GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG
I HC QUC GIA H NI KHOA LUT ----- ----- NGễ TH LP GII QUYT TRANH CHP THNG MI BNG THNG LNG KHóA LUậN TốT NGHIệP luật học Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Lao động GIO VIấN HNG DN KHOA HC TS. NGễ HUY CNG H NI 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS Ngô Huy Cương, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa luật đại học quốc gia Hà Nội , đã dạy bảo và đào tạo tôi trong suốt bốn năm học tại khoa luật đại học quốc gia Hà Nội. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam với những bước phát triển của nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế được tự do và bình đẳng trong kinh doanh. Trong điều kiện như vậy, tranh chấp xảy ra không những là vấn đề khó tránh khỏi mà ngày càng trở nên phức tạp. Để đảm bảo quyền tự do cho các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thì việc tạo dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp thỏa đáng và hiệu quả góp phần tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn để thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững trật tự và ổn định xã hội là đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy Thương lượng là phương thức khá phổ biến để giải quyết các tranh chấp trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và trong tranh chấp thương mại nói riêng. Đây là phương thức thường được giới kinh doanh nghĩ đến đầu tiên khi có tranh chấp xảy ra bởi những tính ưu việt của nó: Đơn giản của phương thức thực hiện; ít tốn kém; kông bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp; uy tín cũng như bí mật kinh doanh được bảo đảm tối đa, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các bên; tiết kiệm được thời gian, công sức của các bên. Nhà nước ta đã cố gắng cải thiện, đổi mới hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại nhằm tạo ra nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác nhau phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế để các nhà kinh doanh có cơ hội lựa chọn giải pháp cho họ. Sự đổi mới này diễn ra trong cả lý luận và thực tiễn, trong luật nội dung cũng như luật tố tụng và luật về tổ chức bộ máy. Tuy niên, phải thừa nhận một thực tế là hoạt động thương mại đang ngày càng phát triển nhanh chóng và nảy sinh nhiều vấn đề mà hệ thống pháp luật đôi khi không kịp điều chỉnh và dẫn đến hậu quả có những bất cập. Thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại với những ưu việt của nó, nhưng trong các văn bản pháp luật thì thương lượng chỉ dừng lại ở việc quy định đó là một phương thức giải quyết tranh chấp cho nên trong thực tiễn áp dụng, phương thức này chưa bộc lộ hết ưu điểm vốn có của mình, đặc biệt là vấn đề thực thi khi thương lượng giữa các bên được hoàn thành đang bị bỏ ngỏ. Vì thế, phương thức không những không phát huy được ưu việt của nó mà đôi khi còn trở thành vướng mắc trong quá trình giải quyết gây thiệt hại cho các bên trong quan hệ tranh chấp, đặc biệt là thiệt hại cho những nhà kinh doanh nhỏ, thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng đúng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng chắc chắn sẽ hỗ trợ không chỉ trong những tranh chấp thương mại nói riêng mà còn trong các tranh chấp của đời sống xã hội nói chung. Mặt khác, việc tìm ra các biện pháp để đưa phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng trở nên phổ biến và ngày càng được giới kinh doanh lựa chọn là một trong những công việc rất quan trọng và cấp bách hiện nay . Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng” có một ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. 1.2 Tình hình nghiên cứu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng đang là vấn đề không chỉ nhận được sự quan tâm của giới kinh doanh mà còn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học pháp lý nhằm tạo dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp thươg mại hiệu quả, góp phần tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy cho hoạt động thương mại phát triển. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. Đến nay đã có một số công trình và bài viết nghiên cứu sau: “ Thương lượng, hòa giải – lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp kinh doanh” của PGS. TS Trần Đình Hảo; “Tranh chấp hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng” của TS Phan Chí Hiếu; “Các phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư nước ngoài” của TS Hoàng Thế Liên; “ Về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” của TS Hoàng Phước Hiệp; “Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” của TS Phạm Hữu Nghị…Và nhiều các công trình nghiên cứu Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ và Khóa luận tốt nghiệp khác nghiên cứu các đề tài liên quan đến vấn đề này. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có công trình, bài viết nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng tại Việt Nam. Vì vậy, đề tài khóa luận tốt nghiệp này về cơ bản là mới, chưa được nghiên cứu tổng thể, toàn diện. Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình đã được ra nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện vấn đề này trong lý luận và thực tiễn. 1.3 Mục tiêu của Luận văn Việc Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là tìm ra được các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. Để đạt được mục tiêu tổng quát này, khóa luận cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, nghiên cứu khái quát vấn đề lý luận về tranh chấp thương mại, trên cơ sở đó làm rõ các vấn đề lý luận mới, các yêu cầu mới liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đặc biệt là phương thức thương lượng từ đó làm rõ những mặt được, mặt còn hạn chế, bất hợp lý, bất cập trong pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. Thứ ba, Đưa ra một số kiến nghị và đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lựơng phù hợp với tình hình mới, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả đáp ứng được các yêu cầu mới trong nền kinh tế. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chủ yếu những vấn đề về lý luận, thực tiễn pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, xu hướng vận động của chúng trong thời gian tới, những vấn đề đặt ra đối với pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng nói riêng. Tranh chấp thương mại là một vấn đề khá rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài khóa luận tốt nghiệp và điền kiện có hạn nên đề tài chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu trong phạm vi giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng trên cơ sở lý luận và thực tiễn theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Giới hạn này cho phép đảm bảo. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng khóa luận đã được thực hiện trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh. Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 1.6 Cơ cấu của khóa luận Cơ cấu của khóa luận bao gồm: Phần mở đầu Phần nội dung gồm 03 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận căn bản về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. - Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. - Chương 3: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. Phần kết luận CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CĂN BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG 1.1 Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 1.1.1 Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh thương mại Tranh chấp là một hiện tượng khách quan trong xã hội. Từ khi hàng hóa xuất hiện thì cũng diễn ra các hoạt động thương mại, con người bắt đầu tiến hành các trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của mình. Những mâu thuẫn xuất phát từ việc sản xuất, trao đổi và thông thương hàng hóa cũng bắt đầu xuất hiện, đó là tranh chấp thương mại. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế càng phát triển, tranh chấp chấp càng trở nên đa dạng và phức tạp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, những bất đồng, xung đột xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh là điều khó tránh khỏi, tranh chấp đã trở thành một hện tượng bình thường đối với mọi nền kinh tế. Giải quyết được các mâu thuẫn, tranh chấp này sẽ góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển. Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở Việt Nam mấy năm gần đây. Trước đây trong cơ chế kế hoặch hóa thuật ngữ tranh chấp chấp kinh tế là thuật ngữ quen thuộc đã ăn sâu trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam. Với ý nghĩa là tất cả các hoạt động kinh tế thực hiện theo mô hình kế hoạch hóa tập trung trên cơ sở chỉ tiêu, kế hoạch của nhà nước. Nguyên nhân là trong thời kì đó, chúng ta chịu ảnh hưởng của nền Luật học Xô viết cùng với sự tồn tại của một ngành Luật độc lập là ngành luật kinh tế. Trong thời kì mà hoạt động kinh tế chủ yếu là kế hoạch hóa tập trung với sự thống trị của khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sử dụng mệnh lệnh hành chính thì mọi hoạt động kinh tế chủ yếu do nhà nước thực hiện và chi phối. Kinh tế tư nhân, tư bản không có điều kiện phát triển. Các đơn vị kinh tế đều hoạt động thông qua kế hoạch và sử dụng hợp đồng kinh tế làm công cụ thực hiện kế hoạch được giao. Do đó, các tranh chấp kinh tế trong thời kì kế hoạch hóa tập trung đôi khi đồng nghĩa với tranh chấp hợp đồng kinh tế. Khái niệm “Tranh chấp kinh tế” là một khái niệm có nội hàm rộng, bao gồm tất cả các tranh chấp có nội dung kinh tế. Trong các văn bản Pháp lý trước đây như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 và theo Nghị định số 116/NĐ-CP của chính phủ ngày 5/9/1994 đã liệt kê các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế bao gồm: Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh; Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu; các tranh chấp khác theo quy định pháp luật. Với một khái niệm có nội hàm rộng và việc pháp luật chúng ta gắn cho các tranh chấp điển hình có nội dung kinh tế trên đã tạo ra sự không tương thích và không phù hợp với các hoạt động thương mại nữa. Thuật ngữ “tranh chấp kinh tế” ít được sử dụng trong các văn bản Pháp lý quốc tế mà thay vào đó là thuật ngữ “tranh chấp thương mại” (commerce dispute) hay thuật ngữ “tranh chấp kinh doanh” (business dispute). Ví dụ, như trong bản Quy tắc hòa giải không bắt buộc và Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) đều sử dụng thuật ngữ tranh chấp kinh doanh. Điều 1 bản Quy tắc hòa giải không bắt buộc quy định “Tất cả các tranh chấp kinh doanh có đặc điểm quốc tế có thể được đưa ra hòa giải bởi một hòa giải viên duy nhất do Phòng thương mại quốc tế chỉ định”. Trong Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế cũng sử dụng thuật ngữ “thương mại”. Trên thực tế, khái niệm tranh chấp thương mại được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và có nhiều tên gọi khác nhau: Tranh chấp kinh tế, tranh chấp thương mại, tranh chấp kinh doanh, tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Các nhà nghiên cứu luôn cố gắng phân biệt sự khác nhau giữa tranh chấp kinh tế và tranh chấp kinh doanh. TS Nguyền Thị Kim Vinh Xác định “Trong các loại hình tranh chấp kinh tế, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó một số trường hợp khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế được sử dụng với ý nghĩa tương đương với nhau”. Có ý kiến lại cho rằng: “Tranh chấp trong kinh doanh là một dạng của tranh chấp kinh tế, biểu hiện những mâu thuẫn hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”. Ở Việt Nam, Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập trong Luật thương mại ngày 10/5/1997 song, theo điều 238, Luật thương mại 1997 có quy định: Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Ngoài ra, khái niệm “Hoạt động thương mại” theo quy định của Luật thương mại năm 1997 lại có nội hàm rất hẹp so với quan niệm phổ biến của các nước trên thế giới về thương mại. Theo Điều 1 của Luật mẫu UNICTRAL về trọng tài thương mại được Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế thông qua ngày 21/6/1958 có quy định các mối quan hệ mang tính chất thương mại, bao gồm, nhưng không giới hạn, các giao dịch sau đây: Mọi giao dịch thương mại về việc cung cấp hay trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận về phân phối; Đại diện thương mại; hóa đơn chứng từ; bán – cho thuê; Xây dựng nhà máy; Dịch vụ tư vấn; Đề án thiết kế tổng hợp; Giấy phép; Đầu tư; Cấp chi phí; Giao dịch ngân hàng; Bảo hiểm; Các thỏa thuận về khai thác hay chuyển nhượng; Hợp tác giữa các xí nghiệp và các hình thức về hợp tác công nghiệp hay thương mại; Vận chuyển hành khách hay hàng hóa bằng đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ. Như vậy, những tranh chấp thương mại theo Luật mẫu là rất rộng. Bao gồm các tranh chấp phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại theo hợp đồng hay không theo hợp đồng. Trong Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) khái niệm thương mại cũng được hiểu rất rộng. Đều 2 của Hiệp định này nêu rõ WTO sẽ đảm bảo khung định chế chung cho việc thực hiện các quan hệ thương mại giữa các thành viên về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định trong Phụ lục. Trong khi đó, Phụ lục vốn được coi là các văn bản cấu thành khung pháp lý của WTO bao trùm rất nhiều lĩnh vực không chỉ là thương mại hàng hóa mà cả thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tất cả các tranh chấp có liên quan đến thương mại đều được giải quyết theo thủ tục mới được quy định tại các Hiệp định kí tại vòng đàm phán Uruguay. [...]... chọn phương thức giải quyết thương mại bằng thương lượng Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại rất đặc biệt, là phương thức giải quyết tranh chấp luôn được giới kinh doanh ưa chuộng, ưu tiên lựa chọn khi có tranh chấp Việc lựa chọn thương lượng làm phương thức giải quyết tranh chấp thương mại sẽ đem lai hiệu quả vì những lợi ích mà nó đem lại Với cơ chế giải quyết nội bộ, xuất... tranh chấp thương mại nào mới được thương lượng Chỉ quy định khi có tranh chấp các bên có thể lựa chọn thương lượng để giải quyết Không giống với giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, trọng tài hay tòa án Để áp dụng các phương thức này vào giải quyết tranh chấp thương mại đòi hỏi các bên phải có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải, trọng tài, tòa án trước trong... vào giải quyết tranh chấp thương để tăng cường tính hiệu quả và khả năng thành công của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng (41, Tr 10-21) 1.2.4 Điều kiện áp dụng Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến và thường được giới kinh doanh nghĩ đến đầu tiên mỗi khi xảy ra tranh chấp Pháp luật hiện hành không có quy định loại tranh chấp thương mại nào... thức giải quyết hiệu quả luôn là ưu tiên lựa chọn số một Hiện nay, ngoài pháp luật quốc gia có những cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của mình trên cơ sở những phương thức giải quyết trânh chấp phổ biến Thì các tổ chức cũng có những cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại riêng mà hiện nay giới kinh doanh cũng đang sử dụng những cơ chế này để giải quyết tranh chấp thương mại Một số cơ chế giải quyết. .. hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 13/7/2000 và được Quốc hội phê chuẩn ngày 28/11/2001, quan niệm về thương mại và tranh chấp thương mại của chúng ta đã được mở rộng và mang bản chất của thương mại Khái niệm thương mại bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư Còn tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh giữa các bên trong giao dịch thương mại (Điều... vậy dẫn tới việc khi có tranh chấp các chủ thể có quyền tự do lựa chọn nhiều phương thức, hình thức khác nhau giải quyết tranh chấp mà trong đó có thương lượng là phương tức giải quyết tranh chấp thương mại Quyền tự định đoạt trong thương lượng đã phản ánh được bản chất của quan hệ thương mại, thiết lập cho các bên tranh chấp một hệ thống, phương tiện pháp lý để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng,... nhận thấy, giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng mà sự tự do ý chí là yếu tố quyết định mọi giai đoạn của thương lượng Khi có tranh chấp các bên tranh chấp tự nguyện đưa tranh chấp ra thương lượng, tự do thỏa thuận phương pháp, quá trình, tự do chọn địa điểm, tự do ý chí trong thỏa thuận, đề xuất giải pháp, phương án giải quyết, tự nguyện thực hiện thỏa thuận đạt được, tự do khi quyết định... động thương mại thì giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng cũng trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp các bên tự đề xuất các giải pháp và thỏa thuận với nhau trình tự, thủ tục phù hợp giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn phát sinh mà không bắt buộc phải theo một thủ tục pháp lý nào Nguyên tắc tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng. .. việc giải quyết tranh chấp đầu tư vì hầu hết trong các Hiiệp định đầu tư song phương đều quy định đây là tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp hoặc áp dụng quy tắc của tỏ chức này cho các trọng tài ad-hoc Trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp bàng thương lượng và trọng tài với ba điều kiện là: Các bên nhất trí đưa tranh chấp đến giải quyết tại ICSID; Tranh chấp phải là tranh chấp. .. quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của Pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp Pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mà không có bất kì quy định nào chi phối đến cơ chế giải quyết chanh chấp thương mại bằng thương lượng Thứ . về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. - Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. . này để giải quyết tranh chấp thương mại. Một số cơ chế giải quyết tranh chấp thươg mại trên thế giới như: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của