Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ, cùng với đó là tỉ lệ lao động chân tay ngày một giảm, trong khi lao động trí tuệ thì được tăng lên nhanh theo từng ngày; các doanh nghiệp dần dần chuyển sang nguồn nhân lực chất lượng cao thay vì số lượng cũng như chất lượng của nguồn lao động giá rẻ Chính vì vậy, nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề ngày càng tăng lên Mỗi địa phương khác nhau cũng sẽ có những đặc thù khác nhau, từ những doanh nghiệp lớn cho tới các doanh nghiệp nhỏ Sinh viên mới ra trường là đối tượng khá trẻ tuổi, họ nhiệt huyết và nhiều năng lượng Vì vậy, sinh viên được coi là nguồn nhân lực quý giá, họ có sẵn kiến thức, tinh thần và trách nhiệm làm việc cao, rất thích hợp để phát triển được nền kinh tế tại những địa phương họ sinh sống Sau tốt nghiệp, đa số sinh viên đều có thiên hướng ở lại thành phố nơi họ đã học tập để làm việc, chỉ có 1 phần nhỏ sinh viên ra trường họ sẽ chọn về quê để lập nghiệp, phát triển quê hương Đa số các vùng nông thôn, quê hương của các bạn sinh viên đều chưa có cách để thu hút được nguồn nhân lực đã có đủ kiến thức và kỹ năng này Đây tuy là vẫn đề nhức nhối trong xã hội ngày nay nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới ý định về quê làm việc của sinh viên, từ đó địa phương chưa đưa ra và triển khai được những phương pháp, chính sách để thu hút nguồn nhân lực này
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tại Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, thì lực lượng lao động thất nghiệp chiếm đến khoảng 2,18% tổng số người trong độ tuổi lao động Trong số 1,2 triệu người thất nghiệp, có tới khoảng hơn 300.000 người đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng Theo số liệu được đưa ra, tỷ lệ người lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng trở lên thất nghiệp là khá cao, chiếm khoảng 4,85% tổng dân số Theo Tổng cục thống kê về điều tra lao động quý III và 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đã giảm đáng kể, cụ thể giảm 0,04% so với quý trước và giảm 1,70% so với cùng kỳ năm trước Cùng với đó, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi cũng giảm 0,77% so với cùng kỳ năm trước Qua đó ta thấy, tuy tỷ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi đã và đang giảm nhưng đây vẫn là vấn đề nhức nhối trong xã hội, và là một con số đáng quan tâm
Với thời điểm hiện tại, nếu việc thi vào các trường Cao đẳng, Trung cấp, Đại học là những yếu tố quyết định tới tương lai thì vấn đề có việc làm sau khi tốt nghiệp lại là một điều đáng để tâm tới Nhiều sinh viên sau khi ra trường mặc dù đã trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức, kỹ năng nhưng lại thiếu sự chủ động, thiếu tự tin trong giao tiếp, bởi số lượng sinh viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện, hoạt động của Đoàn, của Đảng, của hội sinh viên hoặc các công việc liên quan tới công tác của sinh viên còn rất ít Khác với cấp phổ thông, sinh viên học tại Cao đẳng, Đại học cần có tinh thần tự học, tự giác cao Hiện nay, đầu ra của các trường Đại học cũng là một trong những vấn đề được quan tâm, không chỉ đối với nhà trường mà còn đối với các bậc phụ huynh, các bạn học sinh bậc phổ thông để có thể đưa ra được những đáp án cho mình trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị cho những kỳ thi xét tuyển vào bậc Cao đẳng, Đại học
Sau khi tham khảo các đề tài nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả nhận thấy đa số các đề tài đó đều tập trung về nghề nghiệp mà sinh viên năm cuối lựa chọn sau khi ra trường, nơi làm việc mà sinh viên hướng đến Tuy nhiên, ngay khi còn là sinh viên, hay là sau khi tốt nghiệp, sau khi đã có công việc thì họ đều có thể thay đổi về môi trường làm việc trong tương lai Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định được quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại?
Mục tiêu cụ thể
Nắm bắt được những thông tin cơ bản về quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại
Thực trạng định hướng việc làm cho sinh viên
Phân tích các định hướng của các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định làm việc tại địa phương của sinh viên để từ đó biết được mức độ ảnh hưởng mạnh/yếu của từng nhân tố Sự khác biệt về giới tính và kết quả học tập có ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Dữ liệu sơ cấp Để tìm hiểu yếu tố nào có tác động, có ảnh hưởng đối với ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chúng, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích mô tả và phương pháp phân tích hồi quy Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp là khoảng hơn ba tháng (từ tháng 10/2022 đến tháng 02/2023) Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm tiến hành lựa chọn và đánh giá để loại bỏ những dữ liệu nhiễu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu có cùng chủ đề bao gồm cả ngoài nước và trong nước, các nghiên cứu về ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên, yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm làm việc Sau khi thu thập dữ liệu xong, nhóm tác giả tiến hành phân loại, đối chiếu các kết quả nghiên cứu, từ đó lựa chọn mô hình nghiên cứu cho đề tài.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Mẫu được lấy theo phương pháp nghiên cứu định lượng, phạm vi lấy mẫu là sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 đang theo học tại Đại học Thương Mại và sinh viên đã ra trường Cụ thể, nhóm tác giả xây dựng bảng hỏi cho phiếu khảo sát để thu thập thông tin về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại Để có được thông tin nghiên cứu, nhóm phát ra 212 phiếu, thu về 211 phiếu hợp lệ, 1 phiếu còn lại không đạt yêu cầu và bị loại bỏ
Dữ liệu thu thập được đưa vào kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach`s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Dữ liệu sau kiểm định được sử dụng phân tích tương quan, hồi quy dựa trên phần mềm SSPS
Kết cấu đề tài
Ngoài chương mở đầu, kết cấu đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại
Chương 4: Kết luận và đề xuất một số giải pháp
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
Nhu cầu lựa chọn nơi làm việc của sinh viên cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm tới Vì vậy, có rất nhiều sinh viên, giảng viên hay các chuyên gia đến từ các trường đại học, cũng như là các Giáo sư, Tiến sĩ quan tâm và lựa chọn tới đề tài này Các nghiên cứu về lựa chọn nơi làm việc của sinh viên đã có từ khá lâu rồi, điển hình là nghiên cứu của Patrick Rérat (2014) Patrick Rérat đã sử dụng song song phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng 498 sinh viên trẻ mới tốt nghiệp của một vùng nông thôn ở Thuỵ Sỹ và chỉ ra được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa quá khứ và hiện tại; sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực hành động khác nhau như gia đình, sự di cư, giáo dục hay lĩnh vực hoạt động của công việc; và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hành động cá nhân và các cấu trúc, thông qua cả tính khách quan và tính chủ quan đã tác động mạnh mẽ tới hành vi quay lại quê hương làm việc hay ở lại trên thành phố
Trong khi nghiên cứu của Patrick Rérat (2014) chỉ ra được hành vi lựa chọn nơi làm việc, thì công trình nghiên cứu của Jan Jan Soon (2010) đã khảo sát các biến nghiên cứu là nhân khẩu học, gia đình, giáo dục, nhận thức qua 623 sinh viên bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và nhận được kết quả là chỉ có yếu tố nhận thức liên quan tới quê hương có ảnh hưởng với ý định quay trở về quê làm việc của sinh viên
Tạp chí khối lượng nhân khẩu học Thái Lan cũng có nhắc tới Nitchapa Morathop (2010) sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy nhị phân logistics được triển khai phỏng vấn với con số 400 sinh viên năm 4 của Đại học Naresuan Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, sử dụng khoa như là một tiêu chí để phân chia sinh viên thành các nhóm Theo đó, các nhà nghiên cứu đã thành lập ba nhóm của các biến độc lập đã được nghiên cứu: Các yếu tố dân số, cụ thể là giới tính, chương trình giáo dục và ý thức quê hương; Các yếu tố gia đình, cụ thể là tuổi tác của cha mẹ, các thành viên gia đình, bạn bè người quen, triển vọng sự nghiệp, gia đình và thu nhập gia đình, và Các yếu tố môi trường, cụ thể là nơi cư trú trong khu vực, tình hình an ninh tại địa phương, thời gian giáo dục, quan hệ gia đình, kỳ vọng của sự nghiệp tại quê hương, kỳ vọng thu nhập với nhu cầu và trình độ, tình cảm đối với sẽ trở lại quê hương, và các chỉ tiêu chủ quan của các nhóm tham khảo Sau nghiên cứu, tác giả đã cho thấy được các yếu tố tác động đến việc sinh viên về quê làm việc là gia đình, môi trường, giới tính và chương trình giáo dục
Ngoài các nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia ở ngoài nước, thì trong nước cũng có các đề tài nghiên cứu đến sự tác động tới ý định về quê làm việc của sinh viên Điển hình là nghiên cứu của Lê Trần Thiên Ý và cộng sự (2013) được đăng tải trên Tạp chí khoa học số 25 của Đại học Cần Thơ Nghiên cứu này được thực hiện qua 385 sinh viên khối ngành kinh tế của trường Đại học Cần Thơ sau khi tốt nghiệp Thông qua các phương pháp phân tích nhân tố và mô hình hồi quy, nhóm tác giả đã cho thấy được các yếu tố là Ngành học, Kỹ năng chuyên môn, Môi trường làm việc, Mức lương bình quân tại địa phương và Chính sách ưu đãi có ảnh hưởng tới ý định về quê làm việc Trong đó có yếu tố Điều kiện làm việc tại địa phương có ảnh hưởng mạnh nhất tới ý định Qua nghiên cứu, Lê Trần Thiên Ý và cộng sự cũng đã đưa ra được 1 số biện pháp
16 nhằm thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp quay trở về quê để phát triển được 1 quê hương giàu đẹp hơn
Cùng với nghiên cứu của Lê Trần Thiên Ý và cộng sự (2013) tại trường Đại học Cần Thơ, N.T.T Huyền và cộng sự (2019) tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và thu thập được 237 phiếu khảo sát của sinh viên nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật năm cuối tại trường Nghiên cứu này đã chỉ ra yếu tố cơ hội việc làm có mức độ ảnh hưởng lên tới 49,9% và yếu tố ảnh hưởng ít nhất tới ý định của sinh viên năm cuối là môi trường sống chiếm 19,7% Sau nghiên cứu này, N.T.T Huyền và cộng sự (2019) đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp và cách thu hút sinh viên về quê làm việc là tăng cường và mở rộng cơ hội làm việc cho mỗi sinh viên, giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương giúp tăng tình cảm quê hương và cải thiện chất lượng sống ở địa phương
PGS TS Võ Thị Quý (2015) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hồi hương làm việc của các sinh viên ngoại thành học tập tại thành phố Hồ Chí Minh” đã sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với khoảng 500 sinh viên Nghiên cứu này đã chỉ ra được 5 nhân tố ảnh hưởng tới ý định về quê làm việc của sinh viên với mức độ giảm dần như sau: Cơ hội việc làm, Tình cảm quê hương, Môi trường kinh tế – xã hội tại quê hương, Thu nhập tại quê hương và cuối cùng là Hỗ trợ từ gia đình
Các nghiên cứu ở trên phần lớn khảo sát sinh viên thuộc khu vực miền Bắc và miền Nam Nghiên cứu ở miền Trung tại trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng) do Th.s Mai Thị Quỳnh Như
(2020) được thực hiện bởi cả 2 phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng 285 sinh viên đang theo học tại trường và thấy rằng: Cơ hội làm việc, Tình cảm quê hương, Điều kiện kinh tế - xã hội, Thu nhập, Ảnh hưởng từ phía gia đình đều ảnh hưởng trực tiếp tới ý định về quê làm việc của sinh viên Trên cơ sở của việc nghiên cứu, thì nhóm tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp để tạo cho sinh viên được các kỹ năng, sự tự tin và khả năng thích ứng với môi trường làm việc mới.
Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm về việc làm
Theo pháp luật Việt Nam, Bộ luật lao động Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể về việc làm, song việc làm cũng được quy định tại điều 13, bộ luật lao động như sau: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” (Điều 13 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994) Bên cạnh đó, theo ILO (International Labour Organization) cũng coi việc khuyến nghị và xúc tiến việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng trong tôn chỉ hoạt động của mình Theo quan niệm của ILO, người có việc làm là những người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia và các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật
• Đặc điểm của việc làm
Tạo ra thu nhập: Việc làm trực tiếp tạo ra thu nhập cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sống cơ bản cho con người và một số các nhu cầu khác
Là hoạt động lao động: Là hoạt động thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Lao động trong việc làm cần có tính chuyên nghiệp, hệ thống và thường xuyên
Hợp pháp: Các hoạt động trái pháp luật và không được thừa nhận nếu có tạo ra doanh thu thì cũng không được coi là việc làm Tính hợp pháp của các hoạt động thì còn tùy thuộc vào luật pháp và văn hóa của từng nước Hiện nay, nước ta luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, và phát triển thị trường lao động
• Vai trò và ý nghĩa việc làm
Về mặt kinh tế, việc làm tạo ra thu nhập từ đó giúp nền kinh tế phát triển, một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp thì kinh tế sẽ phát triển, giảm bớt gánh nặng về chính sách xã hội, nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế
Về mặt xã hội, thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập thấp là tiền đề của sự đói nghèo, thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội Do đó đảm bảo việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả nhất trong vấn đề phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỷ cương, nề nếp xã hội
Với cá nhân, khi có việc làm thì sẽ có thu nhập để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của họ trong cuộc sống Vì thế, việc làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân Việc làm của mỗi người sẽ gắn chặt với trình độ học vấn, kinh nghiệm và trình độ tay nghề Đối với mỗi quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế – xã hội nói chung Và trong xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề lao động không chỉ còn là cạnh tranh giữa những người lao động mà nó còn trở thành vấn đề giữa các quốc gia Điển hình là việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động từ nước kém phát triển sang làm việc ở nước phát triển, từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động
1.2.2 Khái niệm ý định Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi, ý định thường được liên kết với mong muốn thúc đẩy một hành động Ý định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên là khả năng sinh viên lựa chọn về quê làm việc trong tương lai
Tổng quan các khung lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên
1.3.1 Mô hình thái độ ba thành phần (Tricomponent Attitude Model TAM)
Theo Schiffman và Kanuk (1987), thái độ được miêu tả gồm ba thành phần: Nhận thức (Cognitive), Cảm xúc (hay sự ưa thích) (Affective) và Xu hướng hành vi (Conative)
Hình 1.1 Mô hình ba thành phần của thái độ (Nguồn: Kretch và Crutchfield-Marketing căn bản-Christian, Lê Thị Đông Mai - NXB Thanh niên)
Thành phần nhận thức liên quan đến sự hiểu biết (Knowledge) và niềm tin (Belief) của một cá nhân về đối tượng Nhận thức dựa trên kiến thức hay sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề lựa chọn địa điểm làm việc thông qua những thông tin nhận được từ các báo đài, mạng xã hội, người xung quanh
Thành phần cảm xúc hay sự ưa thích đại diện cho cảm giác chung của sinh viên về việc thích hay không thích một đối tượng Thành phần này thể hiện sự ưa thích nói chung về đối tượng chứ không phân biệt từng thuộc tính của đối tượng, ví dụ “tôi thích làm việc” Một số nhà nghiên cứu xem thành phần này chính là thái độ và hai thành phần còn lại mang chức năng hỗ trợ hoặc phục vụ cho thành phần cảm xúc
Thành phần xu hướng hành vi hay còn gọi là ý định lựa chọn địa điểm làm việc được thể hiện qua xu hướng lựa chọn của sinh viên Sinh viên có thể có xu hướng chọn làm việc ở quê nhà, Hà Nội hay tỉnh khác Như vậy, thái độ của sinh viên đối với vấn đề định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp bao gồm ba thành phần chính: Nhận thức về việc làm, Thích thú về lựa chọn việc làm và Xu hướng việc làm trong tương lai
1.3.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Lý thuyết hành vi dự định được xem là lý thuyết phổ biến nhất liên kết thái độ và hành vi, và cho phép kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố quyết định cá nhân và môi trường xã hội xung quanh, cũng như các yếu tố quyết định không liên quan đến ý chí khi đưa ra ý định hành vi
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó
Nguồn: Ajzen (1991) Hình 1.2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)
1.3.3 Thuyết phân cấp nhu cầu Maslow
Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp như hình, các nhu cầu ở bậc càng thấp thì càng xếp phía dưới, nghĩa là trước khi thỏa mãn nhu cầu cao hơn thì nhu cầu thấp hơn phải được đáp ứng
Chuẩn mực chủ quan Ý định hành vi Hành vi
Hình 1.3 Tháp nhu cầu của Maslow
Trong tháp nhu cầu, nhu cầu thấp nhất là nhu cầu sinh lý – nhu cầu cơ bản của con người như ăn uống, nghỉ ngơi,… đây là những điều giúp con người có thể tồn tại và phát triển Trong mô hình này nếu như nhu cầu ở bậc thấp nhất chưa được đáp ứng thì các nhu cầu cao hơn cũng chưa thế xuất hiện
Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được khẳng định bản thân ở bậc cao nhất, đề cập đến mong muốn được chứng minh bản thân, theo đuổi đam mê, sở thích của mình và mang lại những giá trị, lợi ích tốt đẹp cho xã hội, cụ thể là xu hướng con người cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất Xu hướng này có thể được biểu hiện rõ hơn khi một người mong muốn ngày càng trở nên nhiều hơn những gì người đó đang có
Tuy nhiên trong thực tế nhu cầu của con người không phải lúc nào cũng tăng theo trình tự trên Maslow đã bổ sung cho lý thuyết của mình, rằng các tầng nhu cầu có thể gối đầu lên nhau, chứ không chuyển tiếp
Có thể giải thích bằng ví dụ mà Adler (1938) đã chỉ ra, đối với một số người, lòng tự trọng dường như quan trọng hơn tình yêu, sự đảo ngược này hầu như đến từ suy nghĩ rằng những người được yêu mến là những người mang trong mình quyền lực, nguồn cảm hứng, tự tin và được tôn trọng Suy cho cùng, đây cũng không hẳn là một sự đảo ngược mà chỉ đơn thuần là sự nhận thức của cá nhân về hành vi Giống như với lòng tự trọng và nhu cầu được khẳng định bản thân, đôi khi sự xuất hiện của nhu cầu được khẳng định bản thân không xuất hiện sau mà xuất hiện từ nhu cầu được tôn trọng
Một ví dụ khác như một chiến sĩ có thể sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy về tính mạng để bảo vệ người khác, bảo vệ danh dự và lãnh thổ của một quốc gia của họ nghĩa là người này đang đảo ngược tầng 1 để đến tầng 4 trong tháp Maslow
1.3.4 Thuyết lựa chọn hợp lý (Rational Choice Theory)
Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi khổ đau Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động
Giả thuyết nghiên cứu trong bài dựa theo thuyết lựa chọn hợp lý để xem sinh viên cân nhắc, tính toán như thế nào trong quá trình lựa chọn địa phương làm việc, những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định lựa chọn của sinh viên
Những yếu tố về tinh thần thể hiện ở nhóm yếu tố về đặc điểm cá nhân như gia đình, tình yêu quê hương Và những yếu tố lợi ích xã hội được thể hiện ở nhóm các yếu tố về sự kỳ vọng bao gồm cơ hội việc làm, thu nhập trong tương lai và môi trường làm việc Thuyết lựa chọn hành vi hợp lý cho rằng con người luôn hành động một cách có suy nghĩ trước nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Trước khi quyết định một hành động nào đó con người luôn đặt bàn cân đo, đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận hành động đó đem lại
Việc lựa chọn về quê làm việc của sinh viên liên quan rất nhiều đến yếu tố cá nhân, yếu tố về sự kỳ vọng thu nhập, tác động của người thân, tình cảm quê hương,… đó là một trong những lựa chọn hợp lý đảm bảo cho lợi ích của họ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên
2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên
Hỗ trợ của gia đình là nhận thức của sinh viên về sự gắn bó của các thành viên trong gia đình, khuyến khích họ có ý định trở về và cũng là việc gia đình chuẩn bị cơ sở vật chất (cả tâm lý và tiền bạc) để sinh viên ổn định cuộc sống tại quê hương nếu họ trở về quê làm việc (Yue et al.,
2010) Theo nghiên cứu của Kniveton (2004), cả nhà trường và gia đình đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh viên
Một nghiên cứu khác khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế trường đại học Cần Thơ (2013) nhận thấy rằng những sinh viên không bị ảnh hưởng bởi gia đình thì sẽ có xu hướng về quê làm việc thấp hơn so với những sinh viên chịu sự chi phối bởi người thân Từ những cơ sở trên nhóm đưa ra giả thuyết:
H1: Gia đình có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
2.1.1.2 Thu nhập kì vọng và chính sách ưu đãi
Trong môi trường kinh tế ngày càng cạnh tranh, thu nhập kì vọng và chính sách ưu đãi thường là yếu tố chính được mọi người quan tâm khi chọn nghề để theo đuổi
Qua tổng quan lý thuyết cho thấy, thu nhập kì vọng và chính sách ưu đãi là hai yếu tố quan trọng hàng đầu, nhiều nghiên cứu đã khẳng định nó có sức tác động lớn đến người lao động khi họ quyết định nơi làm việc, vì mong muốn của họ là được làm việc tại nơi có mức lương tốt hơn, có cơ hội để họ phát triển bản thân và điều kiện làm việc tốt hơn (L.T.T Ý, N.H.A Khoa, M.B Phú, 2013; Th.s Mai Thị Quỳnh Như, 2020) Nghiên cứu của Todaro (1969) cũng chỉ ra rằng kiếm được thu nhập tốt là được coi là một sự cân nhắc cần thiết khi chọn một nơi làm việc nhất định Từ những cơ sở trên nhóm đưa ra giả thuyết:
H2: Thu nhập kì vọng có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
H3: Chính sách ưu đãi có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
2.1.1.3 Điều kiện sống và làm việc
Ngày nay, điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng, nó có tác động không nhỏ đến quyết định tìm việc làm, cũng như năng suất, chất lượng làm việc của nhân viên Doanh nghiệp có điều kiện
23 làm việc tốt sẽ được đánh giá qua các tiêu chí như chế độ đãi ngộ nhân viên, cơ sở vật chất, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, văn hóa doanh nghiệp, Một doanh nghiệp có điều kiện làm việc tốt sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, hiệu quả công việc cũng cao hơn; và ngược lại, nhân viên sẽ cảm thấy chán nản và làm việc không hiệu quả tại một doanh nghiệp có điều kiện làm việc không tốt
Theo Ma Z (1999) các doanh nghiệp do những người hồi hương thành lập mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho xã hội quê hương, có thể đa dạng hóa nền kinh tế địa phương ở nông thôn Bên cạnh đó, những sinh viên có nhận thức tốt về môi trường sống ở quê hương thường có nhiều khả năng quay trở lại quê để làm việc hơn (Bjarnasona and Thorlindssonb, 2006) Từ những cơ sở trên nhóm đưa ra giả thuyết:
H4: Điều kiện sống và làm việc có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
Tình cảm quê hương là tình gắn yêu mến, gắn bó, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh N.T.T Huyền, N.T.K Oanh, L.T.N Mai (2019) đã đề cập trong nghiên cứu các tỉnh có thể thu hút lao động bằng tình yêu quê hương cũng như niềm tự hào về quê hương trong mỗi sinh viên, giữ gìn và bảo tồn các văn hóa truyền thống của quê hương qua: các lễ hội, các làng nghề truyền thống, phong tục tập quán,… để lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau Từ những cơ sở trên nhóm đưa ra giả thuyết:
H5: Tình cảm quê hương có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
Vấn đề về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên đã được nhắc đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu trước đây Từ tổng quan các nghiên cứu trước, nhóm đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu:
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu ý định về quê làm việc của sinh viên
Các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Gia đình có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
Giả thuyết H2: Thu nhập kì vọng có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
Giả thuyết H3: Chính sách ưu đãi có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
Giả thuyết H4: Điều kiện sống và làm việc có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc
Giả thuyết H5: Tình cảm quê hương có tác động tích cực đến quyết định về quê làm việc.
Thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo
2.2.1 Các biến và thang đo
Thang đo được sử dụng trong phiếu khảo sát để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu gồm 5 biến số cụ thể như sau:
Gia đình được đo bằng 5 thang: GĐ1, GĐ2, GĐ3, GĐ4, GĐ5
Thu nhập kì vọng được đo bằng 5 thang: TN1, TN2, TN3, TN4, TN5
Chính sách ưu đãi được đo bằng 4 thang: CS1, CS2, CS3, CS4 Ý định về quê làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại
Chính sách ưu đãi Điều kiện sống và làm việc Tình cảm quê hương
25 Điều kiện sống và làm việc được đo bằng 6 thang: ĐK1, ĐK2, ĐK3, ĐK4, ĐK5, ĐK6
Tình cảm quê hương được đo bằng 4 thang: TC1, TC2, TC3, TC4
Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 05 nhân tố: Gia đình, Thu nhập kì vọng, Chính sách ưu đãi, Điều kiện sống và làm việc, Tình cảm quê hương Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert bao gồm 5 mức độ theo thứ tự từ 1 đến 5, với mức 1 là “Rất không đồng ý” đến mức 5 là “Rất đồng ý” Kết quả, có 20 biến quan sát (thang đo) được xây dựng để đo lường 5 yếu tố đề xuất trong mô hình lý thuyết Các thang đo này sẽ được kiểm định độ tin cậy trong phần phân tích kết quả nghiên cứu
Thang đo Mã hóa Biến quan sát
Gia đình GĐ1 Gia đình tôi ở quê có đủ điều kiện (đất đai, nhà cửa, )
GĐ2 Bố mẹ muốn tôi nối nghiệp truyền thống gia đình GĐ3 Gia đình mong muốn tôi làm việc ở quê hương GĐ4 Gia đình có thể sắp xếp việc làm cho tôi ở quê GĐ5 Tôi muốn làm việc ở quê để có thể chăm lo cho bố mẹ
TN1 Mức lương ở nơi làm việc tương xứng với trình độ của tôi TN2 Mức thu nhập có thể giúp tôi chăm lo cho gia đình TN3 Mức thu nhập cao so với chi phí sinh hoạt tại địa phương
TN4 Mức lương cao giúp tôi có thể tiết kiệm một phần thu nhập
TN5 Cơ chế lương thưởng của các doanh nghiệp địa phương rõ ràng minh bạch Chính sách ưu CS1 Địa phương nơi tôi làm việc có cơ hội việc làm mở rộng
26 đãi CS2 Chính quyền và các doanh nghiệp địa phương có nhiều chính sách tốt, thu hút nhân tài
CS3 Địa phương có hỗ trợ tiền cho sinh viên mới ra trường về quê làm việc
CS4 Thông tin và quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp địa phương rõ ràng minh bạch Điều kiện sống và làm việc ĐK1 Môi trường làm việc năng động dân chủ ĐK2 Cơ sở vật chất đảm bảo ĐK3 Tôi có cơ hội tiếp xúc với trình độ quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại ĐK4 Nơi làm việc tại địa phương tạo cơ hội để người lao động học tập, nâng cao trình độ, tay nghề ĐK5 Quê hương có hệ thống trạm xá bệnh viện đầy đủ ĐK6 Quê hương có nhiều khu vui chơi giải trí và trung tâm thương mại
TC1 Tôi có nhiều mối quan hệ tại quê hương
TC2 Tôi mong muốn được cống hiến cho sự phát triển của quê hương TC3 Tôi yêu mến và tự hào về quê hương
TC4 Tôi mong muốn về quê làm việc vì được gần gia đình, bạn bè
Anh (chị) sẽ về quê làm việc sau khi tốt
1 Tôi chắc chắn sẽ làm việc tại quê
2 Tôi sẽ xem xét ý định về quê làm việc
3 Tôi có thể về quê làm việc khi công việc ở thành phố không thuận lợi
27 nghiệp không? 4 Tôi có thể rủ bạn bè cùng về quê làm việc
5 Tôi sẽ không làm việc tại quê
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp) Bảng 2.1 Thang đo yếu tố tác động đến ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐHTM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Thực trạng về ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên
3.1.1 Thực trạng chung về lao động ở Việt Nam
Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng và cấp thiết đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế
Việt Nam được xem là nước có lực lượng lao động dồi dào so với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Theo số liệu được đưa ra bởi Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6/2022, cùng với sự gia tăng của dân số, nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng tăng cao Dân số nước Việt Nam đạt khoảng 97,58 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, chiếm khoảng 65% so với quy mô dân số cả nước
Dân số tăng cao dẫn đến lực lượng nguồn nhân lực có sự tăng trưởng mạnh Điều này cho thấy, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và có thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp lực lượng lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước
• Chất lượng nguồn lao động
Tuy Việt Nam là nước có lực lượng lao động đông nhưng so với bậc thang quốc tế, chất lượng lao động lại đang ở mức thấp, không đủ lao động có chuyên môn, tay nghề cao Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cho biết, số lượng người lao động phổ thông và không chính thức vẫn chiếm chủ yếu Số lượng người lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, chiếm khoảng 24,5% trong năm 2020 Nắm được điểm yếu của mình, người Việt Nam đang ngày càng học hỏi, nâng cao trình độ học vấn qua từng năm để có thể vươn tầm ra thế giới, làm việc tại các công ty đa quốc gia Không chỉ nâng cao trình độ học vấn, họ còn quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật Qua đó ta có thể nhận ra, chất lượng giáo dục tại Việt Nam đã và đang có những thay đổi lớn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước
• Sự chuyển dịch lao động
Hiện nay, lực lượng lao động trẻ đang có xu hướng chuyển dịch đến những thành phố lớn để sinh sống và làm việc Điều này dẫn đến tình trạng thiếu lao động có trình độ, chất lượng cao tại nông thôn, trong khi đó tỷ lệ cạnh tranh việc làm tại các thành phố lớn lại rất khốc liệt Bên cạnh đó, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh và được coi là một thách thức lớn của Đảng và Chính phủ Quá trình này tuy tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân nhưng lại lấy đi tài nguyên của nông nghiệp, tạo sự chênh lệch lớn giữa đô thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi, đẩy mạnh tốc độ di cư Đây cũng là thách thức sẽ kéo theo sự thay đổi toàn bộ xã hội tại nông thôn Hàng triệu người dân nông thôn sẽ dịch chuyển lên thành thị, hàng triệu lao
29 động nông nghiệp sẽ chuyển sang phi nông nghiệp Sự dịch chuyển này diễn ra trong một thời gian ngắn đã dẫn tới sự thiếu hụt nghiêm trọng của lực lượng lao động trẻ trong nông nghiệp
Bà Dương Thị Bích Diệp – chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khởi nghiệp Xanh, tại diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ 7 do T.w Hội Nông dân Việt Nam và Báo Nông thôn ngày nay tổ chức sáng ngày 12.9 tại Hà Nội cho biết, khoảng 60% dân số nước ta đang sống tại khu vực nông thôn Nhưng đại dịch Covid-19 cho thấy, số lao động ly hương, rời khỏi các khu nông nghiệp chủ yếu đến từ nông thôn, trong đó trên 90% là lao động trẻ với độ tuổi bình quân khoảng dưới 34 tuổi
“Lao động trẻ ở nông thôn thoát ly khởi nông nghiệp rất cao, đa phần nông thôn chỉ còn người già và trẻ nhỏ Nguồn lao động tại chỗ trong lĩnh vực nông nghiệp khan hiếm trầm trọng, nhất là lao động nông nghiệp chất lượng cao”, bà Diệp cho biết
• Số lao động có việc làm
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý III năm 2022, số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là lao động trong ngành dịch vụ với 39,0%; tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 33,4%; và chiếm tỷ trọng thấp nhất là lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với chỉ 27,6%
• Lao động thiếu việc làm
(Nguồn: Thổng cục thống kê)
Biểu đồ 3.1 Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020
Bằng các chương trình, chính sách phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đưa ra, số người lao động thiếu việc làm đang và tiếp tục giảm Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý III năm 2022, số người thiếu việc làm trong độ tuổi giảm đáng kể so với quý trước và cùng kỳ năm trước Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị Qua đó, nhìn chung, tình hình thiếu việc làm của người lao động đã và đang được cải thiện
3.1.2 Thực trạng về ý định về quê để làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên
Vấn đề việc làm luôn là vấn đề bức thiết của nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển – nơi chưa có sự tương xứng về cung – cầu lao động Do đó, vấn đề này luôn được Chính phủ quan tâm và đặt lên hàng đầu, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là nguồn nhân lực có trình độ Đại học – Cao đẳng Cơ cấu việc làm của Việt Nam đang có những biến động lớn, tuy nhiên sự phân bố nhân lực chưa hợp lý đã gây ra tình trạng thất nghiệp cho số lượng lớn người lao động, đặc biệt đối với sinh viên
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019-2020, cả nước có 237 trường đại học (cả công lập và ngoài công lập); năm 2019 có 311.599 nghìn sinh viên tốt nghiệp; số sinh viên tốt nghiệp năm 2020 là 263.172 nghìn sinh viên; chưa tính đến sinh viên tại các trường cao đẳng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Con số trên cho thấy số lượng sinh viên đầu ra của mỗi năm rất lớn, vượt mức nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… trong khi đó ở một số địa phương khác xảy ra tình trạng chảy máu chất xám, thiếu nhân lực trầm trọng
(Nguồn: Tổng cục thống kê) Bảng 3.1 Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo, năm 2020
Theo tổng cục thống kê, cả nước có khoảng 12,7 triệu người có việc làm, tương ứng với 23,6%, đã được đào tạo Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 23,3 % (thành thị là 39,3% và nông thôn là
16,0%) Từ bảng trên có thể thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên cư trú ở nông thôn là 5.5% thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tại thành thị là 21.9%
Theo ThS Trần Nam – Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐH KHXH&NV, ĐHQG- HCM) một vấn đề đáng chú ý hiện nay là thí sinh quan tâm rất nhiều đến các ngành như Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng, Kỹ thuật ô tô, Truyền thông… Trong số đó có nhiều em xác định rõ và thể hiện sự phù hợp, nhưng không ít trong số đó lựa chọn là do tính thời thượng, hay thông tin được “tô hồng” quá mức về ngành Học sinh yêu thích học đại học hơn là học cao đẳng nghề dẫn đến một nghịch lý là hệ cao đẳng nghề thường tuyển không đủ chỉ tiêu trong khi nhu cầu tuyển dụng là rất cao, hệ đại học tốt nghiệp hàng năm nhiều nhưng chất lượng đầu ra còn nhiều bất cập, nhiều cử nhân đại học không hội đủ kiến thức và kỹ năng của bậc này Hiện nay, một số ngành hiện đang rất cần cho chiến lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp nhưng đang thiếu nhân lực trầm trọng Sự mất cân đối đáng báo động trong đào tạo nhân lực dẫn đến nhiều ngành thừa nhân lực nhưng cũng có ngành nghề không thể tuyển người lao động Ở lại thành phố làm việc đó là lựa chọn khá quen thuộc đối với những sinh viên mới ra trường, đó không là điều bất ngờ do các tiện ích, sự thuận tiện mà thành thị mang lại Đây là nơi có nhiều điều kiện phát triển mạnh mẽ, nơi mà các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư đổ về Nhịp sống và sự phát triển nhanh của thành thị có lẽ là lý do níu giữ rất nhiều sinh viên tin tưởng và gắn bó để tiếp tục đồng hành trên con đường tương lai Tuy nhiên, số lượng sinh viên ra trường trong một năm là rất lớn trong khi việc làm ở các thành phố lớn đã bão hòa gây nên khó khăn khi xin việc cho sinh viên mới ra trường
Phân tích thông kê mô tả
3.2.1 Mô tả mẫu Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định về quê hương làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại, nhóm đã tiến hành cuộc khảo sát ý kiến của các sinh viên trong trường ĐHTM
Số phiếu không hợp lệ: 1
Thông tin mẫu Tần suất (số người) Tỷ lệ (%)
Bảng 3.2 Thống kê mô tả mẫu điều tra sinh viên Trường ĐHTM
(Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm tác giả) Biểu đồ 3.2 Thống kê về đối tượng khảo sát
Từ biểu đồ cho thấy hầu như sinh viên ĐHTM tham gia khảo sát (81%) đều là sinh viên năm
3 Tiếp đến là sinh viên năm 4 chiếm 12,8% Còn lại là sinh viên năm 2 hoặc đã ra trường
Bảng 3.3 Thống kê về học lực của sinh viên Trường ĐHTM
(Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm tác giả) Biểu đồ 3.3 Thống kê về học lực
Từ biểu đồ cho thấy đa số sinh viên ĐHTM tham gia khảo sát (62,1%) đều có học lực Xuất sắc hoặc giỏi Tiếp đến là số sinh viên thuộc loại Khá là 36,5% Số sinh viên có học lực Trung bình chiếm số lượng ít (1,4%)
Bảng 3.4 Thống kê về quê hương của sinh viên Trường ĐHTM
(Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm tác giả) Biểu đồ 3.4 Thống kê về quê hương
Từ biểu đồ cho thấy phần lớn sinh viên ĐHTM tham gia khảo sát (72,5%) đều đến từ Nông thôn
Nơi sinh sống hiện tại 211 100
Bảng 3.5 Thống kê về nơi đang sinh sống của sinh viên Trường ĐHTM
(Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm tác giả) Biểu đồ 3.5 Thống kê về nơi sinh sống hiện tại
Từ biểu đồ cho thấy hầu như sinh viên ĐHTM tham gia khảo sát (95,7%) đều đến từ Hà Nội
Chuyên ngành đang theo học
Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử
Logistic và Quản trị chuỗi cung ứng
Bảng 3.6 Thống kê về ngành đang theo học của sinh viên Trường ĐHTM
(Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm tác giả) Biểu đồ 3.6 Thống kê về ngành đang theo học tại trường
Từ biểu đồ cho thấy đa số sinh viên ĐHTM tham gia khảo sát (64,5%) đều theo học ngành Quản trị kinh doanh Tiếp đến là sinh viên theo học ngành Marketing, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin kinh tế và Thương Mại,…
3.2.2 Phân tích thống kê mô tả về ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định về quê làm việc của sinh viên
Mẫu Giá trị nhỏ nhất
Trung bình Độ lệch chuẩn
CS4 211 1 5 3,773 0,8866 Điều kiện sống và làm việc ĐK1 211 1 5 3,474 0,9066 ĐK2 211 1 5 3,455 0,9470 ĐK3 211 1 5 3,431 0,8991 ĐK4 211 1 5 3,412 0,9786 ĐK5 211 1 5 3,474 0,9274 ĐK6 211 1 5 3,621 1,0722
37 Ý định về quê sau tốt nghiệp
Bảng 3.7 Bảng thống kê mô tả của các biến nghiên cứu
Dựa vào bảng, ta có thể thấy được kết quả đánh giá khá cao (giá trị trung bình các biến từ 3,318 đến 3,834)
Trên thang đo từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý) ta thấy:
Yếu tố gia đình (GĐ), giá trị trung bình dao động từ 3,417 đến 3,834 cho thấy khảo sát của sinh viên hầu như tập trung vào đồng ý với các biến số trong bảng khảo sát Độ lệch chuẩn cao, trong khoảng 0,8869 đến 1,0375 Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên tương đối đa dạng, có người hoàn toàn không đồng ý nhưng cũng có người hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát
Yếu tố thu nhập kì vọng (TN), giá trị trung bình dao động từ 3,318 đến 3,488 cho thấy khảo sát của sinh viên hầu như tập trung vào trung lập với các biến số trong bảng khảo sát Độ lệch chuẩn cao, trong khoảng 0,8834 đến 1,0041 Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên tương đối đa dạng, có người hoàn toàn không đồng ý nhưng cũng có người hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát
Yếu tố chính sách ưu đãi (CS), giá trị trung bình dao động từ 3,697 đến 3,810 cho thấy khảo sát của sinh viên hầu như tập trung vào đồng ý với các biến số trong bảng khảo sát Độ lệch chuẩn cao, trong khoảng 0,8457 đến 0,9626 Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên tương đối đa dạng, có người hoàn toàn không đồng ý nhưng cũng có người hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát
Yếu tố điều kiện sống và làm việc (ĐK), giá trị trung bình dao động từ 3,412 đến 3,621 cho thấy khảo sát của sinh viên hầu như tập trung vào đồng ý hoặc trung lập với các biến số trong bảng khảo sát Độ lệch chuẩn cao, trong khoảng 0,8991 đến 1,0722 Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên tương đối đa dạng, có người hoàn toàn không đồng ý nhưng cũng có người hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát
Yếu tố tình cảm quê hương (TC), giá trị trung bình dao động từ 3,791 đến 3,829 cho thấy khảo sát của sinh viên hầu như tập trung vào đồng ý với các biến số trong bảng khảo sát Độ lệch chuẩn cao, trong khoảng 0,8609 đến 0,9440 Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên tương đối đa dạng, có người hoàn toàn không đồng ý nhưng cũng có người hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát
Yếu tố ý định về quê sau khi tốt nghiệp (YD), giá trị trung bình dao động từ 3,559 đến 3,730 cho thấy khảo sát của sinh viên hầu như tập trung vào đồng ý với các biến số trong bảng khảo sát Độ lệch chuẩn cao, trong khoảng 0,9138 đến 0,9822 Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên tương đối đa dạng, có người hoàn toàn không đồng ý nhưng cũng có người hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát GĐ5 có hệ số Cronbach’s Alpha if Item deleted 0,827 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm là 0.724 Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến là 0.43 > 0.3 và Cronbach’s Alpha của nhóm đã trên 0.6 Do vậy không cần loại biến GĐ5 -> Thang đo đạt yêu cầu
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kết quả kiểm định cho thấy các biến đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>0,3)
Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,898 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kết quả kiểm định cho thấy các biến đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>0,3)
Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,897 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy
3.3.4 Điều kiện sống và làm việc
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted ĐK1 17,393 11,554 0,712 0,743 ĐK2 17,412 11,577 0,666 0,752 ĐK3 17,436 11,752 0,682 0,750
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số độ tin cậy thang đô Cronbach’s Alpha của ĐK bằng 0,806
> 0,6 và biến quan sát ĐK6 có tương quan biến tổng bằng 0,061 < 0,3 Biến ĐK6 giải thích ý nghĩa rất yếu cho nhân tố ĐK nên loại bỏ khỏi thang đo và phân tích lại lần hai
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted ĐK1 13,773 9,938 0,758 0,861 ĐK2 13,791 9,918 0,717 0,870 ĐK3 13,815 10,028 0,747 0,863 ĐK4 13,834 9,529 0,762 0,859 ĐK5 13,773 10,205 0,680 0,878
Kết quả kiểm định cho thấy các biến đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,890 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy
3.3.5 Ý định về quê sau tốt nghiệp
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kết quả kiểm định cho thấy các biến đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,905 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kết quả kiểm định cho thấy các biến đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,901 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu Và được thực hiện phân tích dữ liệu định lượng bằng SPSS Đây là một kĩ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, rất có ích cho việc xác định các tập hợp nhóm biến Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading) Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường thuộc về nhân tố nào Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết như sau:
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố
- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu
% và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố
3.4.1 Phân tích nhân tố với các biến độc lập
3.4.1.1 KMO và kiểm định Bartlett
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .901
Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 469
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.8 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập
Kết quả cho thấy hệ số KMO là 0.901 (0.5 ≤ KMO ≤1) nên phân tích nhân tố khám phá phù hợp với dữ liệu thu được và kiểm định Bartlett's Test có mức ý nghĩa bằng 0 (Sig = 0.000 < 0.05) do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể Như vậy phân tích nhân tố là thích hợp
Extraction Sums of Squared Loadings
Extraction Method: Principal Component Analysis
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.9 Tổng phương sai trích của nhóm biến độc lập
Kết quả cho thấy trị số Eigenvalue tại nhân tố thứ 5 nhỏ hơn 1 Có thể thấy trích 4 nhân tố từ bảng ma trận xoay EFA là phương án tối ưu nhất (dữ liệu được trích ra từ 4 nhân tố này sẽ thể hiện đặc tính dữ liệu tốt nhất so với việc trích thêm những nhân tố còn lại) Giá trị phương sai trích đạt 70.705% (>50%) cho thấy 4 nhân tố được trích ra phản ảnh 70.705% sự biến thiên của tất cả các biến quan sát đã đề ra Như vậy mô hình EFA là phù hợp
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 6 iterations
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.10 Ma trận xoay cho nhóm biến độc lập
Chúng tôi mong muốn chọn ra các biến quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0,5 thay vì chọn hệ số tải tương ứng theo cỡ mẫu Các biến quan sát hình thành 4 nhân tố chính như mô hình lý thuyết
Bảng phân nhóm các nhân tố như sau:
STT Biến đại diện Các biến quan sát trực thuộc
1 ĐT Điều kiện và thu nhập nơi làm việc ĐK4, TN5, TN1, ĐK5, TN3, TN2, ĐK3, TN4, ĐK1, ĐK2, GĐ5
2 CS Chính sách của địa phương
3 TC Tình cảm quê hương TC1, TC2, TC3, TC4
4 GĐ Gia đình GĐ1, GĐ2, GĐ3, GĐ4
Bảng 3.11 Phân nhóm các nhân tố
3.4.2 Phân tích nhân tố với các biến phụ thuộc
3.4.2.1 KMO và kiểm định Bartlett
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .818 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 553.661 df 6
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.12 KMO và kiểm định Bartlett của các biến phụ thuộc
Kết quả cho thấy, KMO = 0.818 > 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp, sig Bartlett’s Test 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
Extraction Method: Principal Component Analysis
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.13 Tổng phương sai trích của các biến phụ thuộc
Dựa vào bảng phân tích trên có thể thấy được tổng phương sai trích đạt 77.896% Như vậy một nhân tố rút ra giải thích được 77.896% biến thiên của dữ liệu nên thang đo rút ra được chấp nhận Điểm dừng trích nhân tố có Eigenvalues = 3.116 > 1 đạt yêu cầu
3.4.2.3 Bảng ma trận chưa xoay
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.14 Ma trận chưa xoay của các biến phụ thuộc
Ta thấy hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến phụ thuộc đều thỏa mãn (đều trên 0.5) và số nhân tố tạo ra khi phân tích một nhân tố là 1 Nhóm nhân tố 1 với mã biến đại diện là
YD (ý định về quê làm việc của sinh viên), bao gồm các biến quan sát: YD1, YD2, YD3, YD4
Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy
3.5.1 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Hoàn tất phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định Cronbach’s Alpha ta có các biến đại diện đưa vào phân tích hồi quy và sự tương quan Pearson như sau: Nhóm biến độc lập gồm:
- Điều kiện và thu nhập nơi làm việc (ĐT)
- Chính sách của địa phương (CS)
- Tình cảm quê hương (TC)
- Ý định về quê làm việc của sinh viên (YD)
3.5.2 Phân tích tương quan Pearson
YD ĐT CS TC GD
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)
* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)
YD ĐT CS TC GD
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.15 Kết quả tương quan giữa các biến
Sig tương quan Pearson các biến độc lập ĐT, CS, TC, GĐ với biến phụ thuộc YD nhỏ hơn 0.05 Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến YD
3.5.3 Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và kiểm định lý thuyết
3.5.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Model R R Square Adjusted R Square Std Error of the Estimate Durbin-Watson
1 732 a 536 527 57740 2.093 a Predictors: (Constant), GĐ, CS, ĐT, TC b Dependent Variable: YD
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.16 Kết quả phân tích hệ số xác định sự phù hợp của mô hình
Qua bảng trên ta thấy: Giá trị R 2 hiệu chỉnh bằng 0.527 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 52.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 47.3% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Hệ số Durbin – Watson = 2.093, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig
Total 148.037 210 a Dependent Variable: YD b Predictors: (Constant), GĐ, CS, ĐT, TC
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) Bảng 3.17 Kết quả phân tích phương sai ANOVA
Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập Trong trường hợp này, bảng ANOVA cho ta thấy kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy Giá trị sig kiểm định F bằng 0.000 < 0.05, do đó, mô hình hồi quy là phù hợp
3.5.3.2 Kết quả phân tích hồi quy
Hệ số Sig của các biến độc lập ĐT, CS, TC đều nhỏ hơn 0.05 Điều này cho thấy chúng đều có ý nghĩa thống kê, đều có tác động lên biến phụ thuộc YD
Hệ số Sig của biến độc lập GĐ lớn hơn 0.05 Điều này cho thấy chúng không có ý nghĩa thống kê, tác động lên biến phụ thuộc YD Ta loại bỏ biến GĐ
Chỉ số phóng đại phương sai VIF của biến ĐT, CS nhỏ hơn 2 Như vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra Chỉ số phóng đại phương sai VIF của biến TC lớn hơn 2 tuy nhiên nhỏ hơn
5 nên có thể có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra nhưng chưa nghiêm trọng
Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0 Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc HL là:
Từ các hệ số hồi quy, ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Ý định về quê làm việc của sinh viên và 3 biến độc lập được thể hiện trong phương trình hồi quy chuẩn hóa sau:
• Biến Tình cảm quê hương (TC) tác động mạnh nhất tới ý định về quê làm việc của sinh viên
• Biến Điều kiện và thu nhập nơi làm việc (ĐT) tác động mạnh thứ 2 tới ý định về quê làm việc của sinh viên
• Biến Chính sách của địa phương (CS) tác động mạnh thứ 3 tới ý định về quê làm việc của sinh viên
3.5.3.3 Đánh giá giả định hồi quy
• Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tần số dư chuẩn hóa Histogram
Thông qua biểu đồ trên, ta thấy giá trị Mean = 1.22E - 15 gần bằng 0, ngoài ra độ lệch chuẩn Std Dev (= 0.990) gần bằng 1 Ta có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
• Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot
Quan sát biểu đồ 3.2 ta nhận thấy các điểm dữ liệu phần dư tập trung khá gần với đường chéo Như vậy, phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
• Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ Scatter Plo
Về giả định liên hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư chuẩn hóa (Regression Standardized Residual) không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đoán chuẩn hóa (Regression Standardized Predicted Value)
Do đó giả định về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm Điều này có nghĩa là như thế này: giá trị dự đoán chuẩn hóa chính là giá trị chuẩn hóa của biến phụ thuộc, còn phần dư chuẩn hóa là giá trị chuẩn hóa của phần dư Ta thấy biến phụ thuộc không có liên hệ gì với lại phần dư.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ý định về quê để làm việc sau
Với việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, sau khi xử lý số liệu nhóm thu được đánh giá trung bình của các sinh viên cho các nhóm yếu tố như sau:
Nhóm yếu tố gia đình bị loại bỏ do không phù hợp ở các bước phân tích trên
STT Tên nhóm yếu tố Mean Std Deviation
1 Điều kiện và thu nhập nơi làm việc 3.4427 0.7462
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS 26 của nhóm tác giả) Bảng 3.18 Tổng quan thống kê mô tả
Thông qua bảng trên ta thấy, giá trị mean của các nhóm yếu tố đều đạt mức trên 3.44 độ lệch chuẩn của tất cả các biến này đều khá gần nhau tuy nhiên vẫn nhỏ hơn 1 Như vậy, các nhóm yếu tố đều nhận được đánh giá khá đồng tình của các sinh viên và độ lệch trung bình giữa các đáp án mà các viên chọn là không quá lớn, các đáp án của sinh viên không có sự khác biệt quá nhiều
Tất cả các biến quan sát đều nhận được giá trị thấp nhất là 1 và lớn nhất là 5 Có thể thấy không có yếu tố nào thực sự tác động quá lớn đến các sinh viên trong việc ra quyết định này Giá trị độ lệch chuẩn của tất cả các biến này đều dao động khá gần 1 cho thấy không có độ lệch trung bình quá lớn giữa các đáp án mà các sinh viên chọn
3.6.1 Thống kê mô tả nhóm yếu tố điều kiện và thu nhập nơi làm việc
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS 26 của nhóm tác giả) Biểu đồ 3.7 Kết quả thống kê mô tả nhóm yếu tố điều kiện và thu nhập nơi làm việc
Từ biểu đồ 3.1 ta có thể thấy đây là nhóm biến có nhiều biến quan sát nhất so với các nhóm biến còn lại, giá trị mean của các biến quan sát dao động từ 3.318 đến 3.621, độ lệch chuẩn dao động từ 1.0772 đến 0.8834 Biến ĐK6 = “Quê hương có nhiều khu vui chơi giải trí và trung tâm thương mại” có mean lớn nhất (mean = 3.621) là yếu tố được quan tâm nhất, thấp nhất là biến TN1 = “Mức lương ở nơi làm việc tương xứng với trình độ của tôi” (mean = 3.318) Các biến được sinh viên cân nhắc nhưng ở mức độ thấp hơn là TN4 = “Mức lương cao giúp tôi có thể tiết
60 kiệm một phần thu nhập” và TN5 = “Cơ chế lương thưởng của các doanh nghiệp địa phương rõ ràng minh bạch” (mean = 3.488)
Với đánh giá trung bình mean = 3.4427 (Bảng 3.1), có thể thấy nhóm yếu tố điều kiện và thu nhập nơi làm việc được sinh viên đánh giá không cao
3.6.2 Thống kê mô tả nhóm yếu tố chính sách địa phương
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS 26 của nhóm tác giả) Biểu đồ 3.8 Kết quả thống kê mô tả nhóm yếu tố chính sách địa phương
Từ biểu đồ 3.2 có thể thấy mean của các biến quan sát này khá gần nhau (dao động từ 3.810 đến 3.697), độ lệch chuẩn dao động từ 0.9626 đến 0.8457
Như vậy các biến quan sát trong nhóm yếu tố này đều nhận được đánh giá khá cao của sinh viên Theo thứ tự tăng dần lần lượt là: CS2 = “Địa phương nơi tôi làm việc có cơ hội việc làm mở rộng” đạt mean = 3.810; CS4 = “Thông tin và quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp địa phương rõ ràng minh bạch” có mean = 3.773; CS3 = “Địa phương có hỗ trợ tiền cho sinh viên mới ra trường về quê làm việc” có mean = 3.744; CS1 = “Địa phương nơi tôi làm việc có cơ hội việc làm mở rộng” mean = 3.697
Với đánh giá trung bình mean = 3.7559 (Bảng 3.1), có thể thấy nhóm yếu tố chính sách địa phương được đánh giá khá cao
3.6.3 Thống kê mô tả nhóm yếu tố tình cảm quê hương
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS 26 của nhóm tác giả) Biểu đồ 3.9 Kết quả thống kê mô tả nhóm yếu tố tình cảm quê hương
Tôi mong muốn về quê làm việc vì được gần gia đình, bạn bè là yếu tố mà sinh viên kỳ vọng hàng đầu khi đưa ra quyết định lựa chọn về quê làm việc (tương ứng với biến TC4, có mean 3.829); tiếp theo đó là “Tôi yêu mến và tự hào về quê hương” (tương ứng với biến TC3, có mean
= 3.820) và “Tôi mong muốn được cống hiến cho sự phát triển của quê hương” (tương ứng với biến TC2, có mean = 3.801) “Tôi có nhiều mối quan hệ tại quê hương” là một yếu tố khá được xem trọng (tương ứng với biến TC1, có mean = 3.791), nhưng so với các yếu tố trên là nhân tố ít được quan tâm nhất
Với đánh giá trung bình mean = 3.8104 (Bảng 3.1), có thể thấy nhóm yếu tố tình cảm quê hương được đánh giá cao
Kết luận chung: Như vậy có thể thấy, trong các nhóm yếu tố thì nhóm yếu tố Tình cảm quê hương và Chính sách địa phương nhận được sự đánh giá cao nhất của sinh viên và có ảnh hưởng lớn với các giá trị mean lần lượt là 3.8104 và 3.7559; nhóm yếu tố nhận được sự đánh giá thấp nhất từ sinh viên là: Nhóm yếu tố điều kiện và thu nhập nơi làm việc (đánh giá trung bình mean 3.4427)