Các khía cạnh hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp thơng mạ

Một phần của tài liệu hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài (Trang 35 - 47)

mại bằng Trọng tài

Sự hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài đợc thể hiện ở các giai đoạn đầu của quá trình tố tụng trọng tài, trong quá trình tố tụng trọng tài và giai đoạn cuối của quá trình tố tụng trọng tài.

Có thể xác định ít nhất ba trờng hợp cần có sự can thiệp của Toà án trong giai đoạn đầu của quá trình tố tụng trọng tài, đó là: Thực thi thoả thuận trọng tài, thành lập Hội đồng trọng tài và khớc từ thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

Vấn đề thực thi thoả thuận trọng tài:

Một bên tham gia thoả thuận trọng tài có thể quyết định đa quá trình tố tụng ra trớc một Toà án, thay vì đa tranh chấp ra Trọng tài. Nếu bị đơn đồng ý với việc này, Toà án sẽ tiến hành xét xử. Tuy nhiên, trờng hợp này ít khi xảy ra. Khi ký kết một thoả thuận trọng tài, bị đơn thờng muốn đảm bảo quyền lợi của mình trong việc đợc Trọng tài, chứ không phải là Toà án giải quyết tranh chấp của mình. Đối với Toà án, hầu hết là sẽ cho thi hành quyết định đa ra Trọng tài giải quyết, thông qua việc khớc từ thụ lý bất cứ quá trình tố tụng trớc Toà và chuyển các bên sang Trọng tài giải quyết. Trên thực tế, đây là nghĩa vụ đợc quy định tại Điều II Công ớc New York đối với Toà án của nớc nơi tiến hành ký kết “Khi đợc yêu cầu hành động, và dựa trên sự tôn trọng việc các bên đã có thoả thuận theo quy định của điều khoản này, Toà án của quốc gia nơi ký kết hợp đồng, khi có đơn yêu cầu của một bên, sẽ chuyển các bên sang Trọng tài, trừ trờng hợp Toà án nhận thấy thoả thuận này vô hiệu và không có giá trị, không thực thi đợc hoặc không có khả năng thi hành” và cũng đợc quy

định tại Điều 8 Luật Mẫu.

Vấn đề thành lập Hội đồng trọng tài:

Nếu các bên không đa ra đợc thoả thuận phù hợp cho việc thành lập Hội đồng trọng tài, và nếu không có các quy tắc thể chế hoặc các quy tắc khác đợc áp dụng (nh quy tắc của UNCITRAL), thờng sẽ cần có sự can thiệp của Toà án. Khi không có các quy tắc này, thì cũng cần phải xem xét xem nếu có bất cứ đơn khớc từ về tính độc lập hoặc vô t của Trọng tài viên.

Vấn đề khớc từ thẩm quyền của Hội đồng trọng tài:

Nếu có bất cứ vấn đề gì đợc đa ra liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, nó thờng đợc đa ra vào giai đoạn đầu của quá trình tố tụng trọng tài. Nếu khớc từ thành công, Trọng tài sẽ bị chấm dứt luôn. Trong bối cảnh quan hệ giữa Toà án và Hội đồng trọng tài, điều cần lu ý là việc nó đợc quy định trong Luật Mẫu (và trong hầu hết nhng không phải tất cả các hệ thống pháp luật quốc gia) rằng trong khi bất cứ đơn khớc từ thẩm quyền của Hội đồng trọng tài có thể đợc giải quyết đầu tiên bằng chính Hội đồng trọng tài, quyết định cuối cùng về thẩm quyền sẽ do Toà án có liên quan đa ra. Đây có thể là Toà án nơi địa điểm trọng tài, hoặc Toà án của các quốc gia nơi tiến hành công nhận và thi hành quyết định trọng tài.

Đối với vấn đề này, theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 30 Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 có quy định, khi có khiếu nại của một bên về việc Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trờng hợp các bên có yêu cầu khác. Trong trờng hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài.

Theo Luật Trọng tài, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài trớc khi xem xét nội dung vụ tranh chấp. Trờng hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện đợc thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ giải quyết. Các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài nếu phát hiện Hội đồng trọng tài vợt quá thẩm quyền và Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xem xét, giải quyết. Trong trờng hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện đợc, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài.

Trong quá trình tố tụng trọng tài:

Trong giai đoạn quan trọng nhất của Trọng tài, khi các Trọng tài viên bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình, sự kiểm soát đợc trao cho các Trọng tài viên, thì hầu hết các vụ việc không cần Toà án phải can thiệp vào quá trình tố tụng trọng tài. Một khi Hội đồng trọng tài đợc thành lập, hầu hết các Trọng tài viên sẽ hành xử mà không cần đa ra Toà án ngay cả khi một bên không hoặc từ chối tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm cần có sự tham gia của Toà án nhằm đảm bảo việc tiến hành tố tụng trọng tài đúng mực, ví dụ: có thể cần thiết phải yêu cầu Toà án có thẩm quyền hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ, hoặc đa ra quyết định bảo vệ tài sản tranh chấp, hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác cho việc bảo vệ này. Vấn đề phát sinh tiếp theo là liệu một Toà án quốc gia có thể (hoặc trên thực tế nên) tham gia vào một tranh chấp đã đợc đa ra trớc Hội đồng trọng tài và nếu có thì mức độ tham gia nên là bao nhiêu? Nói cách khác, khi nào “sự tham gia” của Toà án trở thành “sự can thiệp” vào quá trình tố tụng trọng tài mà đáng lý nó nên đợc tự vận hành? Cần xem xét các khía cạnh cụ thể sau đây:

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và quyền hạn của Tòa án có thẩm quyền:

Trong quá trình tố tụng trọng tài, đôi khi Hội đồng trọng tài hoặc Toà án cần phải đa ra các lệnh nhằm mục đích bảo vệ chứng cứ, tài sản, hoặc theo cách nào đó duy trì hiện trạng trong khi chờ đợi kết quả của chính quá trình tố tụng trọng tài. Những lệnh này có nhiều hình thức khác nhau với những tên gọi khác nhau, theo Luật Mẫu và Quy tắc của UNCITRAL, chúng đợc biết đến nh là “các biện pháp khẩn cấp tạm thời cho sự bảo vệ”, trong khi theo Luật Thuỵ Sĩ điều chỉnh hoạt động trọng tài quốc tế, chúng đợc đề cập đến nh là “các biện pháp lâm thời hoặc bảo vệ”. Tuy nhiên, cho dù tên gọi có là gì thì về nguyên tắc, chúng nhằm để thực hiện các lệnh tạm giữ nguyên hiện trạng trong khi chờ đợi kết quả của quá trình tố tụng trọng tài.

Trong nhiều vụ việc, khi cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cho sự bảo vệ, chính Hội đồng trọng tài có thẩm quyền đa ra quyết định áp dụng chúng. Chính trong Luật Mẫu cũng có điều khoản quy định: “Trừ trờng hợp các bên có thoả thuận khác, theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có thể ra lệnh buộc bất cứ bên nào phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của sự bảo vệ khi thấy cần thiết đối với vấn đề nội dung tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu bất cứ bên nào cung cấp sự bảo đảm phù hợp cho việc áp dụng các biện pháp này”.

Trong những trờng hợp này, ngời ta có thể đặt câu hỏi tại sao khi chính Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng khẩn cấp tạm thời lại cần có sự trợ giúp hoặc can thiệp của Toà án? Có các tình huống sau đây, trong đó thẩm quyền của Hội đồng trọng tài có thể không đủ và do đó cần cầu viện đến Toà án:

Tình huống thứ nhất, không có thẩm quyền:

Đầu tiên, Hội đồng trọng tài có thể không có các quyền hạn cần thiết. Việc này thờng là kết quả của quy định pháp lý trong nớc đã lỗi thời của thời kỳ khi thẩm quyền áp dụng các biện pháp này đợc coi là đặc quyền của Toà án vì những lý do chính sách công. Ví dụ: Bộ luật Tố tụng dân sự của Hy Lạp quy định: “Trọng tài viên không thể ra lệnh áp dụng, sửa đổi hay thu hồi các biện pháp khẩn cấp tạm thời của sự bảo vệ”.

Tình huống thứ hai, không có khả năng hành động trớc khi thành lập Hội đồng trọng tài:

Hội đồng trọng tài không thể ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đến khi, chính bản thân Hội đồng đợc thành lập. Vấn đề này d- ờng nh quá rõ rệt đến mức khỏi phải bàn, nhng đây là vấn đề quan trọng và th- ờng bị bỏ sót cho đến khi phát sinh khủng hoảng. Cần có thời gian để thành

lập Hội đồng trọng tài, và trong khoảng thời gian này, chứng cứ hay tài sản quan trọng có thể biến mất. Toà án có thể đợc mong đợi để xử lý các vấn đề khẩn cấp này, Hội đồng trọng tài cha tồn tại, hoàn toàn không thể làm đợc gì. Một số quy tắc cố gắng tìm cách khắc phục khiếm khuyết này. Ví dụ: Quy tắc mới của Trung tâm trọng tài Hà Lan (NAI) quy định, NAI chỉ định ngay lập tức một Trọng tài viên để giải quyết các vấn đề về biện pháp khẩn cấp tạm thời trớc khi thành lập Hội đồng trọng tài chính thức (giảm lợc quá trình tố tụng trọng tài). Một khi đã ra lệnh áp dụng các biện pháp này, Trọng tài viên đó có thể không còn tiếp tục đóng vai trò nào nữa trong quá trình tố tụng trọng tài.

Tình huống thứ ba, một lệnh có thể tác động đến các bên tham gia Trọng tài:

Cũng là nhân tố quan trọng trong việc để hiểu tại sao sự hỗ trợ của Toà án là cần thiết, là việc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thờng bị hạn chế đối với các bên tham gia chính quá trình tố tụng trọng tài. Luật Mẫu, trong bối cảnh này đã quy định rõ ràng rằng, Hội đồng trọng tài chỉ có thể “ra lệnh cho bất cứ bên nào phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của sự bảo vệ khi Hội đồng trọng tài thấy cần thiết”. Ví dụ, lệnh đối với một bên thứ ba đợc ban hành đối với khoản tiền đặt cọc tại ngân hàng của một bên sẽ không thể thực thi đợc đối với ngân hàng. Điều này cũng làm phát sinh các vấn đề cụ thể trong các tranh chấp nhiều bên, hợp đồng nhiều bên.

Tình huống thứ t, các khó khăn trong quá trình thực thi:

Theo định nghĩa, các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng trọng tài ra lệnh áp dụng cuối cùng không giải quyết bất cứ điều nào trong tranh chấp. Do đó, lệnh này sẽ không thoả mãn yêu cầu về tính chung thẩm của một quyết định trọng tài đợc quy định trong Công ớc New York. Hệ quả là, trong trờng hợp cần có sự thi hành quốc tế cho biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên có thể xem xét việc nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp này ra trớc Toà án nơi sẽ tiến hành.

Mặc dù có sự hạn chế này, một số quốc gia tìm cách “gán” các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng trọng tài quyết định nh “quyết định trọng tài”, ít nhất là trong chính hệ thống pháp luật của họ. Thực tiễn Trọng tài đối với vấn đề này cũng khác nhau, mặc dù xu hớng hiện nay dờng nh ủng hộ việc Hội đồng trọng tài ban hành lệnh hơn là quyết định trọng tài.

Tình huống thứ năm, không có việc áp dụng một phía:

Một bên có thể áp dụng một phía (có nghĩa là không cần thông báo cho bên chịu tác động trực tiếp của các biện pháp), ví dụ: để phong tỏa tài khoản của một bên nhằm ngăn việc chuyển khoản ra nớc ngoài. Pháp luật của các

quốc gia tiến hành xét xử trọng tài phổ biến nhất và quy tắc của các trung tâm hàng đầu không quy định một cách rõ rang thẩm quyền này của Trọng tài viên và một số nhà bình luận rằng, việc này sẽ không tơng xứng với bản chất đồng thuận của Trọng tài và tôn trọng quá trình chuẩn mực.

Bởi tất cả những lý do trên, điều quan trọng là Tòa án có thẩm quyền nên có quyền hạn để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm hỗ trợ quá trình tố tụng trọng tài. Trong trờng hợp khẩn cấp, mà tại đó cần có sự tham gia của bên thứ ba hoặc trờng hợp có nhiều khả năng việc một bên sẽ không tự nguyện thi hành lệnh của Hội đồng trọng tài, cũng không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc xác định Tòa án phù hợp và nộp đơn ra đó. Các biện pháp đợc yêu cầu có thể bao gồm việc cho phép can thiệp nhằm bảo vệ nguyên trạng hoặc ngăn chặn sự biến mất của tài sản, thu thập chứng cứ từ nhân chứng và bảo vệ tài sản hoặc chứng cứ.

Nhìn chung, cả Tòa án và Hội đồng trọng tài đều có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của sự bảo vệ trong quá trình tố tụng trọng tài, tuy nhiên, trong thực tế điều này sẽ dẫn đến hai vấn đề: Nếu một bên tham gia thỏa thuận trọng tài nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ra Tòa án chứ không phải Hội đồng trọng tài thì việc này có đợc coi là sự vi phạm thỏa thuận đa ra Trọng tài giải quyết tranh chấp hay không; và nếu sự lựa chọn cho việc tìm cách áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ Tòa án hay Hội đồng trọng tài thực sự là một sự lựa chọn mở thì đơn yêu cầu nên nộp ra Tòa án hay Hội đồng trọng tài?

Vấn đề thứ nhất, tính không hợp lệ với thỏa thuận trọng tài:

Nguy cơ của phơng thức yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể đợc coi là sự khớc từ thỏa thuận trọng tài hoặc việc bất cứ lệnh nào sau đó đợc đa ra có thể bị hủy bỏ bởi một điều khoản trọng tài có hiệu lực dờng nh đợc phát sinh trong lịch sử. Hầu hết các quy tắc trọng tài đều khẳng định một cách rõ rang việc yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không xung khắc với thỏa thuận trọng tài. Ví dụ: Quy tắc của ICC quy định một cách rõ ràng rằng: “Việc một bên nộp đơn ra một cơ quan t pháp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc bảo vệ hoặc việc thi hành các biện pháp đợc Hội đồng trọng tài ra lệnh áp dụng sẽ không đợc coi là sự vi phạm hoặc sự khớc từ thỏa thuận trọng tài”.

Tuy nhiên, trong trờng hợp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đợc đa ra Tòa án, thẩm phán có thể ngần ngại trong việc ra một quyết định mà sẽ có nguy cơ gây thành kiến đối với kết quả của Trọng tài.

Vấn đề thứ hai, liệu việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên do Tòa án hay Trọng tài viên đa ra quyết định:

Việc tìm kiếm sự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ Tòa án có liên quan hay Hội đồng trọng tài còn phụ thuộc vào pháp luật liên quan và bản chất của biện pháp này. Ví dụ: pháp luật có liên quan có thể quy định rõ ràng rằng, bất cứ đơn yêu cầu áp dụng nào cũng phải đa ra Hội đồng trọng tài trớc

Một phần của tài liệu hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w