Quy định về huỷ quyết định trọng tài

Một phần của tài liệu hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài (Trang 55 - 76)

Về vấn đề hủy quyết định trọng tài, tại Điều 50 Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 quy định: Khi nhận đợc quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Có thể thấy rằng, quy định về huỷ quyết định trọng tài còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân khiến cho cả số lợng quyết định trọng tài bị yêu cầu huỷ gia tăng đó là cơ chế huỷ quyết định trọng tài quá đơn giản. Quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của hầu hết các nớc đều công nhận. Điều này dẫn đến nguy cơ phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy rất cao.

Tranh chấp là vấn đề phức tạp, khi các bên không thể tự giải quyết đợc mới đa ra Trọng tài để giải quyết. Do vậy, quyết định trọng tài khó có thể thoả mãn đợc cả hai bên. Trong khi đó, theo Pháp lệnh chỉ cần điều kiện “không đồng ý với quyết định trọng tài” thì có quyền làm đơn yêu cầu huỷ. Điều này vô hình trung đã khuyến khích các bên làm đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là để kéo dài thời hạn thi hành quyết định trọng tài, để kịp tẩu tán tài sản. Một khi đa đơn yêu cầu huỷ ra Toà án, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu huỷ tại Toà án phải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, thời gian giải quyết tại Toà án cũng không xác định là bao lâu. Nh vậy, nếu nh các bên mong muốn đợc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài do

Trọng tài có u điểm nhanh chóng, đơn giản thì thực tế các quy định của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 lại không đợc nh các bên mong đợi. Vấn đề này cần sớm đợc khắc phục để tránh sự lạm dụng một cách có chủ ý của các bên, nhất là bên thua kiện tại Trọng tài. Nếu không sớm giải quyết vấn đề này, các quyết định trọng tài sẽ có nguy cơ trở thành các bản án sơ thẩm của Toà án.

Tuy nhiên, Tòa án chỉ có thẩm quyền hủy quyết định trọng tài khi nào việc tiến hành giải quyết tranh chấp thơng mại của Trung tâm trọng tài/Trọng tài viên rơi vào một trong các trờng hợp quy định. ở đây có đến sáu căn cứ để các bên dựa vào để yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy quyết định trọng tài nh là: không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà Hội đồng trọng tài vẫn ra quyết định, chứng minh đợc trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ theo quy định, sai phạm về thẩm quyền hoặc thành phần của Hội đồng trọng tài, nghĩa vụ của Trọng tài viên… Những căn cứ trên là những hạn chế của phơng thức giải quyết tranh chấp bằng con đờng Trọng tài.

Thực tế, bên không chấp nhận quyết định trọng tài có thể viện dẫn nhiều lý do để xin hủy quyết định trọng tài bởi thực chất phạm vi của các căn cứ là rất rộng; khi đó Tòa án buộc phải xem xét bằng việc kiểm tra thủ tục tố tụng trọng tài chứ không xét lại nội dung vụ tranh chấp để ra quyết định có hủy hay là không. Do vậy, tùy theo từng vụ việc cụ thể, các đơng sự trong tranh chấp phải xác định đợc con đờng đi của phơng thức này, nếu nhận thấy sự sai phạm (hoặc cố vấn pháp lý của doanh nghiệp mình cho rằng quyết định trọng tài có vấn đề) thì có thể yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Cũng xin đợc đề cập thêm rằng, khi quyết định trọng tài bị hủy thì có thể tiếp tục thỏa thuận việc giải quyết bằng Trọng tài hoặc đa vụ việc ra Tòa án và thực tế là Tòa án luôn là nơi để các bên lựa chọn bởi trong trờng hợp này, rất khó để các bên có thể cùng nhau đạt đợc một thỏa thuận nào nữa. Các doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp lúc này còn tính đến việc xem xét ngân sách cho việc kiện tụng và các hạn chế của giải quyết tại Tòa án.

Nhìn chung, căn cứ để huỷ quyết định trọng tài trong pháp luật Việt Nam rất rộng so với Luật Mẫu về Trọng tài của UNCITRAL cũng nh pháp luật các nớc. Điều 54 Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 liệt kê sáu căn cứ để huỷ quyết định trọng tài nh sau: “1. Không có thoả thuận trọng tài; 2. Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này; 3. Thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh này; 4. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, trong trờng hợp quyết định trọng tài có một phần

không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì phần quyết định này bị huỷ; 5. Bên yêu cầu chứng minh đợc trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này; 6. Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Xem qua thì có vẻ những căn cứ để huỷ quyết định trọng tài nêu trên là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu và phân tích kỹ một vài trong số các điểm đã liệt kê trên đây, chúng ta sẽ thấy còn rất nhiều điểm bất cập xung quanh các căn cứ để huỷ quyết định trọng tài của Việt Nam.

Trớc hết, hãy cùng phân tích căn cứ thứ hai về “Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh”. Theo Điều 10 của Pháp lệnh thì có tới 6 trờng hợp dẫn đến quyết định trọng tài bị vô hiệu, đó là: Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thơng mại đợc quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh; Ngời ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật; Một bên ký thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tợng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung; Thoả thuận trọng tài không đợc lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh; Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hạn tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là 6 tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhng phải trớc ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh.

Trên thực tế việc thoả thuận trọng tài “không quy định” hoặc quy định “không rõ” về đối tợng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp là rất dễ xảy ra, nhiều khi chỉ vì những lỗi rất đơn giản nh quy định chung chung, thoả thuận trọng tài ghi không chính xác, thoả thuận trọng tài diễn đạt nhầm, thoả thuận trọng tài chọn tổ chức trọng tài trớc đây đã có nhng nay không tồn tại.

Trên thực tế, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã nhận đ- ợc rất nhiều điều khoản trọng tài đợc lập trớc ngày Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 có hiệu lực “không quy định” hoặc “quy định không rõ” về đối tợng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nh đã dẫn chứng ở trên, trong khi việc giải quyết một số tranh chấp lại đợc tiến hành vào thời điểm Pháp lệnh có hiệu lực. Nếu áp dụng các quy định của khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh, thì những thoả thuận trọng tài đó sẽ bị coi là vô hiệu. Vậy

liệu có thể xem xét những thoả thuận trọng tài này căn cứ theo Điều 61 của Pháp lệnh hay không? Theo quan điểm của VIAC thì các Hội đồng trọng tài sẽ không áp dụng Pháp lệnh trong khi giải quyết các vụ tranh chấp có thoả thuận trọng tài ký trớc thời điểm Pháp lệnh có hiệu lực. Tuy nhiên, trong nhiều trờng hợp một (hoặc hai) bên trong vụ tranh chấp lại viện dẫn áp dụng Pháp lệnh, thì vấn đề lại không đơn giản. Vấn đề càng phức tạp hơn nữa với đa số các trờng hợp phổ biến đã, đang và sẽ xảy ra trên thực tế với các thoả thuận trọng tài có những khiếm khuyết nêu tại khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh, đợc ký kết sau ngày Pháp lệnh có hiệu lực. Khi nhận đợc các loại thoả thuận trọng tài đó, Hội đồng trọng tài cần giải thích cho các bên đơng sự biết để có thoả thuận bổ sung. Khoản 4 Điều 10 cũng đã có quy định “mở” cho các bên có thoả thuận bổ sung. Tuy nhiên, thiếu sự xem xét kỹ lỡng và hớng dẫn cụ thể của Hội đồng trọng tài, các bên sẽ khó có thể tự mình đa ra một thoả thuận trọng tài đầy đủ theo yêu cầu. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp và không công bằng cho các bên nếu thoả thuận trọng tài bị coi là vô hiệu dựa trên căn cứ của khoản 4 Điều 10. Việc thoả thuận trọng tài “không quy định” hoặc “quy định không rõ” đối tợng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nh đã dẫn chứng ở trên không thể đợc coi là cơ sở để tuyên thoả thuận trọng tài vô hiệu, càng không thể là căn cứ để huỷ quyết định trọng tài. Đây là các quy định mang tính tuỳ tiện, đầy hình thức, nặng về yếu tố kỹ thuật mà yếu về tính pháp lý. Có thể khẳng định rằng những quy định bất cập này của pháp luật Việt Nam cha hề và sẽ không bao giờ tồn tại trong pháp luật về Trọng tài của bất kỳ quốc gia nào, cũng nh trong quy tắc tố tụng của bất kỳ thiết chế trọng tài quốc tế nào trên thế giới. Hầu hết pháp luật quốc gia cũng nh quốc tế về Trọng tài đều chỉ đa ra một số lý do chung sau đây làm căn cứ để huỷ quyết định trọng tài:

Thứ nhất, một trong các bên ký kết thoả thuận trọng tài không đủ năng

lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của quốc gia nơi quyết định đợc tuyên trong trờng hợp các bên không ghi rõ; hoặc

Thứ hai, bên làm đơn yêu cầu không đợc thông báo một cách đầy đủ về

việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài, hoặc nói cách khác không thể trình bày vụ việc của mình; hoặc

Thứ ba, quyết định trọng tài giải quyết một tranh chấp không đợc quy

định hoặc không nằm trong phạm vi các điều khoản của thoả thuận đa ra Trọng tài giải quyết, hoặc quyết định này bao gồm những phán quyết về các

vấn đề vợt quá phạm vi của thoả thuận đa ra Trọng tài giải quyết với điều kiện là những quyết định về các vấn đề đa ra Trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không đợc đa ra Trọng tài và chỉ có phần của quyết định chứa đựng các quyết định về vấn đề không đợc nêu ra Trọng tài giải quyết có thể bị huỷ bỏ; hoặc

Thứ t, thành phần của Hội đồng trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không

phù hợp với thoả thuận giữa các bên hoặc, trong trờng hợp không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật của nớc nơi tiến hành trọng tài; hoặc

Thứ năm, Toà án phát hiện ra rằng: Theo luật của quốc gia này, vấn đề

nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng Trọng tài; hoặc quyết định trọng tài vi phạm trật tự công cộng của quốc gia đó.

Xét về hình thức, số lợng các căn cứ để huỷ quyết định trọng tài nêu tại điều khoản về huỷ quyết định trọng tài trong pháp luật Việt Nam là không nhiều (6 căn cứ). Tuy nhiên, về bản chất, các lý do để huỷ quyết định trọng tài theo pháp luật Việt Nam là rất rộng, do rất nhiều điều khoản khác đã đợc dẫn chiếu đến từ bản thân những căn cứ chính nêu trên. Cụ thể, đó là các căn cứ để tuyên thoả thuận trọng tài vô hiệu nêu tại Điều 10 của Pháp lệnh (6 căn cứ), cũng nh sự vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh.

Để thấy rõ sự “mênh mông” và “đa dạng” của căn cứ huỷ quyết định trọng tài theo pháp luật Việt Nam, chúng ta hãy thử thêm một lần nữa, đơn cử phân tích một số nghĩa vụ của Trọng tài viên. Theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003, ví dụ nghĩa vụ “Tuân thủ các quy định của Pháp lệnh này”. Đây thực sự là một quy định quá chung chung và mơ hồ. Theo logic của quy định này, thì việc Trọng tài viên vi phạm bất kỳ một điều khoản nào trong 62 điều của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003, đều có thể là căn cứ để huỷ quyết định trọng tài. Có thể đơn cử hàng vài chục nghĩa vụ rất chung chung nh “rút kinh nghiệm, bồi dỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp của trọng tài viên”; hay “báo cáo định kỳ hoạt động của Trung tâm trọng tài cho Bộ T pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Sở T pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động; hay “lu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên hoặc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền”… Chẳng lẽ việc Trọng tài viên không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh một trong số hàng vài trăm quy định của Pháp lệnh Trọng tài lại là căn cứ để huỷ quyết định trọng tài? Thậm chí các nghĩa vụ khác, cụ thể và đặc thù riêng cho Trọng tài viên nêu tại khoản 2 Điều 13 cũng là điều cần bàn. Nghĩa vụ “giữ bí

mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết”, không nhất thiết cần phải đ- ợc chấp hành nh một nguyên tắc bắt buộc hay có tính cỡng chế. Nghĩa vụ (cũng nh quy tắc đạo đức) của các Trọng tài viên là giữ bí mật vụ tranh chấp giữa các bên để khỏi ảnh hởng đến uy tín kinh doanh của họ. Đây chính là một u thế của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, do các Trọng tài viên mang lại. Ta không thể coi đây là quy định bắt buộc đối với các Trọng tài viên, càng không thể vô lý khi đem việc một Trọng tài viên không giữ bí mật về nội dung vụ tranh chấp giữa các bên kinh doanh ra làm căn cứ để huỷ quyết định trọng tài.

Trên đây mới chỉ là một số phân tích thí điểm về một vài trong số rất nhiều căn cứ để huỷ quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thiết nghĩ nếu mổ xẻ toàn bộ căn cứ huỷ quyết định trọng tài, chúng ta sẽ đều giật mình khi thấy rất rõ số phận mong manh của quyết định trọng tài đợc tuyên tại Việt Nam. Bổ sung thêm những án lệ đã có về việc Toà án Việt Nam huỷ quyết định trọng tài một cách tuỳ tiện, chúng ta có thể khẳng định rằng bất kỳ một nhà kinh doanh nào cũng sẽ phải đắn đo khi lựa chọn Trọng tài Việt Nam là phơng thức để giải quyết tranh chấp của họ. Về lý thuyết, có vô vàn cách để tìm đợc lý do đề nghị Toà án huỷ quyết định trọng tài, nếu bên thua cuộc cố tình.

Về căn cứ Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Điều 54 của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 quy định một trong các căn cứ huỷ quyết định trọng tài là quyết định đó trái với lợi ích công cộng của

Một phần của tài liệu hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài (Trang 55 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w