1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án tiến sĩ vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội) của NCS phạm huy cường

27 1,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Câu hỏi nghiên cứu- Sinh viên tốt nghiệp nhận thức như thế nào về vốn xã hội đối với họ vàđã tích luỹ và vận dụng vốn xã hội ra sao trong quá trình tìm kiếm việc làm?- Sử dụng vốn xã xã

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-Phạm Huy Cường

VỐN XÃ HỘI VỚI TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỰU SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Mã số: 62 31 30 01

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2015

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Phản biện 1: ……….

………

Phản biện 2: ……….

………

Phản biện 3: ……….

………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận

án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 20…

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

đi có lại giữa các cá nhân.

- Thị trường lao động Việt Nam đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề hócbúa đòi hỏi các giải pháp toàn diện Cho đến nay các giải pháp chủ yếu chưa

đề cập tới sự tồn tại và tác động của nguồn vốn xã hội xuất phát từ thực tiễncòn rất ít các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chủ đề này

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn xã hội của sinh viên tốt nghiệp với hành

vi tìm kiếm và kết quả tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mô tả thực trạng việc làm và nhận diện thực tế vốn xã hội của sinh viênsau khi tốt nghiệp

- Tìm hiểu sự vận dụng vốn xã hội trong tìm kiếm tìm kiếm việc làm củasinh viên sau khi tốt nghiệp

- Xem xét mối liên hệ giữa vốn xã hội và các dạng vốn khác và nhữngtác động tới kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa vốn xã hội của sinh viên tốtnghiệp với hành vi tìm kiếm và kết quả tìm kiếm việc làm của họ sau khi tốtnghiệp

Trang 4

- Không gian: Do đặc điểm phân tán về địa bàn làm việc và cư trú củasinh viên sau khi tốt nghiệp, hầu hết các cuộc tiếp cận thu thập thông tin đượctiến hành thông qua liên lạc bằng điện thoại và sự hỗ trợ của hệ thống thưđiện tử và mạng xã hội.

4 Ý nghĩa của luận án

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Bổ sung nhận thức về nguồn vốn xã hội trong thị trường lao động nóichung và vai trò của nó với nhóm lực lượng lao động là sinh viên tốt nghiêpnói riêng

- Một số gợi ý chính sách

Trang 5

5 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Sinh viên tốt nghiệp nhận thức như thế nào về vốn xã hội đối với họ và

đã tích luỹ và vận dụng vốn xã hội ra sao trong quá trình tìm kiếm việc làm?

- Sử dụng vốn xã xã hội có tác động gì đến các quả tìm kiếm việc làmcủa sinh viên tốt nghiệp?

- Vốn xã hội có mối quan hệ ra sao với các dạng vốn khác trong tươngquan với tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Sinh viên tốt nghiệp có nhận thức cụ thể về tầm quan trọng của cácmối quan hệ xã hội (như là vốn xã hội) đối với công việc của mình; trên cơ sởcác mối quan hệ truyền thống, họ bắt đầu có ý thức và đã tạo dựng được mộtmạng lưới quan hệ xã hội hữu ích cho bản thân

- Sinh viên tốt nghiệp có xu hướng khai thác tổng hợp các dạng quan hệkhác nhau trong mạng lưới xã hội của mình để đạt được một công việc, trong

đó các mối quan hệ xã hội truyền thống tiếp tục chiếm vai trò chủ đạo Việckhai thác các nguồn lực từ vốn xã hội trong tìm kiếm việc làm của sinh viêntốt nghiệp có ý nghĩa hai chiều: vừa tích cực, vừa tiêu cực

- Mạng lưới quan hệ xã hội (như là vốn xã hội) có mối liên hệ với cácnguồn vốn khác (vốn con người, vốn kinh tế, vốn văn hóa) trong mối quan

hệ với quá trình tìm kiếm và kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên tốtnghiệp

Trang 6

5.3 Khung phân tích

6 Kết cấu của luận án

Luận án được kết cầu gồm 06 phần: Mở đầu; Chương 1 - tổng quan cácnghiên cứu liên quan tới đề tài luận án; Chương 2- Cơ sở lýthuyết và thựctiễn nghiên cứu; Chương thứ 3 và 4- Trình bày các kết quả nghiên cứu; Kếtluận và các khuyến nghị

Trang 7

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Nghiên cứu về vốn xã hội

- Khoảng hai thập niên trở lại đây, khái niệm “vốn xã hội” được đề cậpngày càng thường xuyên trong giới khoa học xã hội Mặc dù còn những tranhluận xoay quanh cách hiểu thống nhất về vốn xã hội, sự phát triển ngày càngmạnh mẽ của hệ thống các luận điểm lý thuyết về vốn xã hội cũng như nhữngvận dụng hệ thống luận điểm này vào nghiên cứu nhận thức, cải biến thựctiễn đời sống xã hội đã khẳng định vốn xã hội là một khái niệm khoa họcthực thụ

- Trên thực tế, khái niệm vốn xã hội ra đời chỉ là sự định danh cho mộthiện tượng đã tồn tại từ lâu trong đời sống cộng đồng loài người [Harpel,

2005, tr.3-5].Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu mang tính học thuật về kháiniệm này được ghi dấu vào cuối những năm 1980 bởi các nhà xã hội học tiêubiểu: Pierre Bourdieu và James Coleman [Harpel, 2005, tr.6] Từ những năm

90 trở lại đây vốn xã hội trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm nghiêncứu ở nhiều quốc gia Có thể nhắc tới các học giả tiêu biểu đã nghiên cứu và

có những đóng góp cụ thể ở góc độ lý luận cũng như thực nghiệm về vốn xãhội như: Fukuyama, Lin, Portes, Putnam, Burt, Halpern…

- Cũng giống như sự phát triển lý thuyết về vốn xã hội trên thế giới,trước khi khái niệm vốn xã hội được các học giả du nhập và giới thiệu ở ViệtNam, những biểu hiện của vốn xã hội cũng đã được nhắc đến dưới những lớp

vỏ khái niệm khác phản ánh lợi ích từ các mối quan hệ liên cá nhân trong đờisống Các nhà xã hội học là những người đi đầu giới thiệu khái niệm vốn xãhội, trước hết, trong cộng đồng học thuật Việt Nam vào cuối những năm

1990 và đầu những năm 2000

- Các học giả trong nước nghiên cứu về vốn xã hội ở nhiều góc độ, cấp

độ khác nhau: Nguyễn Quang A, Nguyễn Tuấn Anh, Phan Đình Diệu, Trần

Trang 8

Hữu Dũng, Phạm Như Hổ, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Vạn Phú, Trần HữuQuang, Nguyễn Quý Thanh, Hoàng Bá Thịnh, Lê Minh Tiến…

1.2 Nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường lao động

- Nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường lao động trên thế giới pháttriển từ những năm 80 Tiêu biểu là nghiên cứu của Granovetter về vai tròcủa mạng quan hệ xã hội và tìm kiếm việc làm (1974, 1995) Ba giả thuyết cơbản của ông đã bắt đầu cho các nghiên cứu kế thừa cũng như phản biện củacác học giả trên thế giới góp phần quan trọng định hình những nhận thứcchung nhất về vốn xã hội trông thị trường lao động (1- Nhiều người tìm kiếmviệc làm thông qua các mối quan hệ xã hội chứ không chỉ các kênh chínhthức; 2- Ý nghĩa của các mạng lưới xã hội là cho phép những người tìm kiếmviệc làm tập hợp được những thông tin tốt hơn Điều này tạo điều kiện thuậnlợi cho phép người tìm việc có một sự lựa chọn công việc tốt hơn (thu nhậpcao hơn và khiến bạn hài lòng hơn); 3- Thông tin về các thị trường lao động

có thể được tạo ra tốt hơn thông qua các “liên kết yếu” bởi tính mới mẻ củathông tin)

- Các học giả tiêu biểu nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường laođộng: Lin, Fernandez, Flap, Franzen,Montgomery, Mouw, Lê Ngọc Hùng,…

1.2.1 Ý nghĩa hai chiều của vốn xã hội

- Ý nghĩa hai chiều của vốn xã hội được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứnhất,vốn xã hội vừa có tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến thị trườnglao động Thứ hai,vốn xã hội đồng thời ảnh hưởng tới hai nhóm đối tượngtrong trong quan hệ cung cầu: người laođộng và người sử dụng lao động

- Tác động tích cực của vốn xã hội thể hiện ở chỗ nó không chỉ là cầunối giữa các cá nhân với công việc mà còn: giúp cá nhân đạt được công việcphù hợp hơn, thu nhập cao hơn, hài lòng hơn [Granovetter, 1995]; giảm thờigian tìm kiếm và phù hợp hơn với chuyên môn được đào tạo [Franzen, 2006];

Trang 9

giảm chi phí tìm kiếm [N.Q.Thanh, 2005, tr.117], [L.N.Hùng, 2003, tr.75]…Tác động tiêu cực thể hiện ở nguy cơ bất bình đẳng cơ hội giữa các cá nhân[Granovetter, 1995, tr.141]; giảm cơ hội lựa chọn và giảm thu nhập củangười lao động [Flap và cộng sư, 2001], [Franzen và cộng sự, 2006,tr.361]…

- “Khi mà tuyển dụng nhất thiết là một quá trình kép gồm có bên cung(người lao động) và bên cầu (người sử dụng lao động) thì vốn xã hội cũng có

ý nghĩa hai chiều” [Erickson, 2001 tr.127]

1.2.2 “Kênh” kết nối giữa người lao động và việc làm

- Sử dụng mạng lưới quan hệ được xác nhận như một chiến lược tìmkiếm việc làm phổ biến của người lao động; đồng thời là cách thức tìm kiếm,

bổ sung nguồn nhân lực hiệu quả đối với những người thuê nhân công Luậnđiểm này được hầu hết các học giả chia sẻ cũng như được khẳng định bằngcác kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong thực tiễn[Try, 2005], [Granovetter,1995]

- Bên cạnh chức năng thông tin, các mối quan hệ xã hội còn mang lại sự

hỗ trợ, thúc đẩy quá trình các cá nhân đạt được công việc

1.2.3 Tác động của vốn xã hội đến kết quả tìm kiếm việc làm

- Các tranh luận giữa các học giả khi nghiên cứu về vốn xã hội trong thịtrường lao động chủ yếu xoay quanh tác động của nó đến kết quả tìm kiếm,thể hiện ở các đặc điểm: chi phí tìm kiếm, thời gian tìm kiếm, mức lương, sựphù hợp với chuyên môn được đào tạo…

- Có ba xu hướng quan điểm chủ đạo: (1) Cho rằng vốn xã hội có tácđộng tích cực đến khía cạnh kinh tế của công việc (Granovetter và nhữngngười ủng hộ ông: Corcoran (1980), Staiger (1990), Wegener (1991),Coverhill (1994), Jann (2003), 1995, tr.354] (2) Phủ nhận tác động tích cựccủa vốn xã hội đến khía cạnh kinh tế của công việc [Lin, 2001], [Mouw,2003] (3) Lý giải các mâu thuẫn giữa (1) và (2) và đưa ra các hướng tiếp cận

Trang 10

theo xu hướng đa chiều hơn: Tác động của vốn xã hội đến cách khía cạnh phikinh tế của công việc [Franzen, 2006], mối liên hệ giữa vốn xã hội và cácdạng vốn khác [Montgomery, 1992]…

1.2.4 Gợi mở từ “sức mạnh của các liên kết yếu”

- Luận điểm của Granovetter về “sức mạnh của các liên kết yếu” gợi mởcác hướng nghiên cứu sâu sắc hơn về vốn xã hội Các dạng vốn xã hội, ởtừng thời điểm trong sự nghiệp của cá nhân, trong các bối cảnh kinh tế, vănhóa, chính trị, xã hội khác nhau có tác động thay đổi như thế nào đến côngviệc của các cá nhân

1.3 Các định hướng tiếp tục nghiên cứu

- Tiếp tục bổ sung các bằng chứng thực nghiệm nhận thức về vốn xã hộitrong thị trường lao động trong nước thông qua trường hợp tìm kiếm việc làmcủa sinh viên tốt nghiệp

- Bên cạnh tác động tích cực, vốn xã hội có ảnh hưởng tiêu cực gì đếntìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp nói riêng và thị trường lao độngnói chung

- Vốn xã hội có mối quan hệ và có sự chuyển hóa như thế nào với cácloại vốn khác?

- Vốn xã hội biến đổi ra sao trong các bối cảnh kinh tế, văn hóa vàkhông gian, thời gian khác nhau?

Trang 11

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾTVÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm công cụ

2.1.1 Khái niệm “vốn xã hội”

- Trong khuôn khổ luận án, vốn xã hộicó ý nghĩa “là tổng hợp các nguồnlực thực tế hoặc tiềm năng được liên kết với sự sở hữu một mạng lưới quan

hệ xã hội bền vững, ít nhiều được thể chế hóa và công nhận các mối quan hệquen biết lẫn nhau” [Bourdieu, 1986, tr.248]

2.1.2 Khái niệm “việc làm”

Các định nghĩa khái niệm việc làm ít nhiều có sự khác biệt tuy nhiên nộihàm thống nhất ở hai điểm: (1) Là một hoạt động lao động, có thể là mộtcông việc do người khác tạo dựng và cũng có thể là công việc tự cá nhân tạo

ra cho bản thân; (2) công việc đó mang lại thu nhập

2.1.3 Khái niệm “sinh viên tốt nghiệp”

Khái niệm “sinh viên tốt nghiệp” dùng để chỉ nhóm đối tượng là ngườihọc đã hoàn thành chương trình đào tạo ở Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và được cấp bằng tốt nghiệp đồngthời có nhu cầu tham gia vào thị trường lao động

2.1.4 Khái niệm “hành vi tìm kiếm việc làm”

Hành vi tìm kiếm việc làm là một hành vi xã hội, ở đây được hiểu nhưmột quá trình, quá trình này bắt đầu từ thời điểm sinh viên tốt nghiệp ratrường đến khi có được một công việc

2.2 Các lý thuyết vận dụng trong luận án

2.2.1 Lý thuyết lựa chọn hợplý

- Luận đề trung tâm của thuyết lựa chọn hợp lý là “các tác viên cá thể vàtập thể suy tính đến ý thích (preferences) của mình và các điều kiện kháchquan và sẽ hành xử để tối đa hóa ích lợi (utility) hoặc lợi thế (advantage) củahọ."[Smelser, 1997 tr.1]

Trang 12

- Hành vi lựa chọn hợp lý trong trường hợp tìm kiếm việc làm của sinhviên sau khi tốt nghiệp được xem như một quá trình tích lũy, cân nhắc và raquyết định của mỗi cá nhân nhằm đạt được công việc phù hợp nhất với tiêuchí và theo cách cá nhân mong đợi.

2.2.2 Lý thuyết về vốn xã hội

2.2.2.1 Các tác giả quan trọng

Bourdieu (1986), Coleman (1988), Fukuyama (2001), Putnam (1995,2000), Lin (2001) và Portes (1996)là những học giả quan trọng (keyaouthors) có những đóng góp mang ý nghĩa nền tảng đối với hệ thống lýthuyết về vốn xã hội Mỗi học giả tiếp cận vốn xã hội ở một chiều cạnh khácnhau

2.2.2.2 Sự thống nhất và khác biệt trong các luận điểm về vốn xã hội

- Sự thống nhất: (1) Vốn xã hội gắn liền với các mạng lưới xã hội;

(2)Vốn xã hội được xem như một nguồn lực (resource): (3)Vốn xã hội gắn

liền với hai yếu tố: lòng tin (trust) và sự có đi có lại (reciprocity); (4) Có thểđầu tư tích luỹ vốn xã hội; (5) Có thể khai thác, sử dụng vốn xã hội để tìmkiếm lợi ích; (6) Có sự chuyển đổi giữa vốn xã hội và các dạng vốn khác

- Sự khác biệt:(1) Mỗi tác giả định nghĩa khác nhau về vốn xã hội; (2)Mỗi tác giả tiếp cận vốn xã hội ở cấp độ và quy mô khác nhau; (3) Quanđiểm khác nhau vè vốn là hàng hóa công, hàng hóa tư, vừa là hàng hóa côngvừa là hàng hóa tư

2.2.2.3 Vận dụng các quan điểm lý thuyết về vốn xã hội trong luận án

- Vốn xã hội của sinh viên tốt nghiệp được tiếp cận ở cấp độ cá nhân, làcác nguồn lực gắn với mạng lưới quan hệ xã hội và các cơ cấu xã hội, tổ chức

xã hội họ tham gia như một thành viên

Trang 13

- Kích thước của vốn xã hội của sinh viên tốt phụ thuộc vào kích thướcmạng lưới (các mối quan hệ xã hội nhiều hay ít), đặc điểm của các mối quan

hệ (quan hệ gia đình, quan hệ ngoài gia đình, liên kết mạnh, liên kết yếu…),

và “chất lượng” của các đối tác (quy mô và đặc điểm nguồn lực các đối tácchiếm giữ mà sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng)

- Vốn xã hội của sinh viên tốt nghiệp được nhìn nhận vừa là “hàng hóatư”, vừa là “hàng hóa công”

2.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề việc làm của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng

- Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề việc làm củathanh niên nói chung và sinh viên nói riêng Cụ thể đã ban hành các nghịquyết và chính sách nhằm hỗ trợ các đối tượng tìm kiếm việc làm

- Các giải pháp trong thị trường chủ yếu tiếp cận từ góc độ kinh tế học,chưa thấy rõ vai trò của nguồn vốn xã hội trong thị trường lao động

2.4 Địa bàn nghiên cứu

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị đào tạo khoahọc cơ bản và khoa học ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

có truyền thống và uy tín nhất tại Việt Nam

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phân tích tài liệu

- Phương pháp phân tích các tài liệu chủ yếu phục vụ nội dung tổngquan

2.5.2 Phỏng vấn bán cấu trúc

- Số lượng sinhviên tốt nghiệp được phỏng vấn: 30

2.5.3 Khảo sát bằng bảng hỏi và xử lý số liệu

- Dung lượn mẫu: 1073 sinh viên tốt nghiệp Phương pháp chọn mẫu:phân tầng tỉ lệ

Ngày đăng: 21/08/2015, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w