1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu

98 997 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 666,5 KB

Nội dung

Xây dựng một số biện pháp tác động để giúp sinh viên nhanhchóng thích ứng với hoạt động nghiên cúu khoa học trong quá trình học tập vàrèn luyện ở nhà trường Sư phạm.4 / GIẢ THUYẾT KHOA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Nguyễn thiện thuật

Sù thích ứng

với hoạt động nghiên cứu khoa học

của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TÂM LÝ HỌC

Hà nội – 2005

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Nguyễn thiện thuật

Trang 2

Sù thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu

Trang 3

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, các cô khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin thành thật cảm ơn thầy Nguyễn Thạc

đã tận tình giúp đỡ em một cách chu đáo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này !

Tôi xin cảm ơn các thầy, các cô trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu cùng toàn thể các sinh viên của trường đã giúp đỡ tôi thực hiện việc điều tra

nghiên cứu trong quá thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2005

Tác giả luận văn

Trang 4

khoa học lại càng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đói với cuộc sống và nghềnghiệp của mỗi người, đặc biệt là đối với người giáo viên.

Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp cho mỗi cá nhân khôngngừng phát triển về trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên mônnghiệp vô Nhờ có nó mà mỗi chúng ta có thể cập nhật kịp thời những tri thức vềcác lĩnh vực văn hóa khoa học kỹ thuật và cuộc sống đang phát triển một cáchhết sức nhanh chóng và mạnh mẽ, một sự phát triển như vũ bão về khoa học kỹthuật Vì vậy nghiên cứu khoa học là một điều kiện cần thiết để chúng ta sống vàtham gia các hoạt động một cách sáng tạo, một cách có hiệu quả

Thứ hai, hoạt động nghiên cứu khoa học có tác dụng rút ngắn thời gianhọc tập của mỗi cá nhân, rút ngắn thời gian đào tạo của nhà trường Nếu làm tốtcông tác này thì quá trình đào tạo sẽ nhanh chóng trở thành quá trình tự đào tạo.Kết qủa của quá trình giáo dục và đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng nghiêncứu khoa học của thầy và trò trong công tác giáo dục

Thứ ba, đối vối người giáo viên, tầm quan trọng của công tác nghiên cứukhoa học lại càng được khảng định rõ, lại càng có vai trò đặc biệt qyan trọng Để

có khả năng nghiên cứu khoa học thì bản thân mỗi người thầy, người hướng dẫnnhững bước đi ban đầu cho thế hệ tương lai của xã hội phải biết nghiên cứu khoahọc và phải biết làm tốt công việc này, phải biết thể hiện và sử dụng nó ngaytrong hoạt động giảng dạy và giáo dục của mình đối với học sinh Hoạt độngnghiên cứu khoa học luôn bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của ngườigiáo viên và hoạt động học tập của học sinh Công việc này của người giáo viênđòi hỏi phải được hình thành, được thích ứng càng sớm càng tốt, đặc biệt là ngay

từ khi còn là sinh viên trong các trường sư phạm Sự thích ứng là một điều kiện

cơ bản để đảm bảo cho sự thành công trong mọi hoạt động của con người

Để cho các sinh viên sư phạm sớm thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học một cách thuận lợi thì đòi hỏi người giáo viên sư phạm không chỉ biếtnghiên cứu khoa học, nhiệt tình hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu khoahọc mà còn đòi hỏi người giảng viên sư phạm phải biết, phải nắm thực trạng sự

Trang 5

thích ứng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và những nguyênnhân của thực trạng đó một cách có cơ sở

Đối với các trường vùng xa, vùng sâu nơi Ýt có hoàn cảnh học tập qua cácphương tiện thông tin đại chúng, nơi Ýt có điều kiện tiếp xúc với sách vở thì việcsớm hình thành khả năng nghiên cứu khoa học thật sự cho sinh viên ngay từ khi

họ còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm càng là vấn đề có nhiều khó khăn,phức tạp nhưng lại càng là một yêu cầu bước thiết, cấp bách

Là một giảng viên dạy Tâm lý học ở Trường Cao đẳng sư phạm của mộttỉnh vùng sâu, nơi công tác nghiên cứu khoa học Ýt được quan tâm, Ýt được chú

ý trong khi nó đòi hỏi phải được quan tâm hơn, tôi thấy mình cũng có phần tráchnhiệm không nhỏ trong việc tham gia vào quá trình giúp sinh viên nhanh chóngthích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học Ý thức được tầm quan trọng củavấn đề trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp củamình là tìm hiểu: “ Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu.”

3 / NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :

1 Tìm hiểu cơ sở lý luận về sự thích ứng hoạt động nghiên cứukhoa học của sinh viên

2 Tìm hiểu thực trạng sự thích ứng đối với hoạt động nghiên cứukhoa học của sinh viên và các yếu tố làm ảnh hưởng đến thực trạng này

Trang 6

3 Xây dựng một số biện pháp tác động để giúp sinh viên nhanhchóng thích ứng với hoạt động nghiên cúu khoa học trong quá trình học tập vàrèn luyện ở nhà trường Sư phạm.

4 / GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :

Thực trạng sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viêntrường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu có thể là chưa cao và có sự khác biệt vềmức độ giữa những sinh viên ở các khoa khác nhau, nhưng nếu có biện pháp tácđộng thích hợp và có sự quan tâm hướng dẫn học tập, nghiên cứu tốt thì sinhviên cao đẳng sư phạm cũng có khả năng thích ứng tốt đối với hoạt động này

5 / KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Khách thể nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu trên 291 sinh viên năm thứ III

ở các khoa sư phạm cấp II của Trường C.Đ.S.P tỉnh Bạc-Liêu năm học

2004-2005 và 26 giảng viên của trường tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập và làmbài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá

Đối tượng nghiên cứu : Sù thích ứng của sinh viên với hoạt động nghiên

cứu khoa học

6 / PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :

Đề tài chỉ tiến hành tìm hiểu nghiên cứu trên những sinh viên năm thứ III

và những giảng viên hướng dẫn của Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc-Liêu trongnăm học 2004-2005 và một số năm học trước đó Việc nghiên cứu được tiếnhành chủ yếu qua việc học tập chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học giáodục và việc làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá của sinh viên

7 / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.

Phương pháp điều tra.

Phương pháp thống kê toán học.

8 / CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI :

Trang 7

Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề thích ứng của sinh viên cao đẳng

sư phạm đối với hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục Đề tài cũng góp phầnchỉ ra một số biện pháp nhằm nâng cao thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường Cao dẳng Sư phạm và có thểđược áp dụng các biện pháp đó vào công tác đào tạo của các trường cao đẳng vàđại học sư phạm trong những điều kiện giảng dạy và học tập tương tù

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC

VỀ THÍCH ỨNG

1 MỘT VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG:

Thích ứng là một trong những vấn đề quan trọng của đời sống tâm lý conngười, nó có một ý nghĩa to lớn đối với kết quả hoạt động của mỗi con người cụthể Thích ứng không phải chỉ là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học mà còn

là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác như Sinh lý học, Y học,Triết học… Vì vậy vấn đề thích ứng đã được nhiều lĩnh vực khoa học khác nhaunghiên cứu từ lâu, song nó lại là vấn đề mới, Ýt được quan tâm nghiên cứu so

Trang 8

với các lĩnh vực khác trong Tâm lý học Chúng ta có thể kể đến một số tác giảtiêu biểu với những công trình lớn nghiên cứu về thích ứng trong lịch sử của Tâm

lý học thế giới:

H.Spencer (1820-1903) đã nghiên cứu sự thích ứng trên mối quan hệ mậtthiết giữa con người với môi trường sống Đó chính là mối quan hệ giữa các yếu

tố bên trong và bên ngòai của con người Ông đã chú ý nghiên cứu quy luật của

sự thích ứng tâm lý , theo ông thì đó là chọn lọc tự nhiên

J Watson (1878-1958), một nhà tâm lý học hành vi đã cho rằng đứng ởgóc độ thích ứng, cuộc sống của con người là tổng hợp nhiều hành vi khác nhaunhằm mục đích giúp họ thích nghi được với môi trường sống

S Freud (1856-1939), người đại diện cho thuyết Phân tâm học, thì chorằng khả năng thích ứng với cuộc sống cá nhân chỉ thể hiện được khi “Cái tôi”

có thể điều hòa được mâu thuẫn giữa cái trung tính và cái “Siêu tôi”

E.A Ecmoleava lại chú ý tới thích ứng như là quá trình thích nghi của conngười bắt đầu lao động với các đặc điểm và điều kiện lao động trong một tập thểnhất định

Với nhà tâm lý học A.I Secbacop và A.V Mudric thì thích ứng lại đượchiểu là quá trình thích nghi với điều kiện thực tế của hoạt động thể hiện khi conngười mới tham gia họat động trong lĩnh vực nhất định

Nhìn chung, các tác giả đều chú ý tới bản chất của vấn đề thích ứng và cáclọai hình thích ứng trong thực tiễn Họ tìm hiểu mối quan hệ giữa con người vớinhững yếu tè của hoàn cảnh sống cụ thể

Ở Việt Nam, thích ứng cũng đã được xem xét từ lâu dưới những góc độkhác nhau Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, nhiều công trình là các luậnvăn sau đại học và nghiên cứu chủ yếu trên bình diện thực tiễn Có thể kể ra một

số công trình tiêu biểu:

“ Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng trường đại học của sinh viên khoa Tâmlý- Giáo dục” năm 1982 Của Nguyễn Thị Trang

“Thích ứng học tập của sinh viên” Năm 1983 của Hoàng Trần Doãn

Trang 9

“Tìm hiểu sự thích ứng với đời sống tập thể” của Lã Văn Mến, năm 1987.

“Nguyên cứu sự thích ứng với hoạt động thực tập sư phạm của sinh viêntrường đại học sư phạm Hồng Đức- Thanh Hóa” của Dương Thị Thoan, luận văntạc sỹ năm 2001

“Nghiên cứu sự thích ứng với việc gieo trồng giống lúa mới” của ĐặngThị Vân Luận văn thạc sỹ năm 2002

Điểm qua một số công trình trên, ta thấy các tác giả tập trung nghiên cứu

về sự thích ứng nghề nghiệp và chủ yếu ở sinh viên sư phạm Ngoài các luận ántiến sĩ, luận văn thạc sĩ và mét số bài báo thì hình như chưa có một công trìnhkhoa học nào đi sâu nghiên cứu lý luận về thích ứng ở góc độ cũa Tâm lý học.Với một lực lượng nghiên cứu về thích ứng quá mỏng và số lượng các công trìnhrất Ýt này thì nghiên cứu sự thích ứng với họat động nghiên cứu khoa học củasinh viên là một việc làm cần thiết và góp phần làm sáng tỏ thêm về thích ứng

mà ngày nay nó vẫn còn là một vấn đề Ýt được khám phá

Điểm qua một số công trình nghiên cứu về thích ứng trên, chúng ta có thểnói rằng thích ứng là một vấn đề quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người vàđối với xã hội Thích ứng đã được đề cập đến từ lâu trong lịch sử của nhiềungành khoa học khác nhau Trong Tâm lý học, thích ứng được xem xét, nghiêncứu chủ yếu ở hai góc độ chính: Nghiên cứu về bản chất của thích ứng và nghiêncứu về các hình thức thích ứng cụ thể với các họat động khác nhau trong thựctiễn cuộc sống Mặc dù thích ứng đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, songđến nay nó vẫn còn là một vấn đề có nhiều phức tạp, vẫn còn tồn tại nhiều quanđiểm khác nhau về thích ứng Khái niệm thích ứng vẫn được hiểu là đồng nghĩavới khái niệm thích nghi trong nhiều trường hợp, đôi khi còn được hiểu là sựthích nghi sinh học Với Tâm lý học, thích ứng vẫn còn là một vấn đề mới mẻ,

Ýt được quan tâm nghiên cứu

2 LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TRONG TÂM LÝ HỌC.

2.1 Khái niệm về thích ứng.

Trang 10

Như trên đã nói, hiện nay thích ứng vẫn đang còn là một trong những vấn

đề mới mẻ và có nhiều phức tạp trong Tâm lý học Khái niệm thích ứng đượchiểu với nhiều góc độ khác nhau, có nhiều quan điểm khác nhau Ở đây, kháiniệm thích ứng chỉ được bàn đến chủ yếu ở góc độ tâm lý học và trong phạm vithích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề, cầnlàm sáng tỏ thêm một số khái niệm cơ bản của thích ứng ở góc độ Tâm lý học,cần phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm thích ứng và thích nghi:

1 Theo quan điểm truyền thống của xã hội thì thích ứng được xem như làmột khả năng tự nhiên của con người giúp cho họ có thể họat động đạt kết quảtốt trong một lĩnh vực hoạt động nhất định, trong một điều kiện sống nhất định.Khả năng này là cấu trúc những đặc điểm tâm sinh lý có sẵn, mang tính tươngđối ổn định ở mỗi cá nhân khác nhau Đó là những đặc điểm thuận lợi cho họatđộng sống của cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định Trước một cá nhân có

sẵn những đặc điểm thuận lợi cho cuộc sống thì người ta thường nói “Thằng này vứt bụi tre cũng sống!” Đó là lời nhận xét cho một đứa trẻ xem ra họ có

những đặc điểm tâm sinh lý thuận lợi, có khả năng thích ứng cao với điều kiệncuộc sống vật chất cũng như xã hội hiện tại Như vậy, theo quan điểm truyềnthống thì thích ứng là những đặc điểm tâm sinh lý riêng sẵn có của cá thể, nó cóđược hình thành một cách tự nhiên, không cần học tập, rèn luyện Việc học tập

và rèn luyện trong môi trường cụ thể sẽ có tác dụng củng cố, phát triển nhữngkhả năng vốn có của cá nhân

Chóng ta dễ nhận thấy quan niệm như vậy thì thích ứng gần nghĩa với tưchất Thực tế thì tư chất và năng lực, khả năng hoạt động có mối quan hệ nhấtđịnh với nhau, nhưng tư chất không phải là cái quyết định năng lực Người có tưchất tốt chưa hẳn sẽ hình thành năng lực tốt nếu không được học tập, rèn luyệnđúng phương pháp Ngược lại, người có năng lực phát triển tốt chưa hẳn là ngườivốn có tư chất tốt Chính vì vậy, trong thực tế, có cá nhân sinh ra đã được mangsẵn những đặc điểm thuận lợi cho họat động nhưng nó vẫn bị thui chét do sự rènluyện sai phương pháp Ngược lại, trong cuộc sống, trong họat động, nhiều cá

Trang 11

nhân hình thành được, nảy sinh được những đặc điểm thuận lợi mà khi sinh ravốn không có sẵn những yếu tố tư chất cần thiết.

Tóm lại, những người theo quan điểm này đã phủ nhận tính tích cực hoạtđộng của con người trong quá trình thích ứng Họ mới chỉ thấy ảnh hưởng củayếu tố sinh học đến con người, chưa thấy được vai trò của các yếu tố xã hội đốivới sự thích ứng của con người Họ đã đề cao cơ sở sinh học mà lãng quên cơ sở

xã hội của con người vì vậy họ đã rơi vào quan niệm duy tâm khi xem xét vềthích ứng nên đã không giải quyết triệt để được vấn đề Đây chưa phải là tri thứckhoa học, chưa phải là quan niệm khoa học về thích ứng

2 Theo quan điểm của các nhà khoa học, các nhà tâm lý học thì thích ứngmang nhiều khía cạnh, dáng vẻ khác nhau:

* Thuyết Tiến hóa thực chứng luận

Đại biểu của học thuyết này có thể kể đến H.Spencer (1820-1903) Ôngcho rằng các khái niệm về tiến hóa sinh vật, các quy luật và cơ chế của sự thíchnghi sinh vật về mặt nguyên tắc cũng hoàn toàn đúng với con người Ông đãkhông thấy được mặt xã hội trong hoạt động, trong quá trình thích ứng của conngười Với con người, ngoài sự tác động của môi trường tù nhiên giống với sinhvật, còn có môi trường xã hội làm ảnh hưởng đến đời sống của họ Điều nàycũng đã được Spencer lưu ý đến, nhưng ông cho rằng chính vì vậy mà cơ chế

thích ứng ở con người có phần phức tạp hơn Ông cho rằng “ khi chuyển từ động vật lên người, các quá trình thích nghi – loài và cá thể – chỉ phức tạp thêm

về mặt số lượng.” [6, 52] Nếu cho rằng thích ứng ở con người chỉ phức tạp hơn

ở con vật về mặt số lượng thì quả là một hạn chế lớn Ông đã đánh đồng sù thíchứng của con người với con vật

* Chủ nghĩa Hành vi:

Những người theo chủ nghĩa Hành vi, đại diện là J.Watson (1878-1958)cho rằng cuộc sống của con người là tổng hợp nhiều hành vi khác nhau giúp họthích nghi với môi trường sống xung quanh Họ cho rằng mối quan hệ giữa hành

vi và ngọai cảnh được thể hiện bằng công thức S > R Khi có kích thích từ bên

Trang 12

ngoài tới(S) thì sẽ tạo ra hành vi tương ứng(R) Mối quan hệ giữa S và R là mốiquan hệ một chiều Sự tác động của ngọai cảnh dần hình thành ở cá thể hệ thốngnhững hành vi tương ứng, phù hợp với môi trường Đây là điều kiện đảm bảo sựtồn tại của con người cũng như con vật Theo Watson thì học tập, thích ứng làquá trình hình thành phản xạ có điều kiện Nó là hiện tượng sinh lý chứ không

phải hiện tượng tâm lý “Theo J Watson, việc học diễn ra bằng phương pháp điều kiện hóa: nhờ lặp đi lặp lại phản ứng cơ bắp được gắn với các kích thích nhất định, kìch thích này sau đó sẽ gây ra phản ứng Ông cho rằng, các quy luật lĩnh hội kinh nghiệm ở động vật và ở con người là như nhau, còn kinh nghiệm –

sự thích ứng sinh học bị tước mất ý nghĩa và nội dung tâm lý.” [9,89] Ông chưa

thấy rõ bản chất tâm lý của thích ứng ở con người

Một nhà tâm lý học Hành vi người Mĩ là B.F Skinner, người đã từng đượccoi “là nhà tâm lý học Mĩ nổi tiếng nhất trên thế giới” [9,123] Ông đã trực tiếp

kế thừa, phát triển quan điểm của Watson và đã đưa ra khái niệm Hành vi xã hội.Ông cho rằng cái cơ bản trong hành vi xã hội của con người là sự thích nghi của

cá thể trên cơ sở các phản ứng để cân bằng với môi trường sống

Theo Skinner thì: “Bằng cách thay đổi hoàn cảnh mà chúng tôi thay đổi cách nhìn nhận sự vật của con người chứ chúng tôi không thay đổi cái gọi là nhận biết Chúng tôi thay đổi cường độ của trả lời bằng cách sử dụng các phản ứng khác nhau chứ không thay đổi cái gọi là coi trọng điều này hơn điều kia Chúng tôi thay đổi xác xuất các cử động bằng cách thay đổi các điều kiện thỏa mãn nhu cầu hay làm mất đi các lích thích khó chịu chứ không thay đổi nhu cầu Chúng tôi củng cố hành vi bằng con đường đặc biệt chứ không gán cho con người ý định hay phương hướng Chúng tôi thay đổi hành vi bằng cách thay đổi phương hướng của hành vi tới vật thể chứ không bằng lập trường đối với vật thể” [5,61] Theo Skinner thì ở động vật và cả ở người đều có 3 dạng hành vi:

hành vi không điều kiện, hành vi có điều kiện và hành vi tạo tác gắn với tên tuổinhững người phát hiện ra chóng: I.Pavlov và B.F.Skinner [9,127] Mặc dùSkinner đã kế thừa và phát triển quan niệm của của nhà tâm lý học hành vi là

Trang 13

Watson, nhưng ông và các nhà Hành vi học vẫn có sai lầm là đã đánh đồng conngười với con vật trong quá trình hình thành hành vi, kinh nghiệm sống Vớiquan niệm của Tâm lý học hành vi thì sự thích ứng được hiểu là sù quy định mộtchiều từ hoàn cảnh sống tới cá thể Người có khả năng thích ứng là người cóđược những hành vi cần thiết giúp họ có được những phản ứng trả lời hợp lýnhững kích thích từ bên ngòai Nếu hiểu như vậy thì sự thích ứng của con người

là một hiện tượng thay đổi thụ động, thiếu tính tích cực Về bản chất, thuyếtHành vi xã hội của Skinner cũng không khác thuyết hành vi cổ điển Quan niệnnày của Skinner không hoàn toàn đúng với thực tiễn, không phù hợp với quanđiểm tâm lý học hiện đại

* Quan niệm của Phân tâm học:

Người sáng lập ra thuyết Phân tâm học là một bác sỹ người Áo, SigmundFreud (1859-1939) Ông cho rằng toàn bộ họat động sống của con người đượcquy định bởi ba yếu tố cơ bản: Vô thức, tiền ý thức và ý thức Trong 3 yếu tố nàythì vô thức giữ vai trò quan trọng nhất Trong vô thức thì chủ yếu là bản năngtình dục Đây là nguồn gốc tạo ra những năng lượng điều khiển, điều chỉnh hành

động của con người Ông cho rằng “ Về nguồn gốc, mọi hành vi phải được bắt đầu từ vô thức.” [9,247] Nó tạo ra mối tương quan giữa ý thức và vô thức, tạo ra

sự điều hòa giữa cái vô thức và ý thức - đó chính là sự thích ứng “ mối tương quan giữa ý thức và vô thức, mối tương quan vốn đặc trưng cho nhân cách Cái

“libiđo” do Freud tách ra không những chỉ là một nguồn gốc có tính chất năng lượng sinh vật của tính tích cực họat động, mà còn là một cấp độ đặc biệt trong nhân cách - cấp “nó”, đối lập với cấp “tôi” và cấp “siêu tôi”.” [6,249]

Tóm lại: Phân tâm học coi con người thực chất là “con người bản năng”luôn độc lập với môi trường xung quanh Như vậy khả năng thích ứng với cuộcsống của cá nhân được thể hiện khi họ biết kìm nén, chế ngự các bản năng vôthức luôn bùng phát, luôn đòi hỏi được thỏa mãn Phân tâm học đã quá đề caovai trò của vô thức, gần như phủ nhận vai trò của ý thức, phủ nhận bản chất xãhội trong quá trình thích ứng Hạn chế của Freud là đã sinh vật hóa con người

Trang 14

* Tâm lý học nhận thức:

Một đại biểu của Tâm lý học Nhận thức là J.Piagiet cho rằng trí tuệ vàthao tác tư duy là nhân tố chủ yếu quy định mối quan hệ giữa con người với hoàncảnh sống xung quanh Theo ông, trí tuệ có vai trò quan trọng, vai trò quyết địnhđến sự thích nghi của con người với ngoại cảnh Trí tuệ giúp cho cá nhân thiếtlập mối quan hệ giữa họ với hoàn cảnh và mọi người Sự thích ứng của cá nhânvới hoàn cảnh cao hay thấp, nhanh hay chậm là tùy thuộc vào trình độ phát triển

trí tuệ của họ Theo J.Piaget, “ Mọi cư xử, dù là hành vi được triển khai ra bên ngoài hay nội hiện thành ý nghĩ, đều là biểu hiện sự thích nghi hay tái thích nghi của cá nhân Cá nhân chỉ hành động khi nó cảm nhận một nhu cầu, tức là khi sự cân bằng tạm thời giữa môi trường với cơ thể bị phá vỡ và xuất hiện hành động nhằm lặp lại sự cân bằng mới để tái thích nghi Mọi cư xử như vậy đều bao hàm hai mặt chủ yếu và phụ thuộc với nhau: mặt cảm xúc và mặt nhận thức.” [9,394].

Nói trí tuệ chi phối sự thích ứng, thích nghi của con người, nhưng trí tuệlại được hình thành trong quá trình tương tác giữa cơ thể với môi trường, tức là

hình thành trong quá trình thích ứng Ông đã cho rằng: “Sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường dẫn tới hình thành thao tác trí tuệ.” [9,381] Một hạn

chế nữa của Piaget là ông mới chỉ tập trung vào một loại trí tuệ, đó là trí tuệlogic, còn nhiều loại trí tuệ khác không được đề cặp đến Trong lĩnh vực này đã

có một phát hiện mới của D.Goleman (1995) Ông đã nghiên cứu và phát hiện ra

loại trí tuệ phi logic – trí tuệ cảm xúc và ông cho rằng “chính loại trí tuệ này mới ảnh hưởng quan trọng tới sự thành đạt của cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp và trong quan hệ.” [9,429]

Tóm lại: Hiện nay, thích ứng vẫn còn là một vấn đề phức tạp và vẫn cònnhiều quan niệm khác nhau về thích ứng trong Tâm lý học Có người đã đánhđồng con người với con vật trong quá trình xem xét về thích ứng Có người lạikhông phân định rõ ràng giữ thích nghi với thích ứng

2.2 Sự khác nhau giữa thích nghi và thích ứng.

Trang 15

Để hiểu rõ hơn về thích ứng, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau cơ bảngiữa thích nghi và thích ứng:

Hiện nay, nhiều nhà tâm lý học cho rằng thuật ngữ “Thích ứng” bắt nguồn

từ thuật ngữ “thích nghi” trong sinh vật học, song thích ứng và thích nghi là haikhái niệm, hai phạm trù khác nhau Thích ứng là yếu tố giúp con người hoạtđộng tốt trong hoàn cảnh mới và nó cũng góp phần làm phát triển con người,hoàn thiện nhân cách Thích ứng là sự thay đổi chủ yếu về mặt tâm lý còn thíchnghi chủ yếu làm thay đổi về mặt sinh lý

Trong thức tế , có người đã cho rằng thích nghi và thích ứng là một, thíchứng là thích nghi Chẳng hạn như E.A Ecmolaeva khi bàn về sự thích ứng của

con người với hoạt động lao động đã viết “Thích ứng là quá trình thích nghi của người bắt đầu lao động với các đặc điểm và điều kiện lao động với một tập thể nhất định.” [12] Có thể nói thuật ngữ “Thích nghi” đã được sử dụng từ rất lâu

trong Tiến hóa sinh học Nó được hiểu như là một thuộc tính tù nhiên, tất yếucủa mọi sinh vật, cả thực vật và động vật Như vậy, ở người cũng có hiện tựơngthích nghi, nhưng con người không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là mộtthực thể xã hội, nên đời sống con người bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố xã hội, bởi

ý thức con người nên hiện tựơng thích nghi ở con người đã bị lắng xuống rấtnhiều so với con vật Hiện tượng nổi lên ở con người là hiện tượng thích ứng, sựthích ứng tâm lý Sự thích nghi ở con vật có thể được bắt đầu bằng một sự biến

dị Ngược lại, sự thích ứng thì không Theo A.N.Lêônchép thì điều kiện sống

không làm thay đổi con người như ở con vật nữa: “Bước ngoặt đó biểu hiện ở chỗ sự phát triển có tính xã hội-lịch sử của con người không còn phụ thuộc vào

sự phát triển hình thái của nó như trước đây nữa.” [6,35]

Theo góc độ sinh vật học, thuật ngữ “Thích nghi” được hiểu là một hiệntượng diễn ra ở cơ thể động vật khi hoàn cảnh sống thay đổi thì "hoạt động" củacon vật buộc phải thay đổi theo, nếu không con vật sẽ bị đào thải Đây là cơ sởcủa biến dị và chọn lọc tự nhiên trong giới sinh vật Sự thích nghi là sự thay đổi

về cấu tạo cơ thể, thay đổi về chức năng của các cơ quan trong cơ thể, về khả

Trang 16

năng hoạt động Lêônchép cho rằng: “Quá trình thích nghi người ta thường dùng cho động vật Thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài, năng lực và hành vi bẩm sinh của chủ thể, do đòi hỏi của môi trường tạo ra quá trình thay đổi đó.” [6,421] Như vậy, sự thích nghi là một hiện tượng sinh

học, nó chịu sự chi phối chủ yếu của hoàn cảnh sống, nó mang tính thụ động Đó

là sự thay đổi chủ yếu về mặt sinh học vì vậy nó Ýt chịu sự chi phối trực tiếpbởi ý thức

Nhà tâm lý học, sinh lý học J.Piaget đã định nghĩa “Thích nghi là một quá trình tạo lập sự cân bằng giữa hành động của cơ thể lên môi trường sống xung quanh Đó là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường.” [9,379].

Như vậy, sự thích nghi được thực hiện nhờ sự tác động qua lại giữa cơ thể vàmôi trường Môi trường tác động lên cơ thể, cơ thể đáp lại tác động này làm thay

đổi các cấu trúc đã có của nó cho phù hợp với môi trường “Như vậy có thể định nghĩa thích nghi là sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng.” [9]

Khác với thích nghi, thích ứng được xem xét chủ yếu ở góc độ Tâm lýhọc Thích ứng với hoạt động là một hiện tượng tâm lý, một hiện tượng có ý thứcbởi con người chủ động thay đổi bản thân, vì mục đích cụ thể của hoạt động.Trong quá trình thích ứng, con người tích cực vượt qua những khó khăn, giankhổ để vươn tới làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh Như vậy, chúng ta khôngthể nhầm lẫn giữa thích ứng với thích nghi được đành rằng ở con người cũng cóhiện tượng thích nghi Sự thích nghi ở con vật làm thay đổi cơ thể, sự thay đổi

đó sẽ dần được ổn dịnh qua các thế hệ và có thể được ghi lại trong gen di truyền

vì vậy các thế hệ sau có thể thừa hưởng sự thay đổi của các thế hệ trứơc nhờ quá

trình di truyền A.N.Lêônchép viết về sự thích nghi của con vật: “Chức năng chủ yếu của các cơ chế hình thành kinh nghiệm cá thể là đem hành vi loài thích nghi với những yếu tố biến đổi của môi trường ngoài” [6,54] Ngược lại, thích ứng là

sự thay đổi chủ yếu về mặt tâm lý nên không thể truyền bằng con đường gen di

truyền cho các thế hệ sau được “Khác với động vật, người còn có một loại kinh nghiệm nữa Đó là kinh nghiệm xã hội-lịch sử mà con người tiếp thu được trong

Trang 17

quá trình phát triển cá thể của mình Nhưng nó không ghi lại theo di truyền - đó mới chính là khác biệt cơ bản với kinh nghiệm loài của động vật.” [6]

Đến đây, ta có thể nói: thích ứng với hoạt động là một hiện tựơng tâm lýnên nó chỉ có thể được hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạtđộng của con người Nếu con người không chịu hoạt động thì sẽ không thể thíchứng được với hoàn cảnh mới Hoạt động của con người luôn là hoạt động có ýthức, có động cơ, có mục đích, có sự kế thừa… Như vậy thì thích ứng sẽ là mộtquá trình hình thành, tiếp thu, lĩnh hội Két qủa của thích ứng là con người tái tạonhững năng lực, những chức năng người đã được hình thành trong quá trình pháttriển của lịch sử, đồng thời con người cũng góp phần sáng tạo ra một phần nănglực mới Thích ứng phải là một quá trình

Từ những điều đã phân tích, chúng tôi rót ra kết luận khái quát như sau :

Thích ứng là một quá trình thay đổi nhân cách con người trong những hoàn cảnh hoạt động nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu, những đòi hỏi của hoàn cảnh đó, nó là một yếu tố quan trọng đảm bảo sù hoạt động và tồn tại của con người.

Như vậy, để thích ứng, con người cần phải có một quá trình để thay đổibản thân Khi thích ứng, con người phải thay đổi nhận thức của mình về hiệnthực, thay đổi thái độ của mình đối với hiện thực và phải thay đổi kỹ năng hoạtđộng thậm chí có thể thay đổi cả những yếu tố về mặt sinh học của cơ thể

2.3 Các hình thức thích ứng

Với những điều đã phân tích về thích ứng, chúng ta có thể đưa ra nhiều cơ

sở khác nhau để phân loại các hình thức thích ứng

Thích ứng là sự thay đổi bản thân, sự thay đổi này có thể diễn ra ở nhiềumặt khác nhau Thích ứng là sự biến đổi con người nên có thể coi chúng là mộttrong những thuộc tính của nhân cách Như vậy, ta có thể dùa vào nội dung thayđổi cá nhân trong quá trình thích ứng hoặc dùa vào nhân cách để phân loại

a) Nếu dùa vào nội dung thay đổi để phân loại thích ứng thì ta có :

Trang 18

- Thích ứng sinh học: Thích ứng sinh học là sự biến đổi về mặt sinh họccủa cơ thể, là sự biến đổi các cấu trúc và chức năng của cơ thể hoặc một bộ phậnnào đó của cơ thể cho phù hợp với điều kiện sống tương đối ổn định của môitrường Sự thích ứng này cũng do hoạt động của cơ thể tạo ra, nó có thể diễn rachậm chạp và có thể nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của ý thức Sự thích ứngnày gần với sù thích nghi Trong thực tế ở con người, sự thích ứng sinh học gầnnhư không sảy ra một cách độc lập mà nó được diễn ra đồng thời với thích ứngtâm lý và thích ứng xã hội trong mối quan hệ thống nhất.

- Thích ứng tâm lý: Thích ứng tâm lý là sự biến đổi về cấu trúc tâm lý, vềchức năng tâm lý của cơ thể cho phù hợp với hoàn cảnh sống mới Sự thích ứngtâm lý không chỉ được thực hiện nhờ chức năng hoạt động của hệ thần kinh màcòn có cơ sở là hoạt động tâm lý của cá nhân Nó diễn ra theo những quy luậtnhất định, đó là quy luật tâm lý Xét về thời gian thì thích ứng tâm lý diễn ranhanh hơn thích ứng sinh lý và nó mang tính chủ thể cao hơn Ví dụ như sự thíchứng của cảm giác, thích ứng tình cảm

- Thích ứng xã hội: Đây là loại thích ứng đặc trưng và phổ biến của conngười Đó là sự thay đổi về bộ mặt xã hội của con người cho phù hợp với yêucầu, với đòi hỏi của hoàn cảnh hoạt động mới Những yêu cầu, những đòi háinày là những yêu cầu, những đòi hỏi về mặt xã hội Nhờ có thích ứng xã hội màmỗi cá nhân có thể tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội của bản thân Thựcchất đây là quá trình con người tham gia vào các hoạt động xã hội một cách tựgiác, tích cực để thay đổi bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh hoạt động mới.Như vậy có thể nói sự thích ứng xã hội làm cho mỗi con người cụ thể ngày càngtham gia được tốt hơn, nhiều hơn vào những hoạt động xã hội của mình

Thích ứng xã hội là một sự biến đổi về nhân cách, là một quá trình pháttriển nhân cách

b) Nếu dùa vào năng lực và nội dung thích ứng để phân loại các hình thứccủa nó thì tacó thích ứng nghề nghiệp Ta đãkhẳng định thích ứng là sự thay đổi

về nhân cách Trong trường hợp này ta có thể hiểu thích ứng như một năng lực,

Trang 19

năng lực thay đổi, năng lực thích ứng Như vậy sẽ có nhiều hình thức thích ứngkhác nhau, đó là sự thích ứng với những lĩnh vực hoạt động khác nhau Khi đó ta

có thể nói đó là sự thích ứng nghề nghiệp Thích ứng nghề nghiệp là một dạngcủa thích ứng xã hội Nó là sự thay đổi của con người trong điều kiện hoạt độngnghề nghiệp mới để đảm bảo đạt kết quả khi mới bước vào nghề Sự thích ứngnghề nghiệp được thể hiện ở trình độ nghề nghiệp, ở tay nghề cụ thể là tri thức vàcác kỹ năng hoạt động nghề nghiệp

Để thích ứng nghề nghiệp, con người phải có thời gian chiếm lĩnh, học tậpnhững kinh nghiệm nhất định để thay đổi nhận thức của bản thân về nghề nghiệp.Tiếp theo, con người phải tiến hành hoạt động để hình thành các kỹ năng hoạtđộng, kỹ năng hành nghề Trên cơ sở đó những đặc điểm, những phẩm chất tâm

lý của cá nhân cũng dần được thay đổi một cách tưong ứng cho phù hợp với yêucầu của hoạt động Như vậy, để thích ứng nghề nghiệp, con người phải học nghề

3 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.

3.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học là những khái niệm được sửdụng khá phổ biến trong cuộc sống, trong các nhà trường đặc biệt là trong cáctrường chuyên nghiệp ngày nay Tuy nhiên để cho việc xem xét vấn đề một cáchtập trung và có hệ thống, chúng ta nên nhắc lại những khái niệm này ở một góc

độ cần thiết nhất định

Trang 20

Cho đến nay vẫn còn tồn tại không Ýt những khái niệm khác nhau về khoahọc và hoạt động nghiên cứu khoa học đó là chưa kể đến những quan điểm từ xaxưa và rất xa xưa về trước Nhìn chung, ngày nay có hai hướng quan niệm khácnhau về khoa học và nghiên cứu khoa học

Hướng thứ nhất quan niệm rằng khoa học là hệ thống kiến thức, tri thứccủa con người về thế giới mà họ đã tìm kiếm, phát hiện và tích lũy được trong

lịch sử phát triển của xã hội Họ cho rằng khoa học chính là “ toàn bộ hệ thống kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ được về những quy luật trong sự phát triển của tự nhiên, của xã hội và tư duy, về những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đó nhằm phục vụ lợi Ých của con người.” [7,2] Khoa học ở đây được hiểu là tri thức, là kiến thức

về các lĩnh vực của thế giới khách quan mà con người đã phát hiện được, đãchiếm lĩnh được Khoa học là quy luật của hiện thực vốn Èn láu trong sự vật,hiện tượng nhưng đã được con người tìm kiếm, khám phá và buộc chúng phảibộc lé dưới dạng các tri thức, khái niệm Trang 241 trong quyển XIX của Đại

bách khoa toàn thư Liên Xô có viết: “ Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên,

về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội

và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.” [Theo 15,16] Như vậy, theo quan niệm

này thì khoa học là sản phẩm hoạt động của con người, do con người tích lũyđược Hoạt động tìm kiếm, phát hiện và tích lũy kiến thức là họat động nghiêncứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra khoa học Ngược lại,khoa học là sản phẩm của họat động nhưng lại có tác dụng định hướng cho việctác động, định hướng cho hoạt động của con người một cách có kế hoạch Khoahọc, một mặt được hiểu là sản phẩm của họat động, một mặt được hiểu là địnhhướng cho hoạt động Khoa học và họat động nghiên cứu khoa học là hai mặtcủa một vấn đề

Hướng thứ hai quan niệm rằng: “Khoa học là một hoạt động có tính chất

hệ thống, thông qua việc nghiên cứu, nhằm tìm kiếm ra những kiến giải mang

Trang 21

tính khái quát, chính xác và khách quan hóa được về hiện thực.” [1,3] Quan

niệm này hình như đã đồng nhất hai khái niệm hoạt động nghiên cứu khoa học và

khoa học Tuy nhiên, họ vẫn khảng định rằng họat động nghiên cứu khoa học đã

làm hình thành nên những tri thức mới, đã tạo ra những kiến giải mang tính kháiquát, kiến giải khoa học Về mặt bản chất thì hoạt động khoa học là nghiên cứukhoa học Hoạt động khoa học là hoạt động nghiên cứu để tìm ra những kiến giảikhoa học, kiến giải mang tính khái quát, chính xác và khách quan hoá về hiệnthực Vì vậy, ở một góc độ nào đó thì khoa học và nghiên cứu khoa học có thể

được hiểu là hai khái niệm đồng nghĩa “Về bản chất, người ta hiểu “hoạt động khoa học”chính là nghiên cứu Bởi thế, tiếp theo đây tôi sẽ sử dụng “khoa học”

và “nghiên cứu” như hai khái niệm đồng nghĩa” [1] Chính vì lẽ đó mà ta khẳng

định được rằng khoa học là một hình thức nhận thức xã hội Khi ta nói hoạt độngnghiên cứu khoa học hay nghiên cứu khoa học thì lẽ tất yếu là nó sẽ tạo ra nhữngtri thức khoa học và khi ta nói khoa học thì đó là kết quả, là sản phẩm tất yếucủa hoạt động nghiên cứu khoa học Khoa học được tạo bởi họat động nghiêncứu khoa học Khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học là hai mặt của mộtvấn đề thống nhất, không thể tách rời

Hoạt động nghiên cứu khoa học và khoa học là hai khái niện có quan hệchặt chẽ với nhau, không thể tách rời, nhưng nếu ta động nhất hai khái niệm nàythì sẽ rất khó cho việc xem xét vấn đề Nên hiểu nghiên cứu khoa học là hoạtđộng có sử dụng tri thức khoa học đã có và nó cũng lại sáng tạo ra những tri thứckhoa học mới

Đến đây, chúng ta có thể thống nhất rằng khoa học là hệ thống tri thức vềthế giới khách quan Tri thức khoa học có những điểm khác với tri thức thông

thường Tri thức thông thường là những tri thức mà “Bằng các giác quan, con người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới và xã hội xung quanh, từ đó có những kinh nghiệm sống, những hiểu biết về mọi mặt.” [15,15] Tri thức thông

thường được hình thành trong cuộc sống hàng ngày, được con người sử dụng,trao đổi với nhau, truyền đạt lại cho nhau, chúng dần được hoàn thiện Tri thức

Trang 22

khoa học là “ kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, có kế họach, có phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngò các nhà khoa học thực hiện.”[15,16] Như vậy, không phải mọi tri thức do con người tạo ra, phát hiện ra

đều là tri thức khoa học mà chỉ những tri thức do các nhà khoa học tìm ra trongnhững điều kiện nhất định mới là tri thức khoa học Tri thức khoa học là sảnphẩm họat động cao cấp của con người Tri thức khoa học và tri thức thôngthường có sự khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau

Như vậy, nghiên cứu khoa học là một hoạt động, hoạt động tạo ra nhữngtri thức khoa học, tạo ra những tri thức có giá trị về mặt lý luận hoặc thực tiễnnhất định Hoạt động này là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có phươngpháp và phương tiện đặc biệt

Với những suy nghĩ, quan niệm đã phân tích trên, chúng ta có thể khái

quát: hoạt động nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của những người có khả năng nhằm nhận thức về hiện thực, về các quy luật khách quan của thế giới qua đó tạo ra những tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới, phục vụ nhu cầu sống của nhân lọai

3.2 Các mức độ và hình thức nghiên cứu khoa học.

Với cách hiểu về nghiên cứu khoa học như trên thì ta có thể có nhiều cáchkhác nhau, nhiếu cơ sở khác nhau để phân loại các mức độ và hình thức củanghiên cứu khoa học

* Nếu ta dùa vào nội dung và đặc điểm của công trình [7,7] thì ta có :Báo cáo về một đề tài khoa học nào đó

Bài báo, chuyên khảo

Bản tổng kết về hoạt động khoa học

Bài phê bình có tính khoa học

Đề cương trình bày tổng quát một chủ đề gì đó

Luận án khoa học

* Nếu dùa vào mức độ của công trình nghiên cứu trong thực tiễn thì ta cócác hình thức :

Trang 23

Bài tập nghiên cứu khoa học.

Khoá luận tốt nghiệp

Luận văn thạc sỹ

Luận án tiến sỹ hoặc tiến sỹ khoa học

* Nếu dùa vào trình độ và mục đích của công trình nghiên cứu [15,45] thì

có các lọai hình nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu cơ bản: có mục đích tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới,những giá trị mới cho nhân lọai Nghiên cứu cơ bản đi sâu nghiên cứu bản chất

và quy luật vận động của thế giới

Nghiên cứu ứng dụng: có mục đích là tìm cách vận dụng những tri thức cơbản để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản

lý kinh tế, xã hội

Nghiên cứu triển khai: là lọai hình nghiên cứu có mục đích tìm khả năng

áp dụng đại trà các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế cuộc sống

Nghiên cứu dự báo: có mục đích tìm tòi, phát hiện những triển vọng,những khả năng, xu hướng mới của sự phát triển khoa học và thực tiễn

* Nếu dùa vào chức năng của quá trình nghiên cứu [7,17] thì ta có :

Nghiên cứu mô tả là quá trình nghiên cứu để trình bày về một hiện tượng,

sự việc một cách chuẩn xác, có trình tự, có hệ thống nhằm giúp mọi người hiểuđược vấn đề, để phổ biến cho mọi người hưởng ứng, làm theo

Nghiên cứu giải thích là nghiên cứu để lập luận, để kiến giải một vấn đềnào đó trên cơ sở khoa học Giải thích ở đây là làm rõ nguyên nhân dẵn đền sựhình thành và tính quy luật chi phối quá trình vận động và phát triển của sự việc,

Trang 24

3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Cao đẳng Sư phạm.

* Trong các hình thức nghiên cứu khoa học đã được trình bày thì hoạtđộng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm chỉ yêu cầu

ở mức làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá Đây là hoạt động tậptìm hiểu chủ yếu về các hoạt động, các hiện tượng thực tiễn của công tác giáodục ở địa phương, đặc biệt là nơi mà sinh viên về thực tập sư phạm cuối khóa.Hoạt động này có mấy điểm cần chú ý:

Trên cơ sở đó, củng cố và phát triển thái độ tích cực, lòng mê với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của người sinh viên Củng cố và phát triển cho sinhviên nhìn nhận và đánh giá các vấn đề trong công tác giáo dục mét cách khoahọc, biện chứng

- Nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học:

Hình thành cho sinh viên những tri thức cơ bản về quá trình nghiên cứukhoa học giáo dục

Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học:

Kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu, xác định đối tượng và nhiệm vụnghiên cứu

Kỹ năng xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu

Kỹ năng lùa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin thu nhận được trong nghiêncứu

Kỹ năng viết báo cáo khoa học

Trang 25

- Thời gian thực hiện hoạt động:

Thời gian cho sinh viên học tập và làm bài tập nghiên cứu khoa học giáodục cuối khoá được tiến hành chủ yếu trong quá trình sinh viên chuẩn bị đi thựctập và tham gia thực tập sư phạm cuối khoá ở các trường phổ thông

* Dù là ở mức độ đơn giản nhưng hoạt động này có vai trò đặc biệt quantrọng trong quá trình hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học tập và nghiêncứu của sinh viên khi còn học ở trường và cả sau khi ra trường đi công tác tại cáctrường phổ thông Chúng ta có làm tốt điều này ở trường sư phạm thì các trườngphổ thông mới sứng đáng với danh hiệu là trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật

ở địa phương Bởi vậy, việc tìm hiểu thực trạng thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học của sinh viên Cao đẳng Sư phạm cùng với những nguyên nhânlàm ảnh hưởng đến hoạt động này sẽ góp phần làm phong phú nguồn tài liệutham khảo cho việc hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Sư phạm tập nghiên cứu khoahọc và tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu của các em được tốt hơn Đâycũng sẽ là một trong những cơ sở ban đầu cần thiết cho sinh viên sau khi ratrường làm công tác nghiên cứu khoa học ở các trường trung học phổ thông cơ sởđạt kết quả tốt

4 sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Với những nội dung đã phân tích, ta thấy: Khi con người tiến hành bất cứ hoạtđộng nào thì họ cũng phải thích ứng được với hoạt động đó Đối với hoạt độngnghiên cứu khoa học cũng vậy, Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập tới

sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cao đẳng sư phạm.Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là loại thích ứng xãhội, thích ứng nghề nghiệp

Với những nội dung đã phân tích về thích ứng, về hoạt động nghiên cứu khoa

học, chúng tôi hiểu sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người sinh viên với những kinh nghiệm và hoạt động nghiên cứu khoa học Biểu hiện của sự biến đổi này là người sinh viên biết chủ động, tự giác huy động toàn bộ những chức năng tâm lý

Trang 26

đã có của mình để khắc phục khó khăn nhằm thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học của mình

Sự thích ứng này của sinh viên được thể hiện cụ thể ở các mặt:

- Về mặt nhận thức: Sinh viên nhận thức được toàn bộ những yêu cầu kháchquan, những công việc cụ thể của quá trình làm bài tập nghiên cứu khoa học giáodục cuối khoá với một trình tự nhất định theo mức độ yêu cầu của chương trìnhđào tạo và yêu cầu của tài liệu hướng dẫn sinh viên Cao đẳng sư phạm làm bàitập nghiên cứu khoa học [7] ở các trường cao đẳng sư phạm Nhận thức này đượcthể hiện ở sự hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của công tác nghiên cứu khoa học đốivới sinh viên và đối với người giáo viên Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệtcủa công tác nghiên cứu khoa học đối với người giáo viên trong thời đại ngàynay, thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật

Trong quá trình nhận thức, người sinh viên phải chủ động, tự giác để phát huynhững khả năng đã có của mình như khả năng tri giác, trí nhớ, tư duy để nắmnhững yêu cầu khách quan của hoạt động nghiên cứu khoa học

- Về mặt thái độ: Trên cơ sở sự hiểu biết đã được hình thành, sinh viên đượcnhững thái độ tích cực đối với hoạt động nghiên cứu khoa học để sẵn sàng thamgia hoạt động nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập và sau khi ra trường,

đi công tác sau này một cách nghiêm tóc

Người sinh viên cũng phải thể hiện tính tích cực, tự giác để vượt qua nhữngkhó khăn nhất định trong quá trình hình thành thái độ cần thiết với hoạt động

- Về mặt kỹ năng: Đây là mặt thể hiện rõ nhất khả năng huy động chức năngtâm lý của bản thân một cách tự giác, tích cực để vượt qua những khó khăn nhấtđịnh nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của người sinh viên Bước đầu ngườisinh viên phải biết vận dụng được nhận thức của mình vào việc tìm hiểu nhữnghiện tượng cụ thể của thực tiễn giáo dục ở địa phương làm cơ sở cho họat độnggiảng dạy và giáo dục đạt kết quả ngày một tốt hơn Như vậy sinh viên phải nắmđược các kỹ thuật cơ bản của một quá trình nghiên cứu khoa học, phải nắm đượccác phương pháp cụ thể để thu thập các thông tin lý luận và thực tiễn cần thiết

Trang 27

cho việc thực hiện một đề tài nghiên cứu của mình Sinh viên phải biết xử lýthông tin thu thập được, đặc biệt là những thông tin thực tiễn Cuối cùng sinhviên phải viết được hoàn chỉnh một báo cáo cụ thể về đề tài mà mình đã nghiêncứu Đây là sản phẩm nghiên cứu của sinh viên, một công trình nghiên cứu khoahọc hoàn chỉnh Sự thích ứng họat động nghiên cứu khoa học của sinh viên đượcthể hiện cụ thể trong nhận thức, trong thái độ của sinh viên, thể hiện trong các kỹnăng thực hiện toàn bộ quá trình nghiên cứu và đặc biệt là thể hiện ở kết quả bàiviết Kết quả bài viết của sinh viên được thể hiện ở lời nhận xét và điểm số dogiảng viên trường sư phạm chấm cho họ.

Đối với thích ứng và đối với hoạt động, nhận thức, thái độ và kỹ năng cómột vai trò quan trọng, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quátrình hình thành và thực hiện hoạt động:

Nhận thức được hiểu là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong

tư duy của con người, là quá trình nhận biết về thế giới khác quan Nhận thức cóvai trò thúc đẩy con người hành động, là cơ sở hành động của con người Để thựchiện hành động, con người cần phải có nhận thức về công việc đó, phải nắmđược cách thức, con đường thực hiện hành động đó Nhận thức là một trong bamặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động),trong đó nhận thức được coi là cơ sở của tình cảm và hành động

Thái độ thể hiện mối quan hệ giữa cá nhận với hiện thực, nó là cho thấy sựgắn bó hay không, chấp nhận hay phản đối của cá nhân với hiện thực Theo bác

sỹ Nguyễn Khắc Viện: “Thái độ là sự phản ứng tức thời, sự tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay phản đối để tạo ra sù định hướng cho việc ứng phó, thái độ thay đổi trong quá trình hoạt động và tuỳ hoàn cảnh” [14,273] Thái

độ của cá nhân có được do sự nhận thức của họ và có liên quan đến nhu cầu củabản thân với hiện thực khách quan Thái độ của cá nhân có tác dụng thúc đẩyhoặc kìm hãm tính tích cực hoạt động của họ

Kỹ năng là hành động vận dụng tri thức đã thu nhận được trong một lĩnhvực nào đó vào thực tế một cách đạt kết quả Kỹ năng luôn gắn với nhận thức, nó

Trang 28

có cơ sở là nhận thức Kỹ năng lại được thúc đẩy bởi thái độ của cá nhân và kỹnăng cũng làm thay đổi nhận thức, thái độ của cá nhân Kỹ năng là điều kiện cơbản để cá nhân biến khả năng của mình thành hiện thực.

Như vậy, nhận thức, thái độ và kỹ năng có mối quan hệ mật thiết với nhau,chúng có vai trò to lớn đối với việc định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt

động của con người Nhà triết hõc Hy Lạp cổ đại đã nói: “Ước muốn cùng trí tuệ

là hia năng lực của tâm hồn đưa tới hành động, vận động.” [5,13] Để thích ứng

được với hoạt động nghiêncứu khoa học, người sinh viên cần phải nắm được đầy

đủ, chính xác những yêu cầu của hoạt động này và phải hiểu được khả năng củachính mình đối với yêu cầu của hoạt động Sinh viên phải có thái độ tích cực đốivới những yêu cầu khách quan của quá trình hoạt động Một thái độ tốt là thái độ

có vai trò kích thích sinh viên không ngừng khắc phục khó khăn, vươn lên tronghoạt động để đạt kết quả tốt Cuối cùng thì nhân tố quan trọng nhất là kỹ năng.Sinh viên có thể nhận thức đúng, thái độ tốt nhưng vẫn chưa thể coi là đã thíchứng với hoạt động nếu họ chưa biết cách thức thực hiện công việc cụ thể đạt kếtquả Để giúp sinh viên có khả năng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc, nhà trường cần trang bị cho họ những thông tin cần thiết về yêu cầu kháchquan của hoạt động này, cần hình thành cho họ những thái độ phù hợp cùng vớiviệc rèn cho họ những kỹ năng cần thiết

Tóm lại: Thích ứng nói chung và thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc nói riêng là vấn đề còn Ýt được quan tâm nghiên cứu trong Tâm lý học mặc

dù nó là một vấn đề có tầm quan trọng không nhỏ trong cuộc sống và xã hội.Theo Tâm lý học, thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên làquá trình hình thành và phát triển nhân cách người sinh viên đối với những kinhnghiệm và hoạt động nghiên cứu khoa học Biểu hiện của sự biến đổi này làngười sinh viên biết chủ động, tự giác huy động toàn bộ những chức năng tâm lý

đã có của mình để khắc phục những khó khăn nhằm thực hiện tốt công tácnghiên cứu khoa học của bản thân Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa

Trang 29

học của người sinh viên được thể hiện trên ba mặt cơ bản: Nhận thức, thái độ và

kỹ năng

Chương 2

TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.

Việc nghiên cứu của đề tài được tiến hành với 291 sinh viên năm thứ IIIthuộc tất cả các khoa sư phạm cấp II của trường Cao đẳng sư phạm Bạc Liêu,trong suốt thời gian sinh viên tham gia thực tập sư phạm và làm bài tập nghiên

Trang 30

cứu khoa học giáo dục cuối khóa, năm học 2004-2005 Sè sinh viên này đượcnhà trường chia thành 10 đoàn thực tập tại 10 trường trung học phổ thông cơ sởkhác nhau trong tỉnh Việc nghiên cứu được tiến hành chủ yếu bằng việc điều traqua phiếu trưng cầu ý kiến Việc hỏi ý kiến được tiến hành hai lần Lần hỏi ýkiến thứ nhất (khảo sát sơ bộ) để xác định mặt bằng sự thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học của sinh viên trước khi nhà trường tổ chức triển khai kếhoạch hướng dẫn sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học cuối khoá Việctrưng cầu ý kiến lần này cũng nhằm mục đích để kiểm tra độ tin cậy cần thiêt của

hệ thống các câu hỏi trong phiếu Lần hái ý kiến thứ hai (khảo sát điều tra) đượctiến hành khi sinh viên đang trong giai đoạn cuối của đợt thực tập và làm bài tậpnghiên cứu khoa học Khảo sát lần này nhằm đánh giá thực trạng sự thích ứngvới hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cùng những nguyên nhân chính

cơ bản của thực trạng này Khảo sát cũng nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả củamột số biện pháp tác động làm tăng khả năng thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học cho sinh viên

Việc thực hiện đề tài cũng được thực hiện với 26 giảng viên của trườngCao đẳng Sư phạm Bạc Liêu tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập và làm bàitập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng một số biện pháp tácđộng nhằm góp phần tìm ra phương hướng nâng cao khả năng thích ứng với họatđộng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi

đã chọn ra 2 nhóm sinh viên, chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm gồm 2 đoàn thực tập.Chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp tác động đối với một nhóm(nhóm 1).Việc chọn nhóm thứ 2 để sử dụng vào việc so sánh nhằm đánh giá hiệu quả củacác biện pháp tác động thử nghiệm

2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :

Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu để viết phần lý luận của đề tài

Để tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp đọc sách để tìm hiểu

Trang 31

các tài liệu tham khảo có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên các trường Cao đẳng sư phạm, các tài liệu về nghiên cứu khoa hoc, về sựthích ứng tâm lý .

b) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm :

Việc thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ đượcthể hiện ra bằng những sản phẩm hoạt động cụ thể đó là các bài tập mà sinh viên

đã làm trong quá trình đi thực tập ở trường phổ thông Bởi vậy, để nghiên cứu sựthích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa hoc của sinh viên, chúng tôi đã sử dụngphương pháp này để phân tích các bài tập của họ cùng với kết quả là điểm số vàlời nhận xét của các giảng viên ở trường cao đẳng sư phạm chấm Những sảnphẩm này là sự thể hiện rõ mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên, đặc biệt là nó cho ta thấy các kỹ năng cụ thể của sinh viên mộtcách tương đối chính xác

c) Phương pháp điều tra :

Với phương pháp điều tra, chúng tôi sử dụng bao gồm điều tra viết tức làđiều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến(Anket) và điều tra bằng những câu hỏimiệng (Phỏng vấn, trò chuyện…) trong đó chủ yếu là dùng phiếu trưng cầu ýkiến (có mẫu kèm theo) Việc trò chuyện, hỏi bằng những câu hỏi miệng trongkhi trực tiếp tiếp xúc với sinh viên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc điều tra viết

Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp chủ yếu để tìm hiểu về thựctrạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, cụ thể là tìmhiểu về các mặt của thích ứng: Mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt kỹ năng củasinh viên, đồng thời cũng tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thíchứng của sinh viên Phiếu điều tra này gồn những câu hỏi để những sinh viên đượchỏi lùa chọn nội dung và mức độ phù hợp với tình hình thực tế của bản thân họ.Chúng tôi xây dựng hai loại phiếu trưng cầu ý kiến :

- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho các giảng viên của trường Cao đẳng sưphạm làm trưởng đoàn các đoàn thực tập và các giảng viên của trường trực tiếp

Trang 32

tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu thực tiễn và hoàn thành bài tập nghiêncứu khoa học.

- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho sinh viên Ở loại phiếu này cũng có nộidung tương tự như phiếu dành cho giảng viên, ngoài ra còn có thêm một số câuhỏi phụ để kiểm tra độ trung thực tin cậy của câu trả lời

Việc trưng cầu ý kiến của sinh viên được tiến hành hai lần, lần thứ nhấttiến hành khi sinh viên chưa đi thực tập để kiểm tra mặt bằng về thích ứng củasinh viên và mang tính chất khảo sát thử nghiêm Lần lấy ý kiến thứ hai tiến hànhkhi sinh viên đang thực tập tức là khi sinh viên đang thực sự bắt tay vào làm bàitập nghiên cứu ở giai đoạn cuối

Trong quá trình phỏng vấn, trò chuyện, chúng tôi tiến hành với tư cách làgiảng viên giúp đỡ, hỗ trợ việc làm bài tập cho các em Điều này đã được nhàtrường nhắc tới khi tiến hành giảng dạy chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoahọc và chuẩn bị cho sinh viên đi thực tập và làm bài tập nghiên cứu khoa họccuối khoá Việc làm này giúp cho quá trình tiếp xúc của chúng tôi với sinh viênđược thuận lợi hơn, sinh viên dễ thể hiện và thể hiện đúng với nhận thức, thái độ,

và khả năng của bản thân

d) Phương pháp thống kê toán học :

Trong đề tài, chúng tôi có sử dụng một số công thức toán :

Trang 33

Trong quá trình tính hệ số tương quan giữa các đại lượng, chúng tôi sửdông công thức tính hệ số tương quan Pearson:

å xy

r =

 åx² åy² Trong đó : x là độ lệch của mỗi điểm sè X – X

y là độ lệch của mỗi điểm sè Y – Y

* Ngoài ra còn một số công thức toán thống kê khác

3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG THỬ NGHIÊM.

Xác định một vài biện pháp tác động thử nghiệm là một trong ba nhiệm vụ

cơ bản của đề tài

1 Mục đích của tác động

Giúp sinh viên có những hiểu biết về vai trò, ý nghĩa và những công việc

cụ thể của hoạt động làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khóa mộtcách có hệ thống

Rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản cho việc làm bài tậpnghiên cứu khoa học giáo dục cuối khóa theo quy định của chương trình

Thông qua việc giúp sinh viên nhận thức và rèn luyện một số kỹ năng,hình thành và phát triển hứng thó với hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinhviên tạo điều kiện cho các em có thể tiếp tục việc học tập và nghiên cứu sau khitốt nghiệp, trong quá trình công tác sau này

Tuy nhiên do thời gian tiến hành các biện pháp tác động thử nghiệm còn

có hạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên phần nội dung chỉ tiến hành ở mứcrất đơn giản để bước đầu có được một cách nhìn cụ thể cho việc tiến hành nghiêncứu và có được một số kết luận cơ bản cần thiết

2 Nội dung các biện pháp.

1 Xây dựng kế hoạch hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học với sựhướng dẫn của một nhóm giảng viên thống nhất Như vậy việc hướng dẫn sinh

Trang 34

viên làm bài tập nghiên cứu khoa học không chỉ là nhiệm vụ của riêng các thầy,các cô trong tổ bộ môn Tâm lý- Giáo dục nữa mà là trách nhiệm chung của cảhội đồng sư phạm.

2 Chia từ 2 đến 3 sinh viên một nhóm và giao cho sinh viên những đề tàinghiên cứu phù hợp Những sinh viên thuộc chuyên ngành đào tạo nào thì nghiêncứu đề tài thuộc lĩnh vực đó

3 Kết hợp với các trường phổ thông cùng tham gia giúp đỡ sinh viêntrong qúa trình làm bài tập nghiên cứu, đặc biệt là tạo điều kiện cho họ có điềukiện để nắm bắt những thông tin thực tiễn cần thiết

Việc tiến hành một số biện pháp tác động trên chỉ được thực hiện vớihai(2) đoàn thực tập Hai đoàn thực tập này được chọn một cách ngẫu nhiên vànhững sinh viên này cũng được phân công theo kế hoạch thực tập của nhà trường

có sự xem xét, cân nhắc cẩn thận để đảm bảo tính đồng đều giữa các đoàn thựctập về các mặt Nhóm sinh viên được chọn làm thử nghiệm được nhà trườngphân công giảng viên của trường sư phạm trực tiếp tham gia hướng dẫn làm bàitập cùng với giảng viên Tâm lý học và các giảng viên làm trưởng đoàn thực tập.Những giảng viên này có trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành họccủa sinh viên và phù hợp với nội dung của đề tài nghiên cứu mà sinh viên đãchọn Số giảng viên này cùng ngồi nghe giảng với sinh viên trong quá trình giảngviên Tâm lý học lên líp phần lý thuyết chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoahọc giáo dục và hướng dẫn sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dụccuối khoá Việc giảng viên cùng sinh viên nghe báo cáo như vậy để đảm bảo sựthống nhất giữa thầy và trò, giữa các giảng viên trong quá trình hướng dẫn cũngnhư để họ hiểu mức độ và nội dung mà sinh viên được học, những công việc màsinh viên cần phải hoàn thành

Sè sinh viên còn lại là của tám đoàn thực tập không được chọn Nhữngsinh viên này được học tập, được hướng dẫn và làm bài tập bình thường theo kếhoạch của trường vẫn từng thực hiện từ trước đến nay Như vậy việc học tập củahai nhóm sinh viên: nhóm thứ nhất (nhóm sinh viên được chọn để thử nghiêm)

Trang 35

và nhóm thứ hai (nhóm thuộc những sinh viên còn lại) có mấy điểm khác cần lưu

ý như sau:

- Nhóm thứ nhất được nghe báo cáo về chuyên đề Phương pháp nghiêncứu khoa học có bổ sung phần vai trò, ý nghĩa của công tác nghiên cứu khoa họctrong khi nhóm thứ hai chỉ được nghe báo cáo về những công việc cụ thể củahoạt động nghiên cứu khoa học ( chương trình và tài liệu dành cho các trườngCao đẳng sư phạm).[7]

- Nhóm thứ nhất được hướng dẫn cụ thể về một số kỹ năng cơ bản và cóthời gian để thực hành các kỹ năng đó Nhóm thứ hai chỉ được hướng dẫn chủyếu về mặt lý thuyết, họ tù thực hành theo ý thức tự giác của cá nhân với việcnghe hướng dẫn của giảng viên

- Nhóm thứ nhất được gợi ý hướng dẫn chọn đề tài nghiên cứu theochuyên ngành đào tạo của mình còn nhóm thứ hai chọn đề tài một cách tự dotheo sở thích Nếu sinh viên của nhóm thứ nhất muốn chọn đề tài không thuộcchuyên ngành đào tạo cũng vẫn được chấp nhận sau khi xem xét thấy việc chọn

đó là thích hợp

- Nhóm thứ nhất được thực hiện dưới sự hướng dẫn cụ thể của một sốgiảng viên do nhà trường phân công giúp đỡ trong đó có một giáo viên hướngdẫn chính Nhóm thứ hai không được phân công giảng viên hướng dẫn cụ thể

- Nhóm thứ nhất được chia thành các nhóm nhỏ(từ 2 đến 3 sinh viên) vàthực hiện nghiên cứu chung một đề tài Trường hợp này, sinh viên có thể sử dụngchung tài liệu, phương tiện nghiên cứu và cùng bàn luận để giải quyết vấn đề,nhưng kết quả bài viết cuối cùng là của riêng mỗi cá nhân Nhóm thứ hai, các cánhân tiến hành nghiên cứu một cách độc lập

5 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ THANG ĐÁNH GIÁ :

Việc đánh giá sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên được tiến hành trên ba mặt, đó là mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt kỹ năng

Trang 36

thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học ở mức độ làmbài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá của sinh viên Ba mặt này là bamặt cơ bản đối với quá trình hoạt động nói chung và hoạt động nghiên cứu khoahọc nói riêng, chóng có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạtđộng của con người Việc đánh giá này được tiến hành thông qua sự tự nhận xétcủa sinh viên về bản thân trong các phiếu trưng cầu ý kiến dành cho sinh viên(cómẫu kèm theo) và thông qua điểm chấm của giáo viên về kết quả bài làm (bàitập làm đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khóa của sinh viên).

1 Đánh giá về mặt nhận thức :

Nhận thức là một mặt quan trọng trong mọi hoạt động của con người nóichung, của hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng Để làm bài tập nghiên cứukhoa học, sinh viên cần nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động, nhận thức vềcác bước và thứ tự thực hiện các bước của hoạt động Trong phạm vi của đềtài này, nhận thức của sinh viên được đánh giá chủ yếu trên cơ sở sinh viên hiểuđược các nội dung, các công việc cụ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học theoyêu cầu đối với sinh viên Cao đẳng sư phạm, cụ thể là công việc làm bài tậpnghiên cứu khoa học cuối khóa ( có mẫu phiếu kèm theo phần phụ lục ) Đây là

sự hiểu biết của sinh viên về các công việc cụ thể mà các em cần phải nắm đểlàm bài tập nghiên cứu khoa học cuối khóa Việc nhận thức những nội dung cơbản này có vai trò quan trọng đối với việc hoàn thành bài tập của các em Đểđánh giá về nhận thức, chóng tôi đưa ra 11 nội dung là những công việc cụ thểcủa quá trình làm bài tập nghiên cứu và được chia thành ba mức độ nhận thứckhác nhau: Hiểu chắc, hiểu và chưa hiểu Với mức độ hiểu chắc được tính 3điểm, mức độ hiểu tính 2 điểm và chưa hiểu tính 1 điểm, sau đó tính trung bìnhcộng tất cả các điểm của 11 nội dung Như vậy điểm cao nhất có thể có là 3.0

và điểm thấp nhất là 1.0 cho mỗi cá nhân ở từng nội dung cũng như ở toàn bộphần nhận thức Việc đánh giá cuối cùng của phần nhận thức được chia thànhba(3) mức : Mức “TỐT” có điểm theo phiếu từ 2.4 trở lên; mức “TRUNG

Trang 37

BÌNH” có điểm từ 1.7 đến dưới 2.4 và mức “YẾU” là dành cho những cá nhân

có điểm số dưới 1.7

2 Đánh giá về mặt thái độ :

Đánh giá mặt thái độ cũng tương tự như đánh giá mặt nhận thức Phần thái

độ gồm 7 nội dung cụ thể về thái độ của sinh viên đối với việc học tập phần lýthuyết phục vụ hoạt động làm bài tập nghiên cứu khoa học cuối khóa và các hoạtđộng hàng ngày có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học ở mức đơngiản Sinh viên tự nhận xét về bản thân có biểu hiện thái độ như thế nào với việcthực hiện các nội dung đã nêu với một trong ba(3) mức: thường xuyên, đôi khihoặc chưa bao giê ( có mẫu phiếu kèm theo) Cách tính điểm cho phần thái độcũng tương tự như cách tính điểm cho phần nhận thức: tính các điểm thành phầnvới 3 điểm cho mức thường xuyên, 2 điểm cho mức đôi khi và 1 điểm cho mứcchưa bao giê, sau đó tính trung bình cộng và phân loại thành ba(3) mức : Mức

“TốT” có điểm theo phiếu từ 2.4 trở lên; mức “trung bình” có điểm từ 1.7 đếndưới 2.4 và mức “yếu” là dành cho những cá nhân có điểm số dưới 1.7

3 Đánh giá về mặt kỹ năng :

Việc đánh giá về mặt kỹ năng được tiến hành dùa vào 11 nội dung ( cómẫu phiếu kèm theo ) Đó là những công việc cơ bản trong toàn bộ những côngviệc cụ thể mà sinh viên cần phải thực hiện trong quá trình làm bài tập nghiêncứu khoa học giáo dục cuối khóa Những nội dung này cũng được chia thành bamức độ thực hiện, đó là thực hiện thành thạo, thực hiện ở mức bình thường và cónhững khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện Việc đánh giá cũng tínhđiểm thành phần với 3 điểm cho mức thành thạo, 2 điểm cho mức bình thường và

1 điểm cho mức khó khăn, sau tính trung bình cộng và phân loại thành ba mức:

“TỐT” , “TRUNG BÌNH” và “YẾU” với mức độ đạt được các điểm số tương tự nhưhai mặt nhận thức và thái độ.

4 Đánh giá chung :

Đánh giá chung là đánh giá kết quả cuối cùng của sự thích ứng dùa trên bamặt: nhận thức, thái độ và kỹ năng Việc thích ứng với hoạt động được thể hiện

Trang 38

rõ nhất, tập trung nhất trong kỹ năng , trong hành động cụ thể đó là ở việc thựchiện các công việc cụ thể của quá trình làm bài tập và điểm bài làm, công trìnhnghiên cứu cụ thể của sinh viên Vì vậy điểm thích ứng chung được tính là trungbình cộng của điểm các mặt nhận thức , thái độ và kỹ năng với các hệ số khácnhau Cụ thể là : Điểm thái độ tính hệ số 1, điểm nhận thức tính hệ số 2, điểm kỹnăng tính hệ số 3 Những hệ số này được quy định bởi vai trò và sự thể hiệnkhác nhau của các mặt nhận thức, thái độ và kỹ năng trong việc thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Điểm chung tính theo công thứcsau :

Điểm thích ứng (Q) cũng được chia thành ba mức : “TỐT” , “TRUNG BÌNH”

và “YẾU” với các điểm số được tính tương tự như các mức đã tính ở trên với mặtnhận thức, thái độ và kỹ năng

Điểm bài làm của sinh viên cũng được coi là kết quả của sự thích ứng.Điểm thích ứng và điểm bài làm của sinh viên được xem xét trong mối tươngquan với nhau theo công thức hệ số tương quan của Spearson để xác định mốiquan hệ giữa khả năng thích ứng của sinh viên với khả năng hành động thực của

họ và để xác định độ tin cậy của công tác điều tra, trưng cầu ý kiến

Các số liệu thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến của giảng viên chỉ sửdụng để tham khảo, trên cơ sở đó xác định mức độ tự đánh giá của sinh viên

5 Các yếu tố ảnh hưởng sự thích ứng với hoạt động của sinh viên :

Trang 39

Phần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học của sinh viên được tiến hành qua :

- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giảng viên và phiếu dành cho sinhviên

- Quan sát các hoạt động cụ thể của sinh viên trong quá trình tiến hànhlàm bài tập nghiên cứu khoa học tại các trường pgổ thông trung học cơ sở

So sánh điểm bài tập nghiên cứu của 20 sinh viên với kết quả học tập ởtrường, với điều kiện sống cụ thể của họ Do điều kiện thực hiện của đề tài,chúng tôi chỉ chọn 20 sinh viên đại diện để tìm hiểu cùng với các bài làm của họ

là 20 bài Số lượng này chọn ngẫu nhiên mỗi đoàn thực tập là 2 sinh viên

- Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học của sinh viên, chúng tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiếnđối với giáo viên và sinh viên Trong khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi chỉ tậptrung chủ yếu vào những yếu tố làm hạn chế khả năng thích ứng của sinh viênvới mục đích là tìm ra những giải pháp khắc phục những khó khăn trong quátrình hướng dẫn sinh viên học tập và nghiên cứu Phiếu trưng cầu ý kiến đượcxác định trước 11 yếu tố làm hạn chế khả năng thích ứng của sinh viên và chiathành 3 mức độ (hạn chế nhiều, hạn chế Ýt và không hạn chế) để người được hỏilùa chọn Ngoài ra người được hỏi có thể xác định thêm những nguyên nhânkhác nếu có Bên cạnh đó, chúng tôi có kết hợp với quan sát và trò chuyện vớigiảng viên, sinh viên trong quá trình họ thực hiện việc nghiên cứu ở các trườngphổ thông

Tóm lại: Việc nghiên cứu sự thích ứng nói chung và thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của sinh viên cao đẳng sư phạm nói riêng là một vấn

đề có nhiều phức tạp và khó khăn Do đó, để nghiên cứu một cách khách quan,cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, phải tiếnhành một cách chặt chẽ, khéo léo trong những điều kiện nhất định

Để xây dựng các biện pháp tác động thử nghiệm nhằm nâng cao hiệu quảthích ứng của sinh viên với họat động nghiên cứu khoa học trong khoảng thời

Trang 40

gian ngắn không thể tránh khỏi những khó khăn Bởi vậy, việc xác định một vàibiện pháp tác động chỉ là một định hướng ban đầu cho công tác nghiên cứu vàhướng dẫn sinh viên trong các quá trình sau này.

Để cho việc tìm hiểu, đánh giá đúng những biểu hiện của sự thích ứng thìcác tiêu chuẩn đánh giá cần được xác định dùa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn,các mặt biểu hiện của thích ứng cần được xác định và mô tả rõ ràng với nhữngtiêu chí cụ thể đảm bảo thuận lợi cần thiết cho việc đánh giá

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bernhard Muszynski. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tài liệu dùng cho học viên cao học. ĐHSP Hà Nội - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
2. Phạm Hoàng Gia . Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.Nhà xuất bản giáo dục - 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục - 1972
3. Golomoste A.E. Quan niệm giáo dục và lý thuyết về sự thích hợp nghề nghiệp. N.X.B. Giáo dục, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm giáo dục và lý thuyết về sự thích hợpnghề nghiệp
4. Vò Cao Đàm . Phương pháp nghiên cứu khoa học. N.X.B Khoa học và Thống kê , 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học
5. Phạm Minh Hạc. Nhập môn tâm lý học. NXB Giáo dục – 1980 6. Phạm Minh Hạc. Một số công trình tâm lý học của A.N.Lêônchép.Nhà xuất bản Giáo dục- 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn tâm lý học. " NXB Giáo dục – 19806. Phạm Minh Hạc. "Một số công trình tâm lý học của A.N.Lêônchép
Nhà XB: NXB Giáo dục – 19806. Phạm Minh Hạc. "Một số công trình tâm lý học của A.N.Lêônchép."Nhà xuất bản Giáo dục- 2003
7. Nguyễn Sinh Huy và Trần Trọng Thủy. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. (Tài liệu hướng dẫn sinh viên Cao đẳng sư phạm làm bài tập nghiên cứu khoa học). 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứukhoa học giáo dục
8. Nguyễn Văn Lê . Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Trẻ - 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nhàxuất bản Trẻ - 1995
9. Phan Trọng Ngọ . Các lý thuyết phát triển tâm lý người. Nhà xuất bản Đại học sư phạm - 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết phát triển tâm lý người
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học sư phạm - 2000
10. Serbacop. A.I. và Mudrie A.V. Sù thich ứng nghề nghiệp của người thầy giáo. M, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sù thich ứng nghề nghiệp củangười thầy giáo
11. Nguyễn Thạc . Sù thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên trường C.Đ.S.P.M.G.T.Ư.1. Tạp chí Tâm lý học sè 3/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sù thích ứng với hoạt động học tập của sinh viêntrường C.Đ.S.P.M.G.T.Ư.1
12. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị. Tâm lý học sư phạm đại học.Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học sư phạm đại học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội 1992
13. Nguyễn Xuân Thức . Đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu Tâm lý học. N.X.B.Đ.H.S.P.H.N. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng phương pháp nghiêncứu Tâm lý học
14. Nguyễn Khắc Viện . Từ điển Tâm lý học . Nhà xuất bản Ngoại văn và trung tâm NT. Hà Nội 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Nhà XB: Nhà xuất bản Ngoạivăn và trung tâm NT. Hà Nội 1989
15. Phạm Viết Vượng . Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.N.X.B.Đ.H.Q.G.H.N Năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w