hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

76 730 5
hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng từ Đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội. Nền kinh tế nước ta sau gần hai mươi lăm năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, nó không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài. Vì vậy, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được giải quyết kịp thời. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới “WTO” và nền kinh tế nước ta đã chuyển sang mô hình phát triển theo cơ chế thị trường, các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại không chỉ đơn thuần là tranh chấp giữa các chủ thể giao kết hợp đồng thương mại mà còn có những tranh chấp dưới các dạng khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty… Khi đó, các chủ thể sẽ phải tìm đến các tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, nhanh gọn, tránh những tổn thất lớn cho mình. Pháp luật Việt Nam đã quy định nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, Tòa án hay Trọng tài. Đối với từng phương thức đều có những ưu điểm, hạn chế, không có phương thức nào chiếm vị thế tuyệt đối. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của Trọng tài thì phương thức này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Có thể nói, từ khi Việt Nam nỗ lực hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động của Trọng tài bằng việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 và mới đây là Luật Trọng tài thương mại năm 2010, việc giải quyết các tranh chấp thương mại bằng Trọng tài đã thực sự chuyển biến và mang lại những dấu hiệu tích cực. Cùng với hoạt động của Trọng tài thì sự hỗ trợ của Toà án cũng có những tác động nhất định tới hiệu quả giải quyết các tranh chấp đó. Tuy nhiên, với những quy định của pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài đã tỏ ra không còn phù hợp và gây nhiều tranh cãi. Từ thực tiễn trên, tôi đã chọn vấn đề: “Hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.

MụC LụC Nội dung Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Mở ĐầU 1 Chơng 1: NHữNG VấN Đề Lý LUậN Về Sự Hỗ TRợ CủA TOà áN ĐốI VớI GIảI QUYếT TRANH CHấP THƯƠNG MạI BằNG TRọNG TàI 5 1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài và thủ tục tố tụng trọng tài 5 1.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài 5 1.1.2. Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tố tụng toà án và u thế của việc giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài so với Toà án 12 1.1.3. Những hạn chế của Trọng tài và vai trò của Tòa án trong tố tụng trọng tài 21 1.2. Quyết định trọng tài 28 1.2.1. Khái niệm quyết định trọng tài 28 1.2.2. Hiệu lực của quyết định trọng tài và thi hành quyết định trọng tài 33 1.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay 35 1.3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay 35 1.3.2. Nguyên nhân 37 1.4. Hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài 40 1.4.1. Khái quát chung về sự hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài 40 1.4.2. Các khía cạnh hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài 43 Chơng 2: THựC TRạNG Về Sự Hỗ TRợ CủA TOà áN ĐốI VớI GIảI QUYếT TRANH CHấP THƯƠNG MạI BằNG TRọNG TàI 58 2.1. Thực trạng chung về sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp th- ơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay 58 2.2. Thực trạng và nguyên nhân về sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài ở một số khía cạnh cụ thể 58 2.2.1. Vấn đề xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài 59 2.2.2. Về biện pháp khẩn cấp tạm thời 61 2.2.3. Vấn đề thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng 67 2.2.4. Quy định về huỷ quyết định trọng tài 69 Chơng 3: PHƯƠNG HƯớNG Và GIảI PHáP NHằM NÂNG CAO HIệU QUả Hỗ TRợ CủA TOà áN ĐốI VớI GIảI QUYếT TRANH CHấP THƯƠNG MạI BằNG TRọNG TàI 80 3.1. Phơng hớng chung 80 3.2. Các giải pháp cụ thể 81 3.2.1. Cần có cơ chế hỗ trợ pháp lý từ phía Nhà nớc đối với các tổ chức phi Chính phủ, trong đó có Trọng tài thơng mại 81 3.2.2. Nâng cao năng lực của các Trọng tài viên và các Trung tâm trọng tài trong quá trình giải quyết các tranh chấp thơng mại 83 3.2.3. Nâng cao năng lực của Thẩm phán trong quá trình hỗ trợ Trọng tài giải quyết các tranh chấp thơng mại 84 3.2.4. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và các tổ chức khác có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài 85 3.2.5. Kịp thời ban hành các văn bản hớng dẫn thi hành Luật Trọng tài 88 KếT LUậN 91 DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO 94 DANH MụC CáC CHữ VIếT TắT Công ớc New York năm 1958 của Liên Hợp Quốc về Công nhận và Thi hành Quyết định Trọng tài Nớc ngoài Công ớc New York Luật Mẫu về Trọng tài thơng mại quốc tế đ- ợc ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật th- ơng mại quốc tế thông qua ngày 21 tháng 06 năm 1985 Luật Mẫu Luật Thơng mại số 36/2005/QH11 đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 Luật Thơng mại năm 2005 Luật Trọng tài thơng mại số 54/2010/QH12 Luật Trọng tài đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010 Pháp lệnh của Uỷ ban thờng vụ Quốc hội số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về Trọng tài thơng mại Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xớng từ Đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội. Nền kinh tế nớc ta sau gần hai mơi lăm năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lu thơng mại ngày càng phát triển. Cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thơng mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, nó không chỉ đợc thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nớc mà còn mở rộng ra nớc ngoài. Vì vậy, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thơng mại là điều không thể tránh khỏi và cần đợc giải quyết kịp thời. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thơng mại Thế giới WTO và nền kinh tế nớc ta đã chuyển sang mô hình phát triển theo cơ chế thị trờng, các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thơng mại không chỉ đơn thuần là tranh chấp giữa các chủ thể giao kết hợp đồng thơng mại mà còn có những tranh chấp dới các dạng khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nh tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty Khi đó, các chủ thể sẽ phải tìm đến các tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, nhanh gọn, tránh những tổn thất lớn cho mình. Pháp luật Việt Nam đã quy định nhiều phơng thức giải quyết tranh chấp nh: thơng lợng, hòa giải, Tòa án hay Trọng tài. Đối với từng phơng thức đều có những u điểm, hạn chế, không có phơng thức nào chiếm vị thế tuyệt đối. Tuy nhiên, căn cứ vào những u điểm vợt trội của Trọng tài thì phơng thức này đang đợc các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt đối với các tranh chấp có yếu tố nớc ngoài. Có thể nói, từ khi Việt Nam nỗ lực hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động của Trọng tài bằng việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 và mới đây là Luật Trọng tài thơng mại năm 2010, việc giải quyết các tranh chấp th- ơng mại bằng Trọng tài đã thực sự chuyển biến và mang lại những dấu hiệu tích cực. Cùng với hoạt động của Trọng tài thì sự hỗ trợ của Toà án cũng có những tác động nhất định tới hiệu quả giải quyết các tranh chấp đó. Tuy nhiên, với những quy định của pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài đã tỏ ra không còn phù hợp và gây nhiều tranh cãi. Từ thực tiễn trên, tôi đã chọn vấn đề: Hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây, vấn đề Hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài đợc quan tâm nghiên cứu nhằm tăng cờng hiệu quả giải quyết các tranh chấp thơng mại, đồng thời nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Tòa án đối với việc giải quyết các tranh chấp. Đã có những công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này dới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu nh các tác phẩm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của tòa án (Thạc sỹ Bạch Thị Lệ Thoa); Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài (Thạc sỹ Ngô Văn Hiệp); Giải quyết tranh chấp bằng ph ơng thức Trọng tài ở Việt Nam (TS. Đỗ Văn Đại) Ngoài ra, rất ít công trình khoa học nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. Mặc dù vậy, những công trình khoa học đã đợc công bố là tài liệu tham khảo có giá trị để hoàn thiện luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài và sự hỗ trợ của Toà án đối với việc giải quyết các tranh chấp đó; đánh giá thực trạng về sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp luật và nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Toà án đối với việc giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài. Để thực hiện mục đích trên, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật học, tác giả tập trung vào những nhiệm vụ sau: Phân tích cơ sở lý luận; đánh giá thực trạng về giải quyết tranh chấp th- ơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay; Phân tích, đánh giá thực trạng về sự hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay; Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài. 4. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, thực trạng, nguyên nhân về sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Tòa án đối với việc giải quyết các tranh chấp đó. 5. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn đợc nghiên cứu trên cơ sở phơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta về pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng một số phơng pháp cụ thể nh sau: Phơng pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu; phơng pháp so sánh đợc sử dụng để làm rõ mức độ tơng quan giữa các quy định, các quan điểm để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan về nội dung nghiên cứu; phơng pháp tổng hợp đợc sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên cứu một cách có hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu; phơng pháp thống kê đem đến một cách nhìn cụ thể hơn thông qua những con số và vụ việc cụ thể. 6. ý nghĩa và điểm mới của luận văn Luận văn là chuyên khảo nghiên cứu tơng đối toàn diện về hệ thống vấn đề sự hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, luận văn có những đóng góp khoa học mới nh sau: Thứ nhất, đa ra và luận giải đợc những luận điểm cơ bản về giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài và sự hỗ trợ của Toà án đối với việc giải quyết các tranh chấp đó; Thứ hai, từ những khó khăn và thực trạng trong việc giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài và sự hỗ trợ của Toà án đối với việc giải quyết các tranh chấp đó, phân tích nguyên nhân và những vấn đề còn tồn tại. Thứ ba, trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, đa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp luật và nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đợc cấu trúc gồm ba chơng: Chơng 1: Những vấn đề lý luận về sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài Chơng 2: Thực trạng về sự hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài Chơng 3: Phơng hớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài. CHƯƠNG 1: NHữNG VấN Đề Lý LUậN Về Sự Hỗ TRợ CủA TòA áN ĐốI VớI GIảI QUYếT TRANH CHấP THƯƠNG MạI BằNG TRọNG TàI 1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài và thủ tục tố tụng trọng tài 1.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài Trớc khi ban hành Luật Trọng tài, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau của các Đoàn đại biểu Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Trọng tài xung quanh vấn đề xác định phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Nhiều ý kiến đề nghị Trọng tài thơng mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thơng mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có liên quan đến hoạt động thơng mại và tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thơng mại nhng đợc quy định ở các luật khác. Có ý kiến đề nghị nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài thơng mại giải quyết cả các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng, không phân biệt tranh chấp thơng mại với dân sự, trừ một số tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, quan hệ hôn nhân và gia đình, thừa kế, phá sản, bất động sản. Một số ý kiến đề nghị chỉ nên quy định phạm vi thẩm quyền của Trọng tài thơng mại giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thơng mại theo quy định của Luật Thơng mại năm 2005 [29]. Trớc những luồng ý kiến đó, ủy ban thờng vụ Quốc hội nhận thấy loại ý kiến đề nghị Trọng tài thơng mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thơng mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có liên quan đến hoạt động thơng mại và tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thơng mại nhng đợc quy định ở các luật khác là có cơ sở, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của hoạt động trọng tài ở nớc ta hiện nay, đồng thời khắc phục đợc hạn chế về phạm vi thẩm quyền đ- ợc quy định trong Pháp lệnh Trọng tài năm 2003. Mặt khác, ở nớc ta, phơng thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cha phổ biến và cha đợc nhiều ngời quan tâm (thực tiễn qua hơn sáu năm thi hành Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 mới có 07 Trung tâm trọng tài đợc thành lập, trong đó có 03 Trung tâm từ khi thành lập đến nay cha giải quyết đợc vụ việc nào, số vụ việc đợc giải quyết bằng Trọng tài mới có 280 vụ). Uy tín chuyên môn của Trung tâm trọng tài cha cao, theo Luật Mẫu về Trọng tài thơng mại quốc tế của Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thơng mại quốc tế thì phạm vi điều chỉnh cũng chủ yếu đợc áp dụng trong lĩnh vực thơng mại quốc tế. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay cha nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài giải quyết cả các tranh chấp về dân sự mà chỉ giới hạn thẩm quyền của Trọng tài thơng mại giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thơng mại theo quy định của Luật Thơng mại năm 2005 và các trờng hợp liên quan đến một bên có hoạt động thơng mại và một số trờng hợp đợc các luật khác quy định. Mặt khác, nếu chỉ giới hạn phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài theo phạm vi khái niệm thơng mại đợc quy định trong Luật Thơng mại năm 2005 thì sẽ không bảo đảm đợc tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, bởi vì nhiều văn bản pháp luật hiện hành đã quy định những trờng hợp tranh chấp tuy không phát sinh từ hoạt động thơng mại nhng các bên đợc quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đó bằng Trọng tài, nh Điều 208 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định về nguyên tắc xác định lỗi và bồi thờng tổn thất trong tai nạn đâm va, Điều 12 Luật Đầu t 2005 quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu t, Điều 131 Luật Chứng khoán quy định về giải quyết tranh chấp Do đó, cần quy định các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật không phải là hoạt động thơng mại nhng đợc pháp luật khác quy định cũng đợc giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận. Tiếp thu ý kiến của ủy ban thờng vụ Quốc hội, tại Điều 2 Luật Trọng tài đã quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài nh sau: Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thơng mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thơng mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định đợc giải quyết bằng Trọng tài . Nh vậy, có thể thấy rằng, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây: Thứ nhất, tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thơng mại. Luật Trọng tài không quy định thế nào là hoạt động thơng mại, nhng theo Luật Thơng mại năm 2005 quy định: Hoạt động th ơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu t, xúc tiến thơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác . Có thể hiểu rằng, hoạt động thơng mại là bất kỳ hoạt động nào mà chủ thể thực hiện nhằm vào mục đích lợi nhuận và tranh chấp giữa các bên phát sinh từ các hoạt động đó gọi là tranh chấp thơng mại và thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Ví dụ: Tranh chấp giữa bên bán hàng và bên mua hàng liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá là tranh chấp thơng mại và thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Về thuật ngữ thơng mại theo cách hiểu của đa số các chuyên gia và các nớc, một sự đồng ý chung là Trọng tài là một phơng thức thích hợp để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh (đối lập với, ví dụ: các quan hệ gia đình). Thực ra, ở các nớc theo truyền thống dân luật, có một sự phân biệt chung giữa các hợp đồng là thơng mại và những hợp đồng không phải là thơng mại. Một hợp đồng thơng mại, theo nghĩa rộng là hợp đồng đợc xác lập bởi thơng gia hoặc thơng nhân trong quá trình kinh doanh dù họ mua và bán thiết bị văn phòng hay thuê ô tô. Những hợp đồng này đợc điều chỉnh bằng một tập hợp những quy phạm pháp luật đặc biệt của luật thơng mại tách biệt khỏi luật chung về nghĩa vụ; và một điểm đáng chú ý là ở rất nhiều nớc theo truyền thống dân luật, các tổ chức Trọng tài thờng gắn liền với một Phòng thơng mại nh Phòng thơng mại Bỉ, các Phòng thơng mại Geneva và Zurich, Phòng thơng mại Stockholm và Phòng thơng mại Quốc tế ở Pari. Khái niệm hợp đồng thơng mại là quan trọng trong hệ thống dân luật do liên quan đến Trọng tài, vì ở một số nớc chỉ những tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thơng mại mới có thể đa ra Trọng tài. Do đó, có thể đa ra Trọng tài tranh chấp giữa hai thơng nhân về hợp đồng mà họ xác lập trong quá trình kinh doanh của họ, nhng không thể ví dụ nh đa ra Trọng tài tranh chấp về hợp đồng phân chia tài sản đợc xác lập trên cơ sở hôn nhân của con cái họ. Thực tế đã đợc thừa nhận trên bình diện quốc tế nhiều năm trớc đây là ở một số nớc, Trọng tài chỉ đợc chấp nhận đối với các hợp đồng thơng mại, trong khi đó ở các nớc khác không có sự hạn chế này. Nghị định th Geneva 1923 buộc các quốc gia thành viên phải thừa nhận hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài liên quan đến các tranh chấp phát sinh từ một hợp đồng liên quan đến các vấn đề thơng mại hoặc bất kỳ vấn đề nào khác mà có thể giải quyết đ- ợc bằng Trọng tài. Điều này hàm ý rằng, các vấn đề thơng mại phải có thể đ- ợc giải quyết bằng Trọng tài theo luật của quốc gia liên quan, theo nghĩa là quốc gia đó cho phép chúng đợc giải quyết bằng Trọng tài, trong khi quốc gia đó có thể (hoặc không) cho phép những vấn đề khác đợc giải quyết theo cách đó. Điểm đợc nhấn mạnh thêm về sự phân biệt giữa các vấn đề thơng mại và các vấn đề khác đợc quy định trong Nghị định th Geneva là mỗi quốc gia thành viên có thể giới hạn nghĩa vụ của mình đối với những hợp đồng mà đợc xem là thơng mại theo luật của quốc gia mình. Điều này đợc coi là phạm vi thơng mại và cũng xuất hiện trong Công ớc New York. Cả Nghị định th Geneva và Công ớc New York cho phép quốc gia thành viên quyền quyết định thơng mại đợc hiểu nh thế nào. Điều này dờng nh loại bỏ triền vọng xây dựng một thực tiễn và tập quán thống nhất đối với những vấn đề là thơng mại hoặc không phải thơng mại. Tuy nhiên, thuật ngữ này hiện nay trở thành một từ loại trong ngôn ngữ học, nó dùng để phân biệt các vụ Trọng tài quốc tế liên quan đến tranh chấp kinh doanh hoặc thơng mại với các vụ Trọng tài quốc tế giữa các quốc gia về các vấn đề tranh chấp biên giới và các vấn đề chính trị khác. Nó cũng dùng để phân biệt các vụ Trọng tài quốc tế liên quan đến tranh chấp kinh doanh hoặc thơng mại với các vụ Trọng tài (mà thờng là nhng không nhất thiết phải là trong nớc) liên quan đến các vấn đề nh sự chiếm hữu tài sản, luật lao động và hôn nhân gia đình. Điều có ý nghĩa quan trọng là phải biết mối quan hệ pháp lý mà từ đó làm phát sinh vụ việc trọng tài có phải là một quan hệ thơng mại hay không. Ví dụ: vấn đề phát sinh là nếu cần yêu cầu xét công nhận và cho thi hành một phán quyết của Trọng tài nớc ngoài ở một quốc gia đã gia nhập Công ớc New York, nhng nớc đó áp dụng khái niệm về phạm vi thơng mại. Việc xem xét luật quốc gia liên quan để xem luật đó định nghĩa thơng mại nh thế nào là cần thiết. Đôi khi phát sinh vấn đề nếu Tòa án của các quốc gia cụ thể nào đó áp dụng định nghĩa thơng mại theo nghĩa hẹp, nhng cách tiếp cận chung trên bình diện quốc tế thì định nghĩa thơng mại bao gồm tất cả các loại giao dịch hoặc kinh doanh thơng mại. Luật Mẫu không định nghĩa thuật ngữ này nhng xác định: Thuật ngữ th ơng mại nên đ ợc định nghĩa theo nghĩa rộng để bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thơng mại, cho dù có quan hệ hợp đồng hay không. Các quan hệ có bản chất thơng mại bao gồm, nhng không bị giới hạn bởi, các giao dịch sau: các giao dịch mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại lý hoặc đại lý th- ơng mại; môi giới; thuê mua; xây dựng; t vấn; kỹ thuật; lixăng; đầu t ; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; khai thác; liên doanh và các hình thức kinh doanh hoặc công nghiệp khác; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng đờng hàng không, đờng biển, đờng sắt hoặc đờng bộ. Nh vậy, ở đây thuật ngữ thơng mại đợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu cần thiết để quyết định xem một hợp đồng cụ thể có phải là thơng mại hay không thì phải tham chiếu đến pháp luật quốc gia có liên quan. Thứ hai, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thơng mại. Trọng tài không chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thơng mại mà còn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động th- ơng mại. Luật Trọng tài không yêu cầu tranh chấp phải phát sinh từ các bên đều có hoạt động thơng mại mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài, mà chỉ cần một trong các bên tranh chấp có hoạt động thơng mại thì tranh chấp đó đã thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Điều này cho thấy phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài trong Luật Trọng tài đã đợc mở rộng hơn so với Pháp lệnh Trọng tài năm 2003. Thứ ba, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định đợc giải quyết bằng Trọng tài. Điểm mới của Luật Trọng tài so với Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 là việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Theo đó, Trọng tài không chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thơng mại mà còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thơng mại nhng đợc pháp luật khác quy định. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay và đồng bộ với các văn bản pháp luật khác. Ví dụ: Tại Điều 12 Luật Đầu t năm 2005 có quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài đối với các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu t. [...]... thức giải quyết tranh chấp thơng mại thông qua Trọng tài (74,3%) 1.4 Hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài 1.4.1 Khái quát chung về sự hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài Mối quan hệ giữa Toà án quốc gia và Hội đồng trọng tài dao động từ sự chung sống miễn cỡng đến tình bằng hữu đích thực Mặc dù có sự cam kết về quyền tự do ý chí của. .. đó, quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp; còn phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài Nh vậy, thuật ngữ phán quyết trọng tài theo Luật Trọng tài đợc hiểu nh quyết định trọng tài cuối cùng theo cách hiểu trên thế giới, đó là quyết định của Hội đồng trọng tài. .. bên hoặc đại diện của họ đa ra và ban hành quyết định trọng tài 1.4.2 Các khía cạnh hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài Sự hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài đợc thể hiện ở các giai đoạn đầu của quá trình tố tụng trọng tài, trong quá trình tố tụng trọng tài và giai đoạn cuối của quá trình tố tụng trọng tài Giai đoạn đầu của quá trình tố tụng trọng tài: Có thể xác... lực của quyết định trọng tài đối với các tranh chấp tiếp theo giữa các bên, và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với các bên thứ ba Đối với các tranh chấp hiện tại: Đối với chính các bên, quyết định trọng tài nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp giữa các bên đã đợc đa ra Trọng tài Nếu một bên kiện bên kia ra Tòa án liên quan đến đối tợng của tố tụng trọng tài, căn cứ trên cùng nguyên nhân của. .. không đạt đợc biểu quyết theo đa số để đi đến quyết định trọng tài và cũng đã đề cao vai trò quyết định của Chủ tịch Hội đồng trọng tài để đi đến quyết định trọng tài giải quyết vụ tranh chấp 1.2.2 Hiệu lực của quyết định trọng tài và thi hành quyết định trọng tài Vấn đề hiệu lực của quyết định trọng tài cần đợc xem xét ở ba khía cạnh: Hiệu lực của quyết định trọng tài đối với các tranh chấp hiện tại giữa... thành Hội đồng trọng tài Ngoại thơng (thành lập năm 1963) và Hội đồng trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964) Nếu so sánh giữa u điểm và nhợc điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và Tòa án thì việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là con đờng tốt hơn đối với các doanh nghiệp Tuy nhiên, đến nay số vụ tranh chấp thơng mại đợc đa ra giải quyết tại các Trung tâm trọng tài của Việt Nam còn... phán quyết trọng tài 1.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay 1.3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay Phơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã xuất hiện trên thế giới cách đây khoảng hơn một thế kỷ và đợc sử dụng phổ biến trong thơng mại quốc tế Tại Việt Nam, Trọng tài phi chính phủ cũng xuất hiện khá sớm với. .. một hoặc các bên tranh chấp Đây là quy định mới của Luật Trọng tài so với Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 Thứ sáu, vấn đề huỷ phán quyết trọng tài: Toà án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết có thẩm quyền xem xét để huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật Trọng tài khi có một hoặc các bên tranh chấp yêu cầu Trong điều kiện của nền kinh tế thị trờng thì tranh chấp kinh tế là... Luật Thơng mại, Luật Đầu t và các luật chuyên ngành Luật Trọng tài đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thơng mại của Trọng tài thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật Trọng tài so với Pháp lệnh Trọng tài năm... định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài, từ đó tạo điều kiện để các Tòa án và Hội đồng trọng tài cũng nh các bên tranh chấp tránh đợc lúng túng trong các trờng hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để Trọng tài hoạt động có hiệu quả Theo Luật Trọng tài, vai trò hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài đợc xác lập toàn diện và đầy đủ hơn, thể hiện ở những mặt sau: Thứ nhất, đối với việc . khía cạnh hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài 43 Chơng 2: THựC TRạNG Về Sự Hỗ TRợ CủA TOà áN ĐốI VớI GIảI QUYếT TRANH CHấP THƯƠNG MạI BằNG TRọNG TàI 58 2.1 37 1.4. Hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài 40 1.4.1. Khái quát chung về sự hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp thơng mại bằng Trọng tài 40 1.4.2 Sự Hỗ TRợ CủA TOà áN ĐốI VớI GIảI QUYếT TRANH CHấP THƯƠNG MạI BằNG TRọNG TàI 5 1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài và thủ tục tố tụng trọng tài 5 1.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh

Ngày đăng: 20/07/2014, 17:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MôC LôC

  • Néi dung Trang

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan