địa phương, tạo ra các lực hút và lực đẩy, ảnh hưởng đến quyết định ở lại thành phố của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp
4.3 Phương pháp nghiên cứu
4.3.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu tiến hành khai thác nguồn dữ liệu có sẵn liên quan đề tài từ niên giám thống kê của Việt Nam và TP.HCM; các cuộc điều tra dân số và nhà ở, điều tra lao động và việc làm, điều tra về người di cư, điều tra vị thành niên và thanh niên; các chỉ số kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và TP.HCM; và một số nguồn dữ liệu khác (dữ liệu chủ yếu được lấy từ năm 2010 đến 2017)
4.3.2 Phỏng vấn sâu
Ngoài các thông tin định lượng thu được từ khảo sát bằng bảng hỏi, nghiên cứu còn thu thập các thông tin định tính bằng việc thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp với khách thể là sinh viên nhập cư đang học tập; 15 cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp và 5 cuộc phỏng vấn qua điện thoại với khách thể là sinh viên nhập cư đã tốt nghiệp đang ở tại TP.HCM; 5 cuộc phỏng vấn sâu qua điện thoại với khách thể
là sinh viên nhập cư tốt nghiệp đã trở về quê làm việc
Nhằm minh họa thêm cho các phân tích, nghiên cứu cũng triển khai ghi nhận bằng hình ảnh cuộc sống, sinh hoạt của sinh viên nhập cư đang học tập hoặc đã tốt
nghiệp tại TP.HCM
4.3.3 Khảo sát bằng bảng hỏi
Chọn mẫu nghiên cứu
Đối với sinh viên nhập cư đã tốt nghiệp: Cuộc khảo sát chọn 350 người đã tốt nghiệp ĐH từ năm 2004, hiện đang sống ở TP.HCM ít nhất 6 tháng Đơn vị mẫu
là cấp độ cá nhân, những người sống một mình hoặc sống chung với gia đình, người thân, bạn bè Mặc dù nhóm dân số mục tiêu rất nhiều, nhưng rất đa dạng, phân tán ở
Trang 16nhiều địa điểm, khu vực nên khó để lập được khung chọn mẫu dựa trên các danh sách có sẵn Mặt khác, việc tiếp cận các cơ quan, công ty, doanh nghiệp để lập danh sách sẽ dễ rơi vào những người có việc làm ổn định, bỏ qua nhóm mới tốt nghiệp sau 6 tháng chưa có việc làm; nếu tiếp cận từ các khu nhà trọ, nơi tập trung nhiều sinh viên nhập cư tốt nghiệp sẽ bỏ qua nhóm ở chung với người thân hoặc có nhà riêng; nếu tiếp cận từ các trường ĐH, nghiên cứu cũng sẽ gặp các khó khăn khi nhiều trường không giữ mối liên lạc với cựu sinh viên, hoặc nếu có giữ liên lạc thì thường là những người thành đạt Chính vì những đặc thù của nhóm dân số mục tiêu nên nghiên cứu không lập khung chọn mẫu, vì vậy phương pháp chọn mẫu phi xác suất (nonprobability sampling) được sử dụng nhằm chọn ra các khách thể phù hợp để tiến hành khảo sát Cách thức thực hiện bắt đầu bằng việc liên hệ chọn ra 30 trường hợp đáp ứng tiêu chí của nhóm dân số mục tiêu, sau đó thông qua 30 người này, mỗi người giới thiệu thêm 2 đến 3 người, cứ như vậy danh sách được chọn vào mẫu nghiên cứu tăng lũy tiến cho đến 400 trường hợp
Theo Jan Wretman, thậm chí một mẫu ban đầu được lấy bằng phương pháp xác suất từ một khung mẫu tuân theo tất cả các quy tắc được công nhận, nhưng cách thức tiếp cận khảo sát cũng có thể biến mẫu này thành phi xác suất là vô cùng lớn [150, tr.32] Chính vì vậy, sau khi lập được danh sách từ kỹ thuật lấy mẫu lũy tiến (snowball sampling), đề tài đã rất thận trọng tiến hành khảo sát để nhận được 350 trường hợp phản hồi hợp lệ, cụ thể như sau: gặp trực tiếp phỏng vấn (252 phiếu, chiếm 72% tổng
số phiếu hợp lệ), gửi phiếu khảo sát hẹn nhận kết quả (75 phiếu, chiếm 21,5% tổng số phiếu hợp lệ) và gửi phiếu khảo sát thông qua thư điện tử (23 phiếu, chiếm 6,5%)
Trong mẫu nghiên cứu, sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp ở TP.HCM có tỉ
lệ nữ giới (56,6%) nhiều hơn nam giới, xuất cư chủ yếu ở các khu vực nông thôn (63,1%), tập trung tại các vùng Nam Trung Bộ (23,1%), Đông Nam Bộ (21,1%, không tính TP.HCM) và Tây Nguyên (19,7%) Kết quả của những biến số nền (background variables) này cũng khá tương đồng (sai số nhỏ) với một số khảo sát khác về di dân, chẳng hạn kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, chuyên đề di cư và đô thị hóa ở Việt Nam cho thấy người di cư tập trung ở độ tuổi
từ 20 - 34 tuổi và nữ di cư ngoại tỉnh (54,6%) nhiều hơn so với nam [91, tr.21]
Ngoài ra, đề tài tiến hành khảo sát 300 trường hợp là sinh viên nhập cư đang học tại TP.HCM nhằm mô tả đặc điểm đời sống của đối tượng di dân đặc thù - di
Trang 17dân học tập Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh động cơ, xu hướng tìm nơi làm việc sau khi tốt nghiệp, làm cơ sở so sánh với nhóm đã tốt nghiệp về quyết định ở lại thành phố 300 trường hợp sinh viên nhập cư đang học được chọn tại 5 trường ĐH trên địa bàn TP.HCM, gồm: ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Văn Hiến và ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM Các trường hợp trong mẫu được chọn ngẫu nhiên tại 5 trường, mỗi trường 60 sinh viên Việc chọn mẫu được thực hiện theo các bước: (1) Chọn 5 trường trong số 45 trường ĐH có tính đến các yếu tố đa dạng về ngành nghề đào tạo, trường công lập và ngoài công lập; (2) Chọn mỗi trường 60 sinh viên nhập cư bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Nếu như khoảng 10 năm trước đây, sinh viên đến TP.HCM học tập rất đa dạng, đến từ nhiều địa phương khác trong cả nước thì hiện nay chỉ tập trung ở các tỉnh có khoảng cách địa lý gần hơn với TP.HCM Trong mẫu nghiên cứu về sinh viên nhập cư đang học tập, sinh viên chủ yếu đến từ các tỉnh thuộc vùng Nam Trung
bộ (29,6%), tiếp theo là các vùng Tây Nam bộ (26,1%), Đông Nam bộ (25,8%), rất
ít các trường hợp đến từ các tỉnh phía Bắc Trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ nữ là 62,5%, nam là 37,5%
Xử lý và phân tích thông tin
Các thông tin sau khi khảo sát được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xử lý Dữ liệu từ phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc được mã hóa và nhập thông tin và làm sạch thông tin bằng phần mềm SPSS for Windows (phiên bản 22.0) Thông tin định lượng được xử lý thành các bảng số liệu, biểu đồ
Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm và gỡ băng, sau đó phân nhóm theo chủ đề, mã hóa và ghi chú để phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu Đối với các hình ảnh ghi nhận được, nghiên cứu này tiến hành sắp xếp theo chủ đề, mã hóa
để đưa vào các nội dung phân tích phù hợp
Phân tích đơn biến: Sử dụng các bảng tần số (frequency) để phân tích mô tả
sự xuất hiện của các trường hợp và số phần trăm Sử dụng các thống kê mô tả (descriptive statistics) để tính toán các đại lượng trung bình (mean), trung vị (median), độ lệch chuẩn (standard deviation)
Phân tích hai biến: Sử dụng các bảng chéo phối hợp hai biến (crosstab) để tính toán và kiểm định các biến số Dùng kiểm định Khi bình phương (Pearson’s chi
Trang 18- square) để khẳng định có sự tồn tại có ý nghĩa thống kê giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc nhận từ 2 giá trị trở lên và đo lường bằng thang đo định danh và thứ bậc Dùng kiểm định T (T - test) để kiểm định sự khác biệt của trị trung bình của hai mẫu độc lập được đo lường bằng thang đo tỉ lệ
Thiết kế và đánh giá thang đo về các nhân tố tác động
Ngoài rất nhiều câu hỏi nhằm đo lường, thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài luận án, nghiên cứu này thiết kế các câu hỏi để đánh giá, phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp Câu hỏi likert 7 mức độ được thiết kế để tìm hiểu các quan điểm liên quan đến quyết định chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp, mức 1 thể hiện “hoàn toàn không đồng ý/ không có tầm quan trọng/ không ảnh hưởng” và tăng dần đến mức 7 thể hiện “đồng tình rất cao/ có tầm quan trọng rất cao/ ảnh hưởng rất mạnh”
Mô hình nghiên cứu ban đầu có 6 nhóm định lượng với 26 yếu tố kỳ vọng ảnh hướng đến quyết định chọn ở lại thành phố nơi làm việc của sinh viên nhập cư sau khi đã tốt nghiệp Sau khi khảo sát, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax [107] để phân tích 24 biến quan sát
Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett [107] để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được bảng kết quả Hệ số KMO
là 0,879 (> 0,5) và sig = 0,0 < 0,05 nên giả thuyết Ho trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân
tố EFA là thích hợp
Các con số trong bảng Rotated Component Matrix thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn nhất của mỗi biến quan sát Để phân tích nhân tố EFA được xem là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, chỉ giữ lại các biến quan sát có trọng số nhân tố > 0,5 [107], loại dần các biến quan sát
có trọng số nhân tố < 0,5 sau đó lần lượt phân tích lại theo quy trình trên, được các kết quả như sau:
Sau khi loại biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5, mô hình nghiên cứu còn lại 25 yếu tố thành phần trích thành 6 nhóm Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1
và độ biến thiên được giải thích tích luỹ là 72,9% cho biết 6 nhóm nhân tố nêu trên
Trang 19giải thích được 72,9% biến thiên của các biến quan sát Sử dụng Cronbach Alpha [107] để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi để tìm ra các hệ số sau:
Hệ số Cronbach Alpha, thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt từ 0,6 trở lên; Hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm, các mục hỏi được chấp nhận khi hệ số này phải đạt từ 0,3 trở lên Các nhân tố sau khi phân tích được
mô tả và đặt tên lại cho phù hợp
Như vậy, với câu hỏi được thiết kế bằng thang đo likert 7 bậc, bao gồm 26 biến quan sát kỳ vọng ảnh hướng đến quan điểm chọn nơi làm việc của sinh viên nhập cư Kết quả kiểm định cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu, các yếu tố mà sinh viên nhập cư cho rằng có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của họ sau khi tốt nghiệp với 5 yếu tố ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau:
- Điều kiện, môi trường sống (hệ số Cronbach Alpha: 0,93), bao gồm: Ở
TP.HCM sẽ có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giải trí đa dạng; Điều kiện mua sắm, ẩm thực đa dạng; Chính sách an sinh xã hội tốt; Điều kiện hạ tầng, giao thông tốt, nhiều cảnh quan đẹp
- Điều kiện cơ hội việc làm, thu nhập (hệ số Cronbach Alpha: 0,89), bao
gồm: Ở TP.HCM có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp; Điều kiện trang thiết bị làm việc tốt; Cơ hội cống hiến, phát huy; Cơ hội tìm việc làm phù hợp, nhanh; Môi trường làm việc công bằng; Cơ hội mang lại thu nhập cao
- Mạng lưới xã hội (hệ số Cronbach Alpha: 0,82), bao gồm: Còn ít người
thân tại quê; Không có mối quan hệ để xin việc tốt ở quê; Ở TP.HCM vì đã thiết lập nhiều bạn bè, có thể giúp đỡ
- Phù hợp lối sống tại thành phố (hệ số Cronbach Alpha: 0,78), bao gồm: Ở
TP.HCM thấy thoải mái, tự do; Cảm thấy hợp và quen cuộc sống TP.HCM
- Thông tin, chính sách việc làm (hệ số Cronbach Alpha: 0,76), bao gồm:
Không có thông tin việc làm ở quê; Chính sách tuyển dụng ở quê chưa minh bạch
Trang 20Bối cảnh kinh tế - xã hội nơi xuất cư, nhập cư
Chính sách về di cư, di cư học tập
Vai trò gia đình,
kết nối xã hội
Quyết định ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp
Yếu tố
cá nhân
Thích nghi môi trường sống
4.3.4 Khung phân tích và các biến số
Khung phân tích
Các biến số
Biến độc lập: Yếu tố hành vi cá nhân, vai trò gia đình và những kết nối xã
hội; vấn đề thích nghi môi trường sống tại đô thị; bối cảnh kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, phát triển giáo dục và y tế, cơ sở hạ tầng, các tiện ích xã hội của TP.HCM so với các địa phương khác
Biến phụ thuộc: Quyết định ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư
sau khi tốt nghiệp
Biến can thiệp: Các yếu tố cá nhân của sinh viên nhập cư tốt nghiệp và quan
điểm, chính sách của Nhà nước, của TP.HCM về di cư, di cư học tập
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thực tế cho thấy hàng năm có hàng ngàn sinh viên từ các địa phương khác đến thành phố học tập, trong số đó có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã ở lại làm việc đã góp phần vào tỉ lệ gia tăng dân số cơ học của thành phố Tuy nhiên, trong nhiều các nghiên cứu về di dân nói chung thường không thống kê và bỏ qua đối tượng này Như vậy, luận án góp phần bổ sung, làm hoàn thiện, sâu sắc hơn khái niệm di dân nói chung
- Giới trẻ nói chung hay sinh viên nói riêng cũng được nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, cũng không nhiều các nghiên cứu bóc tách để
Trang 21tìm hiểu riêng về cuộc sống của sinh viên nhập cư (đang học và đã tốt nghiệp) tại các thành phố lớn Như vậy, luận án đã góp phần mô tả bức tranh về đời sống của sinh viên nhập cư ở các khía cạnh như: nơi ở, điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí, các dự định nơi làm việc sau khi tốt nghiệp; của sinh viên nhập cư sau tốt nghiệp ở lại làm việc tại TP.HCM bao gồm: tham gia hoạt động kinh tế, hoạt động văn hóa - xã hội, tiếp cận các dịch vụ cơ bản tại thành phố, xu hướng nhập cư của sinh viên tốt nghiệp
- Mặc dù, trong các nghiên cứu về di dân thường đề cập đến vai trò của mạng lưới xã hội trong việc chuyển cư Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu thường tập trung phân tích mạng lưới xã hội ở nơi đến - nơi nhập cư Trong nghiên cứu này, hiện tượng sinh viên nhập cư tốt nghiệp quyết định ở lại các thành phố còn do tác động kép từ mạng lưới xã hội tại nơi xuất cư và việc thiết lập các mạng lưới xã hội tại nơi nhập cư Bên cạnh đó, bằng việc giải thích các nhân tố phi kinh tế, trong đó nhấn mạnh yếu tố thích nghi lối sống tại đô thị của giới trẻ nhập cư cũng là một đóng góp của luận án trong việc chứng minh các yếu tố tác động đến các quyết định chuyển cư
- Nghiên cứu của luận án cũng có đóng góp trong việc gợi ra những chính sách triển khai nghiên cứu về giới trẻ, di dân trẻ và di dân học tập trong đó có vấn
đề hồi cư, chảy máu chất xám, việc làm cho sinh viên tốt nghiệp và thu hút nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Với việc mở rộng khái niệm di dân, nghiên cứu này đã khẳng định di dân học tập là một thành phần không thể thiếu trong các nghiên cứu về sự chuyển cư, điều mà nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng di dân thường bỏ qua Các dữ liệu phân tích về đặc điểm cuộc sống của sinh viên nhập cư, mức độ hội nhập của sinh viên tốt nghiệp đã cho thấy bức tranh khá toàn diện về cuộc sống của sinh viên nhập cư, đồng thời là sự hội nhập kinh tế - xã hội và điều kiện sống của người nhập
cư là những sinh viên đã tốt nghiệp hiện nay đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề này thực sự cần phải quan tâm, đây có thể là nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề di
cư, đồng thời gợi ra các nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn tiếp theo về giới trẻ, di dân trẻ nói chung và di dân học tập, sinh viên nhập cư nói riêng vào các đô thị lớn
- Bằng việc áp dụng các lý thuyết đa cấp độ về di dân, nghiên cứu đã đề nghị
mô hình phân tích phù hợp Từ đây đã định hướng cho nghiên cứu này để phát hiện
Trang 22ra các yếu tố phi kinh tế trong quyết định di dân, đặc biệt đã bổ sung yếu tố thích nghi lối sống tại nơi nhập cư, ảnh hưởng quyết định định cư lâu dài hoặc quay trở
về nơi xuất cư Yếu tố này đã góp phần giải thích hiện tượng có những trường hợp sinh viên chấp nhận làm việc tạm bợ, trái ngành nghề, tính chất công việc đòi hỏi kỹ năng thấp hơn nhiều so với bằng cấp, thời gian chuyển tiếp từ trường học tới việc làm khá dài, chấp nhận cuộc sống “làng nhàng” tại đô thị Kết quả nghiên cứu này cũng cho phép mở ra những ý tưởng nghiên cứu về vấn đề hồi cư, nguồn nhân lực trẻ cho sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, hiện tượng chảy máu chất xám khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào các thiết chế kinh tế khu vực và thế giới
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố ở cấp độ vĩ mô tác động đến quá trình chuyển cư, đặc biệt là đối tượng tuổi trẻ, trình độ cao Rõ ràng, lực lượng này là nòng cốt, bổ sung nguồn nhân lực cho các vùng trong quá trình phát triển, do vậy kết quả nghiên cứu có thể gợi ra cho các nhà quản lý nhằm hoạch định chính sách đào tạo, phát triển, thu hút và giữ chân nguồn nhân lực phù hợp cho cả nơi xuất
cư và nhập cư
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu (16 trang) và kết luận (06 trang), nội dung chính của luận án gồm 5 chương, 12 mục với tổng cộng 145 trang
Chương 1 gồm 21 trang, trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 gồm 22 trang, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu Chương 3 gồm 28 trang, trình bày thực trạng cuộc sống của sinh viên nhập
Những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan; mục lục; bảng các ký hiệu và chữ viết tắt; danh mục các bảng, danh mục các biểu, danh mục các hình
Trang 23Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
di cư, hội nhập kinh tế - xã hội của người nhập cư
Hòa vào dòng di dân nói chung, không thể thiếu lực lượng di cư trẻ tìm kiếm
cơ hội học tập, việc làm tại các đô thị lớn Điều này, không những tạo nên những vấn đề nghiên cứu về di cư trẻ mà còn những vấn đề nghiên cứu về chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực hiện nay cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho cả nơi xuất cư và nhập cư Các kết quả nghiên cứu, ngoài việc tham mưu tích cực cho việc điều chỉnh chính sách liên quan còn mang lại một nguồn dữ liệu quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo cùng chủ đề
Trong chương 1, luận án sẽ điểm lại và bình luận về các dự án, đề tài nghiên cứu về di dân nội địa, nghiên cứu về thanh niên, di dân trẻ nói chung và đặc biệt là
di dân học tập nói riêng Tuy nhiên, thực tế tìm hiểu tài liệu cho thấy những nghiên cứu về cuộc sống của đối tượng di dân học tập, những nhân tố tác động đến quyết định ở lại thành phố làm việc sau khi tốt nghiệp, sự hòa nhập kinh tế - xã hội của người nhập cư là sinh viên đã tốt nghiệp ở lại các thành phố lớn là không nhiều,
điều này gây ra một số khó khăn nhất định khi triển khai nghiên cứu
1.1 Tổng quan nghiên cứu về di dân nội địa
1.1.1 Nguyên nhân và đặc điểm của di dân
Nhiều nhà nghiên cứu, với các cách tiếp cận vĩ mô chỉ ra rằng cùng với những chính sách đổi mới trong cơ chế thị trường (1986) đã làm bùng nổ tăng trưởng kinh tế ở các đô thị, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và dẫn đến sự tăng nhanh dòng nhập cư nông thôn - đô thị nhằm tìm kiếm việc làm ở các thị trường lao động
Trang 24đô thị đang được mở rộng [75, tr.156] Việc áp dụng chính sách khoán hộ trong sản xuất nông nghiệp (1988), người nông dân không phải gắn chặt với đất đai nữa, ở nông thôn xuất hiện hiện tượng: người nông dân có ít đất, sản xuất nông nghiệp không có lời đã bán đất cho những hộ có tiền, có kinh nghiệm tích tụ đất để sản xuất hàng hóa Hiện tượng này dẫn đến một bộ phận nông dân không đất đã có tác động thúc đẩy quá trình di dân sinh động, thông qua nhiều phương thức khác nhau [34, tr.75] Mặt khác, sản xuất nông nghiệp ngày càng được thương mại và cơ giới hóa, lao động sống được thay thế bằng vốn đầu tư đã có một tác động rất lớn trong việc giải phóng lực lượng lao động nông thôn, thúc đẩy họ rời làng quê [02, tr.28], [03, tr.17] Bên cạnh đó, không phân biệt tình trạng cư trú, người dân không còn lệ thuộc vào sự trợ cấp và phân phối của nhà nước Hệ thống đăng ký nhân khẩu mặc dù tiếp tục tồn tại song không còn là điều kiện quy định việc ăn ở và sinh hoạt của người dân, nhất là khu vực thành thị; do tình trạng thừa lao động so với nhu cầu, và do sự chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, người dân phải tìm đến những nơi mà họ cho là có điều kiện và cơ hội kinh tế tốt hơn, mà thông thường đó là những trung tâm đô thị lớn Với lý do đó, di dân hướng tới đô thị là một quy luật tất yếu [02, tr.29], [03, tr.24] Đây được coi là “một chiến lược sinh kế cho đại đa số gia đình ở nông thôn” [04, tr.135]
Việc di cư không mang tính cá nhân, mà phụ thuộc vào mạng lưới xã hội, mà đặc biệt là vai trò của mạng lưới xã hội “không chính thức” [54, tr.431] Mạng lưới
xã hội góp phần làm giảm bớt chi phí di cư, tìm kiếm việc làm cũng như thúc đẩy
sự hội nhập của người di cư tại địa bàn nơi đến cũng như nó có thể làm giảm bớt những rủi ro, bất trắc trong công việc làm hằng ngày tại nơi ở mới Những việc làm
có thu nhập cao và ổn định chỉ có thể đạt được bằng sự quen biết, bảo lãnh của người thân có mối quan hệ xã hội rộng rãi [03, tr.23] Nhìn chung, nữ giới phụ thuộc vào mạng lưới di cư nhiều hơn nam giới [03, tr.24] Một số nghiên cứu cũng cho rằng mạng lưới xã hội có liên hệ mật thiết với các khái niệm khác như vốn con người và “vốn xã hội” [44, tr.45-54], [99, tr.42-51] Vốn xã hội giúp người di dân hòa nhập nhanh với môi trường mới
Trong các nghiên cứu về đặc điểm di dân, các tác giả đều đưa ra các kết luận khá giống nhau Xu hướng xuất cư, trong đó chủ yếu là xuất cư ngoài tỉnh đến các vùng đô thị ngày càng tăng; xuất cư kinh tế thường là xuất cư ngoài tỉnh và đến các
Trang 25vùng đô thị, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trẻ, nam giới, độc thân, có học vấn tương đối cao, làm nghề nông, trong những gia đình ít ruộng đất và đông con; diện tích đất canh tác trung bình trên nhân khẩu thấp có khuynh hướng xuất cư cao hơn [72, tr.276] Người di cư có độ tuổi trẻ, dân số nữ giới di cư chiếm khoảng một nửa
và liên tục tăng [78, tr.350-351], [91, tr.23-24]; hầu hết người di cư không có nhà và phải đi thuê và đăng ký tạm trú; người di cư đến TP.HCM và Tây Nguyên không thuộc vùng nào nổi trội; nhân tố thúc đẩy di cư là kinh tế, tìm kiếm việc làm; người
di cư gặp bất lợi về chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội [89, tr.103] Di cư như là một chiến lược sống của hộ gia đình nông thôn, trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp
và phần lớn thành viên di cư, do hạn chế về nguồn lực (vốn xã hội, vốn con người, vốn vật chất và tài chính,…) chỉ có cơ hội tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức tại đô thị [58, tr.86]
1.1.2 Vai trò và hệ quả của di dân
Hầu hết các nghiên cứu về di dân ở Việt Nam đều phân tích vai trò của di dân đối với cả nơi xuất cư và nhập cư Đối với nơi xuất cư, di cư góp một phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, tạo vốn để phát triển kinh
tế hộ gia đình ở nông thôn [01, tr.15-19] Với tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn (khoảng 20%) và tỉ lệ thất nghiệp đô thị khoảng 5%, trong khi các khu công nghiệp lại xảy ra tình trạng thiếu lao động, thì di dân từ nông thôn ra thành thị đến các khu công nghiệp là giải pháp giải quyết tình trạng mất cân đối này, giúp thanh niên kiếm được việc làm và thu nhập cao hơn [56, tr.61-71] Có thể thấy, việc di cư đã giúp phần lớn những người di cư tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt hơn Các khoản tiền
mà họ chuyển về cho gia đình, người thân là một trong những lợi ích trực tiếp và quan trọng nhất Báo cáo phát triển con người của UNFPA năm 2009 đã ước tính, tổng số tiền mà người Việt Nam di cư trong nước và quốc tế gửi về trong năm 2007
là 5,5 tỉ USD [71] Bên cạnh những đóng góp kinh tế cho nơi xuất cư, người di cư đóng góp kinh tế cho sự phát triển của đô thị như việc chi tiêu của họ ở đô thị, cung ứng nhu cầu dịch vụ việc làm, cung ứng nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp nông thôn thông qua tái sử dụng từ đô thị… [61, tr.18-19] Nhìn chung, di cư đã và đang trở thành sự lựa chọn của người dân nhằm cải thiện kế sinh nhai và tạo cơ hội làm ăn cho mình và nó trở thành một cấu thành không thể thiếu được của quá trình phát triển qua lại giữa vùng miền và lãnh thổ Di cư là một yếu tố không thể thiếu
Trang 26để phát triển kinh tế bởi di cư sẽ giúp phân bổ lại nguồn lực lao động từ những nơi thừa lao động sang những nơi cần lao động [91, tr.59]
Bên cạnh những lợi ích kinh tế là sự thay đổi trong ý thức, lối sống của người dân nông thôn, thiết lập các bậc thang giá trị mới trong lối sống, ý thức làm giàu cũng như nhận thức và thái độ đối với vấn đề sinh đẻ - kế hoạch hóa gia đình Những làng quê có nhiều người đi làm ăn và thoát ly ra thành phố có sự chuyển biến với những sắc màu mới trong cuộc sống [01, tr.15-19] Ngoài việc đóng góp về mặt kinh tế cho các thành phố, di dân còn đảm nhận hầu hết các công việc ở khu vực phi chính thức ở các đô thị, những công việc mà cư dân sở tại không làm Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, xe ôm, bán hàng rong, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai, đánh giày, mại dâm [94, tr.157-164] Như vậy, người di cư đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội không những tại địa phương nơi xuất cư mà còn tại các đô thị, nơi nhập cư
Bên cạnh những đóng góp kinh tế - xã hội của di cư đối với nơi đi và nơi đến, hiện tượng di cư cũng dẫn đến những hệ quả mà nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh Mặc dù di cư mang lại nhiều lợi ích, song cái giá phải trả cho việc di
cư - chi phí tiền mặt cũng như hiện tượng stress, sự bất trắc và đôi khi các mối hiểm họa trong mỗi chuyến đi - có thể rất cao Việc người dân từ nông thôn di cư đến đô thị đã tạo ra những áp lực về cơ sở hạ tầng hiện nay ở các thành phố và các dịch vụ
xã hội như nhà ở, khám chữa bệnh, hệ thống điện, nước và vệ sinh [71] Thách thức nổi bật là quy mô dân số quá lớn, ngày càng tăng nhanh và dân nhập cư tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây làm nảy sinh rất nhiều vấn đề đối với sự phát triển của thành phố [96, tr.39-42] Nếu như trước đây di cư có chọn lọc thì ngày nay di
cư dễ dàng hơn nên lao động phổ thông ngày càng nhiều Với một lượng dân nhập
cư có trình độ thấp, nguy cơ thất nghiệp cao cũng như dễ dàng nảy sinh các tệ nạn cho thành phố ở hiện tại cũng như trong tương lai [96, tr.39-42]
Bên cạnh đó, người di cư cũng rất dễ bị tổn thương Đối với người di cư nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, di cư đầy rủi ro và phải trả giá cao Thông thường, người di cư sinh sống trong điều kiện thiếu vệ sinh và không an toàn, họ cũng không đủ tiêu chuẩn để được hưởng các chương trình hỗ trợ giảm nghèo dành
Trang 27cho người dân sở tại, còn chủ sử dụng lao động lại thường không tuân thủ những điều luật bảo vệ quyền và nhu cầu của người di cư [04, tr 135] Nhìn chung, vấn đề tiếp cận dịch vụ y tế, xã hội của người di cư còn thiếu thốn; họ dễ bị các tệ nạn xã hội tại đô thị; thiếu các khả năng và điều kiện ổn định cuộc sống tại đô thị…[17, tr.107], [04, tr.136], [123, tr.203]
1.1.3 Những thách thức và chính sách cho di dân
Dẫu biết rằng, di dân nông thôn - đô thị có thể để lại nhiều hệ quả cho nơi đến, song hiện tượng di cư là yếu tố khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là quyền của con người Vì vậy, nhiều nghiên cứu về di dân của các tác giả đã khuyến nghị các giải pháp về các chính sách an sinh xã hội cho người nhập cư “Di dân là sinh kế của đa số người nhập cư nhưng bảo trợ xã hội lại chưa đến được với họ hoặc chưa được tiếp cận một cách rõ ràng” [45, tr.45-54] Những dịch vụ cơ bản mà người nhập cư cần thiết phải được tiếp cận bao gồm những vấn
đề điều kiện nhà ở, sử dụng điện nước, lao động - việc làm, mức lương và thu nhập, học hành, sinh hoạt văn hóa thể thao, tiếp cận với các chương trình xóa đói giảm nghèo, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu [104, tr.14-24] Tuy nhiên, người nhập cư rất khó khăn để tiếp cận, đa phần người nhập cư không có khả năng mua được nhà để ở Trong những năm qua, nhà ở của những người nhập cư vào đô thị và khu công nghiệp luôn ở trong tình trạng thả nổi, không có đơn vị chỉ đạo, quản lý Người nhập cư rơi vào tình trạng thuê nhà không đủ điều kiện sống tối thiểu, dẫn đến hậu quả người nhập cư dễ mắc phải tệ nạn xã hội, hoặc dễ bị tổn thương [48, tr.279] Đảm bảo tiếp cận công bằng các dịch vụ có chất lượng về chăm sóc y tế, giáo dục
và các dịch vụ xã hội khác cho người di cư cũng là một thách thức Hệ thống đăng
ký hộ khẩu hiện nay là rào cản đối với người di cư trong việc tiếp cận các dịch vụ
và thông tin mà người dân sở tại được hưởng Bên cạnh đó, sự kỳ thị xã hội gắn liền với người di cư khiến người dân sở tại có thể nhìn nhận họ một cách không tin cậy
và thoải mái Rủi ro lớn nhất đối với phụ nữ di cư là bị lạm dụng tình dục và bạo lực, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục [71] Cùng với đó, do yêu cầu của một số ngành công nghiệp chỉ ưu tiên lao động nữ hoặc lao động nam, đã dẫn đến hiện tượng tập trung lao động cùng giới khá phổ biến Việc
đó, có thể tạo ra sự mất cân bằng giới và liên quan đến các vấn đề hôn nhân, sức khỏe tâm lý [56, tr.61-71]
Trang 28Việc di dân từ những vùng nông thôn lên thành thị là một thực tế cần được chấp nhận Không riêng Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia, người nghèo có quyền được sống ở đô thị và không ai có thể buộc họ quay về nơi họ đã ra đi Di dân làm cho thành phố tập trung nhiều người nghèo hơn, nhưng nó cũng là nơi biểu hiện niềm hy vọng của người dân muốn thoát khỏi đói nghèo Theo ông Ian Howie, trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam: thay vì hạn chế việc di cư hoặc chối bỏ sự có mặt của người nông thôn ở thành phố, các quốc gia nên coi đây là một cơ hội để phát triển, và như vậy, rất cần một một chính quyền thành phố mạnh [49] Di cư là đặc trưng của mọi xã hội trong các thời kỳ, và trong hầu hết các trường hợp di cư là
để tồn tại và giảm nghèo, vì vậy việc hoạch định chính sách di cư cần trả lời cho câu hỏi “liệu sự kiểm soát di cư có phải là biện pháp tốt nhất không?” [60, tr.21]
Nhiều tác giả trong các công trình nhiên cứu về quá trình di dân đều thống nhất quan điểm chung về chính sách di dân: các chính sách nhằm hạn chế di cư dường như là không có kết quả trong hoàn cảnh phát triển của Việt Nam; các chính sách đó còn có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo; cần xây dựng các chính sách hiệu quả hơn vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, vừa
có khả năng khắc phục được các vấn nạn đồng hành với di cư Và như vậy, chính sách về di cư phải là chính sách tổng thể, ở cả các vùng nông thôn - nơi xuất cư và
cả khu vực đô thị - nơi nhập cư
1.2 Tổng quan nghiên cứu về di dân trẻ, sinh viên nhập cƣ
1.2.1 Thanh niên và các khuôn mẫu di dân trẻ tại các quốc gia Châu Á
Trong vài thập kỷ qua, Châu Á đã trải qua sự biến đổi kinh tế - xã hội mạnh
mẽ, cùng với đó là thời kỳ quá độ dân số với tỉ lệ dân số trẻ tương đối cao [128] Tuy nhiên, tỉ lệ dân số trẻ không được phân bố đồng đều mà tập trung nhiều ở các nước đang phát triển Thế hệ trẻ hiện nay ở các nước Châu Á đang trải qua thời kỳ quá độ từ truyền thống sang hiện đại, quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra cho họ cơ hội học tập, sống độc lập [126, tr.74] So với các thế hệ trước, thanh niên hiện nay
di động hơn và có xu hướng di chuyển đến các thành phố để tìm cơ hội cho cuộc sống tốt hơn [133]
Quá trình biến đổi kinh tế - xã hội ở Châu Á đã làm xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng, trong đó lực lượng thanh niên tham gia nhiều vào dòng di chuyển này khiến độ tuổi của người di dân ngày càng trẻ [128], [133] Di
Trang 29dân trẻ đang chiếm ưu thế tại một số quốc gia trong vòng mấy thập kỷ qua như Bangladesh, Indonesia, khiến tỉ lệ dân số trẻ tại khu vực đô thị cao hơn ở khu vực nông thôn như ở Thái Lan hay Việt Nam (TP.HCM) [133], [27, tr.25-40], [28, tr.29-44] Tại khu vực ASEAN, không có nước nào không có lao động di cư, đặc biệt là
di cư trẻ Theo ước tính, có khoảng 14 triệu lao động di cư từ những quốc gia thành viên ASEAN đi lao động ở các nước khác trên khắp thế giới, trong số này có khoảng 5,3 triệu lao động di chuyển trong nội khối [11, tr.105-106)] Sự tập trung
số lượng đáng kể thanh niên tại đô thị đã gây nên một số áp lực về giáo dục và việc làm Áp lực cuộc sống tại đô thị đã tác động đến nhóm di dân này, bắt buộc bằng mọi giá họ phải tìm kiếm được việc làm, cho dù công việc đó có mức thu nhập thấp
và điều kiện làm việc không an toàn trong khu vực không chính thức [133]
1.2.2 Nghiên cứu thanh niên và di dân trẻ ở Việt Nam
Trong các nghiên cứu về di dân nội địa ở Việt Nam đã nêu trong các phần trên, các kết quả đều cho thấy người di cư chiếm tỉ lệ cao ở độ tuổi trẻ (15 - 29), trong số đó có một số đối tượng đặc thù, trình độ cao là sinh viên đến thành phố lớn học tập hoặc đã tốt nghiệp nhưng ở lại thành phố làm việc Mặt khác, lực lượng dân
số trẻ đã được nhiều nhà hoạch định chính sách, quản lý xã hội và các nhà nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng đặc biệt của họ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bất cứ quốc gia nào, trong thời đại nào Chính vì những nguyên nhân nêu trên, ở Việt Nam đã có nhiều cuộc điều tra, công trình nghiên cứu về đối tượng vị thành niên, thanh niên ở các góc độ: dân số, kinh tế, tâm lý, văn hóa và xã hội học… Các chủ đề nghiên cứu bao gồm: sức khỏe, giáo dục, định hướng nghề nghiệp, việc làm;
đời sống xã hội, nhu cầu vui chơi giải trí; quan điểm, giá trị…
Năm 2003, điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần
1, gọi tắt theo tiếng Anh là SAVY1 (Survey Assessment of Vietnamese Youth) do
Bộ Y tế, TCTK, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp thực hiện Gần 7.600 thanh thiếu niên tuổi từ 14 - 25 tại 42 tỉnh/thành trên cả nước tham gia vào cuộc điều tra này, bao gồm các thanh thiếu niên nam, nữ, độc thân hoặc đã có gia đình, thành thị và nông thôn, dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số Các kết quả nghiên cứu chính cho thấy tỉ lệ đi học cao, phần lớn (96,2%) các thanh thiếu niên tham gia cuộc điều tra đã hoàn thành trung học cơ
sở Tuy nhiên những người từ các gia đình nghèo và nhóm dân tộc thiểu số đang
Trang 30phải đối mặt với nhiều thách thức vì nghèo đói đang tạo ra rào cản cho họ tiếp cận với giáo dục và việc làm Tỉ lệ nghỉ học và mức độ mù chữ cao ở vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực vùng sâu vùng xa nơi tập trung đa số người dân tộc thiểu số, đang làm cho tỉ lệ thanh niên không được đào tạo nghề cao Phần lớn thanh niên khu vực nông thôn đang làm những công việc lao động phổ thông với đồng lương thấp trong lĩnh vực nông nghiệp Quan điểm “có việc làm” được xem là ưu tiên hàng đầu và là ước vọng chính cho tương lai của thanh niên Thanh thiếu niên Việt Nam thể hiện một sự gắn bó chặt chẽ với gia đình, họ đánh giá cao và tôn trọng gia đình Vấn đề chăm sóc sức khỏe, mặc dù nhận được thông tin tương đối tốt, nhưng kiến thức của họ về lĩnh vực này vẫn còn hạn chế Tình dục trước hôn nhân vẫn được xem là không đứng đắn, nhóm bạn chơi thân chủ yếu là cùng giới và rất ít người chấp nhận vấn đề tình dục đồng giới Nói chung, kết quả điều tra SAVY 2003 cho thấy một bức tranh tích cực về thanh thiếu niên Việt Nam: năng động, chăm chỉ, có nhiều hoài bão và tự tin Tuy nhiên, khoảng 20% thanh thiếu niên có đôi lúc cảm thấy thất vọng và không tin tưởng vào tương lai Thanh thiếu niên dân tộc thiểu
số, nhất là nhóm nữ ít lạc quan hơn thanh thiếu niên dân tộc Kinh [87]
Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY2) tiến hành năm 2009 cung cấp cái nhìn tương đối toàn diện về thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 14 - 25 sống trong các hộ gia đình trên 2/3 lãnh thổ Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau: giáo dục, lao động, việc làm, tình dục và sức khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần, tai nạn, thương tích và bệnh tật, hành vi, ước muốn, hoài bão SAVY2 được tiến hành với 10.044 vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14 -
25 tại 63 tỉnh/thành phố Số liệu trong điều tra SAVY2 được sử dụng để phân tích một
số chỉ số về giáo dục đào tạo, lao động việc làm cùng như chăm sóc sức khỏe của thanh niên Tuy nhiên, số liệu từ điều tra này chỉ cho phép phân tích cho thanh niên thuộc 2 nhóm tuổi 16 - 19 và 20 - 24 do giới hạn về tuổi trong mẫu điều tra [76]
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, giữa kỳ năm 2014 của Việt Nam được thực hiện 5 năm một lần Mục đích của cuộc điều tra là thu thập số liệu cơ bản
về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam và những người Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập ở nước ngoài trong thời hạn quy định Với quy mô mẫu trung bình là 15% tổng số dân của cả nước, điều tra này cung cấp số liệu về các xu hướng nhân khẩu học quan trọng trong thanh niên, thực
Trang 31trạng giáo dục và đào tạo, thực trạng đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật cũng như một số thông tin về lao động và việc làm Số liệu từ điều tra này cho phép phân tích cho toàn bộ thanh niên lứa tuổi 16 - 30 cũng như phân tích trong 3 nhóm nhỏ
16 - 19, 20 - 24 và 25 - 30 tuổi [79], [91]
Điều tra Lao động việc làm năm 2015 của TCTK với mục đích thu thập các thông tin cơ bản về thị trường lao động có tính kế thừa và so sánh với số liệu các cuộc điều tra lao động việc làm hàng năm trước đây của TCTK, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, phục vụ việc đánh giá sự biến động của thị trường lao động giữa các quý trong năm và phản ánh ảnh hưởng của tình hình kinh tế lên thị trường lao động nước ta Các thông tin tổng hợp đại diện cho cả nước, khu vực thành thị và nông thôn, 6 vùng kinh tế - xã hội, Hà Nội và TP.HCM sau mỗi quý điều tra và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với cả năm điều tra Cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về các hoạt động chính liên quan đến thị trường lao động đối với những người từ 15 tuổi trở lên [86]
Đầu năm 2013, TCTK và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) bắt đầu thực hiện điều tra quốc gia về chuyển tiếp từ trường học tới việc làm (school-to-work transition survey) nhằm làm rõ quãng thời gian từ khi thanh niên rời trường học, cho đến khi họ có được công việc ổn định hoặc công việc đầu tiên thấy hài lòng Kết quả ban đầu cho thấy, phần lớn thanh niên Việt Nam (khoảng 59%) đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp sang thị trường lao động với tỉ lệ nam nhiều hơn nữ Khoảng 23% vẫn đang đi học và số còn lại đang trong quá trình chuyển tiếp Trong
số thanh niên đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp, một nửa tìm được việc làm ổn định, nửa còn lại đang làm những việc tạm thời Có rất ít người sau khi rời trường học tìm được công việc ổn định khiến họ hài lòng Đa phần khi ra trường, thanh niên phải trải qua những công việc tạm thời mà không hài lòng hoặc làm việc không lương cho gia đình trước khi có thể tìm được việc làm tốt hơn Kết quả điều tra cũng cho thấy, chất lượng việc làm cho thanh niên tuổi từ 15 - 29 chưa cao, phần lớn đang phải làm những công việc năng suất thấp Cứ 10 người thì có 8 người làm những công việc không chính thức và một nửa trong số họ có việc làm không thường xuyên (việc tự làm hoặc hợp đồng tạm thời) [88]
Tình trạng thanh niên có trình độ đào tạo cao hơn so với yêu cầu công việc cũng rất phổ biến Cứ 10 thanh niên 15 - 20 tuổi lại có 3 người có trình độ cao hơn
Trang 32yêu cầu của công việc, khiến thu nhập thấp hơn mức đáng lẽ họ có thể được hưởng
và họ không thể tận dụng toàn bộ tiềm năng năng suất lao động của mình Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki cho rằng, thanh niên Việt Nam cần được hỗ trợ để
có một quá trình chuyển tiếp sang thị trường lao động thuận lợi hơn Điều này sẽ giúp đất nước giải phóng tối đa tiềm năng của thanh niên “Việt Nam đang có một nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng cũng sẽ sớm qua thời đỉnh cao của họ Nếu không tận dụng được cơ hội, Việt Nam sẽ phải chịu những tổn thất về dài hạn”, ông Gyorgy Sziraczki nói [51]
Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam được thực hiện bởi Bộ Nội vụ và UNFPA tháng 6 năm 2015 Đây là báo cáo lần thứ nhất, khẳng định tiềm năng và vai trò to lớn của lực lượng thanh niên trong tiến trình xây dựng, phát triển và hội nhập của đất nước Nội dung báo cáo nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng các chính sách về giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe đối với thanh niên, sự tham gia của thanh niên trong quá trình xây dựng, thực thi các chính sách, lấy đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển thanh niên tại Việt Nam hiện nay Báo cáo cũng cho thấy, hiện nay thanh niên, thiếu niên tuổi từ 10-29 chiếm khoảng 33% tổng dân số Việt Nam, đây là con số lớn nhất từ trước tới nay Cơ cấu dân số vàng tạo ra cơ hội và tiềm năng to lớn cho Việt Nam trong tiến trình xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho đất nước [17]
Các nghiên cứu về thanh niên Việt Nam của một số tác giả thường quan tâm đến khía cạnh vui chơi giải trí của thanh niên Các nghiên cứu cho rằng, hiện nay có những vấn đề khó khăn, bất cập trong viêc đáp ứng nhu cầu giải trí của thanh niên Đầu những năm 2000, nghe nhạc, xem băng hình, ca nhạc, thể thao, phim truyện, hát karaoke, chơi điện tử, đọc sách báo, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật công cộng, tham gia sinh nhật, hoạt động đường phố… được giới thanh niên (20 - 30 tuổi) lựa chọn trong lúc rảnh rỗi [18, tr.69-70] Ở góc nhìn khác, lứa tuổi thanh thiếu niên có sở thích tham gia các hoạt động đường phố, cộng đồng với nhiều nội dung và những cách “thư giãn” khó kiểm soát, có tính “ngầm” (ví dụ như hoạt động băng hội, tụ tập nhậu nhẹt, cờ bạc ), từ đó rất dễ phát sinh và dung dưỡng tệ nạn xã hội [110, tr.61] Đến những năm 2010, hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi của thanh thiếu niên có những biến đổi, chủ yếu liên quan đến sự bùng
Trang 33nổ của internet Giới trẻ đã “tự cô lập mình với thực tế cuộc sống” và đắm chìm vào những cuộc trò chuyện, tán gẫu trên các trang mạng xã hội trong thế giới ảo [101, tr.124]; họ cũng thích những trải nghiệm sống động, hấp dẫn từ các trò chơi trực tuyến khi có đến 63,7% từ 15 - 30 tuổi thường xuyên sử dụng game bạo lực khi truy cập internet [36, tr.184] Đối với thanh niên nhập cư vào đô thị ở các khu công nghiệp, hình thức giải trí của họ hết sức hạn chế, hầu hết chọn các hình thức giải trí chi phí thấp như xem truyền hình, đọc báo, nghe nhạc và phần đông trong số họ chưa bao giờ xem phim ở rạp hay xem biểu diễn ca nhạc [126, tr.244-245]
Một số nghiên cứu tập trung vào sức khỏe của thanh niên nhập cư tại thành phố Hành vi của thanh niên nhập cư như có nhiều bạn tình nhưng không tiếp cận đầy đủ các thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản và điều này có thể dẫn đến nguy
cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục và HIV/AIDS [12, tr.79] Nhóm vị thành niên nhập cư tại đô thị đang đối mặt nhiều thách thức so với nhóm thanh niên khác: học vấn thấp, nghèo đói và cô đơn, xa gia đình đang là những thách thức mà những người nhập cư gặp phải khi họ đặt chân đến thành phố [126, tr.257-258] Thực vậy,
số lượng thanh niên mại dâm tương đối cao và rủi ro lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng ở các thành phố lớn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [12, tr.79] Hiện đại hóa tại các đô thị góp phần đến hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh niên, “ai chịu ảnh hưởng của hiện đại hóa nhiều hơn sẽ có sác xuất có tình dục trước hôn nhân cao hơn” [57, tr.22] Kết quả nghiên cứu gợi ra rằng tác động của hiện đại hóa phức tạp
và đa chiều Hiện đại hóa không đơn giản chỉ làm gia tăng khả năng có hoạt động tình dục trước hôn nhân, mà còn có những mặt tích cực khác trong việc kiểm soát hành vi tình dục của thanh niên Điều này gợi ra nhiều vấn đề cho các nghiên cứu tiếp theo và các hàm ý về chính sách đối với thanh niên [57, tr.23]
Ở khía cạnh việc làm của thanh niên, các nghiên cứu cho rằng tình trạng thiếu việc làm và chất lượng nguồn nhân lực là một thách thức của Việt Nam trong quá trình phát triển Lao động di chuyển trong độ tuổi thanh niên chiếm tỉ lệ cao, tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn nghiêm trọng hơn thanh niên thành thị [33, tr.51], [126, tr.246] Do có đến 52% thanh niên có nhu cầu làm việc tại các thành phố lớn, mong muốn trở về nông thôn chỉ chiếm 5.3% [33, tr.51] Các yếu tố tác động đến việc làm của thanh niên chủ yếu là: quy mô và tốc độ tăng
Trang 34trưởng dân số, các yếu tố kinh tế - văn hóa xã hội, trình độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ… [33, tr.65] Đối với di dân trẻ vào đô thị, phần lớn trong số
họ làm việc trong các khu vực phi chính thức (69,2%), chỉ khoảng 30,8% làm trong các khu vực chính thức nhưng với những công việc lao động giản đơn [126, tr.192] Thị trường lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, tuy nhiên mức độ tự tin của sinh viên khi bước vào môi trường việc làm còn rất thấp Chỉ khoảng 1,3% sinh viên tự tin đáp ứng được với những yêu cầu của nhà tuyển dụng, trong khi đó có tới 51,2% và 47,5% cho rằng cảm thấy kém tự tin và hoàn toàn không tự tin về bản thân [109, tr.63-64)
Bài toán sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả cũng là một vấn đề nan giải được các tác giả quan tâm ở những khía cạnh khác nhau “Chúng ta biết rằng nhân lực chất lượng cao thường có các tính cách như: (1) sáng tạo, biết đặt câu hỏi và nghi ngờ (2) tinh thần khởi nghiệp, dám chấp nhận rủi ro, khám phá và chinh phục các đỉnh cao, (3) ước muốn làm giàu hay thi thố tài năng đúng nghĩa; (4) được trang bị những kỹ năng tốt (thường là qua đào tạo); (5) có tinh thần và mong muốn học hỏi không ngừng Nhưng thực tế, môi trường hiện tại chưa khuyến khích được người tài
mà dường như tạo điều kiện cho kẻ “cơ hội”” [29] “Nói cách khác, phần “con” đang được dung dưỡng chứ không phải phần “người” Môi trường đang tạo cho hầu hết mọi người phải theo nguyên tắc “để tồn tại thì phải trang bị những gì cuộc sống cần”, nên hành động hợp lý của không ít người là tìm cách gầy dựng quan hệ bằng những mánh khóe hay tài lẻ của mình thay vì ra sức học tập, tìm tòi sáng tạo để nâng cao năng lực cũng như trình độ” [29] Một trong những bất cập cơ bản hiện nay liên quan đến nguồn nhân lực ở Việt Nam là tương quan giữa cơ cấu đào tạo và
cơ cấu việc làm Đến ngày 1/7/2014, có trên 22 triệu người không có chuyên môn
kỹ thuật, hoặc có nhưng không có chứng chỉ bằng cấp, đang làm những nghề đòi hỏi có chuyên môn kỹ thuật; có gần 94.000 người thuộc nhóm “nhà lãnh đạo” nhưng không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật; trái lại, có 750.000 người có trình độ ĐH và trên ĐH đang làm các nghề có yêu cầu chuyên môn kỹ thuật thấp hơn, đặc biệt có gần 90.000 người trong số đó chỉ làm công việc lao động giản đơn [46, tr.69) Theo các chuyên gia, hiện nay Việt Nam đang trong gia đoạn
cơ cấu “dân số vàng”, đây là một cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nếu
Trang 35như có chính sách phù hợp về lao động, việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực “Khi cơ hội “dân số vàng” bị bỏ lỡ, những hệ lụy xã hội như thất nghiệp,
tệ nạn và mất ổn định xã hội sẽ diễn ra khiến cho đất nước suy kiệt” [08, tr.5]
Những nghiên cứu về di dân và di dân trẻ cho thấy TP.HCM là nơi thu hút phần lớn người nhập cư từ nông thôn, đặc biệt là thanh niên Các lý do di dân trẻ vào TP.HCM được lý giải bằng khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị như địa lý, nhân khẩu, kinh tế - xã hội và văn hóa “Sự tập trung của hoạt động đầu tư, bao gồm cả trong nước và nước ngoài tại các khu đô thị đã dẫn tới sự phát triển kinh
tế nhanh chóng và có tác động đáng kể tới cấu trúc lao động ở khu vực đô thị, nhiều
cơ hội và việc làm được tạo ra” đã thúc đẩy di dân trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập [126, tr.290] Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô khác như hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội khác; cơ sở hạ tầng thuận lợi cũng đã tác động đến dòng di dân nông thôn - đô thị Động cơ kinh tế vẫn là chủ đạo đối với những di dân trẻ vào TP.HCM và trước khi đến họ đã dựa vào các mạng lưới xã hội
là người thân, bạn bè tại thành phố để tìm kiếm việc làm [126, tr.291]
1.2.3 Nghiên cứu sinh viên nhập cư và nơi làm việc sau tốt nghiệp
Ở các đô thị lớn thường tập trung các trường ĐH, cao đẳng (CĐ) với nhiều ngành nghề đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ hoặc các vùng khác Tại các trường này, ngoài sinh viên là người sở tại, đã thu hút khá đông sinh viên các tỉnh khác đến học tập Sinh viên nhập cư vào các thành phố học tập phải đối mặt với các vấn đề như: nhà trọ, quan hệ bạn bè, nhu cầu vui chơi giải trí Tuy nhiên, đối với sinh viên nhập cư tốt nghiệp, mối quan tâm hàng đầu là việc làm và nơi làm việc
Trần Văn Mẫn, Trần Kim Dung đã thực hiện phát triển và kiểm định thang
đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp tại TP.HCM Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình phương trình cấu trúc và dựa trên mẫu khảo sát với 360 sinh viên ngành quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp, kết quả cho thấy, thang đo gồm có tám thành phần: việc làm; thông tin và thủ tục thoáng; tình cảm quê hương; chính sách ưu đãi; vị trí và môi trường; con người; điều kiện giải trí; chi phí sinh hoạt rẻ với 21 biến quan sát đã được khẳng định giá trị và độ tin cậy Những thành phần liên quan đến công việc được đánh giá quan trọng hơn các thành phần liên quan đến cuộc sống “Dù sinh viên thành thị có kết quả học tập cao hơn, có thu nhập trung bình trong gia đình cao hơn, và ít đi làm
Trang 36thêm hơn, nhưng các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đều quan tâm đến thành phần việc làm hơn các thành phần liên quan đến cuộc sống trong quyết định chọn nơi làm việc Có thể do mức sống chung trong xã hội còn thấp, môi trường cạnh tranh khốc liệt, hoài bão tuổi trẻ mong muốn được thể hiện năng lực của mình đã thúc đẩy sinh viên quan tâm đến thành phần việc làm nhiều nhất trong quyết định chọn nơi làm việc Tình cảm gắn kết với quê hương của sinh viên từ các vùng nông thôn không cao hơn so với sinh viên thành thị” [60, tr.47-49]
Cũng như các kết quả trong nghiên cứu về di dân, các nhân tố tác động đến việc về quê hay ở lại thành phố làm việc, sinh sống cũng xuất phát từ “lực hút” -
“lực đẩy” khi sinh viên cân nhắc các lợi ích tối ưu dựa trên các năng lực mà mình
có được Nguyễn Thị Diệu Thuần trong một nghiên cứu về những nhân tố tác động đến sinh viên học tập tại TP.HCM không trở về Pleiku cho rằng: “Hầu hết sinh viên
ở lại vì họ có cơ hội phát triển bản thân, cơ hội thăng tiến, cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và được hưởng những phúc lợi xã hội cũng như về dịch vụ cao hơn” [103, tr 75-76], đây chính là lực hút của TP.HCM Bên cạnh đó, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không muốn trở về Pleiku vì ở đây chưa có các chính sách thu hút nguồn nhân lực một cách hiệu quả, “cũng có nhiều sinh viên muốn trở về nhưng không sử dụng và phát huy được ngành nghề mình đã học”, đây là trở ngại
và là lực đẩy khiến nhiều sinh viên không muốn trở về quê làm việc [103, tr.78]
Thực tế xin được việc làm tại quê nhà, đặc biệt là vào các cơ quan nhà nước
là rất khó, “sinh viên về quê, muốn có việc làm phải phụ thuộc rất nhiều về mối quan hệ xã hội của gia đình cũng như của cá nhân” [103, tr.78] Cùng chung quan điểm về mạng lưới xã hội tác động đến hành vi tìm kiếm việc làm của sinh viên, trong một nghiên cứu của Lê Ngọc Hùng và cộng sự với 229 sinh viên tốt nghiệp một số trường ĐH tại Hà Nội cho thấy có nhiều kiểu tìm kiếm việc làm của sinh viên, trong đó phần lớn sinh viên tốt nghiệp tiếp xúc với người tuyển dụng nhờ thông qua các đầu mối là những người quen biết của gia đình “Để tìm việc làm sau khi ra trường, phần lớn sinh viên đặt niềm tin hy vọng vào các quan hệ gia đình (61,4%), quan hệ họ hàng (13,9%), người quen biết của gia đình (11,7%), bạn bè (5,4%), trung tâm giới thiệu việc làm (4%), người yêu và gia đình người yêu (3,5%)” [43, tr.72]
Trang 37Hiện tượng sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp tại đô thị hoặc làm trái ngành nghề không phải là hiếm, thậm chí với cả thủ khoa Tuy nhiên, trong số những sinh viên nhập cư, vẫn có tỉ lệ cao mong muốn ở lại thành phố Kết quả nghiên cứu của
Lê Ngọc Hùng và cộng sự cho thấy có đến 44% sinh viên học tập tại Hà Nội có dự định tiếp tục làm việc tại Hà Nội sau khi tốt nghiệp [43, tr.70] “Tại các nước đang phát triển, nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nên ngân sách nhà nước thường chi một phần rất lớn cho giáo dục Điều này đã tạo ra cơ hội cho nhiều người lao động được hưởng dịch vụ đào tạo giá rẻ dẫn đến bùng nổ nhu cầu học tập, đặc biệt là học ĐH để mong có được một chỗ làm việc trong khu vực “thành thị chính thức” Kết quả là nguồn cung lao động trình độ ĐH trong khu vực “thành thị chính thức” luôn có xu hướng vượt nhu cầu Trong điều kiện đó, người tốt nghiệp ĐH dần dà phải đảm đương các công việc của những người tốt nghiệp trung học, thậm chí là các công việc của những người lao động phổ thông… gây áp lực thất nghiệp cho các đô thị [94, tr.161] Để khắc phục tình trạng này, hệ thống đào tạo quốc dân cần phải có sự điều chỉnh theo hướng xác định rõ mục tiêu đào tạo nghề nghiệp có hai loại: đào tạo chuyên gia và đào tạo người lao động Đối với mục tiêu thứ nhất, cần phải tập trung phát triển theo hướng “đào tạo tinh hoa”, đào tạo có chọn lọc nhưng yêu cầu rất cao Còn lại là “đào tạo đại chúng” với mục đích cung ứng lao động thông thường cho xã hội Đối với đào tạo này cần cân nhắc
tỉ lệ giữa đào tạo ĐH và đào tạo nghề theo nguyên tắc: “trả công việc về đúng trình
độ của người lao động” [94, tr.163-164]
1.3 Đánh giá tổng quan nghiên cứu
1.3.1 Đánh giá các nghiên cứu về di dân nội địa
Các nghiên cứu về di dân được tiếp cận và phân tích dưới nhiều khía cạnh cho thấy cái nhìn liên ngành, đa chiều về hiện tượng di dân ở Việt Nam trong những thập niên gần đây Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh tổng thể về sự chuyển dịch của cơ cấu dân cư, xu hướng đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay
Trong cách lý giải các nhân tố tác động đến quá trình di cư, phần lớn các công trình nghiên cứu thực nghiệm đều tiếp cận dựa trên lý thuyết tân cổ điển về
“lực hút” - “lực đẩy”, đồng thời tập trung vào các nguyên nhân về kinh tế, văn hóa,
xã hội, mà chủ yếu là góc độ kinh tế Các nghiên cứu cũng chủ yếu phân tích hiện
Trang 38tượng di dân tự do nông thôn - thành thị để tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập ở các khu vực phi chính thức ngày càng mở rộng Trong các nghiên cứu về di dân đã hình thành một số khái niệm hoặc việc định nghĩa khái niệm sát hợp hơn với hiện trạng di dân ở Việt Nam trong giai đoạn này Do đó, xét về khía cạnh lý luận, các nghiên cứu về di dân ở Việt Nam trong những năm qua đã góp phần làm sáng rõ, cụ thể hóa các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu về di dân
Các nghiên cứu về di dân được tiếp cận và phân tích một cách hệ thống, đa chiều, song đều hướng tới việc làm rõ các vấn đề xã hội, các hiện tượng xã hội của quá trình di dân, từ đó tìm kiếm và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết hài hòa giữa mặt tích cực và tiêu cực của hiện tượng di dân, góp phần vào ổn định
và phát triển xã hội So sánh với các chủ đề khác, nghiên cứu về di dân được triển khai khá nhiều, trên diện rộng, do nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành Điều này càng khẳng định tính cần thiết của một hiện tượng xã hội khách quan, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định, phát triển của mỗi vùng, mỗi địa phương và cả nước
Từ kết quả mô tả, giải thích của các nghiên cứu cho thấy rõ hiện trạng di dân
ở Việt Nam nói chung, di dân vào TP.HCM nói riêng trong thời gian qua ở các mặt:
về nguyên nhân di cư; về đặc điểm và quy mô di cư; về vai trò của di cư đối với cả nơi đi và nơi đến; về hệ quả của di cư; về những thách thức mà di cư phải đối mặt như việc làm, thu nhập, nhà ở, đời sống, chăm sóc sứ khỏe, giáo dục, tệ nạn xã hội… Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu - xã hội khác nhau, chủ yếu theo giới tính và độ tuổi Từ thực trạng đó, các nghiên cứu đã khuyến nghị các giải pháp về các chính sách an sinh xã hội, hội nhập kinh tế - xã hội cho người nhập cư, chính sách điều tiết di cư… để một mặt quản lý
xã hội và ổn định phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác tạo sự bình đẳng, đảm bảo cuộc sống của người di cư
Về phương pháp nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về di dân ở Việt
Nam vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng trong thu thập thông tin Một vài nghiên cứu kết hợp các phương pháp định tính khác như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm hay quan sát Về phương pháp phân tích thông tin, chủ yếu sử dụng các phương pháp mô tả, phân tích, so sánh Một vài công trình đã sử dụng các phương pháp kiểm định phức tạp hơn để lý giải các vấn đề một cách đa dạng
Trang 391.3.2 Đánh giá các nghiên cứu về thanh niên, di dân trẻ
Thanh niên và các vấn đề về thanh niên luôn được quan tâm ở mọi khía cạnh,
từ chính trị đến kinh tế - xã hội, văn hóa Có rất nhiều cuộc điều tra, báo cáo của các
tổ chức về thanh niên Việt Nam nhằm tham mưu các chính sách cho thanh niên Đã
có hẳn một chuyên ngành trong xã hội học nghiên cứu về giới này, đó là xã hội học thanh niên Các trường ĐH, các diễn đàn sinh viên cũng quan tâm rất nhiều đến chủ
đề đời sống sinh viên nói chung, đời sống sinh viên ở trọ, đặc biệt là mối quan tâm
về việc làm sau khi tốt nghiệp
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thanh niên có một vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Tuy nhiên, liên quan đến thanh niên cũng còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của giới này như quan điểm và giá trị sống, các vấn
đề về giáo dục và việc làm, vui chơi giải trí và sức khỏe…
Về phương pháp nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về thanh niên sử dụng nhiều số liệu, tiến hành các khảo sát định lượng quy mô lớn, cho các dữ liệu
quan trọng và tin cậy
1.3.3 Đánh giá các nghiên cứu về sinh viên nhập cư
Hầu hết các nghiên cứu về sinh viên hay sinh viên nhập cư được ghép chung với nghiên cứu về giới trẻ, một số rất ít nghiên cứu thường là công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên hoặc luận văn tốt nghiệp ĐH
Tuy tiếp cận được một vài nghiên cứu riêng biệt quy mô nhỏ về nhóm khách thể đặc thù này, nhưng các đề tài này đã cho thấy một vài đặc điểm quan trọng của sinh viên nhập cư: các mối quan tâm khi tốt nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc, động cơ ở lại các thành phố lớn khi tốt nghiệp, tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề, làm những công việc mà mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thấp hơn so với bậc học của sinh viên tốt nghiệp…
Trang 40Tiểu kết chương 1
Tóm lại, chủ đề di dân nói chung, thanh niên và di dân trẻ vào các đô thị nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn; dữ liệu từ các cuộc điều tra quy
mô lớn là các thông tin đáng tin cậy để tham khảo sử dụng trong quá trình thực hiện luận án Qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy những vấn đề sau:
- Sự tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa dẫn đến sự tăng nhanh dòng nhập cư vào đô thị nhằm tìm kiếm việc làm ở các thị trường lao động đang ngày càng mở rộng Xu hướng di dân tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trẻ, dân
số nữ giới ngày càng tăng, đồng thời việc di cư không mang tính cá nhân mà phụ thuộc vào mạng lưới xã hội Đối với di cư học tập, các nghiên cứu cũng cho thấy tỉ
lệ khá cao sinh viên ngoại tỉnh tập trung vào các thành phố lớn học tập, sau khi tốt nghiệp đã ở lại với kỳ vọng có việc làm tốt, cơ hội phát triển trong tương lai mặc dù nguy cơ thất nghiệp, lại trái ngành nghề là rất cao
- Tỉ lệ trẻ hóa của lực lượng di cư ngày càng tăng vào các đô thị lớn đã củng
cố thêm tính cần thiết của nghiên cứu về di dân học tập tại TP.HCM Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến đầy đủ Sinh viên nhập cư đang học tập hoặc đã tốt nghiệp tại các thành phố lớn đang nằm ngoài các nhóm dân số mục tiêu của cuộc điều tra, nghiên cứu về di dân, thanh niên và di dân trẻ Việc sử dụng hộ gia đình làm đơn vị mẫu trong các cuộc điều tra, nghiên cứu đã bỏ qua sinh viên nhập cư sống trong các nhà trọ, ký túc xá hoặc những sinh viên nhập cư tốt nghiệp tiếp tục ở lại thành phố nhưng không khai báo tạm trú
- Trong các nghiên cứu di dân, để giải thích nhân tố tác động đến hiện tượng này, các lý thuyết được sử dụng phổ biến bao gồm lý thuyết về lực hút - lực đẩy, thuyết mạng lưới xã hội, các lý thuyết hành vi Như vậy, đối với hiện tượng tương đối đặc thù như sinh viên nhập cư, sau quá trình học tập và tốt nghiệp vẫn tiếp tục ở lại thành phố sinh sống, làm việc mà không quay trở về nơi xuất cư thì vận dụng cơ
sở lý luận nào để dẫn dắt quá trình nghiên cứu? Câu hỏi này sẽ được làm rõ tại chương 2 của luận án