1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vị thế của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên (nghiên cứu trường hợp dân tộc ê đê và gia rai)

258 368 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 258
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HOÀNG VIỆT LÂM VỊ THẾ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN Nghiên cứu trường hợp dân tộc

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HOÀNG VIỆT LÂM

VỊ THẾ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

(Nghiên cứu trường hợp dân tộc Ê đê và Gia rai)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HOÀNG VIỆT LÂM

VỊ THẾ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

(Nghiên cứu trường hợp dân tộc Ê đê và Gia rai)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS BÙI THẾ CƯỜNG

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận án

Lê Hoàng Việt Lâm

Trang 4

1.1 Các nghiên cứu lý luận về vị thế, vai trò xã hội 15 1.2 Những công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số Ê đê và Gia rai 19 1.3 Những công trình nghiên cứu về Người có uy tín trong cộng đồng

Chương 2: LUẬN CỨ LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI

2.1 Các khái niệm công cụ có liên quan đến vị thế của người có uy tín

2.3 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 51 2.4 Chính sách đối với người có uy tín vùng dân tộc thiểu số trong lịch sử

Chương 3: HIỆN TRẠNG VỊ THẾ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG

CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN: TRƯỜNG HỢP

3.1 Tổng quan về Tây Nguyên, người Ê đê và người Gia rai ở Tây

3.5 Nguyên nhân biến đổi vị thế của người có uy tín trong cộng đồng dân

3.6 Hiện trạng chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng dân

Trang 5

3.7 Một số nhận xét, đánh giá về hiện trạng vị thế người có uy tín trong

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - trường hợp dân tộc thiểu số Ê đê và Gia rai

119

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ

CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

4.1 Xu hướng biến đổi vị thế của người có uy tín trong các tộc người

4.2 Định hướng chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng

4.3 Giải pháp về vị thế và vai trò của người có uy tín trong dân tộc thiểu

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Mô tả địa bàn điền dã

Bảng 1.2 Đặc điểm nhân khẩu của người trong mẫu nghiên cứu

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các xã hội, đặc biệt là xã hội tiền công nghiệp, người có uy tín có vị thế, vai trò rất quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của cộng đồng Điều đó càng thấy rõ ở các dân tộc thiểu số tại chỗ của Tây Nguyên - nơi được coi là một khu vực lịch sử - dân tộc học "phi Hoa, phi Ấn", tức không bị ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, ít chịu sự kiểm soát của các vương triều phong kiến trong khu vực; và đến trước năm 1975, nhiều nơi còn lưu giữ đậm nét cấu trúc xã hội tiền công nghiệp Trong bối cảnh đó, vị thế của người có uy tín càng quan trọng, bởi

họ giữ vai trò tổ chức và vận hành toàn bộ xã hội của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên

Về mặt xã hội - nhân văn, Tây Nguyên chính là mảnh đất “khai nguyên” của cộng đồng các dân tộc tại chỗ - khối người đã tạo ra các cấu trúc xã hội vừa đa dạng, vừa tương đồng trong chiều dài lịch sử của vùng đất này Xuất phát từ truyền thống gắn chặt với buôn làng và luật tục, với những đặc điểm văn hóa, hoạt động tự quản

cổ truyền, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã và đang tồn tại một bộ phận người

có uy tín, có ảnh hưởng sâu sắc và luôn được xem là linh hồn trong đời sống tinh thần của cộng đồng Họ là những người thực sự được đồng bào tín nhiệm, có vị thế

xã hội hoặc kiến thức nhất định về một hay nhiều lĩnh vực, có khả năng tác động, chi phối hoặc tập hợp được đồng bào dân tộc thiểu số bằng lời nói, hành động hoặc bằng những quy ước của phong tục, tập quán dân tộc, đặc biệt là giáo lý của tôn giáo Chính họ là những “trụ cột quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển cuộc sống mới của cộng đồng” [26, tr.83], là “phên dậu” cho sự nghiệp giữ vững nền độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của vùng đất Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, nhưng đồng thời là lực lượng có thể gây ra những bất ổn rất đáng lo ngại tại vùng đất này

Thực tế đã cho thấy, kể từ năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, dưới tác động của chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như tác động của hiện tượng di dân, sự phát triển của kinh tế thị trường; của sự nghiệp công nghiệp hóa

- hiện đại hóa, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch…, song những di sản truyền thống của vùng đất này vẫn luôn được bảo lưu, trong đó có vị thế của người có

uy tín Vì vậy, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, kế thừa truyền thống

Trang 9

lịch sử, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng vai trò của người có uy tín ở các dân tộc thiểu số, đặc biệt ở Tây Nguyên - nơi có đặc thù về lịch sử tộc người và có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Cụ thể hóa nhận thức đúng đắn trên, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg,

ngày 01/02/2008 về “Phát huy vai trò người có uy tín trong dân tộc thiểu số trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời ban hành và triển khai thực hiện các

quyết định liên quan đến người có uy tín Những chính sách đó nhằm phát huy vị thế

và vai trò của họ trong đời sống cộng đồng nói chung và trong dân tộc thiểu số Ê đê, Gia rai nói riêng - hai dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, với một nền văn hóa đặc trưng, chiếm vị trí quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về văn hóa ở vùng đất này

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì việc nhận diện và phát huy vị thế của người có uy tín trong dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ê

đê, Gia rai nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa phát huy hết tầm quan trọng đặc biệt của người có uy tín trong cộng đồng, chưa xác định rõ xu hướng biến đổi về vị thế của người có uy tín trước những biến chuyển lớn của đời sống xã hội Đặc biệt, chưa có sự thống nhất trong quan điểm, tiêu chí của chính quyền, của Nhà ước so với nhận thức, quan niệm của cộng đồng về người có uy tín Bên cạnh

đó, hoạt động lôi kéo người có uy tín, nhất là các chức sắc trong tôn giáo để tiến hành các hoạt động chống phá, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội của các thế lực thù địch trong và ngoài nước tại khu vực này đang ngày càng có những diễn biến phức tạp Vì vậy, thực tế đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức bách cần phải giải quyết trong việc nghiên cứu vị thế của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, từ đó có những định hướng và kiến nghị cụ thể, thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian tới

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài Vị thế của người có uy tín

trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Nghiên cứu trường hợp dân tộc

Ê đê và Gia rai) để làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Xã hội học

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích của luận án

Mục đích của công trình là nhận diện những nhóm người có uy tín; làm rõ vị thế và sự biến đổi vị thế của người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên (qua hai trường hợp DTTS Ê đê và Gia rai) trong bối cảnh biến đổi xã hội, từ đó đưa

ra các định hướng chính sách và khuyến nghị nhằm phát huy vị thế của người có uy tín trong phát triển bền vững, tăng cường đoàn kết xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa và đảm bảo AN, TT ở Tây Nguyên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, phân tích, làm rõ các khái niệm: Dân tộc thiểu số, cộng đồng dân tộc

thiểu số, uy tín, người có uy tín, vị thế của người có uy tín; những luận cứ lý thuyết

và các chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng DTTS

Thứ hai, khái quát địa bàn nghiên cứu, tập trung tìm hiểu, mô tả, từ đó đi vào

luận giải hiện trạng vị thế của người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên, đặc biệt là những yếu tố tác động đến sự biến đổi đó

Thứ ba, nêu lên các định hướng nhằm củng cố, xây dựng và phát huy vị thế của

người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vị thế của người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vị thế của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn Tây Nguyên, tập trung ở hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai

- Phạm vi về thời gian: Luận án được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2017; thời điểm khảo sát thực tiễn: Từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vị thế của người có uy tín trong DTTS Tây Nguyên, điển cứu ở hai dân tộc Ê đê và Gia rai, từ đó gợi mở một số

Trang 11

khuyến nghị nhằm phát huy vị thế, vai trò của người có uy tín trong phát triển kinh tế,

ổn định xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa và đảm bảo AN - CT tại Tây Nguyên

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

4.2 Cách tiếp cận nghiên cứu luận án

Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài áp dụng các cách tiếp cận sau:

1 Tiếp cận toàn diện dưới góc độ vùng, nhưng có những trọng tâm của các khu vực nhằm tìm ra những mối liên hệ, tương tác giữa vị thế - vai trò của người có uy tín và các lĩnh vực của đời sống xã hội, cộng đồng khu vực nghiên cứu

2 Tiếp cận lý thuyết về vị thế - vai trò, cấu trúc chức năng, về tiếp biến văn hóa, biến đổi xã hội nhằm lý giải thực trạng, tính chất và xu hướng vận động, biến đổi vị thế , vai trò của những người có uy tín ở Tây Nguyên qua các giai đoạn lịch sử

3 Tiếp cận lý thuyết về nhóm, thể chế, cộng đồng và quản lý cộng đồng nhằm làm rõ những tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa cá nhân với các nhóm xã hội cũng như những tác động của các thể chế, phương thức quản lý đã ảnh hưởng đến

vị thế và sự biến đổi vị thế của người có uy tín trong cộng đồng DTTS Tây Nguyên Bên cạnh đó, luận án còn tiếp cận lịch sử và biến đổi xã hội nhằm làm rõ vị thế của người có uy tín trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể

4 Tiếp cận phương pháp nghiên cứu theo hướng Nhân học văn hóa dưới chiều kích đồng đại và lịch đại; các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng chủ yếu, kết hợp với số liệu định lượng thu thập từ các cơ quan nhà nước nhằm đánh giá một cách toàn diện về vị thế - vai trò của những người có uy tín đối với sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên

4.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài đã áp dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là Phân tích tài liệu đã có

và điền dã, bao gồm quan sát tham dự và PVS cá nhân

Trang 12

4.3.1 Phân tích tài liệu đã có

Phương pháp này được sử dụng để thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu Trước hết, đề tài thu thập và tham khảo các tài liệu là công trình nghiên cứu đã xuất bản trong và ngoài nước, bao gồm:

1 Các công trình mang tính lý thuyết về vị thế - vai trò, các lý thuyết Dân tộc học, Xã hội học về quan hệ tộc người, về biến đổi văn hóa, xã hội,… nhằm xác định các lý thuyết, cách tiếp cận phù hợp, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu;

2 Các nghiên cứu (sách, kỉ yếu, tạp chí) về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên và các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nhằm tổng hợp và phân tích các biến đổi xã hội Tây Nguyên trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, của các dân tộc bản địa theo thời gian;

3 Các chính sách của Nhà nước thông qua các văn bản (Chương trình, Dự án, Nghị định, Chỉ thị,…) hoặc các tài liệu công khai hoặc không công khai (tài liệu mật) của công an các tỉnh Tây Nguyên, Cục An ninh Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên,… nhằm tìm hiểu sự tác động của các thể chế chính trị và của các cơ quan chức năng đến Tây Nguyên như thế nào

Các tài liệu thứ cấp nêu trên, sau khi tiến hành thu thập sẽ được tổng hợp, sắp xếp theo thời gian, khu vực (buôn, xã, huyện, tỉnh) và dân tộc mà nghiên cứu đề cập đến Từ đó, tác giả tiến hành phân tích nhằm làm rõ sự biến đổi vị thế - vai trò của những người có uy tín ở các tộc người khác nhau theo thời gian, qua các giai đoạn lịch sử; đồng thời so sánh, đối chiếu vị thế - vai trò của những người có uy tín giữa hai dân tộc Ê đê và Gia rai nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt

4.3.2 Phương pháp điền dã

Đây là phương pháp được chú trọng trong quá trình thực hiện đề tài với các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu cụ thể: Quan sát tham dự, phỏng vấn sâu cá nhân

- Quan sát tham dự được thực hiện không chỉ qua các cuộc thăm viếng, phỏng

vấn mà còn thông qua sự hiện diện của nhà nghiên cứu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Với cách tiếp cận này, chúng tôi cố gắng thực hiện công việc thu thập thông tin thông qua việc đến các buôn làng vào những khoảng thời gian khác nhau trong năm: Trung bình mỗi chuyến đi kéo dài từ 10 đến 15 ngày tại các địa bàn nghiên cứu để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu

Trang 13

liên quan đến đề tài Trong quá trình điền dã tại buôn làng, chúng tôi tiến hành viết nhật ký ghi chép điền dã với hai loại sổ: Ghi chép điền dã đầy đủ và Sổ ghi chép về phương pháp và trải nghiệm bản thân của nhà nghiên cứu tương tác với đối tượng nghiên cứu Qua đó có thể thông qua quan sát tham dự mà thâm nhập sâu vào sự vận hành hằng ngày của đời sống cộng đồng, từ đó có thể hiểu được tình cảm, ý nghĩ của những người trong cuộc thông qua các cuộc trò chuyện phi chính thức và PVS

- Phỏng vấn sâu: Phương pháp lấy thông tin định tính bằng các cuộc đối thoại

có chủ định với các thành viên trong cộng đồng Phương pháp này được thực hiện song song cùng với cuộc điền dã, quan sát tham dự tại các buôn làng Hình thức phỏng vấn cá nhân phi cấu trúc và bán cấu trúc được sử dụng nhằm thu thập các thông tin sơ cấp, liên quan trực tiếp đến đề tài, với 03 nhóm đối tượng chính: Nhóm người có uy tín, nhóm người dân theo các độ tuổi và nhóm cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể [xem Phụ lục 2]

Bản PVS được thiết kế dưới dạng nghiên cứu lịch đại hồi cố (Retrospective longitudinal research) [63, tr.3] Nội dung câu hỏi nhằm thu thập thông tin liên quan đến đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng qua các giai đoạn lịch sử, từ đó tìm hiểu

sự biến đổi về vị thế - vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng theo nhịp thời gian, cũng như nguyên nhân và hệ quả, tác động xã hội của sự biến đổi đó

4.4 Phương pháp chọn mẫu và địa bàn điền dã

4.4.1 Tiêu chí lựa chọn tộc người và địa bàn khảo sát

Đầu tiên, công trình xác định tộc người để khảo sát (khách thể nghiên cứu) và

địa bàn nghiên cứu Việc xác định tộc người để khảo sát có liên quan đến địa bàn

nghiên cứu và được chọn theo các tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí dân số - tộc người:

Về mặt dân số - tộc người, Tây Nguyên có 3 nhóm cộng đồng: (1) các tộc người thiểu số tại chỗ, (2) người Kinh, và (3) các tộc người thiểu số di dân Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/04/2009, dân số 12 tộc người bản địa Tây Nguyên là 1.359.533 người, trong đó tộc người Gia rai và Ê đê có dân số đông nhất, lần lượt là 409.141 người và 304.794 người, chiếm tỷ lệ tương ứng là 30,1% và 22,4% Do giới hạn của đề tài, tác giả chọn 2 tộc người có số dân đông nhất là Ê đê

và Gia rai làm khách thể nghiên cứu Điều đó không có nghĩa là người Kinh và các

Trang 14

tộc người thiểu số khác không được chú ý, nhưng các nhóm này được khảo sát, nghiên cứu một cách gián tiếp, trong mối quan hệ tương tác với 2 tộc người nêu trên Cũng dựa trên số liệu về hiện trạng phân bố dân số của Tổng điều tra dân số năm 2009, chọn địa bàn nghiên cứu là 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, vì tộc người Gia rai sống chủ yếu ở Gia Lai (372.302 người, chiếm tỷ lệ 91,0% dân số Gia rai sống ở Tây Nguyên) và tộc người Ê đê sống chủ yếu ở Đắk Lắk (298.534 người, chiếm tỷ

lệ 97,9% dân số tộc người Ê đê sống ở Tây Nguyên) [9, tr.4] Đặc biệt, đây là 2 tộc người có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng đặc sắc nhất vùng mà ở đó sự hiện diện của người có uy tín là nổi bật hơn cả so với tất cả các dân tộc khác ở Tây Nguyên hiện nay

- Tiêu chí tôn giáo

Việc tiếp nhận hệ thống tôn giáo thế giới, đặc biệt là Công giáo, Tin lành đã tác động rất mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, xã hội cổ truyền của cộng đồng tộc người tại chỗ Gia rai, Ê đê Vì vậy, luận án lưu ý đến tiêu chí tôn giáo khi chọn địa bàn nghiên cứu Cụ thể là chọn ra các cộng đồng (buôn, làng, xã, huyện) có các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau (không tôn giáo - tín ngưỡng cổ truyền, Công giáo, Tin lành ) nhằm tìm hiểu sự khác biệt giữa các cộng đồng này

4.4.2 Mô tả mẫu và địa bàn nghiên cứu

- Về địa bàn nghiên cứu

Như đã phân tích ở trên, tác giả lựa chọn 02 tỉnh ở Tây Nguyên để điền dã và PVS là Đắk Lắk, Gia Lai với hai DTTS Ê đê và Gia rai Bên cạnh đó, chọn huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) Sở dĩ tác giả chọn huyện Di Linh dù đây không phải là địa bàn chọn mẫu để nghiên cứu là bởi lẽ, qua tìm hiểu tác giả được biết đây là huyện đầu tiên ở Tây Nguyên thực hiện thí điểm việc thành lập HĐGL, tác giả đến để thu thập các thông tin liên quan đến quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức và những hoạt động của HĐGL ở đây

Sau bốn cuộc điền dã ở Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng, chúng tôi đã qua 3 tỉnh, 2 thành phố (thuộc tỉnh), 5 huyện, 8 xã và 15 buôn/làng

Trang 15

Bảng 1.1 Mô tả địa bàn điền dã

Ngoă 3, Mrong Ngoă 4

Lâm

Sau khi đi trên diện rộng để tìm hiểu nhiều địa bàn (ở cuộc điền dã lần thứ nhất), chúng tôi chọn và tập trung tìm hiểu các xã Ia Ka và Ia Kreng ở huyện Chư Păh (dân tộc Gia rai) và xã Cư Né, Pơng Drang huyện Krông Buk (dân tộc Ê đê) ở cuộc điền dã lần hai và ba Đây là những xã điển hình, đáp ứng các tiêu chí của cuộc điền dã về dân số - tộc người và tôn giáo Xã Ia Kreng là một xã vùng sâu vùng xa nghèo nhất của huyện, xã có 3 làng là Duch 1, Duch 2, Díp, có 481 hộ, 1844 khẩu, hầu hết dân cư là đồng bào Gia rai Về thành phần tôn giáo, xã có cả Công giáo (làng Duch 1), Tin lành (làng Duch 2) và tín ngưỡng cổ truyền (làng Díp) Tương tự,

xã Ia ka cũng đa dạng về thành phần tôn giáo, nhưng đây là một xã nằm trên quốc lộ

14, đang đô thị hóa và đa dạng về thành phần tộc người Ở huyện Krông Buk (tỉnh Đắk Lắk) chọn buôn Drao (xã Cư Né) và buôn Êa Nur (xã Pơng Drang) để đi điền

dã Buôn Êa Nur nằm trong lòng xã Pơng Drang đang đô thị hóa, tỷ lệ đồng bào Ê

đê chiếm gần một nửa, là buôn có tỷ lệ đồng bào tại chỗ cao nhất của xã Khoảng 2/3 người dân trong buôn theo đạo, chủ yếu là đạo Tin lành Buôn Drao là vùng nông thôn, đồng bào Ê đê chiếm đa số, 1/2 dân số theo đạo Tin lành Việc tìm hiểu

Trang 16

những buôn làng điển hình như vậy giúp nghiên cứu có cái nhìn đồng đại, nhận ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa các vùng

Xen kẽ các cuộc nghiên cứu đó, chúng tôi đã tiến hành PVS một số chuyên gia

am hiểu về vấn đề nghiên cứu, tập trung chủ yếu tại thành phố Pleiku (Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh Gia Lai) và thành phố Buôn Ma Thuột (Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đại học Tây Nguyên, Công an tỉnh Đắk Lắk ) [Xem Phụ lục 2]

- Các cuộc điền dã

+ Cuộc điền dã lần thứ nhất

Kết hợp hai tiêu chí đã nêu là dân số - tộc người và tôn giáo, sau khi chọn được địa bàn nghiên cứu cấp tỉnh, tiến hành chọn các huyện Ia Grai và huyện Chư Păh ở Gia Lai; huyện Krông Buk và thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk để tiến hành điền dã, nghiên cứu lần thứ nhất Đây là những địa bàn có đông dân số là tộc người bản địa được chọn là Gia rai và Ê đê, có số tín đồ theo đạo Công giáo và Tin lành lớn, đồng thời là nơi có các cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà tác giả nghiên cứu Ở cấp xã và làng là địa bàn nghiên cứu, chúng tôi lưu ý chọn những xã

và làng có đặc điểm khác nhau nhằm có sự đối chiếu, so sánh Chọn theo các tiêu chí sau:

1 Về tỷ lệ người nhập cư mới đến, chọn 1 - 2 xã và làng có đông người dân tộc tại chỗ và 1 - 2 xã làng có tỷ lệ cao người nhập cư là các dân tộc khác (Kinh, các dân tộc thiểu số phía Bắc)

2 Về tỷ lệ người dân theo đạo (Công giáo, Tin lành), chọn 1 đến 2 xã/làng có

ít người theo đạo, vẫn còn giữ tín ngưỡng truyền thống và 1 đến 2 xã/làng có tỷ lệ người theo đạo cao

Với các tiêu chí chọn khách thể và địa bàn nghiên cứu như trên, nhóm nghiên cứu đã đi điền dã lần thứ nhất trong 16 ngày, từ 26/07/2016 đến 10/08/2016, qua 3

xã Ia Dêr, Ia Bă và Ia Grăng của huyện Ia Grai; Ia Ka, Ia Mơ nông và Ia Kreng của huyện Chư Păh và thành phố Pleiku, Gia Lai; các xã Cư Né, Pơng Drang huyện Krông Buk và thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk để gặp gỡ và PVS 26 người Đó là các già làng, Trưởng thôn, Trưởng ban Mặt trận, người có uy tín, chức sắc tôn giáo và 2 Chủ tịch xã Đồng thời đi tham quan và tìm hiểu nhà rông, nước giọt và khu nhà mồ của làng Yố xã Ia Ka, làng Kép xã Ia Mnong và 3 làng Duch 1,

Trang 17

Duch 2 và Díp của xã Ia Kreng Trong đợt điền dã này chúng tôi cũng tiến hành PVS các chuyên gia có am hiểu chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu [xem Phụ lục 2] Kết quả cuộc cuộc điền dã lần thứ nhất này là Ghi chép Nhật kí điền dã, các Biên bản PVS Các thông tin thu được từ cuộc điền dã lần thứ nhất giúp đề tài củng

cố các lập luận đã có, đồng thời mở ra thêm nhiều vấn đề sâu rộng hơn cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ Từ các địa bàn nghiên cứu đã đi qua, đề tài chọn ra 1 - 2 xã điển hình để tiếp tục thực hiện cuộc điền dã lần thứ hai và lần thứ ba

+ Cuộc điền dã lần thứ hai và thứ ba

Sau khi trở về từ cuộc điền dã lần thứ nhất, tiến hành phân tích các thông tin thu được, chọn ra các địa bàn đáp ứng hai tiêu chí đã đặt ra về mặt dân số - tộc người và tôn giáo để tiến hành các công tác chuẩn bị, liên hệ với địa phương

Cuộc điền dã lần thứ hai bắt đầu từ ngày 12/01/2017 đến 22/1/2017 (11 ngày) Nhằm tìm hiểu sâu về địa bàn, chúng tôi chọn làng Yố xã Ia Ka và tiếp tục đến với 3 làng của xã Ia Kreng, gặp gỡ và phỏng vấn sâu 20 người, gồm các già làng, Trưởng thôn, Trưởng ban Mặt trận, Công an xã, chức sắc tôn giáo người dân có đạo và người dân không có đạo, những người dân được mọi người nhìn nhận là có uy tín trong cộng đồng Chúng tôi tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng như Tết của đồng bào Gia rai ở làng Kép, đám cưới, tiệc mừng nhà mới, buổi sinh hoạt của con chiên Công giáo ở giáo xứ Yali, xã Ia Ka

Cuộc điền dã lần thứ ba bắt đầu từ ngày 14/02/2017 đến 22/2/2017 (8 ngày) Tương tự như cuộc điền dã lần thứ hai, chúng tôi đi điền dã ở buôn Ea Nur và buôn Drao Xã Pơng Drang sắp lên thị trấn, và các thông tin thu thập được từ cuộc điền dã lần thứ nhất cho thấy đây là xã phát triển nhất của huyện nhưng về an ninh cũng rất phức tạp Buôn Ea Nur là buôn có đồng bào Ê đê chiếm tỷ lệ cao, thành phần tôn giáo đa dạng (có Phật giáo, Công giáo và Tin lành) Xã Cư Né là “điểm nóng” của huyện, trong đó buôn Drao là buôn có thành phần dân tộc, tôn giáo đa dạng, đồng thời nổi bật bởi các vụ việc như vượt biên, chặt phá rừng cây thông ven quốc lộ 14, tham gia Tin lành Đề ga Chúng tôi đã gặp gỡ và phỏng vấn sâu 30 người, gồm các già làng, Trưởng thôn, Trưởng ban Mặt trận, Công an xã, chức sắc chức việc tôn giáo, người dân có đạo và người dân không có đạo, những người dân được mọi người nhìn nhận là những người có uy tín trong cộng đồng, những người vượt biên

Trang 18

trở về và những người từng đi theo Tin lành Đê ga Chúng tôi tham gia buổi Đại hội bầu nhân sự Ban Hướng dẫn điểm nhóm thường niên Tin lành buôn Êa nur, đám cưới, buổi sinh hoạt vào chủ nhật của tín đồ Tin lành ở buôn Drao

+ Cuộc điền dã thứ tư

Để có được luận cứ thuyết phục trong việc đưa ra những kiến nghị, đề xuất,

đặc biệt là những kiến nghị, đề xuất liên quan trực tiếp đến HĐGL, từ ngày 02/03

đến 05/03/2017, tác giả luận án đã tìm về huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và được Ban Dân tộc huyện Di Linh cung cấp các tài liệu về quá trình thành lập Tổ/Hội Già làng, đặc biệt là các báo cáo công tác của các Hội Già làng ở các xã Kết quả thu thập tài liệu cho thấy, sau 10 tháng triển khai (từ tháng 2/2003 đến tháng 12/2003), huyện

Di Linh đã thành lập được Tổ già làng ở 72 thôn/làng, với 14 Hội già làng ở 14 xã, hoạt động tương đối hiệu quả và tồn tại trong một thời gian nhất định

- Thống kê người tham gia PVS: Một số đặc điểm nhân khẩu

Như vậy, sau bốn cuộc điền dã chúng tôi đã gặp gỡ và phỏng vấn sâu 87 người Trong đó, đồng bào Gia rai chiếm 48,3%, Ê đê chiếm 36,8% và người Việt (Kinh) chiếm 14,9% (có 13 người, gồm 1 linh mục Công giáo, 1 Bí thư thôn, 10 Công an xã/huyện và 1 chuyên gia) Về giới tính, do các già làng, Trưởng thôn, chức sắc, chức việc tôn giáo thường là nam giới nên hầu hết người chúng tôi gặp gỡ là nam (chiếm 89,7%), chỉ có 9 người là nữ (chiếm 10,3%) gồm 1 chuyên gia, 5 cán bộ cấp tỉnh, chị Hội trưởng hội Phụ nữ xã và 2 người dân

Về tuổi tác, người trẻ nhất tham gia PVS là 22 tuổi và cao nhất là 97 tuổi Một nửa số người tham gia PVS dưới 47 tuổi và một nửa còn lại trên 47 tuổi Những người tham gia PVS tập trung ở trung niên từ 35 đến 50 tuổi (chiếm 2/5 số mẫu), số còn lại rải đều ở 3 nhóm thanh niên (dưới 35 tuổi), cao niên (51 đến 65 tuổi) và lão niên (trên 65 tuổi)

Về chức vụ/nghề nghiệp, trong số 87 người tham gia PVS có 21 người (chiếm 24,1%) là cán bộ thôn/buôn/làng, trong đó gồm 14 già làng, 5 Bí thư, Trưởng thôn, 2 Trưởng ban Mặt trận Số người là cán bộ cấp tỉnh chiếm 11,5% dung lượng mẫu (gồm Vụ trưởng và Phó Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, công an tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk), cán bộ xã/huyện (Chủ tịch xã, Công an xã/huyện, Hội trưởng Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, ) chiếm 26,4%, số người

Trang 19

dân chiếm 28,7% (gồm 25 người, trong đó 15 người có đạo Tin lành hoặc Công giáo, 10 người không theo đạo nào) và Chức sắc, chức việc Tôn giáo chiếm 9,2% (1 linh mục Công giáo, 2 giáo phu Công giáo, 2 mục sư Tin Lành, 2 truyền đạo Tin lành, chấp sự đạo Tin lành)

Bảng 1.2: Đặc điểm nhân khẩu của người trong mẫu nghiên cứu

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Những nghiên cứu trong luận án có những đóng góp mới về khoa học, cụ thể như sau:

Thứ nhất, luận án đưa ra một khái niệm mang tính tổng quát về người có uy tín

và các tiêu chí xác định người có uy tín trong xã hội Tây Nguyên hiện nay

Trang 20

Thứ hai, luận án làm rõ hiện trạng vị thế của người có uy tín trong cộng đồng

DTTS ở Tây Nguyên (qua điển cứu hai dân tộc Ê đê và Gia rai) trên các phương diện: Cơ cấu, thành phần, nguyên nhân biến đổi Đặc biệt, luận án chỉ rõ những bất cập về chính sách đối với người có uy tín trong các văn bản hiện hành

Thứ ba, luận án chỉ ra xu hướng biến đổi vị thế của người có uy tín trong cộng

đồng DTTS trên cơ sở phân tích tình hình thực tế tại xã hội Tây Nguyên Đặc biệt, luận án đưa ra những định hướng chính sách và khuyến nghị để các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham khảo, từ đó có thể bổ sung, hoàn thiện tiêu chí người có uy tín nhằm phát huy vai trò, vị thế của người có uy tín vùng DTTS Tây Nguyên trong bối cảnh có nhiều biến chuyển mới, góp phần phát triển KT - XH và giữ vững AN -

CT vùng Tây Nguyên

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Một là, luận án cung cấp cho người đọc, các nhà nghiên cứu lý luận về các tiêu

chí xác định, sự biến đổi về thành phần, cơ cấu… của người có uy tín trong bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của cơ cấu xã hội vùng Tây Nguyên

Hai là, những nghiên cứu trong luận án cung cấp một cách nhìn tổng quan về

hiện trạng người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên nói chung và trong DTTS Ê đê, Gia rai nói riêng Đây là một trong những căn cứ cần thiết để các ngành khoa học làm cơ sở khi đi vào nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vùng dân tộc học Tây Nguyên, đặc biệt là hai dân tộc Ê đê và Gia rai

Ba là, tác giả luận án đã chỉ ra những bất cập, hạn chế, sự chồng chéo trong

các chính sách liên quan đến người có uy tín của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan có liên quan trực tiếp đến người có uy tín

Bốn là, luận án đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm phát huy vị thế của

người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo trong hoạch định, soạn thảo và ban hành chính sách dân tộc nói chung và chính sách đối với người có uy tín nói riêng, nhằm phát huy một cách hiệu quả vị thế, vai trò của người có uy tín trong phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, ổn định AN - CT, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên

Trang 21

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành bốn chương, với kết cấu cụ thể như sau:

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2: LUẬN CỨ LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI

CÓ UY TÍN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Chương 3: HIỆN TRẠNG VỊ THẾ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG

CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN: TRƯỜNG HỢP DÂN TỘC THIỂU SỐ Ê ĐÊ VÀ GIA RAI

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA

NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

Trang 22

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của tổng quan này là nghiên cứu ba nội dung chủ yếu liên quan trực tiếp đến luận án: 1 Các nghiên cứu lý luận vị thế, vai trò xã hội; 2 Những công

trình nghiên cứu về DTTS Ê đê và Gia rai; 3 Những công trình nghiên cứu về người

có uy tín trong cộng đồng DTTS Ê đê và Gia rai

1.1 Các nghiên cứu lý luận về vị thế, vai trò xã hội

Nghiên cứu cấu trúc xã hội nói chung và cấu trúc xã hội trong chuyên ngành

Xã hội học nói riêng có ý nghĩa quan trọng Trong sự vận hành và phát triển xã hội, cấu trúc xã hội không những được xem như là một tổng thể, một tập hợp các bộ phận (các cộng đồng, tầng lớp, giai cấp…), mà còn được xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội Mặt khác, việc coi cấu trúc xã hội là một “bộ khung” để xem xét xã hội cho phép chúng ta biết được một xã hội cụ thể nào đó được cấu thành từ những nhóm xã hội nào Cũng thông qua “bộ khung” này mà chúng ta biết được “vị thế” - tức là chỗ đứng của từng cá nhân, từng nhóm

xã hội trong xã hội, vai trò xã hội của các cá nhân, sự đan kết những liên hệ và tương tác cá nhân, nhóm, cộng đồng, từ đó mà áp dụng những phương thức ứng xử

và quản lý thích hợp, góp phần vào sự tồn tại, ổn định và phát triển của một xã hội

cụ thể

Như vậy, vị thế và vai trò xã hội là hai bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cấu trúc xã hội Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vị thế và vai trò xã hội của cá nhân

Trong công trình nghiên cứu Enduring Issues in Sociology (tạm dịch: Những

vấn đề cơ bản của Xã hội học), Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân học văn hóa

người Mỹ là người đầu tiên sử dụng khái niệm “vai trò” và “vị thế” để nghiên cứu cấu trúc bên trong của hệ thống xã hội, của mối quan hệ giữa nhân cách và xã hội,

và kết hợp chủ nghĩa chức năng với tiếp cận lịch sử để nghiên cứu văn hóa Ông cho rằng, vị thế là vị trí trong khuôn mẫu nhất định của các hành vi tương tác giữa các cá nhân hoặc nhóm người, còn vai trò là mặt động thái của vị thế Linton phân biệt vị thế gán cho cá nhân không liên quan gì tới năng lực hay những khác biệt bên trong của họ và vị thế giành được nhờ những năng lực, phẩm chất đặc biệt

Trang 23

Nhập môn lịch sử Xã hội học (nguyên bản tiếng Đức: Einfuhrung in die

Geschichte der oziologie) là công trình của tác giả người Đức Herman Korte, xuất bản năm 1993 Trong công trình này, khi nghiên cứu quan niệm của Max Weber về quyền lực, tác giả cho rằng “Weber chủ yếu xem xét ba loại hình tiêu biểu của thống trị hợp pháp (chính thống) được phân biệt như sau: 1 Loại mang tính hợp lý: trên cơ

sở niềm tin vào tính hợp pháp các trật tự và quyền cai trị của những người được giao việc thực hiện sự thống trị (thống trị hợp pháp), hoặc 2 Loại mang tính truyền thống: trên cơ sở sự sùng bái khác thường vào sự linh thiêng hoặc sự hùng mạnh hoặc sự tiêu biểu của một người hoặc trật tự do người đó lập ra hoặc đề xuất (thống trị bằng uy tín) ” [45, tr.162 - 163] Đây là một nhận định quan trọng khi chúng ta nghiên cứu, phân tích về vị thế xã hội hay uy tín cá nhân trong một xã hội cụ thể

Social Structure (Cấu trúc xã hội) là một công trình nghiên cứu của Lopez J và

Scott John (2000) Từ việc đi vào luận giải khái niệm cấu trúc xã hội, các thể chế hay các mối quan hệ cơ bản trong cấu trúc xã hội, công trình đã đi vào phân tích những luận điểm cơ bản của một số nhà xã hội học tiêu biểu về cấu trúc xã hội và những thành tố cơ bản của nó Khi phân tích quan điểm của Linton, tác giả nhận định rằng theo Linton thì các định chế xã hội quy định những vị thế xã hội mà con người có thể có và những hành vi cư xử của anh ta gắn liền với những vị thế đó [3, tr.29] Cũng theo tác giả, trong quan điểm của mình, Warner (1952) và Popitz (1967) quan niệm vị thế xã hội chính là “một vị trí” hoặc “một địa điểm” cố định trong hệ thống xã hội [3, tr.29] Tác giả cho rằng, "vị thế xã hội là nhân tố cấu thành nên mạng lưới của những vị thế lớn hơn Nói cách khác, chúng là những đơn vị của bản đồ tri nhận được mọi người sử dụng để sắp xếp các hành vi xã hội của mình Chính từ bản đồ tri nhận này, mỗi người nhận ra được vị thế của mình" [3, tr.29]

Năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn Một số nội dung cơ bản

của Xã hội học Theo quan niệm trong nghiên cứu này, “vị thế là một vị trí xã hội

Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã hội và mối quan hệ của cá nhân đó với những người khác, do đó vị thế xã hội cũng là một dạng biểu hiện địa vị xã hội của con người” [65, tr.79 - 80] Như vậy, dưới góc nhìn của nhóm tác giả, nội hàm của khái niệm “địa vị xã hội” rộng hơn khái niệm “vị thế xã hội” Công trình này cũng cho rằng, “trong xã hội học, khái niệm vai trò xã hội dùng để chỉ chức

Trang 24

năng xã hội, mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan bởi vị thế xã hội của

cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội hoặc hệ thống các quan hệ cá nhân” [60, tr.78] Hay nói một cách khác, “vai trò xã hội là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định” [65, tr.78]

Social Structure (Cấu trúc xã hội) là một nghiên cứu của tác giả Charles

Crothers, được công bố vào năm 2003 Một trong những nội dung cơ bản mà công trình này đề cập là đi vào phân tích những quan điểm cơ bản của Parsons và Shils

trong tác phẩm Toward a General Theory of Action 1 (1951) Theo Parsons và Shils,

"một trong những bức tường kiên cố nhất, ngăn cản việc xây dựng cấu trúc xã hội chính là sự phân định giữa vị thế và vai trò Hai yếu tố này giống như hai mặt của một đồng xu, có quan hệ khăng khít, gắn bó và rất khó tách rời, cũng như phân biệt nhau Vị thế xã hội, hiểu theo cách đơn giản nhất, đó chính là một phần trong tổng thể của bức tranh về vị thế, mà theo đó từng vị thế sẽ gắn liền với nghĩa vụ phải tuân theo các quy tắc ứng xử và hành động nhất định Thuật ngữ “vị trí xã hội” vừa mang nghĩa sở chỉ vừa mang nghĩa hàm chỉ, vừa thể hiện sự trang trọng, vừa gần gũi" [1, tr.84] Tác giả dẫn chứng ví dụ: Với vị thế xã hội là thầy giáo, người thầy vừa được yêu cầu phải thực hiện tốt công tác giảng dạy trong lớp, vừa phải cư xử chuẩn mực trong cộng đồng Thực hiện tốt công tác giảng dạy trong lớp là nghĩa sở chỉ của vị thế xã hội, còn cư xử chuẩn mực trong công đồng là nghĩa hàm chỉ [1, tr.84] Ngoài

ra, tác giả nhận định rằng một cá nhân với một vị thế xã hội phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau nên phải thực hiện rất nhiều vai trò xã hội khác nhau

Trong công trình Lịch sử và lý thuyết Xã hội học (2008), tác giả Lê Ngọc Hùng

đã đi vào luận giải những quan điểm cơ bản của các nhà xã hội học tiêu biểu và một

số chủ thuyết xã hội học hiện đại Khi nghiên cứu về lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons, tác giả đã phân tích các đơn vị của hệ thống xã hội, trong đó có “vị thế - vai trò với tư cách là một tiểu hệ thống có tổ chức của một người hay nhiều người chiếm giữ những vị thế đã cho và hành động hướng vào nhau theo các xu hướng tương tác nhất định” [52, tr.235] Còn khi nghiên cứu về lý thuyết trung gian

về vai trò - tập hợp của Robert Merton, tác giả cũng đã đi vào nghiên cứu quan niệm

về hệ vai trò của Merton Theo tác giả, “Merton đưa ra khái niệm “hệ vai trò” để chỉ

1 Tạm dịch: Hướng đến một lý thuyết tổng quát về hành động

Trang 25

một cấu trúc gồm các vai trò và các quan hệ của chúng mà cá nhân thực hiện khi nắm giữ một vị thế xã hội nhất định” [52, tr.248] Tác giả khẳng định, quan niệm về

hệ vai trò của Merton đặt ra một loạt vấn đề nghiên cứu quan trọng trong xã hội học

Đó là việc tìm hiểu sự tác động của cấu trúc xã hội đối với việc hình thành hệ vai trò; đó là xem xét cách thực hiện hệ vai trò để đảm bảo tính cân bằng, ổn định cũng như để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa các vai trò

Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và đào tạo xã hội học ở nước ta được tiến hành một cách khoa học, bám sát những quan niệm, khái niệm xã hội học cơ bản,

chính thống, năm 2010, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho xuất bản cuốn Từ điển

Xã hội học Oxford (được nhóm dịch giả do Bùi Thế Cường làm Trưởng nhóm biên

dịch từ cuốn Oxford Dictionary of Sociology, do Gordon Marchall chủ biên, Nxb

Oxford University ấn hành năm 1998) Tác giả cho rằng “có hai cách tiếp cận khái niệm vị thế trong xã hội học Định nghĩa một cách lỏng lẻo, vị thế đơn giản chỉ có nghĩa là vị trí mà một người chiếm giữ trong cấu trúc xã hội, như giáo viên hay tu sĩ

Nó thường kết hợp với quan niệm về vai trò xã hội để đưa ra ý tưởng về vị thế - vai trò Theo nghĩa chặt chẽ hơn, vị thế nói đến một hình thức phân tầng xã hội, trong đó các nhóm vị thế hay tầng lớp được xếp hạng và được tổ chức theo các tiêu chí luật pháp, chính trị và văn hóa” [92, tr.605] Tác giả nhận định: “Người ta đã dành nhiều công sức để nhằm cứu vãn khái niệm vị thế, bằng cách cho rằng nó bao gồm một sự tổ chức có tính khách quan các quyền và các đặc quyền đặc lợi, mà trong nhiều trường hợp được hỗ trợ bằng luật pháp và nhà nước, chứ không phải đơn giản chỉ là ý thức chủ quan về sự kính trọng cá nhân” [92, tr.606]

Năm 2013, Nxb Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn Xã hội học do tác giả Bùi

Quang Dũng chủ biên, với sự tham gia của nhiều tác giả xã hội học ở Việt Nam Mặc

dù phần dành cho nội dung vị thế xã hội không nhiều, song những quan điểm của các tác giả về vấn đề này có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng cho các nhà nghiên cứu Khi bàn về vị thế xã hội, tác giả Nguyễn Hữu Minh cho rằng, “vị thế xã hội phản ánh mức độ uy tín và sự kính trọng từ người khác Cơ sở cho sự kính trọng đó tùy thuộc vào phẩm chất cá nhân được người khác coi là quan trọng trong xã hội Nghề nghiệp là một trong những chỉ báo quan trọng nhất của vị thế, vì nó thể hiện cách thức chủ yếu để có quyền lực và tài sản” [28, tr.47] Phân tích cách tiếp cận của Weber về

Trang 26

phân tầng xã hội, tác giả cũng đã khẳng định “Vị thế (status) nói về mối quan hệ của một cá nhân với những địa vị xã hội được thiết lập trong xã hội mà những địa vị này thay đổi theo nghĩa uy tín (prestige) Các vị thế thường khác nhau tùy thuộc vào nghề nghiệp hoặc hoàn cảnh gia đình xuất thân” [28, tr.45]

Các công trình nêu trên, tuy có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về

vị thế, vai trò xã hội của cá nhân, nhưng đều đồng nhất tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề này trong xã hội Mặt khác, những công trình đó cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu vị thế xã hội với nghiên cứu vai trò, và ngược lại, giữa nghiên cứu vai trò xã hội với vị thế

1.2 Những công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số Ê đê và Gia rai

1.2.1 Những công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số Ê đê

Là một trong 54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, song, do có nhiều đặc điểm khác biệt, riêng có, lại được sinh sống, tồn tại và phát triển trên một miền đất được xác định là trù phú nhất nước, “gần như vô can trước những áp lực, tác động của thế giới bên ngoài” [41, tr.77], cho nên, các công trình nghiên cứu về dân tộc Ê đê luôn nhận được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu

Lịch sử nghiên cứu cho thấy, tác phẩm viết về người Ê đê sớm nhất là công

trình khảo cứu của nhà thám hiểm người Pháp Henri Maitre với tựa đề Các xứ

thượng ở miền Nam Đông Dương: Cao nguyên Đắc Lắc Trong tác phẩm này, Henri

Maitre đã mô tả về đời sống KT - XH, tôn giáo, phong tục tập quán… của hai dân tộc Ê đê và M’nông Ở phần về dân tộc Ê đê, tác giả tập trung đi vào phân tích, mô

tả khá chân thực về cuộc sống của dân tộc này, trong đó nhấn mạnh đến một phong tục hôn nhân tương đối đặc biệt của người Ê đê là tục Cuê Nuê - tục về sự tái hôn của người đàn bá góa Ông viết: “… do người chồng đã chết… sau một thời gian dài nhất định… thỉnh thoảng có người đàn bà góa muốn tái hôn, họ cho một người làm mối tới đặt yêu cầu với cha mẹ của người mà mình chọn mà không hề báo cho người

đó biết Nếu cha mẹ người con trai đồng ý thì công việc đã được giải quyết và người chồng mới cưới đến ở nhà vợ Trong trường hợp này chi phí và lễ cưới do cha mẹ chịu” [44] Đây là một tập tục riêng có của người Ê đê ở Tây Nguyên

Mùa Xuân năm 1950, Tạp chí Pháp Á đã ra một số đặc biệt dày dặn (số 49 -

50), dành riêng giới thiệu trọn công trình nghiên cứu Các dân tộc miền núi Nam

Trang 27

Đông Dương của một tác giả ký tên là Dam Bo, tên thật là Jacques Dournes - một

con người đã đến và sống ở vùng đất Tây Nguyên gần suốt ba mươi năm, nói thành thạo ngôn ngữ của họ Công trình đã tập trung đi vào phân tích đặc điểm KT - XH, những giá trị văn hóa đặc trưng, đặc biệt đã đặt ra một số vấn đề cơ bản về sự phát triển của xã hội và số phận con người ở đây Sau này, nhà văn Nguyên Ngọc khi dịch và viết lời tựa cho cuốn sách, đã viết: “Cần phải yêu, một tình yêu đầy kính trọng

và cả ưu tư như Dam Bo đã yêu đối với đất nước và con người Tây Nguyên để có thể hiểu nó một cách thấu đáo, đặng có thể xử lý những câu hỏi không hề dễ dàng đặt ra vừa bức bách vừa lâu dài, cơ bản ở đây” [56] Bài toán về sự phát triển của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại ngày nay, như chúng ta đều biết, không hề là một bài toán đơn giản, dễ dàng Vì vậy, công trình nghiên cứu công phu và đầy nhiệt tâm này

đã vượt qua được sự thử thách của thời gian, và không hề lạc hậu, trở thành một tư liệu quý giá để các học giả tham khảo khi nghiên cứu về vùng đất này

Vào thập niên 1950 - 1960, một số học giả thế hệ tiếp theo đã tới nghiên cứu thực địa ở Tây Nguyên để thực hiện luận án tiến sĩ về dân tộc học, trong đó tiêu biểu

là Anna De Hautecloque Howe với công trình Người Ê đê - một xã hội mẫu quyền

Năm 2004, nhóm tác giả Nguyên Ngọc - Phùng Ngọc Cửu đã biên dịch công trình này Đây là công trình đi sâu nghiên cứu và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, các quan hệ

xã hội của dân tộc Ê đê, đặc biệt xã hội Ê đê là xã hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Nguyên Những hiểu biết sâu sắc và kỹ lưỡng về dân tộc Ê đê được tác giả trình bày trong tập sách này đã và sẽ không chỉ giúp cho các nhà nghiên cứu dân tộc học, xã hội học, vǎn hoá học, mà còn là tài liệu tham khảo tốt cho những người làm công tác thực tiễn và quản lý địa phương hiện nay

Đại cương về các dân tộc Ê đê, M’nông ở Đak Lak, do Nxb Khoa học xã hội

xuất bản năm 1982 là công trình do nhóm tác giả, đều là cán bộ của Viện Dân tộc học biên soạn trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trong khoảng 4 năm (1976 - 1979) Nội dung chính của công trình này đi vào giới thiệu những đặc điểm địa lý -

tự nhiên, sự phân bố dân cư, thành phần dân tộc, những đặc điểm nhân chủng của người Ê đê và người Mnông tỉnh Đắk Lắk, cũng như hoạt động sản xuất, kinh tế và các quan hệ xã hội (buôn làng, dòng họ, gia đình…) Tiếp đó, nhóm tác giả giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ ở Đắk Lắk, cũng như

Trang 28

những thành tựu khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hoá… ở thời

kỳ sau năm 1975 Công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu này có thể giúp chúng ta có những cơ sở nền tảng đầu tiên cho các nghiên cứu sâu hơn về từng mặt phong phú và hết sức đa dạng trong đời sống của hai dân tộc Ê đê và Gia rai Năm 2012, với mục đích sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

đã hoàn thành công trình Luật tục Ê đê (tập quán pháp) do nhóm tác giả Ngô Đức

Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, giới thiệu, dịch Sau khi đi vào tổng quan về dân tộc Ê đê, nhóm tác giả đi vào giới thiệu những nội dung cơ bản

nhất trong Luật tục của dân tộc này, với các nội dung chủ yếu: Các quy định mở đầu

(về hình phạt, về tang chứng, về tội vi phạm lời cam kết…), về tội xúc phạm đến người đầu làng (không nghe lời thủ lĩnh, bất tuân người thủ lĩnh,…), các tội của người trưởng buôn (tội giấu dân, tội bắt bớ, giam cầm oan…), các quy định về hôn nhân (trao vòng đính hôn, tập tục phải nối nòi khi người chồng chết…)… Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo về Luật tục, được xuất bản bằng cả tiếng Ê đê lẫn tiếng Việt, với một quá trình nghiên cứu công phu, phản ánh khá đầy

đủ những nội dung cơ bản trong Luật tục của dân tộc Ê đê

Một trong những nội dung khi nghiên cứu về dân tộc thiểu số Ê đê chính là việc

đi vào nghiên cứu sử thi Ê đê (bản ngữ gọi là Aghan, hoặc Khan), mà công trình đầu

tiên cần được nhắc tới chính là Sử thi Đam Săn, được Leopold Sabatier sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp, xuất bản ở Paris vào năm 1927 với tiêu đề Bài ca Đam Săn do toàn

quyền P Pasquier và nhà văn Rolanl Dorgelès viết lời tựa Đến năm 1933, Leopold

Sabatier công bố lần thứ hai, in ở Tạp chí của Viện Viễn Đông bác cổ, trong đó tập I

có cả tiếng Ê đê Bài ca Đam Săn được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là công trình

khởi đầu cho việc sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu Aghan về sau

Tiếp đó, công trình La Chanson éppique khan Kdam Yi do Dominique Antomarchi sưu tầm, Condominas công bố và viết lời tựa với tựa đề Những quan sát

xã hội học về hai trường ca Ra đê Trong công trình này, tác giả đã lấy đời sống xã

hội làm căn cứ và mục tiêu của việc nghiên cứu khi so sánh hai sử thi Ê đê (Đam Di

và Đam Săn) để chỉ ra sự khác nhau và lý giải nó bằng bối cảnh xã hội của dân tộc này Bằng những khảo cứu thực tế, tác giả đã nhiệt thành ca ngợi sử thi Đam Săn:

Trang 29

“Người ta không thể nói về văn hóa dân gian Đông Dương nguyên thủy mà không nhớ ngay đến một cái đầu đề: “Trường ca Đam Săn” Bài thơ tuyệt vời này, bài thơ lớn đầu tiên ai cũng biết trong văn học truyền miệng của các bộ tộc ở nội địa miền Trung Việt Nam, hiện nay hiển nhiên vẫn là một tuyệt tác” [40, tr.230] Đây là công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về sử thi, là tài liệu tham khảo quý giá cho những

ai quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này

Cũng đi vào nghiên cứu về Aghan, năm 2006, tác giả Tuyết Nhung Buôn

Krông đã nghiên cứu đề tài Văn hóa mẫu hệ trong Sử thi Ê đê Do là người cùng hơi

thở và nhịp đập trái tim, cùng huyết tộc với chủ nhân sử thi, được nuôi dưỡng, tắm mình trong hơi ấm mẫu hệ, tác giả đã có những nghiên cứu rất công phu, chứa đựng hàm lượng khoa học cao về những nội dung liên quan đến văn hóa mẫu hệ trong Sử thi Ê đê Mục tiêu mà đề tài hướng tới là “khảo sát văn hóa mẫu hệ Ê đê được thể hiện trong sử thi thông qua việc tìm hiểu, đối sánh và phân tích một số tác phẩm sử thi tiêu biểu của người Ê đê cùng với những khảo sát về sự tiếp nhận của người Ê đê đối với sử thi, khám phá thêm những nét độc đáo của văn hóa mẫu hệ được thể hiện trong sử thi, vai trò của sử thi trong tư tưởng tình cảm và định hướng ứng xử của người Ê đê” [70, tr.10], từ đó khẳng định thêm giá trị lịch sử, văn hóa và chức năng văn hóa - nghệ thuật của sử thi trong xã hội Ê đê hiện nay

Đặc biệt, trong giai đoạn 2007 - 2009, công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ

Sử thi Tây Nguyên với cuộc sống đương đại: Thực trạng, triển vọng và giải pháp do

Viện Nghiên cứu Văn hóa chủ trì, tác giả Phan Đăng Nhật làm chủ nhiệm Tiếp đó,

năm 2010, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn Sử thi Tây

Nguyên và cuộc sống đương đại của hai tác giả Phan Đăng Nhật và Chu Xuân Giao

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, đề tài đã nghiên cứu một cách rõ nét sử thi của người Tây Nguyên với cuộc sống đương đại, trong đó tập trung vào sử thi Ba

na, sử thi Mơ nông và sử thi Ê đê Đây được đánh giá là một công trình nghiên cứu toàn diện về sử thi Tây Nguyên từ trước đến nay

1.2.2 Những công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số Gia rai

Là tộc người có quá trình cư trú lâu đời ở Tây Nguyên, với những khác biệt riêng có về đặc điểm cư trú, kinh tế truyền thống hay văn hóa, dân tộc Gia rai trở thành đối tượng dành được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu

Trang 30

Theo các học giả nghiên cứu, trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về dân tộc Gia rai chưa nhiều, tới sau 1975 mới xuất hiện nhiều công trình quy mô lớn,

đề cập đến nhiều chiều cạnh của dân tộc này Điểm nhấn đầu tiên cần phải kể đến chính là việc Viện Dân tộc học đã tiến hành điều tra cơ bản về các mặt lịch sử, KT -

XH, văn hóa truyền thống của Tây Nguyên Công trình Các dân tộc tỉnh Gia Lai -

Công Tum (xuất bản năm 1981) ra đời trong bối cảnh đó Trong công trình này,

nhóm tác giả tập trung đi vào khái quát đặc điểm của các dân tộc tỉnh Gia Lai - Công Tum như dân tộc Gia rai, dân tộc Xơ đăng, dân tộc Ba na, trong đó phần về dân tộc Gia rai được đặt ở vị trí rất trang trọng, với những phân tích, nhận xét xác đáng Bằng việc sử dụng phương pháp điền dã Dân tộc học, nhóm tác giả đã tận mắt chứng kiến nhiều điều trong cuộc sống thực của các DTTS, đồng thời được hỏi chuyện nhiều người già am hiểu về truyền thống dân tộc của họ tại các cộng đồng

Vì vậy, những tư liệu được thu nhặt một cách cẩn thận, khoa học, khách quan này trong cuốn sách chứa đựng nhiều hiểu biết có giá trị và cơ bản về các DTTS ở tỉnh Gia Lai - Công Tum nói chung và dân tộc Gia rai nói riêng

Năm 1991, Viện Sử học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) đã hoàn thành công

trình Nhà Rông các dân tộc Bắc Tây Nguyên do tác giả Nguyễn Khắc Tụng chủ

biên Công trình khoa học này khẳng định, “nhà rông không chỉ là một sản phẩm văn hóa đã được sáng tạo từ lâu đời mà còn rất độc đáo, mang sắc thái đặc thù lãnh thổ rất rõ rệt Nó đã như là một biểu tượng của Tây Nguyên" [102, tr.5] Trong phần viết về nhà rông của người Gia rai, nhóm tác giả kết luận: “Trên cao nguyên này, đây là một trường hợp duy nhất có một nhóm cư dân thuộc ngôn ngữ Malayô - Pôlinêxia có nhà rông Không rõ họ đã học ở người Ba na, Xơ đăng hay là từ xa xưa

họ đã có nhà rông rồi? Bởi lẽ cùng sống trên cao nguyên này, cùng ngôn ngữ mà người Ê đê - một dân tộc có số dân khá lớn ở cao nguyên - lại không có nhà rông” [102, tr.62] Luận giải đó đã khẳng định bên cạnh những nét văn hóa tương đồng, vẫn tồn tại nét dị biệt của hai DTTS có số dân đông nhất ở Tây Nguyên hiện nay Xuất phát từ nhu cầu bức thiết của việc tìm hiểu văn hóa các dân tộc, đầu những năm 2000, Nhà xuất bản Trẻ đã phối hợp với các nhà khoa học, nhà nhiếp

ảnh lâu năm thực hiện bộ sách Việt Nam - các dân tộc anh em, trong đó có công trình Người Gia rai, xuất bản năm 2003 Công trình này tập trung nghiên cứu về lịch

Trang 31

sử tộc người, hoạt động kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi, các nghề thủ công và săn bắt, hái lượm), văn hóa vật chất (nhà ở, ăn uống, trang phục, đồ trang sức), ứng xử cộng đồng (quan hệ xã hội, dòng họ, gia đình, hôn nhân, các tập tục trong chu kỳ đời người ) và đời sống tinh thần (tôn giáo, tín ngưỡng, hội hè truyền thống ) của người Gia rai Có thể nói đây là một công trình rất có giá trị khi nghiên cứu về dân tộc Gia rai

Với một chiều dày về thời gian và mức độ thâm nhập vào âm nhạc dân tộc Jrai,

năm 2005, tác giả Đào Huy Quyền đã cho ra mắt công trình Tìm hiểu đặc trưng

trong dân ca Jrai - Bahnar Bằng việc đi điền dã để sưu tầm hàng trăm bài dân ca,

rồi ghi âm, ký âm, phỏng dịch tiếng dân tộc, từ đó phân tích, so sánh, tìm ra hệ thống thang âm, điệu thức, tác giả đã thu thập được những dữ liệu cơ bản bằng một tâm hồn nghệ sĩ say mê, yêu quý và trân trọng di sản văn hóa các DTTS, với gần

100 bài dân ca Jrai - Bahnar nên “những kết luận trong công trình là có cơ sở khoa học và rất đáng tin cậy” [76, tr.22] Nội dung các bài dân ca mà tác giả chọn lọc đã được con người nơi đây sáng tạo ra nên luôn gắn liền với tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong điều kiện một nền sản xuất nương rẫy, tự cung, tự túc Những bài ca ấy

đã ra đời trong suốt tiến trình lịch sử và quay lại phục vụ đời sống con người

Năm 2006, dịch giả Nguyên Ngọc đã cho ra mắt công trình Rừng, đàn bà, điên

loạn (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) của nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes

Với ba vế Rừng - Đàn bà - Điên loạn rõ ràng và rành mạch, tác giả đã dẫn chúng ta

đi qua “miền mơ tưởng Gia rai” Theo ông, ở vế thứ nhất, đối với người Gia rai (và

người Tây Nguyên), rừng là một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa Con người ở

đây sống trong rừng, cùng rừng, gắn với rừng, hòa (tan) với rừng Ở vế thứ hai,

Jacques Dournes cho rằng xã hội Gia rai là xã hội mẫu hệ, người đàn bà là rường cột, là nền tảng của sự ổn định của xã hội Trong xã hội ấy, người đàn bà không chỉ

là Nữ Vương của nội giới (tức là làng), bà còn là chính bản thân cái nội giới ấy, là

cái phần tự nhiên đã được thuần hóa, đã mang tính người, đã trở thành văn hóa Từ

đó, J Dournes dẫn sang vế thứ ba: Điên loạn Ông viết: “ tôi muốn nói với những

ai còn tin rằng con người có thể trở thành điên vì thiếu rừng thật cũng như vì quá dư thừa rừng bị ám” [57, tr.316] Có thể khẳng định rằng, cuốn sách của J Dournes, bằng một lối đi độc đáo, đưa ta vào một chiều sâu thật thú vị và cũng thật cơ bản của

Trang 32

con người và xã hội Gia rai - (và Tây Nguyên) Cuộc du hành ông dắt ta đi vào giúp

ta nhận ra cái xã hội này, mà ta thường ngỡ là thô mộc và đơn giản, nhưng kỳ thực rất phong phú và sâu thẳm

Bơ thi: Cái chết được hồi sinh (2007) là tập sách tập hợp tất cả các nghiên cứu

của Ngô Văn Doanh trong nhiều năm về lễ bỏ mả, nhà mồ và tượng nhà mồ của hai dân tộc Gia rai và Ba na Theo nghiên cứu của tác giả, lễ hội bỏ mả của người Gia rai và Ba na là một trong những sắc thái văn hóa độc đáo nhất của cả vùng cao nguyên Tác giả khẳng định: “Không có một lễ hội nào có thể so sánh được với lễ hội bỏ mả về quy mô lẫn tính nghệ thuật Lễ hội bỏ mả là cả một truyền thống ứng

xử đầy tính nhân văn của người sống đối với người chết Lễ hội bỏ mả là dịp gần như duy nhất để các nghệ sĩ điêu khắc dân gian thể hiện tài nghệ của mình qua những pho tượng mồ, qua những hình trạm khắc trên nhà mồ và qua những con rối

gỗ sống động Không chỉ ở Tây Nguyên Việt Nam mà ở cả khu vực Đông Nam Á, khó có thể tìm thấy một lễ hội nào lại quy tụ vào mình nhiều truyền thống văn hóa nghệ thuật cũng như tâm lý dân tộc như lễ hội bỏ mả của một số dân tộc Tây Nguyên” [25, tr.59]

Trong các nghiên cứu về dân tộc Gia rai, việc nghiên cứu về văn học dân gian

của dân tộc này được khá nhiều tác giả đề cập đến, trong đó Câu đố Jrai của tác giả

Nguyễn Quang Tuệ (2007) là một công trình đáng chú ý Kế thừa những thành tựu của người đi trước và căn cứ vào cơ sở thực tế, tác giả đã phân loại câu đố Jrai thành

7 nhóm khác nhau Tuy nhiên, quý nhất là phần Sưu tập với 1.150 câu đố được in

song ngữ Jrai - Việt, có những câu lại có nhiều lời giải Tất cả được sắp theo thứ tự các chủ đề đã nêu ở trên và có mục lục tra cứu ở cuối sách, cũng sắp theo chủ đề và bằng cả hai thứ tiếng, nên việc tìm kiếm rất thuận lợi Với cách thức sưu tầm rất

công phu, khoa học, Câu đố Jrai như một viên ngọc quý trong khu vườn văn học

dân gian của các dân tộc, đặc biệt là ở Tây Nguyên, là một việc làm thiết thực góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc người này

Năm 2013, Nhà xuất bản Tri thức đã cho ra mắt công trình Pötao, một lý thuyết

về quyền lực ở người Jörai Đông Dương của Jacques Dournes Có thể khẳng định,

gần suốt một thế kỷ, từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều người đã cố tìm hiểu, cố giải thích Pötao, hệ thống Pötao, thiết chế Pötao trong xã hội Gia rai, ý nghĩa của Pötao

Trang 33

đối với người Gia rai, và trong cả vùng Đông Dương xưa nhưng chưa ai cắt nghĩa được tường tận Cho đến Jacques Dournes thì vấn đề Pötao Gia rai mới được giải quyết một cách rốt ráo, sâu sắc, thực sự nghiêm túc, và cơ bản Là một nhà Tây Nguyên học hàng đầu, Jacques Dournes đã sống ở Tây Nguyên ròng rã 25 năm, và trong 25 năm ấy đã dành trọn 15 năm tập trung nghiên cứu về người Gia rai và Pötao của người Gia rai Tác phẩm của ông trở thành một công trình kinh điển, không chỉ để cắt nghĩa Pötao, cũng không chỉ giúp ta hiểu một cách cơ bản người Gia rai và xã hội Gia rai, mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu Tây Nguyên nói chung, trong tất cả chiều sâu lịch sử - văn hóa của nó

Thực hiện Luận án Tiến sĩ, năm 2014, tác giả Đoàn Văn Báu đã công bố đề tài

Đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên Với mục đích nghiên cứu là

“chỉ ra những biểu hiện đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên, từ đó góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận Tâm lý học dân tộc, phục vụ cho việc nghiên cứu, hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội trong vùng dân tộc Jrai” [13, tr.2 - 3], luận án đã đi vào làm rõ lý luận cơ bản về đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên Đặc biệt, luận án đã đưa ra được kết qua nghiên cứu thực tiễn về ý thức dòng họ, ý thức buôn làng và ý thức tộc người của dân tộc này Có thể nói, đây là một luận án đã có những phát hiện mới, đề xuất hợp

lý trong việc tác động tâm lý đối với dân tộc Jrai, do đó, là một công trình tham khảo

có giá trị đối với việc nghiên cứu của tác giả

Năm 2016, trên tạp chí Xã hội học (số 2, 210), tác giả Vũ Ngọc Xuân Ánh đã

có bài viết Phẩm chất của người Gia rai và trường văn hóa tộc người (nghiên cứu

trường hợp làng Greo Pết, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) Tác giả cho rằng người Gia rai đề cao lòng tự trọng, danh dự và trách nhiệm của bản thân Đó chính

là tâm thế hành xử được định hình bởi không gian văn hóa - xã hội của cộng đồng làng Tuy nhiên, theo tác giả, "trong bối cảnh xã hội thay đổi, những thế hệ trẻ người Gia rai phải đối mặt với quá trình giải thiêng cái truyền thống và sự tiếp nhận những luồng văn hóa mới" [3, tr.43] Những kết quả điền dã của tác giả bài viết cũng

đã cho thấy, "trong làng vẫn duy trì những định chế phi chính thức với sự tồn tại của các già làng, thầy bói, thầy cúng, ông mai, người hòa giải, trưởng tộc, chủ mương nước những người có uy tín, góp phần duy trì hoạt động của cộng đồng" [3, tr.45]

Trang 34

1.3 Những công trình nghiên cứu về Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Trong đời sống văn hóa của các DTTS ở Tây Nguyên, người có uy tín có vị trí, chỗ đứng đặc biệt Họ chính là những pho “sử sống” lưu giữ kho tàng văn hóa, là “tòa án” truyền thống của buôn làng, là "người cha" tinh thần của giáo dân, góp phần hòa giải, ổn định tình hình, góp phần phát triển KT - XH ở địa phương, trở thành linh hồn trong đời sống của đồng bào Vì lẽ đó, cùng với những yêu cầu của thực tiễn, trên thực tế có không ít các công trình nghiên cứu đề cập đến người có uy tín

Trước hết, trong các công trình mà tác giả đã đề cập ở trên liên quan đến dân

tộc thiểu số Ê đê như: Người Ê đê - một xã hội mẫu quyền, Luật tục Ê đê, Lời cúng

thần của dân tộc Ê đê, Khảo sát sử thi Ê đê ở Đắc Lắc, Văn hóa mẫu hệ trong sử thi

Ê đê, hay các công trình nghiên cứu về dân tộc Gia rai: Rừng - Đàn bà - Điên loạn, Pötao - một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương, Đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên… Các công trình trên, dù đề cập đến nhiều nội

dung khác nhau, song có một điểm chung là, các tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của một bộ phận người có uy tín trong xã hội Đó có thể là những nhân vật anh hùng (Đam Săn, Mơ Hiêng, Xing Chi Niếp); là những ông thầy

mo trong các lễ cúng; là các tù trưởng giàu mạnh, các thủ lĩnh quân sự, chiến binh trong các bộ lạc; các già làng, trưởng bản trong các buôn, làng Họ chính là những nhân vật tiêu biểu cho sức mạnh, ý chí và vận mệnh của tộc người

Trong công trình nổi tiếng Les Bahnar de Kontum (Người Ba-na ở Kon Tum)

xuất bản năm 1937, Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi đã mô tả nhiệm vụ của

ông tơm pơlei ("gốc làng", tức người đứng đầu làng) là "phải bắt dân làng tuân theo

lệ tục mà ăn ở, không được xâm phạm đến đ[i]ều húy kỵ, thần cấm và phải phân xử những việc kiện cáo hay xung đột xảy ra trong làng", nói tóm lại là "phải giữ [g]ìn

sự sinh mệnh và cuộc trị an cho cả đoàn thể" [21, tr.25] Những lúc có chuyện quan trọng như đánh giặc hay dời làng, hội đồng già làng này "không có quyền độc đoán, phải nhóm dân làng lại đông đủ để cùng nhau bàn bạc lẽ hơn thiệt"; những lúc hội họp ấy, "không bao giờ phân biệt giai cấp" và mọi người "ai nấy đều có quyền ăn nói một cách rất tự do" [21, tr.32] Nhóm tác giả nhận xét rằng "lối chính trị" của

Trang 35

cộng đồng người Ba Na "quả thật là bình đẳng cộng hòa, không có một mảy may nào là áp bức chuyên chế" [19, tr.37]

Năm 1994, tác giả Lưu Hùng đã cho ra mắt công trình Buôn làng cổ truyền xứ

Thượng (Nxb Văn hóa dân tộc) với việc đi vào nghiên cứu hai vấn đề chủ yếu là

hình thức quần cư, cấu trúc của buôn làng và quan hệ xã hội buôn làng của các tộc người Thượng ở Tây Nguyên Phân tích về thiết chế tự quản, tác giả nhấn mạnh đến chế độ "già làng" và hệ thống tự quản Theo tác giả, mỗi buôn làng ở xứ Thượng (trong đó có Ê đê và Gia rai) luôn "có cả một "bộ máy" thực hiện các chức năng tự quản trong làng, gồm một số chức nhiệm, do một số thành viên dân làng đảm đương Trong đó, người thủ lĩnh làng (hay chủ làng, trưởng làng, người đầu làng) giữ vai trò trụ cột, như người lĩnh xướng, cầm chịch của toàn bộ hệ thống tự quản" [50, tr 159] Khi bàn về quyền sở hữu tập thể buôn làng trên địa vực của mình, tác giả cũng nhấn mạnh quyền lực thể hiện tập trung ở người đại diện cho cộng đồng:

"Đó là người trưởng làng hay người "chủ đất" (chủ rừng) - tùy vùng Trong khi ở nhiều tộc người, trưởng làng đồng thời có chức năng thay mặt dân làng quản lý lãnh thổ chung thì ở hàng loạt tộc người khác, điển hình là người Ê đê, Gia rai, mạ, Cơ

ho, Chu ru, vv lại có riêng chức vị "chủ đất" hay "chủ rừng" chăm lo việc bảo toàn địa giới của làng" [50, tr 92] Như vậy, tác giả đã chỉ ra vị thế, vai trò của những người đại diện cho dân làng, được dân làng suy tôn, tôn vinh là thủ lĩnh làng

Trong công trình Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người (1996), tác giả

Nguyễn Từ Chi đã nhận xét rằng "cơ cấu xã hội [cổ truyền] của từng làng Thượng lặp lại cách tổ chức rất dân chủ của thiết chế mà Ăng - ghen trước đây từng gọi là "công

xã nông thôn" hay "công xã nông nghiệp" Ông mô tả "cơ chế dân chủ" thông qua vai trò "già làng" nơi các cộng đồng cổ truyền ở Tây Nguyên như sau: "Chủ làng, ở dân tộc này, có thể do các "già làng" chỉ định giữa họ với nhau, khi "chủ làng" cũ vừa qua đời, hoặc do cả làng cử lên, nhưng, ở dân tộc khác, lại cha truyền con nối Dù là gì, dù

có uy tín đến mấy, "chủ làng" Thượng, nói chung không phải là người có toàn quyền đối với mọi chuyện to nhỏ của làng: trên danh nghĩa, ông là người đốc suất mọi nhà trong làng thực hiện những quyết định của tập thể các "già làng" [22, tr.528] Khi bàn

về vai trò của các già làng ở các buôn làng, Nguyễn Từ Chi cho rằng "các xã hội Thượng [ở vùng Tây Nguyên] đang ở giai đoạn cuối của mức phát triển" của cơ chế

Trang 36

lão quyền ở mức hoàn thiện nhất mà ngành dân tộc học thường gọi là "thiết chế các lớp tuổi" vốn đã từng phổ biến ở châu Âu vào thời kỳ tiền Ki-tô giáo, ở châu Mỹ trước khi người châu Âu đến, và ở châu Phi thời gần đây" [22, tr.530]

Trên Tạp chí Dân tộc học, số 2 - 2005, tác giả Nguyễn Hữu Ngà đã có bài viết

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH

(trong đó có chọn mẫu nghiên cứu ở Tây Nguyên) Trong bài viết, tác giả đã đi vào phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức DTTS ở ba cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên các phương diện: Cơ cấu về giới, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước Từ kết quả phân tích đó, tác giả rút ra những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong vùng DTTS, đồng thời xác định những định hướng cơ bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức DTTS như: Xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức ở từng cấp, từng ngành; xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở đào tạo cán bộ, công chức DTTS; có cơ chế chính sách, chế độ cụ thể về đào tạo, quản lý và

sử dụng sau đào tạo đối với cán bộ, công chức là người DTTS

Năm 2007, tác giả Linh Nga Niê Kdam đã cho ra mắt công trình Già làng Tây

Nguyên Nội dung của công trình tập trung đi vào phân tích vai trò và cơ chế điều

hành tự quản của xã hội truyền thống Tây Nguyên; tác động của già làng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đánh giá thực trạng hoạt động của già làng trong đời sống xã hội hiện nay, từ đó đưa ra một

số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm phát huy vai trò truyền thống của già làng trong giai đoạn hiện tại Tác giả khẳng định: Ở Tây Nguyên, “bình thường sẽ chỉ có người đầu làng quyết định những vấn đề thường nhật Nhưng khi có những việc hệ trọng liên quan đến sự sống còn của toàn thể cộng đồng, các già làng sẽ được tập hợp lại để cùng bàn bạc Sức mạnh trí tuệ và sức mạnh tinh thần của cộng đồng nhờ

đó mà được nâng lên và những quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra” [58, tr.110]

Đó chính là minh chứng cụ thể khẳng định vai trò của già làng, cả trong xã hội truyền thống và xã hội hiện đại ở Tây Nguyên

Trên Tạp chí Triết học số 2 - 2009, nhóm tác giả Dương Thị Hưởng và Đoàn

Minh Huấn đã có bài viết Nhận diện sự biến đổi cơ cấu và chức năng của già làng các

tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay Nhóm tác giả đã chỉ ra sự biến đổi cơ cấu,

Trang 37

chức năng của già làng các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay, trên các phương diện cơ bản như: 1 Già làng ngày nay không chỉ là những người trên 40 tuổi như trong

xã hội truyền thống, mà vẫn có những người dưới 40 tuổi Họ là những người dù trẻ song do có tri thức khoa học, kỹ thuật, nên được tín nhiệm bầu làm già làng; 2 Già làng ngày nay không chỉ có đàn ông, mà bao gồm cả phụ nữ Đó là những người giàu kinh nghiệm sản xuất, có tinh thần tương trợ dân làng và được tín nhiệm bầu chọn làm già làng; 3 Nếu già làng ngày xưa đều không phải là cán bộ nhà nước, thì nay, những cán bộ công chức hoặc sỹ quan quân đội nghỉ hưu, nhờ tài năng và đức độ đã được bầu làm già làng; 4 Chức năng của già làng đã chuyển từ chỗ tổ chức dân làng thực hiện

nghĩa vụ với buôn/làng đã chuyển sang phối hợp cùng cán bộ, công chức hệ thống

chính trị cơ sở thực hiện nghĩa vụ công dân với nhà nước thông qua những mối quan hệ

phức tạp hơn mang tính liên buôn/làng, liên tộc người; 5 Với sự du nhập của tôn giáo, già làng từ chỗ là người duy nhất thay mặt cộng đồng buôn/làng giao tiếp với thần linh thì nay đã xuất hiện một đội ngũ chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp gắn với các tôn giáo

Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của già làng trong điều kiện biến đổi cơ cấu và chức năng của già làng

Với bài viết Già làng và trưởng thôn ở Tây Nguyên (2009), tác giả Hà Xuân Nguyên đã cho chúng ta một cách nhìn tổng quát về đặc điểm của làng trong đồng bào

DTTS ở Tây Nguyên Trong làng đó, "trưởng làng là người già, nên thường được mệnh danh là "Già làng" và nhân vật này cũng cần phải có một số ưu thế khác người: Hoạt bát, am hiểu về phong tục tập quán, giàu kinh nghiệm Trên cương vị của mình, Trưởng làng quán xuyến mọi mặt trong cộng đồng, chi phối cuộc sống của làng cả về dân sự lẫn quan sự, cả đối nội lẫn đối ngoại, cả trong sinh hoạt kinh tế lẫn sinh hoạt cộng đồng" [71, tr.77] Tác giả cũng đã chỉ ra những điểm bất cập trong mối quan hệ giữa già làng - trưởng thôn, từ đó gợi mở cho các cơ quan quản lý nhà nước những hướng xử lý thích hợp nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra trong mối quan hệ này

Năm 2010, tác giả Bùi Minh Đạo đã công bố công trình Tổ chức và hoạt động

buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên Mục tiêu của công trình là làm

sáng tỏ thực trạng tổ chức và hoạt động buôn làng Tây Nguyên trong lịch sử trên các chiều cạnh: Không gian sinh tồn kinh tế, không gian sinh tồn xã hội, không gian sinh tồn văn hóa và không gian sinh tồn tự nhiên, từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp góp

Trang 38

phần xây dựng buôn làng mới trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên Cũng chính

vì thiết chế tự quản buôn làng đó đã xuất hiện những người có uy tín như già làng, chủ làng, chủ bến nước, các thầy cúng, người chỉ huy thanh niên, người xử kiện đại diện cho các dòng họ Theo tác giả, dù có những chức năng và vai trò khác nhau, song có một điểm chung là, họ đều là những người có uy tín, nắm vững luật tục, hoặc thậm chí

có năng lực đặc biệt, có thể cầu xin các siêu nhiên đáp ứng tâm nguyện của buôn làng

Trên Tạp chí Dân tộc học số 2 - 2010, tác giả Nguyễn Thế Huệ đã có bài viết Vai

trò của người cao tuổi và già làng DTTS trong phát triển ở Tây Nguyên hiện nay

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích vai trò của người cao tuổi và già làng trên hai lĩnh vực cơ bản là xóa đói giảm nghèo và vận động đồng bào định canh, định

cư Nếu trong xóa đói giảm nghèo, “bằng vốn kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong cuộc sống và lao động, họ đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị không chỉ cho gia đình, mà còn cho cả buôn làng” [49, tr.27], thì trong việc vận động đồng bào định canh định cư, “thông qua uy tín và sự hiểu biết của mình, người cao tuổi và các già làng đã tiến hành tuyên truyền, vận động từng dòng

họ, các buôn, bon, kon, plei từ bỏ tập quán du canh du cư, phát, đốt rừng làm rẫy, hướng dẫn đồng bào học theo cán bộ khuyến nông cách trồng và thâm canh cây lúa nước” [49, tr.29] Từ đó, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao uy tín của người cao tuổi và già làng trong đời sống xã hội tộc người ở Tây Nguyên

Năm 2012, thực hiện Dự án Điều tra về vị trí, vai trò của người có uy tín trong

dân tộc thiểu số đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức hai

Hội thảo khoa học tại Hà Giang và Gia Lai Các cuộc hội thảo đã có nhiều chuyên đề

nghiên cứu chuyên sâu về người có uy tín như Công tác vận động, phát huy vai trò

của người có uy tín ở khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên Các nghiên cứu nêu trên tập trung phân tích đặc điểm vùng DTTS

ở nước ta, thống kê số lượng người có uy tín từng vùng, chỉ ra một số vai trò cụ thể của người có uy tín trong cộng đồng, nêu lên một số khó khăn, hạn chế trong công tác vận động người có uy tín Đây được xem là một trong những đề án nghiên cứu

về người có uy tín lớn nhất từ trước đến nay

Trang 39

Vai trò của người có uy tín trong việc quản lý xã hội ở vùng các dân tộc thiểu số

là bài viết của tác giả Lê Sỹ Giáo đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 88 (04 - 2014) Mở đầu bài viết, tác giả nhấn mạnh: "Vị thế và vai trò của người già là một hiện tượng phổ biến trong đời sống của nhiều cộng đồng cư dân Với nhiều xã hội phương Đông, luôn

có sự thừa nhận quyền uy của những người già mà chúng ta quen gọi là "lão quyền", là truyền thống "trọng sỉ" (trọng tuổi cao) Trong điều kiện Việt Nam, thể hiện nổi bật ở các tộc người sinh sống ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên" [43] Từ quá trình nghiên cứu, tác giả khẳng định tầm quan trọng của người già vì theo tác giả, "lớp người này có ưu thế hơn hẳn các tầng lớp khác ở chỗ, họ đã sống, trải nghiệm, tích lũy và đúc kết được nhiều tri thức về các hiện tượng tự nhiên, các mối quan hệ xã hội và chuyển lưu nó cho các thế hệ cháu con Như vậy, các lớp hậu thế được thừa hưởng một thứ tài sản đặc biệt, vừa đời thường, vừa thiêng liêng của cha ông họ để lại" [43]

Năm 2014, trên Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, tác giả Bùi Văn Đạo đã có

bài viết Đào tạo và sử dụng trí thức các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên Theo tác

giả, dưới giác độ khoa học và căn cứ thực tiễn đang diễn ra, hiện tồn tại ở các DTTS tại chỗ Tây Nguyên hai nhóm trí thức là nhóm trí thức được nhà nước đào tạo và nhóm trí thức dân tộc (hay nhóm trí thức dân gian) Tác giả khẳng định: "Ở các DTTS Tây Nguyên, trí thức dân tộc hay trí thức dân gian là trí thức hình thành và tồn tại trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Ở các DTTS Tây Nguyên, trí thức dân tộc bao gồm một số người có hiểu biết, kinh nghiệm về truyền thống dân tộc như: Già làng, chức sắc tôn giáo, chủ rừng, chủ đất, trưởng dòng họ, thầy cúng, chủ bến nước, người xử kiện, nghệ nhân dệt vải, nghệ nhân tạc tượng nhà mồ, nghệ nhân sử thi, nghệ nhân cồng chiêng " [34, tr.3] Từ đó, tác giả đã đi vào khái quát quá trình đào tạo, sử dụng trí thức DTTS tại chỗ Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, của chế độ Pháp và chính quyền Sài Gòn, đặc biệt là trong những năm đổi mới đất nước Cuối bài viết, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp ban đầu góp phần đào tạo và xây dựng đội ngũ trí thức các DTTS tại chỗ Tây Nguyên trong phát triển bền vững

Cũng trong năm 2014, tác giả Bùi Văn Đạo đã công bố kết quả đề tài Vai trò của

một số nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên2 Từ

2 Thuộc Chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (KHCN-TN3/11-15)

Trang 40

việc đi vào nghiên cứu một số khái niệm cơ bản: Nhóm xã hội và nhóm xã hội đặc thù, DTTS và DTTS tại chỗ, già làng, người có uy tín, trí thức và trí thức dân tộc cũng như những nội dung cơ bản trong và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về già làng, trí thức và phụ nữ DTTS, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các nhóm xã hội của các DTTS trong phát triển bền vững Tây Nguyên Đi vào luận giải

ba nhóm xã hội cơ bản: 1 Nhóm xã hội già làng; 2 Nhóm xã hội trí thức dân tộc; 3 Nhóm xã hội phụ nữ, tác giả đã có một cách nhìn khái quát về vai trò của các nhóm xã hội này trong xã hội truyền thống cũng như trong giai đoạn đổi mới đất nước Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm, kiến nghị và giải pháp phát huy vai trò của các nhóm xã hội này trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Trên tạp chí Khoa học Xã hội (số 2 - 2016), tác giả Trần Hữu Quang đã có bài

viết Định chế xã hội phi chính thức: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn xã hội Tây

Nguyên Theo tác giả, mục tiêu của bài viết là đi vào tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết và

thực tiễn về các định chế xã hội phi chính thức nơi buôn làng các tộc người bản địa ở Tây Nguyên ngày nay Từ việc đưa ra khái niệm định chế xã hội, những lý thuyết về ý nghĩa và vai trò của các định chế phi chính thức trong sự phát triển xã hội, tác giả đi vào trình bày hai quan điểm tiếp cận mà tác giả cho rằng là xác đáng trong lĩnh vực nghiên cứu về các định chế xã hội phi chính thức ở Tây Nguyên Đó là quan điểm hậu cấu trúc luận về bản chất và sự vận hành của các định chế phi chính thức, và quan điểm "hiệp lực" về vai trò của các định chế phi chính thức trong tiến trình phát triển xã hội Tác giả nhấn mạnh: "Những định chế phi chính thức cổ truyền ở Tây Nguyên là những hệ thống

tổ chức buôn làng (luật tục, chủ làng, già làng, người xử kiện, chủ bến nước ), dòng họ (hệ thống thân tộc, tập tục cưới hỏi, tục nối dây ), tín ngưỡng (các nghi lễ cổ truyền như lễ cúng lúa, lễ bỏ mã, những điều cấm kỵ ) vốn có từ xa xưa và ngày nay vẫn còn tồn tại ít nhiều tùy theo từng cộng đồng buôn làng" [74, tr.17]

Biến đổi xã hội của buôn làng Tây Nguyên: Hai chiều kích then chốt cũng là một

bài viết của tác giả Trần Hữu Quang trên Tạp chí Khoa học Xã hội (số 2 - 2016) Bài viết đi vào tập trung bàn luận hai chiều kích then chốt: Chiều kích quyền lực chính trị

và chiều kích quan hệ xã hội trong đời sống buôn làng Theo phân tích của tác giả, sự biến đổi trên hai chiều kích này diễn ra trong hai tiến trình: (a) chuyển từ cộng đồng cổ truyền tự trị phi nhà nước sang cộng đồng thành viên của một xã hội tổng thể có nhà

Ngày đăng: 08/05/2018, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w