1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại? So sánh với các nguyên tắc tố tụng Tòa án`

36 1,4K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng từ đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã hội

Trang 1

Đề tài: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và một số vấn đề liên quan đến pháp luật về thương mại quốc tế.

Bài làm:

I.Lời mở đầu:

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tếtrên thế giới gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vực do tác động của cuộccách mạng khoa học công nghệ Đối với các nước công nghiệp,hội nhậpkinh tế quốc tế là quá trình chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinhtế tri thức Đối với các nước đang và chậm phát triển, hội nhập kinh tế quốctế là giải pháp để khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh, khaithác có hiệu quả các nguồn lực phát triển bên ngoài, tránh được tình trạng tụthậu trong phát triển.Việt Nam mới hội nhập kinh tế quốc tế trong khoảng bathập kỉ trở lại đây, việc hội nhập kinh tế quốc tê cách sau khá xa so với cácnước trên thế giới và trong khu vực tạo cho Việt Nam rất nhiều thách thứctrong việc hội nhập cũng như chịu đựng sức ép của nền kinh tế thế giới, tuynhiên hội nhập kinh tế cũng mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội phát triển.Trong quá trình hội nhập Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốctế, việc hội nhập đó đòi hỏi Việt Nam cần có những cam kết tuân thủ phápluật thương mại quốc tế cũng như những cam kết khi gia nhập các tổ chứckinh tế khu vực và toàn cầu Phạm vi bài viết xin trình bày về vấn đề ViệtNam hội nhập kinh tế quốc tế và một số vấn đề liên quan đến pháp luật vềthương mại quốc tế

Trang 2

II.Phần nội dung:

1.Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế:

1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế:

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế nhưngnhìn chung quan niệm tương đối phổ biến hiện nay là: Hội nhập kinh tế quốctế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác khuvực và toàn cầu, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc hoặc theoquy định chung của cả khối.Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc giathực hiện mô hình liên kết kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chếvà tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại đầu tưvà các hoạt động kinh tế đối ngoại khác

1.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề chủ yếu:

+ Đàm phán để cắt giảm các rào cản thuế quan

+ Giảm dần và loại bỏ các rào cản phi thuế quan

+ Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ

+ Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế

+ Điều chỉnh các quy định và công cụ của chính sách thương mại khác + Phát triển các hoạt động văn hóa giáo dục y tế trên toàn cầu

1.3 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam:

Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là vấn đề thời sự của hầu hếtcác nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu, nước nào đóng cửa với thếgiới là đi ngược xu thế chung của thời đại khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu.Mặtkhác mở cửa kinh tế quốc tế cũng có những tác động tiêu cực đối với nhữngnước mà sức cạnh tranh còn kém, trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao

Trang 3

Là một nước nghèo trên thế giới, bị tàn phá bởi hàng chục năm chiến tranh,Việt Nam bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chếthị trường, từ một nền kinh tế bao cấp nghèo nàn bắt đầu mở cửa tiếp xúcvới nền kinh tế thị trường đầy rẫy sức ép và khó khăn.Nhưng đứng trước xuthế phát triển tất yếu của nên kinh tế, Việt nam là một bộ phận của cộngđồng quốc tế không thể đứng ngoài việc hội nhập kinh tế Chỉ có hội nhậpkinh tế Việt Nam mới có thể khai thác hết những nội lực sẵn có của mình đểtạo ra những thuận lợi phát triển kinh tế.

+ Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện choViệt nam phát triển nhanh chóng Những cơ hội của hội nhập đem lại nếuViệt Nam tận dụng được một cách triệt để sẽ là động lực để thúc đẩy kinh tế,xã hội phát triển

+ Việc hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng góp phần mở rộng thị trườngxuất nhập khẩu của Việt Nam.Cùng với việc được hưởng những ưu đãi vềthuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế đội đãi ngộ khác đã tạođiều kiện cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới

+ Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng thu hút đầu tư nước ngoài tới ViệtNam, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế

+ Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếpthu khoa học kĩ thuật công nghệ tiên tiến thúc đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa, các kĩ thuật công nghệ mới có điều kiện du nhậpvào Việt Nam nhằm phát triển năng lực kĩ thuật công nghệ quốc gia.Đào tạocán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh

+ Hội nhập kinh tế góp phần duy trì hòa bình ổn định tạo dựng môi trườngthuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc tế

Trang 4

+ Hội nhập kinh tế còn tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực nước tavới các nước như nguồn lực lao động, nhập khẩu các lao động kĩ thuật cao,các công nghệ mới, phát minh sáng chế mà Việt Nam chưa có.

2.Quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế:

Theo quan điểm của Đảng, Việt Nam tiến hành hội nhập từng bước, dầndần mở cửa thị trường với lộ trình hợp lý.Việc đặt ra một lộ trình quá ngắnvề thời hạn mở cửa thị trường và mức độ giảm các loại thuế quá lớn ngaylập tức sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế dẫn đến thua thiệt,sựđổ vỡ của hàng loạt các doanh nghiệp, vượt khỏi tầm kiểm soát của nhànước và kéo theo nhiều hậu quả khó lường Tuy nhiên điều đó không cónghĩa lộ trình càng dài càng tốt, bởi kéo dài quá trình hội nhập sẽ đi liền vớiduy trì quá lâu chính sách bảo hộ bao cấp của nhà nước gâu tâm lý trì trệ ỷlại, không dốc sức cải tiến công nghệ,kéo dài tình trạng kém hiệu quả yếusức cạnh tranh của nền kinh tế Do vậy xác định lộ trình hội nhập là rất quantrong đây không chỉ là xác định thời gian mở cửa thị trường trong nước màcòn xác định mục tiêu nền kinh tế nước ta, phát huy lợi thế so sánh chiếmlĩnh thị phần ngày càng lớn trên thương trường quốc tế, thâm nhập ngàycàng nhiều vào thị trường các nước cả về hàng hóa và đầu tư dịch vụ ViệtNam đã và đang tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khu vực và toàncầu

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế 1986 đến nay Việt Nam đãtừng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Kể từ khi tiến hành đổi mớiđến giữa những năm 1990, Việt Nam thực hiện hội nhập chủ yếu thông quaviệc tự do hóa đơn phương, kí kết các hiệp định thương mại và hiệp định bảohộ và khuyến khích đầu tư với các nước

Tháng 12/1987, Quốc hội nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam đã mở cửa các cuộc đàm phán để nối lại các quan hệ với quỹ tiền tệ

Trang 5

quốc tế và ngân hàng tài chính thế giới, đến tháng 10/1993 đã bình thườnghóa quan hệ tín dụng với hai tổ chức tài chính tiền tệ lớn nhất thế giới.Tháng7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và từ ngày 1/1/1996 bắt đầuthực hiện cam kết trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN, tứcAFTA Cùng đó tháng 7/1995 Việt nam đã kí kết hiệp định khung về hợp táckinh tế khoa học kĩ thuật và một số lĩnh vực khác với cộng đồng Châu Âu

EU đồng thời bình thường hóa quan hệ với Mĩ.Tháng 11/ 1998 Việt Nam trởthành thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – TháiBình Dương (APEC) Tháng 7/ 2000 hiệp định thương mại Việt Nam- Hoakì được kí kết Sau 11 năm chuẩn bị để gia nhập WTO và 8 năm đàm phánthì tháng 10/ 2006 Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO Tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế diễn ra đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, vừatiếp tục tiến hành tự do hóa, vừa đẩy mạnh các mối liên kết song phương,tiểu khu vực và đa phương Các giao dịch thương mại, đầu tư và dịch vụgiữa các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của Việt Nam với phần còn lại củathế giới đang ngày càng mở rộng cả về quy mô, mức độ, pham vi và gia tăngvề tốc độ

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng dẫnđến nhiều thách thức to lớn đối với nền kinh tế việt nam.Các thách thức nàylà khả năng cạnh tranh quốc tế khá hạn chế của hàng hóa, dịch vụ, doanhnghiệp Việt Nam và khả năng cạnh tranh thấp của quốc gia, nguy cơ bị phásản của các doanh nghiệp và mất thị trường trong nước trước các đối thủnước ngoài,suy thoái tài nguyên, tác động xấu về văn hóa an ninh.Tác độngcủa hội nhập kinh tế quốc tế là hai chiều nên cần chủ động khai thác triệt để

cơ hội giảm thiểu thach thức để chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả

3.Một số vấn đề liên quan đến pháp luật về thương mại quốc tế:

Trang 6

Việc Việt Nam hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu đòi

hỏi Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật kinh tế quốc tế nóichung cũng như quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của các tổ chứckinh tế nói riêng

3.1 Các quy định cơ bản về thương mại hàng hóa quốc tế:

Thương mại hàng hóa quốc tế được hiểu là tổng thể các hoạt động thương

mại liên quan đến hàng hóa được các nước tiến hành với nhau Khi gia nhậpcác tổ chức kinh tế quốc tế, Việt Nam cần tuân thủ các quy định của thươngmại quốc tế như thuế quan, các quy định về nông nghiệp và nông sản, vềtiêu chuẩn an toàn sản phẩm, các quy định về chống bán phá giá, trợ cấp, tựvệ, các rào cản phi thuế quan và các quy định cụ thể khác đối với mỗi tổchức kinh tế quốc tế

a) Các quy định về thuế quan:

Thuế quan là một lĩnh vực quan trọng được cộng đồng thương mại quốctế quan tâm, WTO và các khối liên kết kinh tế quan tâm quy định tương đốichi tiết để áp dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa Thuế quan thườngđược hiểu là các khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hóa khi hàng hóađó di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác nhằmtăng cường nguồn thu ngân sách quốc gia và bảo hộ hàng hóa tương tựtrong nước.Những vấn đề quan trọng liên quan tới thuế quan mà các nướcthường quan tâm bao gồm: danh mục thuế quan, mức thuế trần và lộ trìnhgiảm thuế quan

Đối với mỗi danh mục thuế quan, mỗi nước có danh mục thuế quan củariêng mình và được công bố rộng rãi cho mọi người liên quan thựchiện.WTO từ khi thành lập đã có 22.500 trang danh mục thuế quan cam kếtcủa các nước đối với một số loại hàng hóa cụ thể được thỏa thuận trongkhuôn khổ WTO, nhất là các loại cam kết cắt giảm thuế và mức thuế trần

Trang 7

đối với hàng hóa nhập khẩu.ASEAN/AFTA cũng có danh mục thuế quancam kết của các nước thành viên, trong đó có danh mục cam kết của ViệtNam cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ thỏa thuận CEPT/AFTA.

Đối với mức thuế trần các danh mục mở cửa thị trường không chỉ đơngiản là những barem về thuế quan.Chúng chính là những cam kết khôngtăng thuế vượt quá một mức đã được xác định, được gọi là mức trần,thường là mức thuế đang được áp dụng trên thực tế.Có nhiều mức thuế trầnkhác nhau.Đa số các nước đang phát triển thường có mức thuế trần cao hơnmột chút so với mức thuế đang áp dụng

Luật thương mại quốc tế có quy định ngoại lệ đối với quy tắc nói trên, tứccó thể chấp nhận cho phép một nước có thể phá bỏ mức thuế trần.Nhưng đểlàm được điều này nước đó phải đàm phán với các nước liên quan và có thểbị buộc phải bồi thường thiệt hại thương mại cho các đối tác liên quan.ViệtNam đã phải đàm phán với Thái Lan về vấn đề này trong quá trình thựchiện các cam kết của mình về CEPT/AFTA năm 2004- 2005

Về lộ trình giảm thuế quan, kết quả vòng đàm phán Urugoay về việcthành lập WTO cho thấy các nước phát triển chấp nhận giảm từng bướchàng rào thuế quan trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/1995 Mỗi nước thamgia thỏa thuận phải áp dụng thống nhất cam kết của mình đối với hàng hóanhập khẩu của tất cả các nước thành viên WTO phù hợp với nguyên tắc tốihuệ quốc Lộ trình của Việt Nam với AFTA là năm 2006, đối với Hoa Kỳtheo cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ cũng khoảngthời gian cơ bản tương tự

b) Các quy định về nông nghiệp và nông sản:

Hiệp định về nông nghiệp cho phép các chính phủ được hỗ trợ khu vựcnông thôn nhưng bằng những biện pháp tác động tối thiểu đến cạnhtranh.Các nước đang phát triển không bị buộc phải giảm trợ cấp hoặc thuế

Trang 8

suất bằng với mức của các nước phát triển và có thêm thời gian để thựchiện cam kết của mình Có một số điều khoản đặc biệt quy định về lợi íchcủa các nước bị buộc phải nhập khẩu lương thực thiết yếu và đề cập nhữngmối quan tâm của những nước kém phát triển.

Đối với những sản phẩm trước kia bị hạn chế bằng hạn ngạch thì sẽ bịđánh thuế; các nước được phép áp dụng những biện pháp khẩn cấp đặc biệtnhằm bảo vệ nông dân trước việc giá cả giảm đột ngột hay việc hàng nhậpkhẩu tăng mạnh Hiệp định cũng nêu rõ khi nào và như thế nào thì các biệnpháp khẩn cấp này có thể được áp dụng Đối với trợ cấp xuất khẩu, hiệpđịnh về nông nghiệp cấm việc trợ cấp cho xuất khẩu nông sản, trừ khichúng được nêu rõ trong danh mục cam kết của các nước thành viên Trongtrường hợp đó, các nước sẽ bị buộc phải giảm đồng thời mức trợ cấp vàkhối lượng hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp

c) Các quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm:

Luật thương mại quốc tế cho phép các nước được can thiệp vào các giaodịch hàng hóa nhằm bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người và độngvất hoặc bảo tồn các loài thực vật với điều kiện các nước không được phânbiệt đối xử và không được lạm dụng nhằm bảo hộ trá hình Ngoài ra WTOcó riêng hai hiệp định điều chỉnh mức độ an toàn của lương thực, sức khỏevà sự an toàn cho các loài động thực vật (Hiệp định SPS), cũng như tiêuchuẩn kĩ thuật đối với một số sản phẩm (Hiệp định TBT)

- Các quy định về an toàn đối với lương thực, động vật và thực vật:

Hiệp định SPS quy định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật, hiệpđịnh cho phép các nước xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng, songcũng quy định các tiêu chuẩn này phải có căn cứ khoa học

Các nước thành viên của WTO được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn,định hướng hoặc khuyến nghị quốc tế sẵn có Tuy vậy các nước vẫn có thể

Trang 9

thông qua những biện pháp sử dụng những chuẩn cao hơn nếu họ có cơ sởkhoa học Họ cũng có thể xây dụng những tiêu chuẩn khắt khe hơn dựa trênviệc đánh giá hợp lý các rủi ro, với điều kiện phương pháp tiến hành phảichặt chẽ, không tùy tiện Trong một chừng mực nào đó, các nước này có thểáp dụng nguyên tắc phòng ngừa trong trường hợp chưa có căn cứ khoa họcchắc chắn.

Hiệp định còn có các điều khoản về thủ tục kiểm tra giám định và côngnhận độ an toàn Chính phủ các nước phải thông báo trước những quy địnhmới hoặc được sửa đổi về vệ sinh dịch tễ mà mình sẽ áp dụng và thiết lậpmột cơ sở thông tin quốc gia

- Các quy định về kĩ thuật và tiêu chuẩn:

Hiệp định TBT thừa nhận quyền của các nước được đưa ra những chuẩnmực mà họ cho là thích hợp để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con ngườivà động vật để bảo tồn các loài thực vật, bảo vệ môi trường hay các quyềnlợi khác của người tiêu dùng.Các nước thành viên Hiệp định này không bịcấm thông qua các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ các chuẩnmực này.Để tránh có sự chênh lệch quá lớn, hiệp định khuyến khích cácnước áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế khi chúng tỏ ra phù hợp

- Các quy định về dệt may:

Từ năm 1974 đến cuối vòng đàm phán Urugoay, thương mại sản phẩm dệtmay chịu sự điều chỉnh của hiệp định Đa sợi (MFA).Hiệp định này tạokhung pháp lý cho việc thiết lập các hạn ngạch nhập khẩu trên cơ sở cácthỏa thuận song phương hoặc bằng các biện pháp đơn phương nhằm hạnchế nhập khẩu vào thị trường các nước mà ngành sản xuất có nguy cơ bị rốiloạn do sự lan tràn của hàng nhập khẩu Các hạn ngạch quota là phần nổibật của hệ thống này, khuyến khích áp dụng thuế quan hơn là các biện pháphạn chế định lượng Chúng đã tạo nên một ngoại lệ đối với nguyên tắc đối

Trang 10

xử bình đẳng giữa tất cả các đối tác thương mại trong hệ thống GATT Từnăm 1995, hiệp định Dệt may của WTO (ATC) đã thay thế cho hiệp định đasợi Đến ngày 1.1.2005, ngành dệt may cần phải áp dụng hoàn toàn hệthống các các luật lệ thông thường của GATT, đặc biệt các nước phải xóabỏ hạn nghạch và các nước nhập khẩu không được đối xử phân biệt giữacác nước xuất khẩu.

- Các quy định về chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ:

+) Theo hiệp định AD, một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuấtkhẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so sánh được trong điều kiệnthương mại bình thường của sản phẩm tương tự được tiêu thụ tại thị trườngnước xuất khẩu

Hiệp định AD có quy định chi tiết đối với việc so sánh về giá để đi đếnquyết định cuối cùng về việc bán phá giá, quy định cách thức xác định “giátrị bình thường”.Hiệp định cho phép chính phủ các nước có biện pháp chốngbán phá giá khi ngành sản xuất trong nước thực sự bị thiệt hại vật chất doviệc bán phá giá gây ra Hiệp định AD, pháp luật AD của Việt Nam thừanhận việc chống bán phá giá bất kể hành vi nào có hợp lý hay bất hợp lý từgóc độ kinh tế và bất kể có đem lại lợi ích cho người tiêu dùng hay không +) Luật thương mại quốc tế có quy định khá cụ thể về trợ cấp và các biệnpháp chống trợ cấp trong thương mại quốc tế WTO có hiệp định về trợ cấpvà các biện pháp đối kháng.Hiệp định SCM có chức năng kép: thiết lập kỉcương đối với trợ cấp của quốc gia, và quy định các biện pháp mà các nướccó thể áp dụng nhằm bù đắp các hậu quả của trợ cấp.Hiệp định SCM có quyđịnh ba loại trợ cấp là: Các loại trợ cấp bị cấm, các trợ cấp có thể bị đốikháng, các trợ cấp không thể bị đối kháng

Hiệp định SCM thừa nhận hai phương thức tồn tại song song được phép sửdụng để xử lý các trường hợp trợ cấp bất hợp pháp Thứ nhất là các bên tư

Trang 11

nhân tại nước thành viên có thể khởi kiện theo pháp luật trong nước để ápđặt một khoản thuế nhằm làm cân bằng lại hay đối kháng lại các khoản trợcấp bất hợp pháp, nếu các yêu cầu về pháp lý và thủ tục tố tụng được thỏamãn Thứ hai chính phủ các nước thành viên có thể có biện pháp thông qua

cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO nếu nước nguyên đơn chứng minhđược rằng loại trợ cấp này vi phạm hiệp định SCM và gây thiệt hại đối vớilợi ích của mình

+) Các biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp được quy định trong cáchiệp định về biện pháp tự vệ của WTO Hiệp định đưa ra một khuôn khổ vềcác thủ tục trong nước mà theo đó có thể đem lại quyết định hạn chế nhậpkhẩu hàng hóa đã hoặc đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuấtcác hàng hóa tương tự trong nước Nhìn chung các biện pháp tự vệ được ápdụng đối với hàng nhập khẩu bất kể từ nước nào Nước xuất khẩu thôngthường được phép phản ứng lại các hạn chế thương mại của nước nhập khẩu.Một trong số các yêu cầu về thủ tục của hiệp định tự vệ là yêu cầu nướcthành viên khi xem xét sử dụng biện pháp tự vệ phải đưa ra cơ hội thích hợpđể tham vấn trước với các nước thành viên có quyền lợi đáng kể với tư cáchlà nhà xuất khẩu sản phẩm liên quan

d) Các rào cản phi thuế quan:

Hàng rào phi thuế quan là khái niệm chỉ các rào cản đối với thương mại vàkhông phải thuế quan như : cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu, các quy định vềđịnh giá hải quan đối với hàng hóa, kiểm hóa trước khi xuất; các quy tắcxuất xứ; các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

3.2 Các quy định cơ bản về thương mại dịch vụ:

+Theo hiệp định GATS thì thương mại dịch vụ được hiểu là sự cung cấpmột dịch vụ: từ lãnh thổ nước này đến lãnh thổ của một nước khác theophương thức cung ứng dịch vụ qua biên giới;trên lãnh thổ của một nước này

Trang 12

(nước sử dụng dịch vụ) cho người sử dụng dịch vụ của bất kì nước nào kháctheo phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài; Bởi người tổ chức cungứng dịch vụ của nước này tại bất kì một nước khác (nước sử dụng dịch vụ)theo phương thức hiện diện thương mại; Bởi người thể nhân cung cấp dịchvụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại bất kì một nước khác (nước sửdụng dịch vụ) theo phương thức hiện diện thể nhân.

+ Hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế tuân theo những nguyên tắc cơ bảnnhư là:

- Đối xử tối huệ quốc (MFN) ưu đãi nào đã được dành cho dịch vụ và nhàcung cấp dịch vụ của một nước thì phải được dành cho dịch vụ và nhà cungcấp dịch vụ của tất cả các nước khác Nguyên tắc MFN có nghĩa là tất cả cácđối tác thương mại được đối xử công bằng theo đúng nguyên tắc không phânbiệt đối xử.Trong khuôn khổ của GATS nếu một nước mở cửa một lĩnh vựccho cạnh tranh nước ngoài thì nước đó sẽ phải dành cơ hội đồng đều cho cácnhà cung ứng dịch vụ của tất cả các nước thành viên của WTO Ngoài ranguyên tắc MFN cũng có những ngoại lệ trong các quy định cụ thể của cáctổ chức kinh tế

- Tuân thủ các cam kết mở cửa thị trường (MA) và đãi ngộ quốc gia (NT): Cam kết mở cửa thị trường nội địa và mức độ mở cửa trong các lĩnh vực cụthể chính là kết quả của các cuộc đàm phán.Các cam kết này được liệt kêtrong các danh mục các ngành sẽ mở cửa, mức độ mở cửa đối với mỗi ngànhvà các hạn chế có thể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

- Chấp nhận loại trừ các dịch vụ công: Các dịch vụ công được loại trừ khỏiluật thương mại quốc tế và không có quy định nào của GATS buộc các cơquan công quyền phải tư nhân hóa các ngành công nghiệp dịch vụ

Trang 13

- Đảm bảo tính minh bạch công khai: Chính phủ các nước phải công bố tấtcả các luật, quy định phù hợp và thiết lập các điểm thông tin trong các cơquan hành chính của mình.

- Công nhận hệ thống chất lượng: Khi hai hay nhiều chính phủ ký hiệp địnhcông nhận hệ thống chất lượng của nhau( chẳng hạn trong việc cấp giấyphép hoặc chứng nhận cho các nhà cung ứng dịch vụ) thì họ phải tạo điềukiện cho các thành viên khác được đàm phán với họ về các thỏa thuận tươngtự

- Được thanh toán và chuyển tiền quốc tế theo lộ trình tự do hóa từng bước:

3.3 Các quy định cơ bản của luật thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài:

+Đầu tư nước ngoài là hình thức lưu chuyển tư bản từ nước này sang nước

khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế - xã hội nhất định Có hai loại hình đầu

tư nước ngoài phổ biến là : Đầu tư công cộng nước ngoài và đầu tư tư nhânnước ngoài

+) Đầu tư công cộng nước ngoài : Là đầu tư nước ngoài dưới dạng cho vay,tín dụng, trợ cấp hay viện trợ không hoàn lại của các quốc gia hoặc tổ chứcquốc tế liên chính phủ cấp cho một nước ( thường là nước đang phát triển )nhằm chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện mức sống ở nướcđó, với những điều kiện tài chính dễ dàng, không áp dụng trong quan hệthương mại thông thường

+) Đầu tư tư nhân nước ngoài : Là đầu tư nước ngoài của một cá nhân haytổ chức trên lãnh thổ một quốc gia khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế xãhội nhất định Hình thức đầu tư này làm phát sinh nhiều mối quan hệ pháplý (giữa tư nhân xuất vốn với quốc gia nhập vốn hay với tư nhân nhập vốnthuộc quốc gia đó; giữa quốc gia có người xuất vốn với quốc gia nhập vốn)

Trang 14

Các quan hệ pháp lý này vừa có nội dung pháp lý quốc tế, vừa có nội dungpháp lý quốc nội về dân sự, thương mại có yêu tố nước ngoài

+ Vai trò của đầu tư nước ngoài

Đối với các nước xuất vốn đầu tư, ĐTNN góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn đầu tư; xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định, giá hạ;và bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín chính trị trên trường quốctế

Đối với các nước nhận vốn đầu tư, ĐTNN giúp giải quyết những khó khănvề kinh tế và xã hội trong nước như nạn thất nghiệp, lạm phát; tăng thungân sách dưới hình thức các loại thuế; tạo môi trường cạnh tranh để thúcđẩy phát triển kinh tế, thương mại trong nước, giúp các nhà doanh nghiệpđịa phương học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, ứng dụng kĩ thuật mới;và giảm một phần nợ nước ngoài

+ Các hình thức đầu tư công cộng

Thứ nhất , trong quan hệ đa phương

Trên phạm vi toàn cầu, Hệ thống Liên hợp quốc thực hiện viện trợ tàichính công cộng đa phương thông qua Tập đoàn Ngân hàng Thế giới, đặcbiệt là IBRD, IDA và IFC, trong đó Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển( IBRD) là cơ quan tài trợ có thẩm quyền chung; Hiệp hội quốc tế phát triển( IDA) là cơ quan cung cấp các khoản tín dụng cho nhu cầu phát triển củacác nước nghèo nhất và công ty tài chính quốc tế ( IFC ) là cơ quan khuyếnkhích sự phát triển của khu vực tư nhân trong nền kinh tế các nước đangphát triển

Ngoài ra, các nước còn lập ra một số quỹ viện trợ hoạt động với tư cáchlà những cơ quan phụ trợ hay tổ chức chuyên môn của Hệ thống Liên hợpquốc

Trang 15

Vấn đề ĐTNN cũng được xem xét thảo luận trong phạm vi của Tổ chứcThương mại quốc tế (WTO) WTO đến nay chưa có một hiệp định chung,thống nhất điều chỉnh vấn đề ĐTNN, nhưng một số quy định về ĐTNN đãđược ghi nhận trong các hiệp hội của WTO như Hiệp định GATT( đặc biệtlà Hiệp định TRIMS, Hiệp đinh SCVM), Hiệp định GATS Hiệp đinhTRIPS Các quy định pháp luật của các nước thành viên WTO điều chỉnhhoạt động ĐTNN phải phù hợp với các quy định tối thiểu đó và các quyđịnh khác có liên quan của WTO.

Thứ hai, trong quan hệ khu vực

Đầu tư công cộng nước ngoài trong phạm vi khu vực được thực hiện quanhiều kênh khác nhau, hoặc thông qua các tổ chức kinh tế liên chính phủkhu vực ASEAN có Hiệp định AIA ( Hiệp định về khu vực đầu tưASEAN) Một hình thức phổ biến khác là thông qua các Ngân hàng pháttriển khu vực ( như châu Á có Ngân hàng phát triển châu Á ) Mục tiêu củacác nước thành viên là giúp cho sự phát triển kinh tế trong khu vực thôngqua một cơ chế chung về đầu tư công cộng

Thứ ba, trong quan hệ song phương

Đầu tư công cộng song phương thường được thực hiện thông qua cáchiệp định đầu tư song phương liên chính phủ Có nhiều dạng hiệp định này (như hiệp định khung về hợp tác tài chính, hiệp định viện trợ chính thức,hiệp định tài trợ cho một dự án cụ thể ) Việt Nam đã ký nhiều hiệp địnhloại này với các chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế liên quan, đángchú ý nhất trong số các điều ước quốc tế đó là các hiệp định về ODA, về tàitrợ cho các chương trình, dự án khác nhau ở Việt Nam

+ Đầu tư tư nhân nước ngoài

Cho đến nay, chưa có một điều ước quốc tế có tính toàn cầu thống nhấtđiều chỉnh toàn bộ các hoạt động đầu tư tư nhân nước ngoài

Trang 16

Dựa trên thực tiễn đầu tư tư nhân nước ngoài và xu hướng hiện nay vềtạo thuận lợi cho việc di chuyển các luồng vốn đầu tư quốc tế, Ngân hàngThế giới ( WB ) đã soạn thảo một văn kiện gọi là Những chỉ dẫn về đối xửđối với đầu tư trực tiếp nước ngoài Văn kiện này gồm những nguyên tắc cụthể , nhằm hướng dẫn cách xử sự của Chính phủ nước nhận đầu tư đối vớiđầu tư nước ngoài Ngoài ra, Tập đoàn WB còn có MIGA và ICSID có cácquy định liên quan đến ĐTNN.Mặc dù các văn kiện quốc tế nói trên khôngcó giá trị rằng buộc đối với các quốc gia, nhưng đó là cơ sở để các quốc giatham khảo trong khi xây dựng luật quốc gia điều chỉnh đầu tư nước ngoàitrên lãnh thổ của mình.

Có một số điều ước quốc tế khu vực được ký giữa các quốc gia liên quanđến đầu tư nước ngoài ASEAN thì có Hiệp định khuyến khích và bảo hộđầu tư 15/12/1987.WTO có Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đếnthương mại (TRIMs).Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho thương mại hànghóa mà không áp dụng cho lĩnh vực khác.Hiệp định TRIMs cấm áp dụngmột số biện pháp bị coi là vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và các biệnpháp có tác dụng hạn chế thương mại chủ yếu bao gồm các biện pháp bắtbuộc hay điều kiện quy định một tỷ lệ nội địa hóa đối với các doanh nghiệp;Các biện pháp cân bằng thương mại buộc các doanh nghiệp phải tự cân đốivề khối lượng và trị giá xuất nhập khẩu về ngoại hối

Rất nhiều hiệp định song phương về khuyến khích vào bảo hộ đầu tư đượcký kết Trong các hiệp định này thường có các quy định về: Các biện phápchung về đối xử đối với đầu tư nước ngoài; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tưtrong trường hợp bị trưng thu tài sản; bồi thường thiệt hại do xung đột vũtrang hoặc biến động trong nước; chuyển lợi nhuận, vốn ra nước ngoài; giảiquyết tranh chấp… Việt Nam đã ký kết với nhiều nước hiệp định khuyếnkhích và bảo hộ đầu tư theo các mô hình phổ biến về loại hiệp định này

Trang 17

Pháp luật quốc gia có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư tư nhânnước ngoài Pháp luật này có hai loại : pháp luật của nước xuất khẩu tư bảnđối với đầu tư của tổ chức , cá nhân nước mình ở nước ngoài và pháp luậtcủa nước nhập khẩu tư bản đối với đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ củamình.

+ Những nội dung cụ thể của đầu tư nước ngoài bao gồm:

- Tiếp nhận đầu tư nước ngoài:

Mỗi quốc gia có quyền quyết định việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài trongphạm vi lãnh thổ của mình Quyền này bao gồm từ chối hay ngăn cấm đầu

tư nước ngoài mà quốc gia đó cho là không phù hợp với yêu cầu về an ninhquốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế hay các lợi ích khác của quốc gia,áp đặt những điều kiện hoạt động cho đầu tư nước ngoài, cho việc sở hữu tàisản của người nước ngoài hay cho hoạt động của các công ty xuyên quốc giatrên lãnh thổ của quốc gia đó

- Đối xử đầu tư nước ngoài:

Tiêu chuẩn đối xử với đầu tư nước ngoài được nhấn mạnh trong hầu hếtcác văn kiện pháp lý quốc tế và quốc gia liên quan đến đầu tư, được hiểu làmỗi quốc gia sẽ đối xử với đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ cuẩ mình mộtcách công bằng và thỏa đáng.Nội dung cơ bản nhất của đối xử công bằngthỏa đáng là không phân biệt đối xử Nguyên tắc không phân biệt đối xử ởđây có hai mức độ khác nhau: Không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tưnước ngoài trên cơ sở quốc tịch ( tối huệ quốc); và không phân biệt đối xửgiữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước sở tại ( Chế độ đãi ngộ quốcdân)

Nguyên tắc không phân biệt đối xử được thực hiện và phổ biến ở các lĩnhvực: bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và lợi ích kinh tế của nhà đầu tư, cấpphép đầu tư, xuất khẩu; thuê nhân công không phân biệt trên cơ sở quốc

Trang 18

tịch; bảo đảm các thủ tục thị thực xuất nhập cảnh cho nhân công nước ngoàiđược thuê và di chuyển vốn lãi tiền lương,thu nhập hợp pháp, các khoảnthanh toán theo các hợp đồng liên quan đến đầu tư.

- Trưng thu tài sản, những thay đổi đơn phương về phía nước nhận đầu tư: Mỗi quốc gia sẽ không trưng thu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư của tổchức cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ của mình, hay có những biện phápđem lại hậu quả tương tự, trừ khi việc đó được thực hiện theo đúng các thủtục pháp lý hiện hành, một cách thiện chí, vì mục đích công cộng, khôngphân biệt đối xử trên cơ sở quốc tịch và phải có bồi thường thích đáng Mộtsố quốc gia trong đó có Việt Nam quy định rõ trong luật đầu tư nước ngoàicủa mình sẽ không tiến hành quốc hữu hóa doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài

3.5 Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế:

+ Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia khôngphải là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) chủ yếu của phápluật quốc tế và các nguyên tắc cụ thể do các bên kí kết thỏa thuận trong cácđiều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.Các nguyên tắc cơ bản baogồm: Tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng chủ quyền giữa các quốcgia, quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ quốc giakhác, cấm dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranhchấp quốc tế, tôn trọng các quyền cơ bản của con người, các quốc gia cótrách nhiệm hợp tác với nhau tự nguyện thực hiện các cam kết quốctế.Trong số những nguyên tắc này thì nguyên tắc quan trọng nhất vẫn là tôntrọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế

Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia phụ thuộc vàoviệc giữa các quốc gia đã có điều ước quốc tế liên quan hay không.Nếu giữacác bên đã có các điều ước quốc tế, trong đó có quy định trình tự giải quyết

Ngày đăng: 07/04/2013, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình luật thương mại quốc tế.Trường đại học luật Hà Nội.NXB Tư pháp Khác
2.Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tê.Trường đại học luật Hà Nội.NXB Công an nhân dân Khác
3. WTO và các nước đang phát triển : Khoá luận tốt nghiệp.Trần Thị Thu Hương; Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Thắng Khác
4. Giáo trình Kinh tế quốc tế : Chương trình cơ sở / Đại học Kinh tế Quốc dân. Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế. GS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS.Nguyễn Thường Lạng Khác
5. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế / Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Văn Luận (Chủ biên), Kim Văn Chính, Nguyễn Thanh Tâm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w